Thông tin di động ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người và sự phát triển kinh tế của đất nước, thông tin di động giúp mọi người trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác dù bất kỳ ở đâu vào bất cứ lúc nào, đồng thời những doanh nghiệp khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động cũng đóng góp một phần ngân sách không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ban đầu ở thị trường Việt Nam chỉ có 2 mạng thông tin di động khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động là MobiFone và Vinaphone
Công ty thông tin di động VMS- MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hạng một, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam ( VNPT ) được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993. Công ty là một trong những đơn vị kinh doanh đầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển mạng lưới thông tin của công ty ngày càng phát triển và có vùng phủ sóng toàn quốc. Song hiện nay thị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất nhiều các mạng khác cùng kinh doanh và khai thác lĩnh vực thông tin di động như Vietlle, S-fone, HT- Mobile sự ra đời của các mạng này đã làm cho thị trường thông tin di động ngày càng sôi động đồng thời nó cũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tin của các mạng các mạng luôn đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn và đưa ra các quảng cáo hay, lôi cốn khách hàng nhằm phát triển và mở rộng thị trường. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của VMS-MobiFone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Thông tin di động ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người và sự phát triển kinh tế của đất nước, thông tin di động giúp mọi người trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác dù bất kỳ ở đâu vào bất cứ lúc nào, đồng thời những doanh nghiệp khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động cũng đóng góp một phần ngân sách không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ban đầu ở thị trường Việt Nam chỉ có 2 mạng thông tin di động khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động là MobiFone và Vinaphone
Công ty thông tin di động VMS- MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hạng một, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam ( VNPT ) được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993. Công ty là một trong những đơn vị kinh doanh đầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển mạng lưới thông tin của công ty ngày càng phát triển và có vùng phủ sóng toàn quốc. Song hiện nay thị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất nhiều các mạng khác cùng kinh doanh và khai thác lĩnh vực thông tin di động như Vietlle, S-fone, HT- Mobile… sự ra đời của các mạng này đã làm cho thị trường thông tin di động ngày càng sôi động đồng thời nó cũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tin của các mạng các mạng luôn đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn và đưa ra các quảng cáo hay, lôi cốn khách hàng nhằm phát triển và mở rộng thị trường. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Phần I : Giới thiệu chung về công ty thông tin di động VMS – Mobifone
Giới thiệu khái quát về công ty
Trụ sở giao dịch: Số 811A, đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-04) 3864 9656
Fax : (84-04) 3864 9656
Email : khbhmvms@hn.vnn.vn
Website :
Lĩnh vực hoạt động : Thiết bị viễn thông
Giấy phép số: 105GP-BC do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 26/4/2006.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Ngày 19 tháng 05 năm 1995, Công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy điển). Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại Việt Nam. Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, MobiFone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực.Đến nay, sau 13 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với 5 triệu thuê bao, 1.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc (tính đến 15/4/2006). MobiFone hiện đang cung cấp gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại.MobiFone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động. Đội ngũ 3.000 cán bộ công nhân viên của MobiFone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng.
Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận. MobiFone vinh dự được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất năm 2005” do báo Echip tổ chức và “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức
Chặng đường phát triển của công ty
1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động.Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu)2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động.Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.
Tình hình kinh doanh của công ty
TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010
BIỂU ĐỒ PHÂN CHIA THỊ PHẦN (TÍNH ĐẾN QUÝ I/2009)
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.
Phần II : Phân tích môi trường bên ngoài
2.1. Đánh giá chung về ngành
Xét trên góc độ các chỉ số tài chính toàn ngành, ngành Viễn thông luôn là nằm trong top các ngành dẫn đầu. Với chỉ số ROA (Return on Asset), hệ số thu nhập trên tài sản, ngành Viễn thông đứng đầu (17,6%), vượt trên cả chỉ số ROA của ngành Bất động sản, một ngành vốn được xem là có chỉ số và tốc độ tăng trưởng ROA cao.
Nổi bật nhất trong xu hướng tăng trưởng của các dịch vụ viễn thông là sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường thuê bao di động, trong đó số lượng đăng ký thuê bao di động tăng gấp trên 6 lần, từ 9 triệu thuê bao năm 2005 đến gần 58 triệu thuê bao trong năm 2008. Tương ứng với đó, tỷ lệ thuê bao di động tính trên 100 dân cũng tăng lên trên 6 lần, nếu trong năm 2005, tỷ lệ này là 11 thuê bao di động/100 dân, đến năm 2008, tỷ lệ này đã lên tới 67,8 thuê bao/100 dân.
Trong số các nhà cung cấp dịch vụ di dộng trên toàn quốc, mạng di động Viettel dẫn đầu với 19.426.006 thuê bao, chiếm khoảng 38% thị phần. Tiếp đến là mạng MobiFone với 13.341.217 thuê bao, chiếm 26,2% thị phần, VinaPhone với 12.108.310 thuê bao chiếm 23,6%, còn S-Fone vẫn khiêm tốn ở mức 3.148.252 thuê bao, chiếm 6,3% thị phần.
Theo dự báo của Nhóm nghiên cứu Vietnam Report, đến năm 2012 số thuê bao di động sẽ tăng lên đến 124 triệu thuê bao và mật độ thuê bao di động trên 100 dân sẽ tăng vượt mốc 120. Điều này thể hiện một tốc độ tăng trưởng sẽ rất ấn tượng của thị trường điện thoại di động. Song song với đó, trong thời gian tới với việc 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vừa trúng tuyển giấy phép 3G, bao gồm Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom liên danh với HT Mobile, dự báo thị trường di động sẽ có chiều hướng cạnh tranh và phát triển rất đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng trong số lượng thuê bao băng thông rộng được dự báo theo mô hình của VNR cũng cho thấy, đến năm 2012, sẽ có trên 30 triệu thuê bao đăng ký băng thông rộng (gấp gần 15% so với thời điểm hiện tại). Tốc độ tăng chóng mặt được dự báo này rất có tính khả thi khi trong định hướng kế hoạch phát triển Internet Việt Nam, của Bộ Bưu chính-Viễn thông, Internet sử dụng công nghệ băng thông rộng sẽ được tập trung phát triển.
Những dịch vụ Internet không phải băng thông rộng được dự báo sẽ không còn duy trì trong vài năm tới. Băng thông rộng sẽ phổ cập và đang trở thành dịch vụ hội tụ tất cả các loại hình dịch vụ. Thị trường sẽ phát triển mạnh trong những năm tới và mức tăng trưởng sẽ gấp đôi mỗi năm.
2.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
2.2.1 Nhân tố kinh tế Việt nam
Tổng GDP(tỷ USD)
60.9
71.1
87
Tăng trưởng GDP(%)
8.2
8.45
6.35
Thu nhập đầu người(USD/người)
736
835
1030
Tỷ giá hối đoái
15.984
16.072
16.525
Lạm phát(%)
6.6
12.6
23
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi.
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010.
Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho công ty VMS-mobifone có thể mở rộng quy mô va hoạt động của mình trọng lĩnh vực dịch vụ.
Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm 2008, chỉ số này là trên 23%. -Trong năm 2009, bất chấp khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp viễn thông vẫn có cơ hội phát triển, bởi vì những mặt hàng khác, dịch vụ khác -hàng xa xỉ phẩm chẳng hạn - có thể bớt tiêu dùng, nhưng nhu cầu thông tin liên lạc thì không thể hạn chế, thậm chí vẫn ngày càng lớn. Đó là một lợi thế khách quan cho doanh nghiệp viễn thông nói chung và cho công ty viễn thông Mobifone nói riêng, vẫn sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Ta thấy nếu như quý I năm 2008, số thuê bao di động hoạt động tại Việt Nam thống kê được chỉ là 35 triệu thuê bao. Tuy nhiên, đến hết quý I năm 2009, con số đó đã được tăng lên 73,2 triệu, đạt mức tăng trưởng hơn 100%. Nhờ đó, Việt Nam đã vượt lên trên Philippines để trở thành quốc gia có số thuê bao di động nhiều thứ 6 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và tốc độ phát triển thuê bao Mobifone dịp cuối năm 2008 : MobiFone tiếp tục vọt lên trước so với Vinafone và Viettel với hơn 365.000 thuê bao phát triển mới mỗi ngày và ngày kỷ lục nhất là đạt xấp xỉ 500.000 thuê bao mới/ngày. Kể cả trong điều kiện kinh tế tiếp tục khó khăn như hiện nay thì dự đoán thị trường thông tin di động Việt Nam năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh, đạt tới mức phát triển bão hoà về thuê bao.
- Lĩnh vực viễn thông có một số đặc thù như đòi hỏi nguồn tài chính, nhân lực đủ mạnh, chưa kể một số rào cản pháp lý đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, do đó khu vực tư nhân chưa tham gia được nhiều vào lĩnh vực này.Tuy nhiên, Luật Viễn thông đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, một số phân khúc thị trường viễn thông được mở cửa rộng hơn cho tất cả các thành phần doanh nghiệp.
- Hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định và phát triển không kém cạnh gì các nước trong khu vực, vì thế mảng dễ làm nhất, có thể cho lợi nhuận cao (mà không phải đầu tư quá lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng làm được) là khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền cơ sở hạ tầng viễn thông đã có như thương mại điện tử, công nghiệp nội dung… đa dạng.
Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến 2010 cũng đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra của công ty do khung hoảng kinh tế làm cho người dân hạn chế chi tiêu.
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của công ty VMS-mobifone .Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang, sự canh tranh gay gắt.
2.2.2 Môi trường chính
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự hoạt động của Công ty VMS-mobifone được ổn định, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.
Việc gia nhập WTO, là thành viên Hội đồng bảo an lien hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của công ty tham gia vào thị truờng toàn cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho Công ty VMS-mobifone chúng tôi giảm bớt rào cản ra nhập ngành.
Cùng với việc khuyến khích cạnh tranh, Nhà nước cũng sẽ có chính sách, cơ chế nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ viễn thông thiết yếu đến mọi người dân, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa vì việc kinh doanh tại các địa bàn này không đảm bảo đủ bù đắp chi phí và phát sinh lợi nhuận theo cơ chế thị trường.
- Bên cạnh đó lệnh cấm thuê bao sở hữu quá 3 sim mỗi mạng di động được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu thực hiện từ giữa tháng 8 với mong muốn lành mạnh lại thị trường, hạn chế thuê bao ảo, tránh lãng phí tài nguyên số. Theo ước tính, có trên 60 triệu thuê bao di động nằm trong diện bị thu hồi sim vì vượt quá số lượng sở hữu cho phép. Trong đó MobiFone chiếm hơn 15 triệu. Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp duới sự quản lý của nhà nuớc các thanh tra kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
2.2.3 Các nhân tố văn hoá - xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.
Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Nhu cầu liên lạc tăng, nhu cầu dịch vụ.... Ngày nay, hầu hết mỗi nguời từ các nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc, và có những nhu cầu dịch vụ khác…Như vậy, việc này sẽ kích cầu dịch vụ của công ty VMS – mobifone .
Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao... Với thị trường 86 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
2.2.4 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý ... Với Công ty VMS-mobifone chúng tôi đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn cho Công ty là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ…
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ của chúng tôi, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông của chúng tôi.
Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do đó Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần.
2.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
a,Tồn tại các rào cản ra nhập ngành
Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn .
Kỹ thuật
Vốn
Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...
Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
Các rào cản càng lớn thì số lượng đối thủ tiềm năng của công ty càng ít.Nhìn chung, rào cản về gia nhập ngành viễn thông là khá lớn. Trước hết về vốn và kỹ thuật, đây là một ngành đòi hỏi vốn khá lớn và nhất là công nghệ kỹ thuật hiện đại. Để tham gia kinh doanh ngành này, các công ty đòi hỏi là những nhà kinh doanh có vốn lớn nhất là vốn ban đầu như: xây dựng các trung tâm phát sóng rộng khắp bởi độ bao phủ của sóng càng cao thì vùng liên lạc của khách hàng càng rộng khiến cho khách hàng sử dụng nhiều. hay là việc đầu tư cho việc xây dựng cáp quang, quản lý sim thẻ,tính cước của khách hàng cũng cần những thiết bị công nghệ cao… và đi liền với nó là chi phí lớn. Một trong những yếu tố công nghệ gần đây là công nghệ 3G đòi hỏi những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải nâng cao cả về mặt công nghệ lẫn quản lý. 3G có mặt ở Việt Nam khi công nghệ này đã phát triển ở độ “chín”. Hiện nay, công nghệ 3G cho phép cung cấp đường truyền với tốc độ lên đến 6-7 Mbps (tại Singapore), thậm chí tới 21Mbps (tại Úc)
Yếu tố về con người, nhất là việc sử dụng những nhân viên chất lượng đảm bảo làm việc và khai khai thác công nghệ của ngành cũng còn chưa đạt chất lượng, trong khi số lượng những lao động tham gia vào ngành này thì rất nhiều nhưng lại chưa đủ trình độ để sử dụng các thiết bị công nghệ này. Hầu hết những nhân viên được tuyển vào phải được hướng dẫn và đào tạo lại.
Đối với việc tham gia hệ thống phân phối là các điểm bán siêm thẻ, nói chung ở Việt Nam là không phức tạp, có nhiều đại lý sim thẻ sẵn sàng phân phối sim thẻ của nhiều công ty cung cấp dịch vụ viễn thông này.
Rào cản về thương hiệu cũng là khá lớn trong ngành này, các nhà cung cấp có tên tuổi như Viettel, Vinaphone, Mobifone luôn được khách hàng ưu tiên sử dụng. Như vậy một doanh nghiệp mới bước chân vào ngành này sẽ rất khó để cạnh tranh.
Một rào cản lớn nữa đó là việc cho phép hoạt động cũng như kiểm soát của chính phủ Việt Nam về phát triển viễn thông. Đó là quy định lộ trình tham gia, quy định về vốn góp khi các công ty viễn thông nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường. Ban đầu, việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, và dịch vụ điện thoại hữu tuyến chỉ được phép thông qua các hợp đồng kinh doanh với các công ty quản lý điều hành cổng viễn thông ở Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có thể thành lập các liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài có thể lên tới 50%.
b, Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công.... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu