Trong giai đoạn chu kỳ thị trường Việt Nam những năm 2010-2012, tức là giai đoạn sau
tăng trưởng nóng, chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp từ chỗ đang được ca ngợi như là
những điển hình thành công với những kế hoạch và dự án phát triển rất triển vọng, bổng dưng ngã
bệnh, gặp khó khăn đến độ không thể tự khắc phục được và phải chấp nhận nhường quyền sở hữu,
hoặc chia sẻ quyền kiểm soát công ty với đối thủ hoặc các đối tác khác.
Điều gì đã xãy ra với các công ty, tập đoàn nầy? Tại sao chỉ sau một thời gian ngắn các
ông chủ vốn rất đam mê và tâm huyết ấy lại dễ dàng chịu nhường những đứa con tinh thấn,
nhường sự nghiệp của mình cho người khác? Nguyên nhân thì có thể có nhiều nguyên nhân và
mỗi doanh nghiệp thì có thể đã gặp mỗi hoàn cảnh khó khăn riêng. Tuy nhiên, trong vô vàn những
lý do rất riêng ấy chúng ta nhìn thấy một điểm chung dưới góc độ chiến lược: Hầu hết các doanh
nghiệp nầy đã không có một chiến lược cụ thể.
Những hoạt động mở rộng danh mục, những dự án đầu tư mới kể cả về mở rộng và đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng thương hiệu, mở rộng năng lực sản
xuất thông qua việc tự đầu tư, thâu tóm, sáp nhập hoặc liên kết. một cách dễ dãi, thậm chí vô tội
vạ vừa qua chủ yếu là do áp lực sau một giai đoạn phát triển nóng (thừa vốn, nhu cầu duy trì tốc
độ tăng trưởng, chạy theo các doanh nghiệp khác) chứ không phải là kết quả của một quá trình
phân tích và hoạch định chặc chẻ, khoa học.
Quản trị hiện đại (quản trị chiến lược) không có chỗ cho phong cách quản lý doanh nghiệp
tùy hứng đầy rủi ro như trên. Các CEO của những công ty quản trị chiến lược nếu muốn dẫn công
ty đi đâu thì cũng phải có lý lẽ, có chiến lược, có kế hoạch chặc chẻ và những ý đồ nầy ít nhất phải
thuyết phục được những người khác trong ban lãnh đạo công ty.
Tất nhiên là không phải tất cả cách doanh nghiệp quản trị chiến lược đều thành công,
nhưng người ta tin rằng quản trị chiến lược có thể giảm được những rủi ro cho doanh nghiệp.
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3904 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo! Inc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Phân tích chiến lược của
tập đoàn Yahoo!Inc
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CUNG VỀ TẬP ĐOÀN YAHOO! INC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ YAHOO : .......................................................................................... 3
1.Lịch sử hình thành : .................................................................................................................... 3
2. Những cột mốc đáng chú ý trong chặng đường phát triển của công ty: ...................................... 4
II. SỨ MỆNH , VIỄN CẢNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI : .................................................................. 7
1Viễn cảnh : .................................................................................................................................. 7
2Các giá trị cốt lõi : ....................................................................................................................... 7
3Sứ mệnh....................................................................................................................................... 8
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI : .................................................................................... 9
1. Môi trường kinh tế : .................................................................................................................. 9
2. Môi trường chính trị, pháp luật: .............................................................................................. 10
3. Môi trường văn hoá, xã hội : ................................................................................................... 10
4. Môi trường nhân khẩu học : .................................................................................................... 11
5. Môi trường công nghệ : ........................................................................................................... 11
6. Môi trường toàn cầu : .............................................................................................................. 12
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ: (Phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Forter) .... 13
1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ............................................................................................. 14
2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ................................................................................ 15
3. Năng lực thương lượng của khách hàng tiêu thụ .................................................................... 18
4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp ............................................................................... 19
5. Các sản phẩm thay thế ............................................................................................................. 19
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ: .......................................................................................... 20
1. Phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững : ................................................................................... 20
1.1 Phân tích nguồn lực của công ty: ................................................................................................... 20
4. Phân tích tính bền vững:.......................................................................................................... 28
5. Mô hình SWOT ....................................................................................................................... 29
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CẤP DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN
YAHOO
I. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG……………………………………………..31
1. Chiến lược thâm nhập thị trường ............................................................................................ 32
2. Chiến lược phát triển thị trường .............................................................................................. 32
3. Chiến lược phát triển sản phẩm ............................................................................................... 33
II. CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP .................................................................................................................. 34
1. Chiến lược hội nhập bên trên .................................................................................................. 34
2. Chiến lược hội nhập bên dưới ................................................................................................. 35
3. Chiến lược hội nhập ngang ..................................................................................................... 35
III. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA ........................................................................................................ 37
1. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm ........................................................................................... 37
2. Chiến lược đa dạng hóa ngang ................................................................................................ 38
3. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp ............................................................................................. 38
III. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC ............................................................................................................... 38
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn chu kỳ thị trường Việt Nam những năm 2010-2012, tức là giai đoạn sau
tăng trưởng nóng, chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp từ chỗ đang được ca ngợi như là
những điển hình thành công với những kế hoạch và dự án phát triển rất triển vọng, bổng dưng ngã
bệnh, gặp khó khăn đến độ không thể tự khắc phục được và phải chấp nhận nhường quyền sở hữu,
hoặc chia sẻ quyền kiểm soát công ty với đối thủ hoặc các đối tác khác.
Điều gì đã xãy ra với các công ty, tập đoàn nầy? Tại sao chỉ sau một thời gian ngắn các
ông chủ vốn rất đam mê và tâm huyết ấy lại dễ dàng chịu nhường những đứa con tinh thấn,
nhường sự nghiệp của mình cho người khác? Nguyên nhân thì có thể có nhiều nguyên nhân và
mỗi doanh nghiệp thì có thể đã gặp mỗi hoàn cảnh khó khăn riêng. Tuy nhiên, trong vô vàn những
lý do rất riêng ấy chúng ta nhìn thấy một điểm chung dưới góc độ chiến lược: Hầu hết các doanh
nghiệp nầy đã không có một chiến lược cụ thể.
Những hoạt động mở rộng danh mục, những dự án đầu tư mới kể cả về mở rộng và đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng thương hiệu, mở rộng năng lực sản
xuất thông qua việc tự đầu tư, thâu tóm, sáp nhập hoặc liên kết... một cách dễ dãi, thậm chí vô tội
vạ vừa qua chủ yếu là do áp lực sau một giai đoạn phát triển nóng (thừa vốn, nhu cầu duy trì tốc
độ tăng trưởng, chạy theo các doanh nghiệp khác) chứ không phải là kết quả của một quá trình
phân tích và hoạch định chặc chẻ, khoa học.
Quản trị hiện đại (quản trị chiến lược) không có chỗ cho phong cách quản lý doanh nghiệp
tùy hứng đầy rủi ro như trên. Các CEO của những công ty quản trị chiến lược nếu muốn dẫn công
ty đi đâu thì cũng phải có lý lẽ, có chiến lược, có kế hoạch chặc chẻ và những ý đồ nầy ít nhất phải
thuyết phục được những người khác trong ban lãnh đạo công ty.
Tất nhiên là không phải tất cả cách doanh nghiệp quản trị chiến lược đều thành công,
nhưng người ta tin rằng quản trị chiến lược có thể giảm được những rủi ro cho doanh nghiệp.
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 3
– PHẦN I –
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN YAHOO! INC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ YAHOO :
1. Lịch sử hình thành :
Corporate Headquarters: Yahoo Inc
701 First Avenue
Sunnyvale, CA 94089
Phone: (408) 349-3300 (408) 349-3300
Fax: (408) 349-3301 (408) 349-3301
Office Hours: 8:30 am to 5:00 pm PST
Directions: Check out Yahoo!
Yahoo! Inc là một tập đoàn đại chúng
Hoa Kỳ với mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet
toàn cầu hàng đầu cho người tiêu thụ và giới
doanh nghiệp". Trang chính của nó đặt tại
phiên bản tiếng Việt tại
và có một thư mục mạng
lưới và một số dịch vụ khác, trong đó có
Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News.
Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên
cao học trường Đại học Stanford là David Filo
và Jerry Yang (Dương Trí Viễn) vào tháng 01/1994 và được thành lập vào 02/03/1995. Trụ
sở công ty đặt tại Sunnyvale, California.
Yahoo khởi đầu là “Jerry's Guide to the World Wide Web”, nhưng sau này được đổi
tên thành Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchichal Officicious Oracle". Đầu
tiên Yahoo chỉ làm việc ở máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy
tính của Filo.
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 4
Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12/04/1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh
giá 13$.
Trong khi Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo!
ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail, Yahoo!
Messenger, Yahoo! Groups... Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được Yahoo mua
như GeoCities và eGroups.
2. Những cột mốc đáng chú ý trong chặng đường phát triển của công ty:
Tháng 04/1996, Yahoo! đạt thành công rực rỡ ngay ở lần phát hành cổ phiếu đầu
tiên với giá đóng cửa là 33 USD - gấp 270 lần giá khởi điểm – và có lúc lên tới 43USD/cổ
phiếu.
Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store và đưa ra
dịch vụ cho phép khách hàng của Yahoo! thành lập và quản lỷ các cửa hàng trực tuyến với
cơ sở hạ tầng của Yahoo!
Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng
đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet.
Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và trở thành hệ thống web có thương hiệu
nổi tiếng toàn cầu.
Ngày 03/01/2000, giá cổ phiếu lúc đóng cửa của Yahoo! đã lên tới 475 USD/cổ
phiếu. Trước đó, giá cổ phiếu có lúc đã vượt ngưỡng 500 USD/cổ phiếu.
Ngày 19/01/2000, vào thời điểm cao trào của “bong bóng” Dot-com, cổ phiếu của
Yahoo! trở thành cổ phiếu đầu tiên ở Nhật Bản có giá trị giao dịch vượt ngưỡng 100 tỷ
Yên (khoảng 902.140 USD).
Cũng trong năm 2000, Yahoo! mua lại Egroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch
vụ thư điện tử. Yahoo! còn tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải
kết quả của Google trên trang web của Yahoo!
Năm 2001, giám đốc điều hành, ông Tim Koogle tuyên bố từ chức, ông Terry
Semel lên thay. Trong năm này, Yahoo! vẫn tiếp tục mua lại HotJobs, một công ty phần
mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng.
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 5
Năm 2002 và 2003, Yahoo! quay trở lại với quỹ đạo của mình với hàng loạt các vụ
sáp nhập và mua lại như BT Openworld, cỗ máy tìm kiếm Inktomi, tập đoàn Overture
Services Inc
Sự kết hợp giữa Yahoo! - tập đoàn Internet toàn cầu - với Overture Services Inc -
tập đoàn hàng đầu dịch vụ tìm kiếm thương mại qua mạng - đã đem đến cho Yahoo! một
công cụ đắc lực giúp họ xây dựng các dịch vụ tìm kiếm trong lĩnh vực marketing.
Nhưng đây cũng là giai đoạn mà giám đốc điều hành Semel phạm một sai lầm “chết
người”: ông đã từ chối mua lại Google với giá 5 tỷ USD. Ông không ngờ rằng “gã tí hon”
Google lại trở thành một “gã khổng lồ” khác để rồi đe doạ chính Yahoo!
Năm 2005, Yahoo! tung ra dịch vụ Yahoo!’s video search (tìm kiếm video) và
Yahoo! Music đồng thời thành lập trụ sở Châu Âu ở Dublin.
Năm 2005 cũng là năm đánh dấu 10 năm hoạt động của Yahoo! Ngay sau sinh nhật
10 tuổi của mình, Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ
chia sẻ ảnh), DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang
web về các sự kiện xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us. Trong năm này,
Yahoo cũng tiến hành việc thâm nhập thị trường Việt Nam.
Mặc dù tiến hành rất nhiều hoạt động mua bán nhưng Yahoo! vẫn tung ra dịch vụ
blogging và mạng xã hội Yahoo! 360. Đây là một bước đi rất kịp thời đón trước sự bùng
nổ blog trong năm này.
Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web
chia sẻ các playlist (danh sách) nhạc, và tiến hành thay đổi giao diện trang chủ. Đến cuối
năm 2006 Yahoo! tuyên bố thực hiện tái tổ chức lại tập đoàn với ra đi của giám đốc điều
phối, ông Dan Rosensweig.
Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về
quảng cáo trực tuyến.
Ngày 31/1/2008: Microsoft đề nghị mua lại Yahoo với giá 44,6 tỷ USD. Ý định
thâu tóm Yahoo bằng một thương vụ khổng lồ của Microsoft đã gây ra không khí thù địch
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 6
giữa hai bên. Microsoft đã trả Yahoo 31USD một cổ phiếu, trong khi giá trên thị trường
chứng khoán ngày hôm đó là 19,18USD.
Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng
cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada. Cổ
phiếu của Yahoo đứng giá 23,52 USD
Ngày 29/7/2009: Microsoft và Yahoo tuyên bố trở thành đối tác trong lĩnh vực tìm
kiếm Internet và kinh doanh quảng cáo, mục đích là để tạo ra một đối trọng lớn hơn so với
đối thủ Google. Trong bản thỏa thuận, Microsoft sẽ được phép sử dụng công nghệ tìm
kiếm của Yahoo, và Yahoo ban đầu sẽ nhận được 88% lợi nhuận quảng cáo tìm kiếm.
1/2010: Yahoo! quan hệ đối tác mới mở rộng sẵn có của TV Widget trên một loạt
các TV mới và Điện tử tiêu dùng
1/2011 Yahoo! sáng tạo tính năng phát sóng tương tác, kết nối thiết bị di động, và
các ứng dụng truyền hình mới trên Yahoo! TV kết nối
1/ 2012: Yahoo! đổi mới thông qua các tương tác cung cấp quảng cáo truyền hình,
các ứng dụng điện thoại di động có tính năng thông tin liên lạc thiết bị và ứng dụng truyền
hình cao cấp
1/1013: Yahoo! en Español và Sony Music Latin hợp tác để Mang Nhãn hiệu giải
trí Series để người hâm mộ
3. Các Dịch vụ của Yahoo! :
1. Yahoo! Games 2. Yahoo! Finance 3. Yahoo! Groups
4. Yahoo! Mail 5. Yahoo! Messenger 6. GeoCities
7. LAUNCHcast 8. HotJobs 9. Yahoo! Movies
10. Yahoo! 360Plus 11. Yahoo! Search 12. Yahoo! TV
13. Yahoo! Personals 14. Yahoo! 360, 15. Yahoo! Mash
16. Yahoo! Profiles,
phiên bản chính thức
thay thế Yahoo! 360
17. Yahooligans!, phiên
bản cho trẻ em
18. Yahoo! Answers,
phiên bản yahoo hỏi và
đáp
19. Yahoo! Music 20. Yahoo! News 21. Yahoo! Flickr
22. Yahoo! 23. Yahoo! Blog …
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 7
II. SỨ MỆNH , VIỄN CẢNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI :
1 Viễn cảnh :
* Yahoo!'s vision is to be the center of people's online lives by delivering
personally relevant, meaningful Internet experiences.
Viễn cảnh của Yahoo! là trở thành trung tâm đời sống trực tuyến của mọi người
bằng cách cung cấp những trải nghiệm Internet mang tính cá nhân xác đáng và đầy ý
nghĩa.
Mục tiêu đưa các dịch vụ của Yahoo! trở thành “điểm bắt đầu” thiết yếu đối với
người sử dụng internet và là “sự lựa chọn thông minh” đối với các khách hàng muốn
quảng bá thương hiệu của mình. Bằng “sự am hiểu thị trường” sâu sắc và “mô hình mở”
dành cho các công ty cung cấp nội dung số và các nhà phát triển mạng, Yahoo! đang
hướng tới mục tiêu trở thành “Ðối tác lý tưởng” trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và
truyền thông. Yahoo sẽ là bạn đồng hành cho tất cả những cá nhân tổ chức trên con đường
liên kết với nhau, cùng vượt qua những trở ngại về không gian thời gian, cùng chung tay
xây dựng thế giới hòa bình vững mạnh và thăng hoa.
2 Các giá trị cốt lõi :
* Sự xuất sắc: Chúng tôi tận tâm với thắng lợi mang tính toàn vẹn. Chúng tôi biết
lãnh đạo là chiến thắng khó khăn và không bao giờ nên được đón nhận bằng sự nhường lại.
Chúng tôi khao khát để hoạt động hoàn hảo và không đi tắt trên chất lượng. Chúng tôi tìm
kiếm những tài năng tốt nhất và thúc đẩy sự phát triển của họ. Chúng tôi linh hoạt và luôn
học hỏi từ những sai lầm của chính mình . * Làm việc theo nhóm: Chúng tôi đối xử
với sự tôn trọng lẫn nhau và giao tiếp cởi mở. Chúng tôi nuôi dưỡng sự hợp tác trong khi
duy trì trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi khuyến khích các ý tưởng tốt nhất từ bất kỳ nơi nào
trong tổ chức. Chúng tôi đánh giá cao giá trị của nhiều quan điểm và chuyên môn đa dạng.
* Cải tiến: Chúng tôi phát triển mạnh sự sáng tạo và nhạy bén. Chúng tôi tìm kiếm
những sáng kiến và ý tưởng mà có thể thay đổi thế giới. Chúng tôi dự đoán xu hướng thị
trường và triển khai nhanh chóng để nắm lấy chúng. Chúng tôi không e ngại những nguy
cơ trách nhiệm và thông tin.
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 8
* Gắn bó với khách hàng: Chúng tôi tôn trọng khách hàng của chúng tôi trên hết và
không bao giờ quên rằng họ đến với chúng tôi bằng cách lựa chọn. Chúng tôi chia sẻ một
trách nhiệm cá nhân để duy trì sự trung thành và tin tưởng của khách hàng. Chúng tôi lắng
nghe và đáp ứng khách hàng và tìm cách vượt quá mong đợi của họ.
* Sự thoải mái: Chúng tôi tin rằng sự thoải mái là điều cần thiết để thành công.
Chúng tôi hoan nghênh phá cách và không dùng bản thân quá nghiêm chỉnh. Chúng tôi
chào đón thành tựu.
* Cộng đồng: Chúng tôi chia sẻ một ý thức về một sứ mệnh để tạo ra một tác động
về xã hội và trao quyền cho người tiêu dùng theo những cách không bao giờ có trước khi
hiện hữu. Chúng tôi cam kết phục vụ bao gồm cộng đồng Internet và cộng đồng của chúng
tôi.
3 Sứ mệnh
Yahoo's Mission: To connect people to their passions, their communities, and the
world’s knowledge
Sứ mệnh của Yahoo là liên kết mọi người đến với sự say mê của bản thân, cộng
đồng của họ và kho tàng kiến thức thế giới
* Định hướng khách hàng & nhân viên: Yahoo! cam kết trao quyền cho người dùng
và nhân viên của mình thông qua các chương trình, sản phẩm và dịch vụ truyền, cảm hứng
cho mọi người, tạo ra một tác động tích cực đến cộng đồng. Yahoo! kết nối mọi người với
mong muốn thông qua các sản phẩm và dịch vụ. Yahoo! cũng hướng vào lòng hảo tâm của
các nhân viên của mình thông qua Quỹ Nhân viên Yahoo!, một cơ sở từ thiện tổ chức tập
hợp các tài năng, thời gian, và các nguồn lực tài chính của nhân viên Yahoo!. Các cơ sở đã
trợ cấp hàng triệu đô la cho các tổ chức từ thiện trên khắp thế giới.
Phân tích chiến lược của tập đoàn Yahoo!Inc…….GVHD: Trần Hữu Hải
SV: lê Văn Nguyên Lớp 10 QT Trang 9
- PHẦN II -
PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI :
1. Môi trường kinh tế :
Kinh tế thế giới năm 2009-2012 có nhiều biến chuyển phức tạp. Tốc độ tăng trưởng
chậm lại, khủng hoảng tài chính tín dụng Mỹ lan tỏa đến nhiều nước khác trên thế giới,
lạm phát cao hơn thời kỳ trước. Các nước đồng loạt tìm giải pháp ổn định thị trường tài
chính và nỗ lực chặn đà suy thoái kinh tế thế giới. Giá vàng và dầu mỏ vẫn ở mức độ cao
và hằng chứa nhiều bất ổn, các đồng tiền mạnh trên thế giới không giữ vững được giá trị
nguồn nhân lực trên thế giới lâm vào khủng hoảng, sự thất nghiệp gia tăng kéo theo sức ép
xã hội to lớn.
Tuy vậy vẫn có những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế, Hoa Kỳ với tư cách là
nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những tín hiệu khởi sắc ban đầu. Thị trường
chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực với những chính sách kinh tế mới của tân
Tổng thống Obama. Bên kia đại dương, Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao
góp phần giữ vững cán cân kinh tế thế giới. Niềm tin vào triển vọng kinh tế sáng sủa đã trở
lại sau những chính sách mạnh tay của chính quyền các quốc gia.
* Cơ hội và đe doạ :
Cơ hội: Trong tình hình kinh tế thế giới đang có khủng hoảng nghiêm trọng, các
nước giảm việc sản xuất nhưng sự tăng trưởng của thị trường nội địa Việt Nam, đặc biệt là