+ Ngành nghề sản xuất – kinh doanh truyền thống
- Mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc giày dép, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may.
+ Các lĩnh vực hoạt động khác
- Mua bán thiết bị lạnh, điều hoà không khí, máy thu thanh thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị.
- Kinh doanh vận tải, hàng hoá đường bộ, địa ốc - máy móc thiết bị
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị
- Môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, đầu tư xây dựng, lập tổng tổng dự toán các chương trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may - Đầu tư - thương mại Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ DN:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG (THANH CONG TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY)
Tên viết tắt DN:
CÔNG TY DỆT MAY THÀNH CÔNG – TCG
Logo:
Trụ sở chính:
36 Tây Thạnh – Phường Tây Thạnh – Quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh
Ngày tháng năm thành lập:
16/8/1976, tiền thân là Cơ sở Tái Thành Kỹ nghệ Dệt
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tel: 08.38153962 – 38153968
Website: www.thanhcong.com.vn
Fax: 08. 38154008 – 38152227
Email: tcm@thanhcong.net
Chi nhánh tại Hà Nội: Phòng 808, 25 Bà triệu, Q.Hoàn Kiếm, Hà nội
Tel: (84-4) 39361233 Fax : (84-4) 39361235
Hình ảnh doang nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của DN
(Theo giấy chứng nhận đăng ký số 4103004932)
+ Ngành nghề sản xuất – kinh doanh truyền thống
- Mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc giày dép, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may.
+ Các lĩnh vực hoạt động khác
- Mua bán thiết bị lạnh, điều hoà không khí, máy thu thanh thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị.
- Kinh doanh vận tải, hàng hoá đường bộ, địa ốc - máy móc thiết bị
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị
- Môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, đầu tư xây dựng, lập tổng tổng dự toán các chương trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch.
Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
1 - Sản phẩm/dịch vụ chung: Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
2 - May mặc: Phát triển các sản phẩm sợi, dệt, may có tính năng đặc biệt: hút mồ hôi, khô nhanh, giữ nhiệt, khử mùi hôi, kháng khuẩn, chống tia cực tím, chống cháy, chống nhăn,… Đa số là thời trang dành cho người năng động – hàng thể thao
3 - Phát triển các loại sản phẩm:
- Sản phẩm sợi: bao gồm các loại sợi như: sợi 100% cotton, sợi pha giữa cotton và polyester, nylon, sợi 100% polyester, sợi TC, sợi CVC, sợi Filament, melange…
- Sản phẩm vải: gồm có vải dệt và đan kim như: vải sọc, vải caro, vải thun,.. được dệt từ sợi Filament, sợi polyester, sợi polyester pha, sợi micro, sợi sơ ngắn, sợi màu, sợi cotton, sợi PE, TC, CVC,... Sử dụng để may quần áo, váy, jacket, vải jersey, picque, interlck, rib, fleece…
- Sản phẩm may mặc: gồm áo T-shirt, polo- shirt, đầm, quần áo thể thao, quần áo thời trang từ vải thun hoặc vải dệt, chủ yếu xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước.
- Các sản phẩm gia công bên ngoài: ngoài những sản phẩm chủ lực, công ty còn nhận gia công cho các đối tác trong và ngoài nước từ nguồn nguyên liệu mà họ cung cấp cho công ty.
Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của DN:
♦ Tầm nhìn chiến lược:
Bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, chúng tôi đóng góp cho xã hội đồng thời phát triển con người và kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính chính trực.
♦ Sứ mạng kinh doanh:
Phát huy những kinh nghiệm trong lĩnh vực Dệt may truyền thống để làm nền tảng cho đổi mới và phát triển là chiến lược xuyên suốt của Công ty Đầu tư – Thương mại - Dệt may Thành Công. Cùng với sự đồng hành của đối tác chiến lược E-Land là Tập đoàn hàng đầu về thời trang và bán lẻ tại Hàn Quốc, Thành Công hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá về sản phẩm dệt may cũng như trong các lĩnh vực khác
▼ Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
STT
Chỉ tiêu tài chính
Quý 3 - 2008
Quý 4 - 2009
Quý 1 - 2009
Quý 2 - 2009
1
Tổng doanh thu
229,321,916
211,815,348
266,766,771
226,286,896
2
Doanh thu thuần
228,843,739
210,581,293
226,665,641
222,402,774
3
LN trước thuế
5,413,264
10,278,475
20,150,601
3,842,490
4
LN sau thuế
4,245,668
9,544,941
17,071,821
3,177,763
5
Tổng tài sản
1,231,083,555
1,312,345,372
1,523,831,903
1,468,254,222
6
Tổng nguồn vốn
1,231,083,555
1,312,345,372
1,523,831,903
1,468,254,222
● Tính tỷ suất sinh lời để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
ROA: Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp
STT
Chỉ tiêu tài chính
2006
2007
2008
1
Tỷ suất sinh lời
4.1%
6.6%
0,23%
B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
I. KHÁI QUÁT
(Các biểu đồ - đơn vị: tỉ đồng)
Tốc độ tăng trưởng năm 2007:
Theo định hướng đã vạch ra từ ĐHCĐ thành lập năm 2006, dựa vào các thế mạnh, các tiềm năng sẵn có; Công ty định hướng tiếp tục đầu tư ngành nghề truyền thống, tiếp tục duy trì vị thế là một trong những công ty sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm sợi, vải, may của ngành Dệt-May Việt Nam với tầm cao mới
Nhìn chung năm 2007 ngoài chỉ tiêu Lợi nhuận có mức đạt cao thì các chỉ tiêu về sản phẩm, doanh số kinh doanh đều thực hiện thấp hơn kế hoạch, tăng trưởng không cao. Nguyên nhân: chúng ta không lường hết được tác động của việc giám sát của chính phủ Hoa Kỳ đối với công ty chúng ta, đồng thời chúng ta cũng đã chủ động giảm bớt sản phẩm vải dệt bằng sợi Filament polyester do hiệu quả thấp. Mặt khác việc đổi mới đội ngũ nhân sự, phương thức điều hành chưa được như mong muốn.
Tốc độ tăng trưởng năm 2008:
Năm 2008 với sự thay đổi chính sách tiền tệ của chính phủ, sự gia tăng lãi suất tiền vay một cách đột biến làm cho chi phí lãi vay Công ty tăng lên trên 200% và hàng lọat giá cả nguyên vật liệu đầu vào gia tăng do lạm phát nhưng đầu ra của ngành Dệt may nói chung và đối với Công ty nói riêng không thể tăng giá tương ứng, tình hình khủng hoảng tài chính tòan cầu, suy thoái kinh tế, v.v…
Năm 2008, Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận không được, đặc biệt là chỉ tiêu về lợi nhuận đạt rất thấp
Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm:
Tốc độ tăng trưởng những quý đầu năm 2009:
Quý I – 09
CHỈ TIÊU
quý I/2009
quý I/2008
Tốc độ tăng trưởng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
226,766,771,015
272,123,530,403
83,33%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
17,071,820,585
9,825,401,405
173,75%
Quý II – 09
CHỈ TIÊU
quý II/2009
quý II/2008
Tốc độ tăng trưởng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
226,286,896,285
314,314,214,160
72%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
3,177,762,528
-14,383,910,081
-22,1%
Quý III – 09
CHỈ TIÊU
quý III/2009
quý III/2008
Tốc độ tăng trưởng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
272,365,175,088
229,321,916,350
118,77%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
24,966,053,932
4,245,667,897
588,04%
♣ Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành:
Mới xuất hiện
Tăng trưởng
Trưởng thành / Bão hòa
Suy thoái
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
2.1 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
a. Nhân tố kinh tế - tình hình kinh tế
Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường: giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực, thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển kinh tế gia tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người trong cả nước nâng cao dần. Những điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Nhu cầu này tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong cả nước, trong đó nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt hàng may mặc các tầng lớp nhân dân. Thị trường nội địa rộng lớn hơn. Sức cầu về hàng hóa cao là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao sức sản xuất, tung sản phẩm ra thị trường.
Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp. Sản phẩm dệt may có tiềm năng lớn về xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Mức tiêu thụ của người dân Mỹ rất lớn. Đây là thị trường đầy tiềm năng. Với giá nhân công thấp, sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế so sánh lớn so với các nước, nếu biết khai thác tốt thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.
Hiện nay EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN. Các nước ASEAN có thể mua nguyên liệu của nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất sang EU và những sản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có xuất xứ từ trong nước. Có thể nói, chính sách này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và dệt may Thành Công nói riêng có khả năng chống chọi với hàng dệt may của Trung Quốc và hưởng ưu đãi thuế quan của EU.
b. Nhân tố chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tại những lĩnh vực có nhiều bức xúc trong xã hội như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, công chứng,…đã có những bước tiến mới, được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình.
Công tác rà soát và xây dựng thể chế được chú trọng hơn. Việc phân cấp cho cấp dưới được đẩy mạnh. Cơ chế “một cửa” được mở rộng thực hiện ở nhiều nơi. Bộ máy Chính phủ đã được sắp xếp lại theo đúng chủ trương giảm đầu mối, hình thành bộ quản lý đa ngành, nâng cao trách nhiệm, hiệu lực hiệu quả và bảo đảm liên tục nhiệm vụ.
Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo kiên quyết. Các Bộ, ngành và địa phương đều có chương trình, kế hoạch hành động phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành Dệt May tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế xuất nhập khẩu, dùng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước… Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên khi mở cửa các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với nạn hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào thị trường trong nước dẫn đến sức cạnh trạnh trên thị trường nội địa gây gắt hơn bằng sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao và giá rẻ hơn. Đây cũng là áp lực cho công ty Thành Công.
c. Nhân tố văn hóa – xã hội – dân số
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Các chỉ tiêu về tuyển sinh, phổ cập giáo dục, tạo việc làm,... Hoạt động dạy nghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng hơn. Các chợ công nghiệp thiết bị và sàn giao dịch công nghệ được tổ chức ở một số nơi, thúc đẩy hình thành thị trường khoa học và công nghệ.
Ngành Dệt May chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may, vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn, chưa có một chế độ qui hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo cải thiện đội ngủ lao động trẻ chưa có tay nghề, hay tay nghề thấp.
d. Nhân tố công nghệ
Hiện nay, để ngành công nghiệp dệt may đủ mạnh phục vụ chiến lược xuất khẩu, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến đầu tư công nghệ mới.
Thực trạng của ngành trong những năm gần đây đã cho thấy, những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụ liệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việc cung ứng nội bộ. Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có dịp tiếp cận những công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành.
Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều. 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ. Khâu kéo sợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi, nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu, trong đó có những dây chuyền vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam hiện nay đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy, với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.
2.2 Đánh giá cường độ cạnh tranh
2.2.1 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành:
Về nội tại, những rào cản cần phải sớm khắc phục đó là ngành công nghiệp dệt và phụ trợ của Việt Nam còn rất hạn chế, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài đã làm cho giá trị gia tăng trong ngành dệt may không cao. Trong lĩnh vực may xuất khẩu, phần lớn vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển... hiệu quả sản xuất thấp. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị... năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu.
Tình trạng thiếu công nhân thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn, mối quan hệ lao động tiền lương đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư... đang là một trong những yếu kém cần sớm được khắc phục để đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 - 12 tỉ USD, sử dụng 2,5 triệu lao động vào năm 2010 và tăng tốc cao hơn vào những năm tiếp theo.
2.2.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:
Số lượng và qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đó công ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc Thành Công phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao: 80% nguyên liệu (bông, xơ) mua trong nước và 20% còn lại phải nhập từ Nga, Trung quốc, Đài loan châu phi,…
Ngoài ra, công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hóa chất, thuốc nhuộm, chất hoàn tất,…từ Nhật, Trung Quốc, Singapore.. Chính vì vậy hầu như Thành Công phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Áp lực từ nhà cung cấp trong nước:
- Đối với phụ liệu may: phần lớn là công ty mua các loại phụ liệu may: dây kéo, nút, giấy lót, keo dựng, móc áo, nhãn các loại, thùng carton,…được cung cấp từ rất nhiều nhà cung cấp nhỏ. Lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổn định và tiến độ cung cấp nhanh và theo sát những nhu cầu của công ty, thời gian thanh toán chậm. Tuy nhiên các nhà cung cấp này cũng chỉ ở qui mô nhỏ và số lượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu không có ngay, phải chờ thời gian họ đi mua lại nơi khác và nhập khẩu.
- Đối với bông xơ : khoảng 80% số lượng bông xơ công ty phải mua trong nước, đây là các nhà cung cấp bông xơ tương đối lớn và ổn định và có mối quan hệ từ rất lâu của công ty, tuy nhiên thời gian cung cấp của họ còn lâu, chủng loại sợi còn rất ít, thời gian thanh toán rất ngắn,…
- Đối với các loại nguyên vật liệu khác như xăng dầu, linh kiện máy móc, than,… các nhà cung cấp này có lợi thế là rất dễ đặt hàng và rất nhanh trong việc giao hàng. Tuy nhiên các nhà cung cấp này chỉ mang tính tạm thời, không ổn định, và phải thanh toán ngay khi mua hàng.
+ Áp lực từ nhà cung cấp nước ngoài:
Khoảng 20% bông xơ, và gần 100% hóa chất thuốc nhuộm công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài, các nhà cung cấp này tương đối lớn và ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt hàng phải lớn và giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, và họ chỉ đồng ý bán theo hình thức thanh toán của họ. Vì vậy khó đòi bòi thường hay trả hàng khi chất lượng không đảm bảo và đồng điều.
( Hiện tại công ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới ổn định hơn để thay thế những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu. Phân tích, đánh giá lại toàn bộ hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khang hiếm hàng trên thị trường. Vì thế áp lực đối với nhà cung cấp trong nước vẫn nhẹ hơn nhà cung cấp nước ngoài, tuy nhiên việc đòi tăng giá và khan hiếm hàng đối với các nhà cung cấp trong nước cũng thường xuyên xảy ra.
2.2.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm như dệt may, da giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… nếu không qua hệ thống phân phối.
Đối với người người tiêu dùng, khi được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ tạo ra sức ép rất mạnh buộc Thàng Công phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là về giá cả, chất lượng và dịch vụ.
♣ Đối với khách hàng trong nước: Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Khách hàng có khả năng lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công ty. Họ luôn đòi hỏi Thành Công đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty.
♣ Đối với khách hàng nước ngoài: Chủ yếu là khách hàng truyền thống, các tập đoàn bán lẻ. Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm,...bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp.
→ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần.
2.2.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Ngành Dệt May là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh do