Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Tổng công ty viễn thông quân đội Vitetel từ khi thành lập đến nay đã là thương hiệu số 1 tai thị trường Việt nam và đang là nhà cung cấp có số lượng thuê bao lớn nhất Việt Nam và mở rông hoạt động sang các thị trường lân cận .Để có được thành công ngày hôm nay Viettel đã xây dựng thương hiệu Viettel, sự đúng đắn trong chiến lựợc giá nhằm tận dung lợi thế và sai lầm đối thủ cạnh tranh tạo tiềm năng để Công ty để mở thị phần và chiếm lĩnh thị trường phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược giá là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Sau khi mở cửa nền kinh tế, nước ta đã từng bước hòa nhập nền kinh tế thế giới hiện đại và đầy sự cạnh tranh, vì thế nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn những năm trước đây. Bên cạnh đó, nước ta còn chủ động gia nhập nhiều tổ chức trong khu vực cũng như thế giới, đặc biệt là tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo một bước vượt bậc cho Việt Nam cả về chính trị và kinh tế. Hòa mình vào nền kinh tế hiện đại nước ta đã chú trọng phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế và hơn thế nữa là biết vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý, trao đổi thông tin như: máy vi tính, điện thoại, internet .
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6902 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược giá của mạng Viettel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐHNHTPHCM
PHẦN MỞ ĐẦU
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Tổng công ty viễn thông quân đội Vitetel từ khi thành lập đến nay đã là thương hiệu số 1 tai thị trường Việt nam và đang là nhà cung cấp có số lượng thuê bao lớn nhất Việt Nam và mở rông hoạt động sang các thị trường lân cận .Để có được thành công ngày hôm nay Viettel đã xây dựng thương hiệu Viettel, sự đúng đắn trong chiến lựợc giá nhằm tận dung lợi thế và sai lầm đối thủ cạnh tranh tạo tiềm năng để Công ty để mở thị phần và chiếm lĩnh thị trường phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược giá là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Sau khi mở cửa nền kinh tế, nước ta đã từng bước hòa nhập nền kinh tế thế giới hiện đại và đầy sự cạnh tranh, vì thế nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn những năm trước đây. Bên cạnh đó, nước ta còn chủ động gia nhập nhiều tổ chức trong khu vực cũng như thế giới, đặc biệt là tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo một bước vượt bậc cho Việt Nam cả về chính trị và kinh tế. Hòa mình vào nền kinh tế hiện đại nước ta đã chú trọng phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế và hơn thế nữa là biết vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý, trao đổi thông tin như: máy vi tính, điện thoại, internet….Để có thể theo kịp với xu hướng phát triển nhanh chóng như thế này thì các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ càng phải thay đổi liên tục để có thể cạnh tranh tồn tại dài lâu trong nền kinh tế thị trường này và biểu hiện gần đây nhất là các dịch vụ mạng điện thoại.Nhìn chung, chưa bao giờ thấy được công nghệ thông tin đặc biệt là điện thoại lại phát triển mạnh và rầm rộ ở nước ta như bây giờ. Có thể là do nền kinh tế nước ta phát triển, khoa học công nghệ càng được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống và cuộc sống của người dân ngày càng được ổn đinh, nâng cao, vì thế nhiều nhu cầu mong muốn của mọi người sẽ được nâng cao như: trò chuyện, trao đổi thông tin… vì vậy loại hình sản phẩm và dịch vụ điện thoại di động đã phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ.Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong việc lập kế hoạch marketing để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế và chiếm lĩnh thị phần cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải vạch ra một chiến lược marketing hợp lý và đáp ứng đủ những nhu cầu, mong muốn thực tế của các khách hàng. Tuy nhiên, để có một kế hoạch marketing tốt thì không thể thiếu 4P (sản phẩm, giá, chiêu thị, phân phối). Trong đó, chiến lược giá là khá quan trọng, nó biểu hiện sự đánh giá của người mua, giá hợp lý và sản phẩm tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Trong kinh doanh dịch vụ mạng điện thoại cũng vậy, nếu giá cả hợp lý thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng, các doanh nghiệp viễn thông hiện nay ngoài việc chú trọng đến sản phẩm, các gói dịch vụ còn cần phải chú trọng đến việc đưa ra giá hợp lý có như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng.Nắm bắt được những vấn đề trên, tôi muốn làm một cuộc nghiên cứu về chiến lược giá của các mạng di động hiện nay và tìm hiểu những mong muốn hơn nữa của khách hàng về giá cả và sản phẩm đối với các mạng di động. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ mạng điện thoại như: mobifone, viettel, vinaphone, vietnamobile…..Trong đó, công ty viễn thông Viettel có một bước tiến vượt bậc nhanh chóng, chỉ trong vòng ba năm trở lại đây Viettel đã có những con số phát triển khá ấn tượng cả về doanh thu lẫn số người ưa thích sử dụng mạng này. Trong đợt nghiên cứu của mạng di động Beeline thực hiện vào cuối năm 2010 thì Viettel chỉ đứng sau MobiFone về cả ba phương diện đó là độ nhận biết thương hiệu (99%), mức độ ưa thích (29%), mức độ mong muốn sử dụng (44%), cũng trong lễ trao giải Vietnam Mobile Awards 2010 Viettel cũng chỉ đứng sau MobiFone với số phiếu bình chọn chênh lệch nhau 6 phiếu và tỷ lệ phần trăm bằng nhau (41.1%).(1) Để đạt những thành công khá ấn tượng như thế thì bí quyết của Viettel là gì ? Có phải do Viettel đã có chiến lược marketing phù hợp mà trong đó là chiến lược giá thấp và đa dạng sản phẩm hay không ? Vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho lần làm chuyên đề của mình là “Phân tích chiến lược giá của mạng Viettel” với những nội dung sau.
Phần 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty viễn thông quân đội (VIETTEL)
Phần 2: Phân tích môi trường
Phần 3: Phân tích chiến lược giá và đánh giá chiến lược kinh doanh của Viettel
- PHẦN I –
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
-Gới thiệu chung
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Viettel chúng tôi luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững!
Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của Quý khách hàng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Đến nay, chúng tôi thật vinh dự được đón chào và phục vụ hàng chục triệu khách hàng điện thoại di động, Internet và điện thoại cố định …. sau 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam!
-Lịch sử phát triển.
1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Gbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). Cổng vệ tinh quốc tế.
2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.
2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
Năm 2009, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển giao cho Viettel quản lý trung tâm nghiên cứu phát triển cùng với các nhà máy sản xuất.
2010 : Viettel trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước
Đến nay: Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 63/63 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet,dcom 3g…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 40 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi đâu.
Quan điểm phát triển
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Kinh doanh định hướng khách hàng
Phát triển nhanh, liên tục ổn định
- PHẦN II -
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
- PHẦN III -
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA VIETTEL
Trên thị trường di động Việt Nam, khi Viettel mới “chập chững” bước những bước đi đầu tiên, Mobifone và Vinaphone đã là những “ông lớn” độc chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều người, Viettel khó có thể thoát khỏi cái bóng của “ông độc quyền” giống như S – fone trước đó. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ngược lại: Chỉ sau 4 năm hoạt động, Viettel không những chiếm lĩnh được phần lớn thị phần mà còn vượt qua cả hai đại gia nhà VNPT để vươn lên vị trí thứ nhất – điều chưa từng có trong lịch sử viễn thông thế giới. Đóng góp vào những thành công kỳ diệu đó có phần quan trọng của một chiến lược kinh doanh mang tính cộng đồng và phương châm “đặt lợi ích khách hàng lên vị trí số một”.
Giá cả là một trong các công cụ thuộc phối thức marketing mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Nhờ chiến lược định giá bán phù hợp, giá cả dịch vụ vá các sản phẩm của Viettel được coi là cực kì hấp dẫn như hiện nay đã giúp cho Viettel có thể cạnh tranh được các đối thủ lớn.
-Định giá dựa vào cạnh tranh.
Viettel nhận định giá cước viễn thông di động của Việt Nam vào thời điểm đó vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước. Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp trong khi đó các đối thủ cạnh trạnh đang mù quáng trong bài toán lợi nhuận .Nhận biết được thị hiếu của khách hàng muốn mang dịch vụ liên lạc di động này đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Năm 2007 đánh dấu sự kiện Viettel Mobile công bố gói cước mới Tomato (Cà chua) cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động giá bình dân. Theo đó, chi phí để duy trì sử dụng là 0 đồng, miễn phí thuê bao hấp dẫn, tức là tạo điều kiện cho người dân kết nối với bất kỳ ai trên thế giới một cách miễn phí, đặc biệt là không giới hạn thời gian gọi và nghe. Mạng phủ sóng của Viettel Mobile hiện tại phủ rộng đến 80% dân số Việt Nam, lớn hơn các mạng khác, do đó có điều kiện về kỹ thuật để phục vụ cho đông đảo người dân. Gói cước này ra đời đã trả lời được câu hỏi cơ hội nào cho người dân để vượt qua rào cản không duy trì dịch vụ thường xuyên. Việc làm của Viettel đã giải quyết được nhu cầu sử dụng di động của từng người dân riêng lẻ với chi phí “nuôi” dịch vụ bằng 0.
-Định giá thâm nhập thi trường
Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, xem xét các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, các nhà quản lý của Viettel đã lựa chọn chiến lược định giá thâm nhập thị trường .Thị trường viễn thông tại Việt nam đang phát triển rất mạnh, với thị phần trên dưới 40% tuy vậy các nhà mạng cũng đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy Viettel đang nỗ lực tung ra những gói cước giá rẻ, đang nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả nhằm tăng thị phần của các sản phẩm bằng các chiến dịch khuyến mại như đưa ra các gói cước giá rẻ:
-Định giá trọn gói:
Gói cha và con: Hiểu được băn khoăn ấy, gói Cha và con ra đời giúp “giải bài toán khó” cho các bậc làm cha làm mẹ: Con vẫn dùng được di động, nhưng tiền sử dụng cho di động lại phụ thuộc vào người cha, cho bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu…
Gói Sumo Sim: Viettel luôn tuân theo tôn chỉ: xã hội hóa di động, làm sao để người nghèo cũng có cơ hội dùng di động để họ có cơ hội bớt nghèo. Thực tế cho thấy rằng: Rào cản lớn nhất hạn chế người dân có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ di động chính là giá máy điện thoại còn rất cao. Hiện nay, chi phí thấp nhất để họ có được máy điện thoại là khoảng 600.000 đồng. Hiểu được mong muốn khát khao của những người dân ấy, gói SumoSim ra đời. Với chính sách bán bộ trọn gói SumoSim, Viettel giúp một lượng lớn người dân thỏa mãn ước mơ của mình là có được 1 máy di động hoàn toàn miễn phí.
Người ta có thể nhận thấy đây là nỗ lực của Viettel trong công tác phổ cập hoá dịch vụ di động, mang lại cơ hội dùng dịch vụ di động cho tất cả mọi người dân Việt Nam, kể cả những người có thu nhập thấp nhất.
Cố định Homephone: Hơn nữa, tâm lý người Việt thường muốn chỉ phải trả trọn gói khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, chứ không muốn bị ám ảnh một khoản nợ phải trả cả đời (tiền thuê bao điện thoại hàng tháng). Vì thế, gói Homephone không cước thuê bao ra đời: chỉ cần đóng trọn gói 500.000đ, người sử dụng không còn phải quan tâm chi trả khoản thuê bao hàng tháng nữa.Ngoài ra còn tặng 100% các thẻ nạp, tặng cổng Modul cho 1 thuê bao internet…
Để đạt được những mục đích đề ra, sự sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Với người Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các khách hàng. Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần mà còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản phẩm mới và chỉ cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó.
-Định giá lẻ:
Gói Happy Zone: Bình thường, người sử dụng di động sẽ trả 1.500đ/ phút khi gọi đi. Tuy nhiên, có một bộ phận dân cư (đặc biệt khu vực miền Tây) cũng muốn đi du lịch hoặc làm ăn nhưng hầu như họ chỉ di chuyển trong phạm vi tỉnh mình sinh sống. Trong khi đó, giá cước di động như hiện nay nếu dành cho họ không phù hợp, họ - những người di chuyển trong một phạm vi hẹp – phải trả tiền bằng những người giàu – những người hay đi du lịch. Vì vậy, Viettel tung ra gói cước Happy Zone với giá 890/phút thay vì 900đồng/phút trong vùng kích hoạt. Nếu ngoài vùng đăng kí sẽ tính bảng giá cước là 1.290đồng/phút thay vì 1.300đồng/phút
-Chiến lược giá phân biệt:
Ngày 1/10/2009, Công ty Viễn thông Viettel chính thức cung cấp gói cước trả trước mới Hi School dành cho đối tượng khách hàng là học sinh trong độ tuổi từ 14 đến 18. Hi School được thiết kế dành riêng cho khách hàng “tuổi teen” với nhiều ưu đãi, phù hợp với các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.Hi School có cước gọi và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước của Viettel; được đăng ký tự động và miễn phí cước thuê bao gói Data tốc độ cao, hàng tháng tặng thêm 10MB dung lượng miễn phí; miễn phí thuê bao dịch vụ nhạc chuông chờ Imuzik. Hiện nước ta có khoảng hơn 4,3 triệu học sinh trong độ tuổi từ 14 đến 18. Đây là đối tượng khách hàng trẻ có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông lớn nhưng còn bị hạn chế nhiều về mặt tài chính. Vì vậy, Viettel thiết kế gói cước Hi School có những tính năng và ưu đãi hấp dẫn với mong muốn đem đến cho các em một phương tiện kết nối, chia sẻ tiện ích trong quá trình giao lưu và học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường”. Không chỉ thâm nhập thị trường chỉ đối với học sinh viettel cũng đã triển khai gói cước đối với sinh viên với mức giá ưu đãi và ngoài các chính sách ưu đãi như cước gọi và nhắn tin rẻ, không hạn gọi nghe, miễn phí sử dụng dịch vụ truy cập GPRS/EDEG gói D25, hàng tháng các bạn Sinh viên còn được Viettel tặng thêm 25 ngàn hàng tháng cho tới khi ra trường.
-Giá khuyến mại:
-Đối với ngành dịch vụ di động, mật độ thâm nhập bão hòa được dự báo là khoảng 50%. Hiện tại con số này ở Việt Nam là 17%. Để có 50% mất khoảng thời gian bao lâu? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên thị trường. Đó là việc buộc phải giảm giá cước, giảm chi phí đầu vào...
. Từ năm 1994, dịch vụ thông tin di động đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, 10 năm sau đó, vào năm 2004, tổng số người dân sử dụng dịch vụ chỉ mới hơn 4 triệu khách hàng, tức là mới 5% dân số được tiếp cận với công nghệ hiện đại. Nhưng từ khi xuất hiện các mạng di động mới, chẳng hạn như Viettel Mobile cuối năm 2004, thì cạnh tranh thực sự mới diễn ra. Xu hướng giảm giá, thuận lợi hóa điều kiện sử dụng dịch vụ di động bắt đầu. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, đến cuối 2006, con số người tiếp cận được với dịch vụ di động đã tăng hơn 3 lần so 10 năm trước đó, lên khoảng 17% dân sốSo sánh với cơ cấu dân số Việt Nam ở thành thị là 25%, chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ dân ở vùng xa sử dụng điện thoại di động là hạn chế.
Nếu như ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự báo cuối 2010, tỷ lệ dân số sử dụng di động khoảng 87%, thì các vùng nông thôn, tỷ lệ này chưa đến 30%, có nơi dưới 10%. Muốn duy trì được một máy điện thoại cố định, một tháng phải mất 27.000đồng tiền thuê bao.Nắm bắt dược thị hiếu khách hàng Viettel đã tung ra các chiêu khuyến mại vô cùng hấp dẫn như giảm cước vào những giờ thấp điểm (22h-5h) triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt “Gọi cả ngày chưa đến 1000đ” cho các thuê bao di động trả sau hoà mạng mới và thuê bao chuyển đổi từ trả trước sang trả sau, chuyển đổi từ trả sau thường sang trả sau gói cước VIP trên phạm vi toàn quốc.Theo đó, khách hàng là thuê bao trả sau ngoài cước thuê bao tháng chỉ cần đóng thêm 25.000 đ/tháng sẽ được miễn phí tất cả các cuộc gọi nội mạng có độ dài dưới 10 phút. Chương trình kéo dài trong 12 tháng (kể từ tháng liền kề tháng hòa mạng) và áp dụng cho các thuê bao đấu nối trên phạm vi toàn quốc.
Qua việc nghiên cứu chiến lược giá Tổng công ty Viettel chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của Công ty và các quyết định của công ty đã giúp cho thương hiệu VIETTEL lần lượt vượt qua khó khăn để ngày nay trở thành thương hiệu viễn thông số 1 tại Việt nam.
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn.
Do vậy, dù là một doanh nghiệp có bước phát triến sau nhiều nhà mạng khác nhưng đó là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất và trở thành một thương hiệu đứng thứ 83 trên thế giới.