Đề tài Phân tích chiến lược của KFC

Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. Trở lại những năm 80- 90 khi cửa hàng fastfood đầu tiên xuất hiện một cách ồn ào ngay giữa trung tâm Saigon. Manhattan đã đem lại cho người tiêu dùng một trải nghiệm mới không những về phong cách phục vụ mà còn cả về món ăn. Cái sự ồn ào đó kéo dài không được lâu vì thời điểm chưa thực sự chín muồi. Đến dạo giữa thập kỉ 90 những thương hiệu fastfood mạnh mới bắt đầu manh nha xuất hiện. Trong tâm trí người tiêu dùng kẻ được mong chờ nhất lại là McDonalds, một đại gia phục vụ và cung cấp hambuger hàng đầu thế giới. Tuy vậy đại gia đã không đến mà lại để thị trường ngờ vực đón nhận là Lotteria và kế là KFC. KFC là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's . KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Sander sinh ngày 9/9/1890 tại bang Indiana nước mỹ. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay.

pdf41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược của KFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô tả KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN nghĩa là Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. A. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử hình thành Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. Trở lại những năm 80- 90 khi cửa hàng fastfood đầu tiên xuất hiện một cách ồn ào ngay giữa trung tâm Saigon. Manhattan đã đem lại cho người tiêu dùng một trải nghiệm mới không những về phong cách phục vụ mà còn cả về món ăn. Cái sự ồn ào đó kéo dài không được lâu vì thời điểm chưa thực sự chín muồi. Đến dạo giữa thập kỉ 90 những thương hiệu fastfood mạnh mới bắt đầu manh nha xuất hiện. Trong tâm trí người tiêu dùng kẻ được mong chờ nhất lại là McDonalds, một đại gia phục vụ và cung cấp hambuger hàng đầu thế giới. Tuy vậy đại gia đã không đến mà lại để thị trường ngờ vực đón nhận là Lotteria và kế là KFC. KFC là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's . KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Sander sinh ngày 9/9/1890 tại bang Indiana nước mỹ. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay. Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Danh tiếng của ông được biết đến kể từ khi ông tìm ra cách để kết hợp 10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1939 Colonel Harland Sander giới thiệu với thế giới mùi vị sản phẩm sáng tạo nhất của mình, công thức nguyên bản của món Gà rán Kentucky. Trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Và như ông thường nói: “Với loại gia vị thứ 11 đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay”. Thập niên 50, Đại tá Sanders đi khắp nước Mỹ và Canada để cấp quyền kinh doanh món gà rán độc đáo của mình cho các nhà hàng. Năm 1950: .Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 65, với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. Việc kinh doanh đã phát triển, vượt quá tầm kiểm soát nên ông đã bán lại cho một nhóm người. Họ lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời ông Sanders làm "Đại sứ Thiện chí". Năm 1964: Vào năm đó ông đã chuyển nhựợng niềm đam mê của mình cho Jonh Brown, người sau này là thống đốc bang Kentucky từ năm 1980 đến năm 1984, với giá 2 triệu USD. Tuy nhiên KFC một lần nữa thay đổi chủ, Heublien Inc giành được KFC với 285 triệu đôla vào ngày 8 tháng 7 năm 1971, Heublien đã phát triển hơn 3.500 nhà hàng rộng rãi trên toàn thế giới. · Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10 . · Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC". Đến tháng 1 năm 1997 Pepsi Co Inc thông báo về việc tách các nhãn hiệu con của nó, họ gộp chung 4 nhãn hiệu KFC, Taco Bell và Pizza Hut thành một công ty độc lập là Tricon Global Restaurants và "Tricon Restaurants International" (TRI) được thành lập ngày 7 tháng 10 . · Năm 2002: Tricon mua lại A&W , All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và đổi tên thành YUM! Restaurants International (YRI) - đây là một công ty lớn nhất thế giới về số lượng quán ăn, nhà hàng với gần 32.500 đại lý trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Hiện nay doanh nghiệp KFC mà ông gây dựng đã lớn mạnh trở thành một trong những hệ thống dịch vụ cung cấp thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Và Colonel Sander một người tiên phong cho dịch vụ nhà hàng ăn nhanh đã trở thành một biểu tượng của tinh thần điều hành. 2. Sản phẩm và sự phát triển sản phẩm của KFC: Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Đặc biệt là món gà rán chế biến từ thịt gà ngon và tươi nhất được trộn với 11 loại thảo mộc, gia vị cho ra loại Gà rán Kentucky độc đáo với vỏ bột vàng rộm, hương vị thơm ngon mà chỉ có KFC mới làm được. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào mỗi nước do khẩu vị của họ khác nhau nên KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị của họ như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, Combo 1 Gà Giòn Cay, Bơgơ Hoàng Tử, Gà giòn không xương, bánh mỳ mềm, bắp cải trộn, bánh kẹp, xà lách gà giòn, Bánh Hot Pie…phục vụ cho mọi khẩu vị với cách trang trí đẹp mắt. Sản phẩm KFC khi đi vào mỗi nước thì KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng của nước đó. Bên cạnh đó, KFC còn tung ra thị trường một số món mới để làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ. Tiếp tục phát triển công thức nổi tiếng của nhà sáng lập Harland Sanders, trong những năm qua, KFC đã nghiên cứu chế biến món gà nướng thay thế cho món gà rán. Món ăn được cho là sẽ thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây sẽ là món ăn giúp KFC lôi kéo được những khách hàng đã vắng mặt từ lâu trở lại với nhà hàng. Ông Eaton khẳng định. "Món ăn này cũng thu hút thêm những thực khách chưa từng thưởng thức KFC đến với nhà hàng". Cũng như các món ăn trước đây của KFC, tất cả các món gà nướng đều có bí quyết riêng. Công thức nguyên bản gồm có 6 loại thảo mộc và gia vị được bảo quản cẩn thận trong hộp điện chống ẩm đặt tại trụ sở của hãng. Đáng kể nhất về sản phẩm của KFC là sản phẩm “Soul Food” Vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Sản phẩm “Soul Food” đầu tiên được bán tại các cửa hàng là “Thịt gà salat ấm”. Sự thành công của “Soul Food” đã dẫn tới một sự thay đổi mới cho KFC. Trước khi có sự xuất hiện của “Soul Food” thì đơn giá thấp nhất trong thực đơn của KFC là 2.99$ và đây là một chướng ngại vật trong việc làm thế nào để thu hút khách hàng. Trong khi đó từ khi có sự xuất hiện của “Soul Food”, thì lúc này giá cả được xem xét theo một cách khác, giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng đúng với số tiền họ bỏ ra khiến họ cảm thay thoải mái và hài lòng đồng thời cũng trung thành hơn với sản phẩm. Triết lý của “Soul Food” đã tạo nên một tác động thực sự trên toàn bộ hệ thống cửa hàng của KFC. Các cửa hàng được thiết kế theo nguyên lý triết học, “Soul Food” đã thể hiện chính nó trong tất cả mọi khía cạnh truyền thông, từ cửa sổ, áp phích quảng cáo đến bảng thực đơn và đồng phục của nhân viên. Các cửa hàng và thực đơn đã được chuẩn hóa, những màu đỏ tươi, xanh và vàng được thay thế bằng những màu sắc tự nhiên. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm bí mật thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, riêng về bánh mì biscuits. 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường. Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu ga sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế. 3. Thị trường: Thị trường của KFC mở rộng ra rất nhiều nước trên thế giới. Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu và thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant. Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng...gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC. Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Điểm qua tình hình ở Việt Nam để thấy rõ quyết tâm của KFC trong việc nắm giữ thị trường của mình. Không phải đến bây giờ tập đoàn Restaurant mới "nhòm" đến Việt Nam trong "chiến lược châu Á" của mình, mà từ những năm 90 của thế kỷ trước, chính xác là năm 1998, KFC đã vào Việt Nam, hàng loạt cửa hàng gà rán mang thương hiệu KFC đã được hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do điều kiện kinh doanh ở Việt Nam lúc ấy còn hạn chế, người dân lại chưa quen với loại thức ăn nhanh... nên hàng loạt cửa hàng gà rán KFC "bán như khuyến mãi" vẫn vắng khách. Thực trạng "đìu hiu" này kéo dài ròng rã trong bảy năm trời. Bảy năm phát triển không hiệu quả, bảy năm thương hiệu gà rán KFC Việt Nam phải bù lỗ... Nhưng Restaurant vẫn không bỏ cuộc, vẫn kiên trì bám trụ ở Việt Nam, như đợi một phép mầu kỳ diệu nào đó sẽ diễn ra. Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu. Và kế hoạch sắp tới của restanrant sẽ tiếp tục mở thêm nhiều của hàng gà rán KFC ở nhiều tỉnh thành khác 4. Thành tựu: Đầu năm 2003 khi mà thị trường thức ăn nhanh sụt giảm, KFC phải vật lộn với sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh từ bánh pizza, siêu thị thức ăn sẵn và số lượng lớn cửa hàng bán lẻ bánh sanwich. Hơn nữa các phương tiện truyền thông tập trung vào các mặt không tốt của thức ăn nhanh. Để vượt qua thử thách này KFC đã phải kiểm tra lại không chỉ sản phẩm, mà còn hình ảnh của mình. “Soul Food”là một sự sáng tạo mang lại hiệu quả với mỗi sản phẩm khác nhau thì sẽ có một thông điệp hình ảnh sản phẩm khác nhau, một sản phẩm quảng bá tốt thì sẽ tạo được một cảm nhận tốt với khách hàng của mình. “Soul Food” đã thành công trong xây dựng mối quan hệ của khách hàng và tạo ra một ấn tượng tốt với khách hàng về sản phẩm. Thực vậy với quảng cáo thành công của mình, “Soul Food” đã thu hút và liên kết được với khách hàng và được khách hàng công nhận với khẩu hiệu “people like me”. Sau sự thành công củ “Soul Food”vào năm 2003 và 2004 đã tạo đuợc một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thì trong các năm 2004 và 2005, KFC đã khởi nguồn thành công với một chiến dịch mang tên “singing soul” tiếp bước từ sự thành công của chiến dịch “Soul Food” năm 2003 và 2004. Thừa hưởng sự thắng lợi của Soul Food, “singing soul” hiện nay đã đưa thương hiệu KFC phát triển vượt bậc. Tập đoàn KFC đặt cơ sở tại Louisville, với một hệ thống nhà hàng các món gà phổ biến nhất thế giới. Ở nước Anh KFC đã xây dựng cho mình 1 hệ thống 680 kho hàng dùng cho dự trữ gà. Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của Yum toàn cầu! Những công ty này mở khoảng ba quán ăn mỗi ngày và là những nhà hàng công nghiệp bán lẻ quốc tế lớn mạnh nhất. 5. Viễn cảnh: Trích dẫn từ Yum!, công ty mẹ của KFC đã nói rằng: "niềm đam mê của chúng tôi, như một nhà hàng của công ty, là để đặt một Yum trên khuôn mặt của người dân trên khắp thế giới, đáp ứng các khách hàng mỗi khi họ ăn thức ăn của chúng tôi và làm nó tốt hơn so với bất kỳ nhà hàng khác của công ty”. Những kinh nghiệm cùng với sự cung cấp những cách ăn uống độc đáo ở mỗi nhà hàng của KFC sẽ làm cho khách hàng của họ luôn nở nụ cười để từ đó tạo ra trung thành cho nhãn hiệu KFC. *Giá trị cốt lõi: KFC xác định cho mình các giá trị cốt lõi đó là niềm đam mê và sự sáng tạo đối với những món ăn mà mình làm ra. KFC luôn coi trọng sáng tạo hơn là kinh doanh. Ngay từ đầu KFC đã khẳng định sự sáng tạo của mình. Ông Sander đã đi những bước đầu tiên với sự sáng tạo vực bậc khi làm ra một món gà rán với sự hòa quyện của 11 loại gia vị và thảo mộc tạo ra món ăn độc đáo không thể nhầm lẫn với những món gà rán khác. Qua thời gian thì sự sáng tạo đó luôn được duy trì. KFC đã luôn tìm tòi ra những công thức khác nhau để tạo ra sự đa dạng về những món ăn như ngày nay. *Hình dung về tương lai: KFC hình dung về tương lai với sự trung thành của khách hàng. Họ sẽ làm ra những sản phẩm cùng với cung cách phục vụ mà khách hàng sẽ nhớ mãi. Chính vì vậy đây sẽ là nhãn hiệu luôn hiện diện trong tâm trí của khách hàng họ muốn ăn một món gì đó như một sự lựa chọn tốt nhất mình. KFC như một nơi thú vị để tận hưởng cuộc sống cũng như chia sẻ niềm vui với bạn bè. Một cái đùi gà nóng hổi ngon lành, những thanh khoai tây chiên vàng óng và một ly Pepsi sẽ làm cho câu chuyện của bạn với bạn bè thêm phần hấp dẫn. 6. Sứ mệnh: Phát biểu của KFC “ Chúng tôi tìm thấy lý do để vui vẻ khi nhìn thấy khách hàng của mình vui vẻ. Chúng tôi sẽ cung cấp những sản phẩm tốt nhất để tạo cho khách hàng niềm tin”. He explains that since KFC started encouraging informal recognition, things have really changed.KFC mong muốn tạo ra công nhận, điềù đó là quan trọng. "You keep employees longer, they are happier, they work better for you." "Bạn còn giữ cho nhân viên, họ đang hạnh phúc, họ làm việc tốt hơn cho bạn." Tuyên bố sứ mệnh của họ là rất rõ ràng: công nhận là then chốt. They are all about diversity and helping people grow in any way they can, and focus on customer satisfaction as well. Đó là tất cả về sự đa dạng và giúp người dân phát triển theo bất kỳ cách nào họ có thể, và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Their parent corporTheir goals include being the best in the business, which they have definitely accomplished, and focusing on customer satisfaction as a major part of their environmeCác mục tiêu của họ là thực hiện tốt nhất trong kinh doanh của mình, và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng lớn như là một phần của cuộc sống họ. KFC desires to offer good food, comeback value, and customer-focused teams to consumers throughout the world; they want to have loyal customers who will come back time and time again to enjoy their food. Ham muốn của KFC để cung cấp thực phẩm tốt, cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi thưởng thức KFC một lần thì sẽ còn quay sau đó để thưởng thức món ăn của họ. KFC - Mang lại sự vui nhộn cho tất cả mọi người KFC với không gian mát lạnh, tường và nội thất được trang trí với những gam màu trẻ trung, nhẹ nhàng gợi sự hiện đại và cả chút cá tính, luôn luôn có âm nhạc là những điều kiện giúp KFC thỏa mãn nhu cầu của đa số giới trẻ. Không ăn nhanh, đi nhanh như các bạn trẻ trên thế giới, người dân châu á đã xem KFC như một nơi thú vị để tận hưởng cuộc sống cũng như chia sẻ niềm vui với bạn bè. Một cái đùi gà nóng hổi ngon lành, những thanh khoai tây chiên vàng óng và một ly Pepsi sẽ làm cho câu chuyện của bạn với bạn bè thêm phần hấp dẫn. Mục tiêu của thương hiệu KFC là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI: I. Phân tích môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô là công việc hết sức quan trọng. Nhờ phân tích môi trường vĩ mô mà các doanh nghiệp phát hiện ra cơ hội và đe dọa của mình để từ đó có những bước đi phù hợp đưa doanh nghiệp của mình đến với thành công. Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, làm biến đổi các thế lực trong ngành cũng như làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành. Phân tích môi trường vĩ mô bao gồm phân tích các yếu tố: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ, nhân khẩu học. 1. Môi trường kinh tế: MTKT luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành như làm thay đổi khả năng tạo giá trị, thu nhập của công ty. Đối với các công ty mang tính toàn cầu thì nền kinh tế của Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của họ. Mỹ là nước có GDP lớn nhất Thế giới, chiếm tới 25% GDP toàn cầu. Năm 2008, nước Mỹ tiếp tục giữ được vị trí là quốc gia có sức cạnh tranh số 1 Thế giới. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, cường quốc số một thế giới phải đối mặt với nỗi lo kinh tế suy yếu do cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất, cùng với sự biến động về giá lương thực và hàng hoá trao đổi. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại mức 1,6% trong năm 2008 và 0,1% năm 2009. Tính đến tháng 9/2008, tổng nợ quốc gia của nước này lên tới 9.700 tỷ USD, thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2007/08 tăng gấp 3 lần lên 455 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP. Số việc làm đã giảm trong 9 tháng liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức 6,1% dân số. Theo Cambridge, tỷ lệ mà Mỹ đang và sẽ sớm chạm tới một cuộc suy thoái là 90%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những công ty kinh doanh thức ăn nhanh trong việc gia tăng doanh số bởi đây là thời điểm người dân Mỹ phải thắt chặt chi tiêu. Hiện ở người dân đang thực hiện chiến dịch tiết kiệm chi tiêu với quy mô ngày càng lan rộng do vậy đối với những mặt hàng không phải là thiết yếu như của ngành thì ảnh hưởng rất lớn. Sự khó khăn của kinh tế Mỹ cũng góp
Luận văn liên quan