Đề tài Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của Yahoo khi bước vào thị trường Việt Nam

Tháng 04/1996, Yahoo! đạt thành công rực rỡ ngay ở lần phát hành cổ phiếu đầu tiên với giá đóng cửa là 33 USD - gấp 270 lần giá khởi điểm – và có lúc lên tới 43USD/cổ phiếu. Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store và đưa ra dịch vụ cho phép khách hàng của Yahoo! thành lập và quản lỷ các cửa hàng trực tuyến với cơ sở hạ tầng của Yahoo! Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet. Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và trở thành hệ thống web có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Ngày 03/01/2000, giá cổ phiếu lúc đóng cửa của Yahoo! đã lên tới 475 USD/cổ phiếu. Trước đó, giá cổ phiếu có lúc đã vượt ngưỡng 500 USD/cổ phiếu. Ngày 19/01/2000, vào thời điểm cao trào của “bong bóng” Dot-com, cổ phiếu của Yahoo! trở thành cổ phiếu đầu tiên ở Nhật Bản có giá trị giao dịch vượt ngưỡng 100 tỷ Yên (khoảng 902.140 USD).

doc46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của Yahoo khi bước vào thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm Yahoo Nguyễn Thị Ngọc Hà (nhóm trưởng) Phạm Thị Hoa Đinh Thị Cẩm Duyên Nguyễn Thị Lệ Hằng Phạm Trương Châu Uyên LỜI MỞ ĐẦU Bài tìm hiểu của chúng tôi được chia thành những nội dung sau: Phần 1: Giới thiệu chung về Tập đoàn Yahoo! Inc Phần 2: Phân tích môi trường kinh doanh Phần 3: Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của Yahoo khi bước vào thị trường Việt Nam – PHẦN I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN YAHOO! INC GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ YAHOO : Lịch sử hình thành : Corporate Headquarters: Yahoo Inc 701 First Avenue Sunnyvale, CA 94089   Phone:  (408) 349-3300 (408) 349-3300   Fax:  (408) 349-3301 (408) 349-3301   Office Hours:  8:30 am to 5:00 pm PST   Directions:  Check out Yahoo!   Yahoo! Inc là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ với mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet toàn cầu hàng đầu cho người tiêu thụ và giới doanh nghiệp". Trang chính của nó đặt tại phiên bản tiếng Việt tại và có một thư mục mạng lưới và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News. Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học trường Đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang (Dương Trí Viễn) vào tháng 01/1994 và được thành lập vào 02/03/1995. Trụ sở công ty đặt tại Sunnyvale, California. Yahoo khởi đầu là “Jerry's Guide to the World Wide Web”, nhưng sau này được đổi tên thành Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchichal Officicious Oracle". Đầu tiên Yahoo chỉ làm việc ở máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy tính của Filo. Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12/04/1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh giá 13$. Trong khi Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo! ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger, Yahoo! Groups... Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được Yahoo mua như GeoCities và eGroups. 2. Những cột mốc đáng chú ý trong chặng đường phát triển của công ty: Tháng 04/1996, Yahoo! đạt thành công rực rỡ ngay ở lần phát hành cổ phiếu đầu tiên với giá đóng cửa là 33 USD - gấp 270 lần giá khởi điểm – và có lúc lên tới 43USD/cổ phiếu. Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store và đưa ra dịch vụ cho phép khách hàng của Yahoo! thành lập và quản lỷ các cửa hàng trực tuyến với cơ sở hạ tầng của Yahoo! Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet. Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và trở thành hệ thống web có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Ngày 03/01/2000, giá cổ phiếu lúc đóng cửa của Yahoo! đã lên tới 475 USD/cổ phiếu. Trước đó, giá cổ phiếu có lúc đã vượt ngưỡng 500 USD/cổ phiếu. Ngày 19/01/2000, vào thời điểm cao trào của “bong bóng” Dot-com, cổ phiếu của Yahoo! trở thành cổ phiếu đầu tiên ở Nhật Bản có giá trị giao dịch vượt ngưỡng 100 tỷ Yên (khoảng 902.140 USD). Cũng trong năm 2000, Yahoo! mua lại Egroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thư điện tử. Yahoo! còn tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải kết quả của Google trên trang web của Yahoo! Năm 2001, giám đốc điều hành, ông Tim Koogle tuyên bố từ chức, ông Terry Semel lên thay. Trong năm này, Yahoo! vẫn tiếp tục mua lại HotJobs, một công ty phần mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng. Năm 2002 và 2003, Yahoo! quay trở lại với quỹ đạo của mình với hàng loạt các vụ sáp nhập và mua lại như BT Openworld, cỗ máy tìm kiếm Inktomi, tập đoàn Overture Services Inc Sự kết hợp giữa Yahoo! - tập đoàn Internet toàn cầu - với Overture Services Inc - tập đoàn hàng đầu dịch vụ tìm kiếm thương mại qua mạng - đã đem đến cho Yahoo! một công cụ đắc lực giúp họ xây dựng các dịch vụ tìm kiếm trong lĩnh vực marketing. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà giám đốc điều hành Semel phạm một sai lầm “chết người”: ông đã từ chối mua lại Google với giá 5 tỷ USD. Ông không ngờ rằng “gã tí hon” Google lại trở thành một “gã khổng lồ” khác để rồi đe doạ chính Yahoo! Năm 2005, Yahoo! tung ra dịch vụ Yahoo!’s video search (tìm kiếm video) và Yahoo! Music đồng thời thành lập trụ sở Châu Âu ở Dublin. Năm 2005 cũng là năm đánh dấu 10 năm hoạt động của Yahoo! Ngay sau sinh nhật 10 tuổi của mình, Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ chia sẻ ảnh), DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang web về các sự kiện xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us. Trong năm này, Yahoo cũng tiến hành việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Mặc dù tiến hành rất nhiều hoạt động mua bán nhưng Yahoo! vẫn tung ra dịch vụ blogging và mạng xã hội Yahoo! 360. Đây là một bước đi rất kịp thời đón trước sự bùng nổ blog trong năm này. Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web chia sẻ các playlist (danh sách) nhạc, và tiến hành thay đổi giao diện trang chủ. Đến cuối năm 2006 Yahoo! tuyên bố thực hiện tái tổ chức lại tập đoàn với ra đi của giám đốc điều phối, ông Dan Rosensweig. Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về quảng cáo trực tuyến. Ngày 31/1/2008: Microsoft đề nghị mua lại Yahoo với giá 44,6 tỷ USD. Ý định thâu tóm Yahoo bằng một thương vụ khổng lồ của Microsoft đã gây ra không khí thù địch giữa hai bên. Microsoft đã trả Yahoo 31USD một cổ phiếu, trong khi giá trên thị trường chứng khoán ngày hôm đó là 19,18USD. Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada. Cổ phiếu của Yahoo đứng giá 23,52 USD Ngày 29/7/2009: Microsoft và Yahoo tuyên bố trở thành đối tác trong lĩnh vực tìm kiếm Internet và kinh doanh quảng cáo, mục đích là để tạo ra một đối trọng lớn hơn so với đối thủ Google. Trong bản thỏa thuận, Microsoft sẽ được phép sử dụng công nghệ tìm kiếm của Yahoo, và Yahoo ban đầu sẽ nhận được 88% lợi nhuận quảng cáo tìm kiếm. 3. Các Dịch vụ của Yahoo! : 1. Yahoo! Games  2. Yahoo! Finance  3. Yahoo! Groups   4. Yahoo! Mail  5. Yahoo! Messenger  6. GeoCities   7. LAUNCHcast  8. HotJobs  9. Yahoo! Movies   10. Yahoo! 360Plus  11. Yahoo! Search  12. Yahoo! TV   13. Yahoo! Personals  14. Yahoo! 360, đã đóng cửa  15. Yahoo! Mash, đã hủy bỏ   16. Yahoo! Profiles, phiên bản chính thức thay thế Yahoo! 360  17. Yahooligans!, phiên bản cho trẻ em  18. Yahoo! Answers, phiên bản yahoo hỏi và đáp   19. Yahoo! Music  20. Yahoo! News  21. Yahoo! Flickr   22. Yahoo!     SỨ MỆNH , VIỄN CẢNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI : Viễn cảnh : * Yahoo!'s vision is to be the center of people's online lives by delivering personally relevant, meaningful Internet experiences. Viễn cảnh của Yahoo! là trở thành trung tâm đời sống trực tuyến của mọi người bằng cách cung cấp những trải nghiệm Internet mang tính cá nhân xác đáng và đầy ý nghĩa. Mục tiêu đưa các dịch vụ của Yahoo! trở thành “điểm bắt đầu” thiết yếu đối với người sử dụng internet và là “sự lựa chọn thông minh” đối với các khách hàng muốn quảng bá thương hiệu của mình. Bằng “sự am hiểu thị trường” sâu sắc và “mô hình mở” dành cho các công ty cung cấp nội dung số và các nhà phát triển mạng, Yahoo! đang hướng tới mục tiêu trở thành “Ðối tác lý tưởng” trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông. Yahoo sẽ là bạn đồng hành cho tất cả những cá nhân tổ chức trên con đường liên kết với nhau, cùng vượt qua những trở ngại về không gian thời gian, cùng chung tay xây dựng thế giới hòa bình vững mạnh và thăng hoa. Các giá trị cốt lõi : * Sự xuất sắc: Chúng tôi tận tâm với thắng lợi mang tính toàn vẹn. Chúng tôi biết lãnh đạo là chiến thắng khó khăn và không bao giờ nên được đón nhận bằng sự nhường lại. Chúng tôi khao khát để hoạt động hoàn hảo và không đi tắt trên chất lượng. Chúng tôi tìm kiếm những tài năng tốt nhất và thúc đẩy sự phát triển của họ. Chúng tôi linh hoạt và luôn học hỏi từ những sai lầm của chính mình . * Làm việc theo nhóm: Chúng tôi đối xử với sự tôn trọng lẫn nhau và giao tiếp cởi mở. Chúng tôi nuôi dưỡng sự hợp tác trong khi duy trì trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi khuyến khích các ý tưởng tốt nhất từ bất kỳ nơi nào trong tổ chức. Chúng tôi đánh giá cao giá trị của nhiều quan điểm và chuyên môn đa dạng. * Cải tiến: Chúng tôi phát triển mạnh sự sáng tạo và nhạy bén. Chúng tôi tìm kiếm những sáng kiến và ý tưởng mà có thể thay đổi thế giới. Chúng tôi dự đoán xu hướng thị trường và triển khai nhanh chóng để nắm lấy chúng. Chúng tôi không e ngại những nguy cơ trách nhiệm và thông tin. * Gắn bó với khách hàng: Chúng tôi tôn trọng khách hàng của chúng tôi trên hết và không bao giờ quên rằng họ đến với chúng tôi bằng cách lựa chọn. Chúng tôi chia sẻ một trách nhiệm cá nhân để duy trì sự trung thành và tin tưởng của khách hàng. Chúng tôi lắng nghe và đáp ứng khách hàng và tìm cách vượt quá mong đợi của họ. * Sự thoải mái: Chúng tôi tin rằng sự thoải mái là điều cần thiết để thành công. Chúng tôi hoan nghênh phá cách và không dùng bản thân quá nghiêm chỉnh. Chúng tôi chào đón thành tựu. * Cộng đồng: Chúng tôi chia sẻ một ý thức về một sứ mệnh để tạo ra một tác động về xã hội và trao quyền cho người tiêu dùng theo những cách không bao giờ có trước khi hiện hữu. Chúng tôi cam kết phục vụ bao gồm cộng đồng Internet và cộng đồng của chúng tôi. Sứ mệnh Yahoo's Mission: To connect people to their passions, their communities, and the world’s knowledge Sứ mệnh của Yahoo là liên kết mọi người đến với sự say mê của bản thân, cộng đồng của họ và kho tàng kiến thức thế giới * Định hướng khách hàng & nhân viên: Yahoo! cam kết trao quyền cho người dùng và nhân viên của mình thông qua các chương trình, sản phẩm và dịch vụ truyền, cảm hứng cho mọi người, tạo ra một tác động tích cực đến cộng đồng. Yahoo! kết nối mọi người với mong muốn thông qua các sản phẩm và dịch vụ. Yahoo! cũng hướng vào lòng hảo tâm của các nhân viên của mình thông qua Quỹ Nhân viên Yahoo!, một cơ sở từ thiện tổ chức tập hợp các tài năng, thời gian, và các nguồn lực tài chính của nhân viên Yahoo!. Các cơ sở đã trợ cấp hàng triệu đô la cho các tổ chức từ thiện trên khắp thế giới. - PHẦN II - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI : 1. Môi trường kinh tế : Kinh tế thế giới năm 2009 có nhiều biến chuyển phức tạp. Tốc độ tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng tài chính tín dụng Mỹ lan tỏa đến nhiều nước khác trên thế giới, lạm phát cao hơn thời kỳ trước. Các nước đồng loạt tìm giải pháp ổn định thị trường tài chính và nỗ lực chặn đà suy thoái kinh tế thế giới. Giá vàng và dầu mỏ vẫn ở mức độ cao và hằng chứa nhiều bất ổn, các đồng tiền mạnh trên thế giới không giữ vững được giá trị nguồn nhân lực trên thế giới lâm vào khủng hoảng, sự thất nghiệp gia tăng kéo theo sức ép xã hội to lớn. Tuy vậy vẫn có những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế, Hoa Kỳ với tư cách là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những tín hiệu khởi sắc ban đầu. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực với những chính sách kinh tế mới của tân Tổng thống Obama. Bên kia đại dương, Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao góp phần giữ vững cán cân kinh tế thế giới. Niềm tin vào triển vọng kinh tế sáng sủa đã trở lại sau những chính sách mạnh tay của chính quyền các quốc gia. * Cơ hội và đe doạ : Cơ hội: trong tình hình kinh tế thế giới đang có khủng hoảng nghiêm trọng, các nước giảm việc sản xuất nhưng sự tăng trưởng của thị trường nội địa Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực Internet và truyền thông đã đem đến cho ngành CNTT trong nước sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đe doạ: Ngành CNTT chịu tác động trực tiếp của tình hình kinh tế thế giới, sự không bình ổn của nền kinh tế kéo theo nhiều nguy cơ cho ngành, ngoài ra còn phải kể đến những khủng hoảng nhỏ do chính các tập đoàn tạo ra gián tiếp tác động đến ngành CNTT. 2. Môi trường chính trị, pháp luật: Tình hình chính trị trên thế giới theo đánh giá chung vẫn giữ được xu thế hòa bình ổn định, các nước vẫn chủ trương giải quyết những tranh chấp thông qua con đường đối thoại là chính. Xu thế hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Chính trị thế giới tuy có nhiều thay đổi về đội ngũ lãnh đạo và chính sách song đang tiến đến một thế giới đa cực. Phong trào chống toàn cầu hóa, đấu tranh dân chủ vẫn đang lan rộng. Tuy vậy không thể không kể đến những nguy cơ tiềm ẩn cho sự ổn định cho thế giới: xung đột hạt nhân Iran – Bắc Triều Tiên, căng thẳng lãnh thổ tại nhiều nơi trên thế giới, khủng bố cướp biển hoành hành, những âm mưu đảo chính ám sát...vẫn chưa được khống chế. 3. Môi trường văn hoá, xã hội : Văn hoá xã hội là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia. Khi xâm nhập vào thị trường nào công ty phải khảo sát, điều tra rất kỹ để không phải thất bại. Internet ngày nay cũng thế, là một phần không thể thiếu được đối với mọi người trên khắp thế giới. Với kho tàng khổng lồ về thông tin trên Web, Internet đã hoàn thiện sự hấp dẫn lẫn sự phức tạp của nó. Với Web, Internet chính là văn hoá, là kho tàng văn hoá, nơi chứa đựng một nguồn thông tin văn hoá khổng lồ. Nơi này có và chứa tất cả, từ cách nấu một món ăn đến cách mua một khẩu đại bác, từ tiểu sử của tổng thống Mỹ đến những hình ảnh khiêu dâm rẻ tiền. Trong xã hội Internet ấy có tất cả, từ sự thanh sạch đến sự nhơ bẩn, từ tranh luận nghiêm tức về khả năng chiến tranh hoặc cách nướng một củ khoai. Dường như mọi kiến thức của loài người đều đã được đưa hết lên mạng, lên đó là có tất cả, là nối liền với cả thế giới rộng lớn, thông minh và bao la. Nhưng đó không phải là tất cả, sự tiện lợi ấy của Internet chỉ đơn giản là những tiện ích và kỹ thuật, còn sức hút và nền tảng của Internet lại là cộng đồng sử dụng chúng. Từ trước đến nay, ở mọi quốc gia, những người tham gia Internet đầu tiên đều có văn hoá cao, có học thức và ham hiểu biết. Cộng đồng những người sử dụng Internet để tạo ra Internet, tạo ra sức hấp dẫn cho thế giới cô độc và hoành tráng của Internet, tạo ra một xã hội ảo của một công đồng có văn hoá. Internet là một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một xã hội ảo của một cộng đồng có văn hoá, một nền văn hoá không biên giới và chúng ta không nên dò xét quá, hãy bắt đầu bằng việc tự vũ trang cho chính mình một vốn kiến thức và “tan” vào Internet để thấy mình lớn lên và trẻ ra. Ngay cả người khổng lồ bất khả bại Microsoft có lẽ cũng đang bắt đầu thời kỳ cáo chung, không phải vì phán quyết của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mà bởi sự phát triển của phần mềm dân gian Linux trên Internet được phát triển hàng ngày bằng tri thức chung của toàn thế giới. Một nền văn hoá của cộng đồng Internet đang phát triển và không có lý gì chúng ta lại đứng bên ngoài nền văn hoá ấy. 4. Môi trường nhân khẩu học : Dân số toàn cầu vào khoảng 7 tỷ, dự đoán khoảng 10 tỷ vào năm 2020. Mức sống chênh lệch giữa những nơi này nên việc sử dụng sản phẩm này cung khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu này sẽ ngày càng tăng cao trong thời gian tới chính vì vậy tạo động lực khuyến khích các công ty phát triển sản phẩm của mình để phục vụ thị trường này. Những thay đổi trong môi trường dân số học tác động mạnh mẽ đến công ty như sự thay đổi cơ cấu tuổi, dân cư, đặc điểm gia đình, trình độ học vấn. Nạn ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nặng nề thêm. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng kéo theo nhiều vấn đề về xã hội. Sự lão hóa của dân số, đồng thời với độ tuổi bình quân tăng dần. Trình độ học vấn trong dân chúng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tìm hiểu về nhiếu mặt của sống xã hội rât lớn, đời sống vật chất ngày càng cải thiện, nhu cầu giải trí tăng mạnh làm cho Internet trở thành môi trường được đông đảo người dân quan tâm.  5. Môi trường công nghệ : Hiện nay đi cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngành CNTT cũng có những bước phát triển nhanh chóng, ngày nay có thể truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình. Đồng thời, sự kiện này cũng đánh dấu xu hướng ngành dịch vụ truyền thông xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông, vốn lâu nay vẫn thuộc về các công ty viễn thông và công nghệ thông tin. Những ngôn ngữ lập trình Web liên tục được cải tiến và nâng cao cung cấp thêm nhiều tính năng mà trước đâu Internet không có, hạ tầng viễn thông liên tục được cải thiện, mạng lưới đường truyền đã được nâng cao tốc độ truyền tải, hệ thống máy chủ với năng lức siêu mạnh liên tục được cho ra đời. Internet giờ đây thực sự như một thế giới ảo với muôn vàn tính năng hiện đại, nổi trội. Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy việc hội tụ các dịch vụ viễn thông, truyền thông và giải trí. Trên thế giới, xu hướng này không chỉ làm cho các công ty viễn thông và truyền thông trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn kích thích họ phải hợp tác. Xu hướng tham gia thị trường của nhau giữa các doanh nghiệp truyền thông, viễn thông - CNTT hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng những dịch vụ chất lượng cao với giá rẻ. Bên cạnh cuộc chiến về đường truyền, các ISP đang bước vào một cuộc chiến mới: cạnh tranh dịch vụ, giải pháp trên mạng internet, tất cả đều hướng đến mục tiêu khách hàng. Điều này sẽ thực sự mang lại lợi ích cho người dùng và tác động tích cực đến sự phát triển của internet Việt Nam. 6. Môi trường toàn cầu : Trong kinh doanh, xu hướng toàn cầu đã đưa thị trường toàn cầu đến những tiêu chuẩn chung của thế giới, các tập đoàn lớn bán các sản phẩm theo tiêu chuẩn giống nhau ở mọi nơi từ xe ô tô, sắt thép, hoá chất, dầu lửa, các thiết bị ông nghiệp, cho đến các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, máy vi tính, thuốc men, viễn thông, thức ăn nhanh... Ngày nay, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu trên thế giới. Toàn cầu hoá mở ra rất nhiều cơ hội cho các công ty cũng như là các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá là một giải pháp tốt cho các công ty có qui mô lớn, nó giúp cho các công ty đa quốc gia tiêu chuẩn hoá thị trường và sản phẩm, từ đó phát huy hiệu quả giảm chi phí theo qui mô. MÔI TRƯỜNG VI MÔ: (Phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Forter) Biểu đồ lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới tính theo tuần (2009) 1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Đối với ngành kinh doanh của Yahoo cần nhận thấy những đối thủ sau đây sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng nhất đó là : Facebook, Twitter (dịch vụ mạng xã hội). Trong những năm tháng qua, các trang mạng xã hội đã phát triển một cách bùng nổ và chiếm rất nhiều khách hàng của các dịch vụ truyền thông của Yahoo như chat, mail…Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ này chưa có những động thái cạnh tranh trực tiếp với những dịch vụ truyền thống của Yahoo hay Google thế nhưng sự phát triển nhanh chóng của họ đã tạo ra những nguy cơ cho chính Yahoo và Google mặc dù ai cũng biết dịch vụ tìm kiếm trên mạng là những dịch vụ rất khó thay thế ngày một ngày hai. Ngoài ra hiện nay Yahoo còn phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có năng lực cao như Wikipedia (bách khoa toàn thư mở Online) Amazon (thương mại điện tử)... Hiện tại Wikipedia sẽ cùng với amazon.com ra mắt động cơ tìm kiếm mới sử dụng cổng nghệ tương tác mở dựa trên người dùng giống như Wikipedia , dự án trên có tên là Wikiasari - kết hợp giữa từ "wiki" (tiếng Hawai có nghĩa là "nhanh") và từ "asari" (tiếng Nhật có nghĩa là "tìm kiếm khắp nơi"). Wikipedia còn cho biết ý định sẽ phát triển một phiên bản thương mại của động cơ tìm kiếm trên, dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng quý đầu năm tới. Sự trung thành nhãn hiệu: đối với các dịch vụ của Yahoo hiện nay không đều, có những dịch vụ như tìm kiếm, games, hay mail số lượng người sử dụng giảm xuống trong khi đó những dịch vụ khác như Yahoo chát lại vẫn giữ thế quán quân trên thế giới. Trang web Yahoo news hiện nay vẫn đang là trang web tin tức số một tại thị trường Bắc Mỹ. Tuy vậy hiện nay chiến lược của Yahoo là cải thiện lại mức độ người sử dụng Yahoo tìm kiếm, một dich vụ mà trước đây Yahoo chiếm thị phần rất lớn. Qua những phân tích trên ta thấy đối với ngành kinh doanh dịch vụ trên mạng sựu trung thành nhãn hiệu là không cao, có khả năng thay đổi nhanh theo thời gian do sự cạnh tranh khốc li
Luận văn liên quan