Trong xã hội hiện đại thông tin luôn biến đổi và được cập nhật liên
tục. Các sản phẩm mới liên tục được đưa ra thị trường và thông tin về chúng
luôn tràn ngập với các hình thức ngày càng đa dạng. Trong khối lượng thông
tin khổng lồ đó làm thế nào để sản phẩm của công ty có thể thu hút sự chú ý
của khách hang mục tiêu. Một sản phẩm với nhiều tính năng mới, kiểu dáng
đẹp, giá cả hấp dẫn và một kênh phân phối tốt tạo điều kiện tốt để khách
hàngtiếp xúc với sản phẩm là chưa đủ. Khách hàngluôn cần thông tin
nhưng thông tin như thế nào là hữu ích và làm thế nào để truyền tin một
cách hiệu quả nhất.
Ngày nay các nhàquản trị ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của
các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing hiên đại. Các công ty đã
dành một phần lớn trong ngân sách của mình cho hoạt động quảng cáo,
khuyến mại, xúc tiến bán, tổ chức sự kiện, marketing trực tiếp. Và hiệu quả
mà chúng đem lại có thể thấy được qua mức tăng trưởng trong doanh số bán
và tác động đến hính ảnh của công ty trong cảm nhận của người tiêu dùng.
Honda Việt nam là công ty đã thực hiên thành công các hoạt động xúc tiến
hỗn hợp và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của công ty và niềm tin đối
với các sản phẩm tiêu dùng của hãng trong tâm trí người tiêu dùng Việt
Nam.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược xúc tiến thương mại của sản phẩm xe AirBlade và đưa các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại thông tin luôn biến đổi và được cập nhật liên
tục. Các sản phẩm mới liên tục được đưa ra thị trường và thông tin về chúng
luôn tràn ngập với các hình thức ngày càng đa dạng. Trong khối lượng thông
tin khổng lồ đó làm thế nào để sản phẩm của công ty có thể thu hút sự chú ý
của khách hang mục tiêu. Một sản phẩm với nhiều tính năng mới, kiểu dáng
đẹp, giá cả hấp dẫn và một kênh phân phối tốt tạo điều kiện tốt để khách
hàng tiếp xúc với sản phẩm là chưa đủ. Khách hàng luôn cần thông tin
nhưng thông tin như thế nào là hữu ích và làm thế nào để truyền tin một
cách hiệu quả nhất.
Ngày nay các nhà quản trị ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của
các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing hiên đại. Các công ty đã
dành một phần lớn trong ngân sách của mình cho hoạt động quảng cáo,
khuyến mại, xúc tiến bán, tổ chức sự kiện, marketing trực tiếp. Và hiệu quả
mà chúng đem lại có thể thấy được qua mức tăng trưởng trong doanh số bán
và tác động đến hính ảnh của công ty trong cảm nhận của người tiêu dùng.
Honda Việt nam là công ty đã thực hiên thành công các hoạt động xúc tiến
hỗn hợp và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của công ty và niềm tin đối
với các sản phẩm tiêu dùng của hãng trong tâm trí người tiêu dùng Việt
Nam.
Vì vậy nhóm 10 đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích chiến lược xúc tiến
NHÓM 10- LỚP K7HK4 1
thương mại của sản phẩm xe AirBlade và đưa các giải pháp”. Đối tượng
là xe máy AirBlade và tất cả các hoạt động xúc tiến hỗn hợp có liên quan
đến dòng xe này trong năm 2007. Mục tiêu khi lựa chọn đề tài này là đưa ra
những đánh giá về tình hình thực hiên chiến lược xúc tiến thương mại cho
dòng xe này và từ đó có thể đề xuất những giải pháp góp phần
tăng hiệu quả hoạt động.
Đề tài gồm ba phần chính :
I. Xúc tiến thương mại.
II. Xúc tiến thương mại tại công ty Honda Việt Nam cho sản phẩm
Air Blade.
III. Đề xuất giải pháp nhằm phát huy lợi thế, ưu điểm và khắc phục,
giải quyết những tồn tại, hạn chế trong chính sách xúc tiến thương mại
của Honda cho sản phẩm Air Blade.
Em xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
I. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mài (XTTM) là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ
những năm đầu của thế kỷ 20 cùng với sự hình thành và phát triển của khái
niệm marketing. XTTM gắn liền với hoạt động của thị trường và Marketing
vì XTTM là một bộ phận không thể tách rời trong mô hình Marketing hỗn
hợp (Marketing mix) của bất cứ doanh nghiệp (DN) nào, bất cứ nền kinh tế
nào.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về XTTM:
- Theo cách truyền thống, XTTM được hiểu là hoạt động trao đổi và hỗ trợ
trao đổi thông tin giữa người bán và người mua, hoặc qua khâu trung gian
nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán qua đó thúc đẩy việc mua bán,
trao đổi hàng hóa và dịch vụ chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường.
- Cũng có quan điểm cho rằng: “XTTM là các hoạt động nghiên cứu bàn
giấy, khảo sát và các dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới các hành vi
mua bán nhưng không thuộc hành vi mua bán mà chỉ hỗ trợ nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất” hay “XTTM là những hoạt động hỗ trợ kinh doanh thiết
yếu, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối lưu
thông hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông thương
ngày càng cao của xã hội”.
- Luật Thương mại Việt Nam (1999) định nghĩa: “XTTM là hoạt động
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
thương mại, bao gồm các hoạt động quảng cáo (QC), hội trợ triển lãm
NHÓM 10- LỚP K7HK4 3
(HCTL) và khuyến mại”.
Từ các định nghĩa và phân tích nêu trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:
XTTM là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của Marketing hỗn
hợp, làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến hành vi mua hàng thông qua các hoạt động cung cấp thông tin, thuyết
phục và nhắc nhở.
Khái niệm xúc tiến thương mại:
Xúc tiến thương mại ( Trade promotion) là một lĩnh vực hoạt động
marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng,
chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp và bạn
hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phân phối
thuộc, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing- mix đã
lựa chọn của doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng
hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương
mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ và triển lãm thương
mại.
2. Các chính sách xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp
các hoạt động sau:
- Quảng cáo,
- Marketing trực tiếp,
- Xúc tiến bán,
- Quan hệ công chúng và tuyên truyền,
- Bán hàng trực tiếp cá nhân.
Toàn bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác
dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng.
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thay đổi tùy theo thị trường.
Trong thị trường hàng tiêu dùng, quảng cáo được xem là công cụ quan trọng
nhất. Trong thị trường hàng công nghiệp, vị trí quan trọng nhất thuộc về
chào hàng và bán hàng cá nhân.
A. Quảng cáo:
a. Khái niệm: Hình thức trình bày phi cá nhân, phải trả tiền nhằm giới
thiệu các ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được một người bảo trợ chỉ
định.
b. Vai trò:
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động
chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách
hàng mục tiêu của Công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất
nhiều. Đó là một nghệ thuật: Nghệ thuật quảng cáo.
Chi phí cho quảng cáo rất lớn. Ví dụ ở Hoa Kỳ chi phí cho quảng cáo
năm 1991 là 126,4 tỷ đô la, trong đó: Báo chí chiếm 24,1% (30,4 tỷ đô la),
truyền hình chiếm 21,7% (27,4 tỷ đô la)
Quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh.
Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết
phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng
cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của Công
ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng.
c. Những quyết định chủ yếu trong hoạt động
quảng cáo bao gồm:
- Xác định mục tiêu quảng cáo:
- Quyết định về ngân sách quảng cáo:
- Quyết định về thông điệp quảng cáo:
NHÓM 10- LỚP K7HK4 5
- Quyết định về phương tiện quảng cáo.
- Đánh giá hiệu quả của quảng cáo:
d. Yêu cầu đối với quảng cáo:
- Đảm bảo lượng thông tin cao;
- Đảm bảo hợp lý;
- Đảm bảo tính pháp lý;
- Đảm bảo tính nghệ thuật;
- Đảm bảo đồng bộ và đa dạng;
- Đảm bảo phù hợp với kinh phí.
e. Các phương tiện và kênh quảng cáo: Báo chí, Radio, Tivi, Phim ảnh
quảng cáo…
B. Marketing trực tiếp:
a. Khái niệm: sử dụng các công cụ tiếp xúc( thư, điện thoại) không có
con người trực tiếp tham gia để giao tiếp hay củng cố 1 phản ứng từ các
khách hàng và những người có triển vọng.
b. Vai trò:
- Thông tin đến những nhóm mục tiêu
- Nhắc nhở
c. Phương tiện marketing trực tiếp: Catalog, Tờ rơi, Thư – fax, Qua
bưu điện…
C. Khuyến mại.
Khuyến mại bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị
trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của Công
ty. Hầu hết các tổ chức kinh doanh đều sử dụng các công cụ khuyến
mại. Các quyết định chủ yếu trong
khuyến mại bao gồm:
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
- Quyết định về mục tiêu khuyến mại
Mục tiêu khuyến mại rút ra từ mục tiêu marketing cơ bản đối với mỗi
sản phẩm. Những mục tiêu riêng của khuyến mại sẽ thay đổi tùy theo loại thị
trường. Với người tiêu dùng: Mục tiêu là thúc đẩy họ tiêu dùng mua nhiều
hơn, khuyến khích dùng thử, thu hút khách hàng mới. Còn với các trung
gian marketing: dẫn dụ họ bán những mặt hàng mới, tồn kho nhiều hơn, cố
gắng tìm kiếm những khách tiêu thú mới, kích thích bán hàng trong mùa
vắng khách.
- Quyết định chọn công cụ khuyến mại
Có nhiều công cụ khuyến mại khác nhau nhằm đạt những mục tiêu
khuyến mại khác nhau tùy theo thị trường, sản phẩm và điều kiện cạnh
tranh. Sau đây là một số công cụ chính: Hàng mẫu, Quà hàng, Gói hàng
chung.
- Quyết định triển khai chương trình khuyến mại.
Nhà marketing cần phải đưa ra những quyết định sau đây để triển khai
chương trình khuyến mại.
- Qui mô khích lệ:
- Điều kiện tham gia.
- Thời hạn cổ đông
- Thử nghiệm trước.
Các công cụ khuyến mại nên được thể nghiệm trước nếu có thể được, để
xác định xem chúng có phù hợp với mục tiêu, quy khuyến mại không.
- Thực hiện và kiểm tra đánh giá.
Các Công ty dựa vào các kế hoạch, chương trình khuyến mại đã lập để
chỉ đạo thực hiện suốt cả thời gian khi bắt đầu thực thi đến lúc kết thúc
chương trình.
D. Quan hệ công chúng và tuyên truyền.
NHÓM 10- LỚP K7HK4 7
Tuyên truyền là một công cụ tuy chưa dược xem trọng đúng mức trong
hoạt động marketing nhưng đôi khi lại có tác dụng mạnh, đạt hiệu quả cao
nhất lại tón kém ít hơn quảng cáo.
Tuyên truyền là một phần của khái niệm lớn hơn, đó là những quan hệ
quần chúng (Public Relations). Quan hệ với công chúng của Công ty có
nhiều mục đích, kể cả việc tuyên truyền tốt làm ăn đúng đắn quan tâm đến
sự phát triển của địa phương: tài trợ cho các phong trào văn nghệ, thể thao,
cấp học bổng cho sinh viên các trường Đại học, xây nhà tình nghĩa, nhận
nuôi dưỡng các bà mẹ anh hùng suốt đời.v..v.
E. Bán hàng trực tiếp cá nhân.
Không giống như quảng cáo hay xúc tiến bán, bán hàng cá nhân bao
gồm những mối quan hệ trực tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện tại
cũng như khách hàng tiềm năng. Do vậy bán hàng cá nhân là sự giới thiệu
bằng miệng về hàng hóa hay dịch vụ của người bán hàng thông qua cuộc đối
thoại với 1 hay nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng.
Sử dụng hình thức bán hàng cá nhân có những ưu điểm riêng bởi khách
hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm. Khi đội ngũ bán hàng có trình độ cao,
khách hàng sẽ được họ hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng cũng như chứng
minh một cách đầy đủ, thuyết phục về giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, thông
qua các hoạt động bán hàng, các nhân viên có thể thu được các thông tin của
khách hàng về sản phẩm, công ty và đối thủ cạnh tranh một cách chính xác
và nhanh nhất.
II. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM
CHO SẢN PHẨM AIR BLADE
1. Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa công ty Honda Nhật Bản,
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
công ty Asian Motor Thái Lan và Tổng công ty Máy điện lực và Máy Công
nghiệp Việt Nam.
Công ty được, cấp giấy phép đầu tư số 1521/GP ngày 22 tháng 6 năm
1996 : sản xuất lắp ráp xe máy. Đến ngày 22 tháng 3 năm 2005 công ty được
nhận Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPDC bổ sung chức năng lắp ráp
ôtô.
Ngành nghề kinh doanh: Lắp ráp xe náy và phụ tùng xe máy nhãn
hiệu Honda; Sản Xuất và lắp ráp ôtô dưói 9 chỗ ngồi.
Vốn điều lệ: 62.900.000 USD
Vốn đầu tư: 290.427.084 USD
Lao động : 4369 ( tính đến tháng 6 năm 2007).
2. Giới thiệu về sản phẩm ( Air Blade).
Honda AirBlade là sản phẩm xe tay ga thứ hai của công ty được lắp
ráp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường xe máy tay ga trước
khi Piagio vào Việt Nam. Khách hàng mục tiêu của xe AirBlade là nam giới,
những người ưa thích dòng xe thể thao, thời trang theo phong cách hiện đại,
yêu thích những sản phẩm mới. Khách hàng mục tiêu của dòng xe này tập
trung vào khu vực thành thị. Là xe máy tay ga bình dân nên đoạn thị trường
chính là những khách hàng có thu nhập khá.
Về cơ bản vóc dáng AirBlade khá hiện đại nhưng không có nhiều
điểm khác biệt với Click. Đèn pha nhọn hơn và cụm đèn xi-nhan được gắn
ngay cạnh khiến AirBlade bớt đi phần nào sự yếu đuối của Click. Các chi
tiết nhựa có đường nét góc cạnh, mạnh mẽ trẻ trung theo đúng cách mà các
đối thủ khác đã thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt của
NHÓM 10- LỚP K7HK4 9
AirBlade nằm ở những chi tiết khá lạ như: Bình xăng của xe được thiết kế ở
vị trí mới, tạo thuận tiện khi đổ xăng mà không phải mở yên xe. Nhờ chuyển
bình xăng xuống dưới mà hộp đựng đồ “U-box” lớn, đa dụng với dung tích
17 lít ở dưới yên xe có đủ chỗ để mũ bảo hiểm và các vật dụng cá nhân
khác.. AirBlade sử dụng động cơ 108cc tương tự như trên Click, làm mát
bằng hệ thống dung dịch tích hợp với những tính năng mà theo Honda là tiết
kiệm nhiên liệu hơn. AirBlade gồm 3 màu trắng, đỏ, đen được ra mắt người
tiêu dung ngày 20 tháng 4 năm 2007 với giá bán lẻ là 28 triệu có bao gồm
thuế VAT. Khách hàng có thể mua sản phẩm này tại tất cả các đại lý
của hàng.
3. Khái quát các nhân tố môi trường thị trường kinh doanh xe Ari
Blade.
Thị trưòng xe tay ga đang trở thành miếng bánh thu hút các nhà sản
xuất. Hiện tại có rất nhiều công ty hoạt động khá hiệu quả và đạt được
những thành công nhất định. Các đối thủ cạnh tranh của Honda Việt Nam
trong lĩnh vực này gồm có: Yamaha, Suzuki, SYM, Piagio… Có thể nói
chưa bao giờ thị trưòng xe máy tay ga lại có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay.
Honda là một trong những công ty nổi tiếng trên toàn thế giới nói
chung và trên thị trường Việt Nam nói riêng, đặc biệt là dòng sản phẩm xe
tay ga Airblade. vậy công ty này và sản phẩm của nó có gì nổi bật, có những
điểm yếu gì? Và liệu trong tương lai nó có tiếp tục có thương hiệu và sản
phẩm của nó có được ưa chuộng như bây giờ không? Chúng ta cùng phân
tích qua mô hình SWOT.
SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakneses (điểm
yếu), Opportunities (cơ hội), Threats ( nguy cơ).
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
a. Điểm mạnh
Honda là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới: trong
những năm qua Honda được người dùng công nhận là một trong những công
ty san xuất ra những sản phẩm tốt nhất, có độ an toàn cao...
Thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng lớn .
Lợi nhuận tăng cao: điều này cho phép Honda tiếp tục giữ vững mục
tiêu thu nhập ròng ngay cả khi đã hạ thấp dự báo lợi nhuận kinh doanh.
Honda luôn đặt khách hàng lên hàng đầu: đối với chúng tôi dịch vụ
khách hàng là cung cấp dịch vụ tuyệt hảo, xuyên suốt vào những quyền lợi
đặc biệt chỉ dành cho khách hàng
Mẫu mã sản phẩm: Honda luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, với
công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn.
b. Điểm yếu:
Do thương hiệu nổi tiếng nên có nhiều sản phẩm khác đã nhái lại sản
phẩm Honda làm ảnh hưởng đến hương hiệu và uy tín của công ty trên thị
trường.
Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm của Honda trong đó có
dòng xe tay ga AirBlade tự nhiên bốc cháy điều này cũng gây ảnh hưởng
đến doanh số bán cũng như uy tín của công ty
c. Cơ hội
Liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ điều này tạo điều kiện cho Honda
tiếp tục phát triển dòng sản phẩm của mình.
Đối với xe AirBlade là sản phẩm của công ty nổi tiếng cùng với tâm
lý khách hàng Việt Nam nên ngày càng được ưa chuộng.
d. Nguy cơ
Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đối thủ mạnh
của dòng xe AirBlade là Nouvo LX: so về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
NHÓM 10- LỚP K7HK4 11
được đánh giá là tương đương nhau.
Honda đang bị rất nhiều sản phẩm nhái nhãn hiệu của
công ty điều này ảnh hưởng đến thương hiệu cuả công ty.
Nhiều sản phẩm mới của Honda trong đó có AirBlade bị các cửa hàng
phân phối trên thị trường tự động tăng giá khi thấy mặt hàng bán chạy, khiến
cho khách hàng không còn niềm tin đối với công ty. Điều này ảnh hưởng
đến uy tín cũng như danh tiếng của Honda.
4. Chính sách xúc tiến thương mại của Honda Việt Nam cho sản phẩm
Air Blade.
4.1. Đối tượng hướng tới.
Là nam giới , những người ưu thích dòng xe thể thao, thời trang theo
phong cách hiện đại, thích những sản phẩm mới, chú trọng khu vực thành
thị, có thu nhập khá.
4.2. Mục tiêu của XTTM:
Cung cấp thông tin về sản phẩm Air Blade đến bộ phận chủ yếu là nam
thanh niên, từ đó kích thích, thuyết phục họ sử dụng dòng xe tay ga Air
blade.
4.3. Chính sách xúc tiến thương mại.
Công ty Honda Việt Nam hiện đang sử dụng các chính sách xúc tiến
thương mại như: Quảng cáo, Khuyến mãi, Quan hệ công chúng, Bán hàng
trực tiếp.
a. Quảng cáo:
Quảng cáo được Honda sử dụng một cách rất hiệu quả.
Trong giai đoạn Airblade được tung ra thị trường để người tiêu dùng có
thể nhận biết. Điều này là rất quan trọng bởi thời điểm Airblade được giới
thiệu thì thị trường xe máy tay ga đã có khá nhiều dòng xe dành cho nam,
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
như Nouvo, Hayate và chưa kể một số dòng xe nhập khẩu khác. Quảng cáo
của các dòng xe này tràn ngập và cũng khá hiệu quả. Vậy Honda đã làm gì
để truyền tải những thông tin cần thiết đến khách hàng mục tiêu của
mình: Thông điệp quảng cáo phải khác biệt và lôi cuốn khách hàng bằng
hình ảnh và âm thanh như thế nào? Sử dụng các phương tiện truyền thông
nào? Tần suất xuất hiện là bao nhiêu?
Honda Việt Nam đã thực hiện quảng cáo thường xuyên với tần suất
lớn để đảm bảo cho hình ảnh của AirBlade có thể in đậm trong tâm trí người
xem. Quảng cáo trong giai đoạn này cố gắng thuyết phục người xem về mặt
lí trí “Đi xe Airblade làm bạn trong nam tình, thời trang và mang phong cách
của người dẫn đầu – Leading the age”. Các phương tiện đươc sử dụng:
Truyền hình, báo, tạp chí, pano áp phích. Vì đối tượng là thanh niên là
những người trẻ tuổi hay suy nghĩ là mình trẻ nên phương tiện được dùng
hiệu quả nhất trong giai đoạn này là truyền hình.
b .Khuyến mại:
Công cụ mang lại thành công thành công nữa là khuyến mại có thể
nhận ra một điều: Honda tập trung nhiều ngân sách cho họat động PR và
quảng cáo nhưng lại ít hơn cho khuyến mại.
Vào những tháng đầu tiên khi mua một chiếc xe Airblade khách hàng
sẽ được tặng một mũ bảo hiểm của Honda Việt Nam. Mặc dù tại thời điểm
đó chưa có quy định về thực hiện pháp lệnh bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi
điều khiển phương tiện môtô, xe máy. Và chiến lược tặng quà này tuy không
phải lần đầu được công ty thực hiện nhưng lại tác động vào đúng hoàn cảnh
hiện tại bởi vì mua mũ bảo hiểm chỉ còn là vấn đề thời gian thì khách
hàng sẽ lựa chọn mua một sản phẩm được ưa thích tặng kèm, còn hơn là
NHÓM 10- LỚP K7HK4 13
mua một sản phẩm của dòng xe khác sau đó lại phải mất them một
khoản tiền không ít để sắm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm, đó là
chưa kể đến chất lượng cũng như kiểu dáng mà khó có loại mũ bảo hiểm nào
có đựơc như mũ bảo hiểm của Honda. Là công ty gắn với sự an toàn nên
chất lượng đã được khẳng định. Một món quà không phải là lớn nhưng có
giá trị và đúng hoàn cảnh.
Thời gian của đợt khuyến mãi này không ngắn cũng không quá
dài
Bảo hành: Airblade và Click là hai dòng xe được Honda áp dụng chế
độ bảo hành mới: Xe đươc bảo hành 1 năm hoặc 12000km, tùy điều kiện
nào đến trước và được kiểm tra định kỳ bốn lần miến phí trong 18 tháng
hoặc 12000km. Có thể nói đây là hình thức xúc tiến bán quan trọng và kích
thích tiêu thụ nhất. Nó cũng khẳng định rằng Airblade có chất lượng cao.
Bởi như vậy nhà sản xuất mới dám có một chế độ bảo hành kéo dài lâu như
vậy. Qua chế độ bảo hành như vậy khách hàng cũng thấy được sự quan tâm
của công ty và tin tưởng vào chất lượng của các dịch vụ , chế độ đãi ngộ.
c. Quan hệ công chúng:
Trong các công cụ thì quan hệ công chúng được đánh giá là hiệu quả
nhất. Ảnh hưởng của công chúng đến việc thành công hay thất bại của một
sản phẩm là không thể phủ nhận. Công chúng có thể tạo ra những thuận lợi
và khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt nếu dành được sự ủng hộ
của các cơ quan nhà nước thì sản phẩm có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng hơn. Vì vậy Honda Việt Nam luôn theo dõi thái độ của công
chúng, phân phối thông tin và giao tiếp để tạo uy tín và bảo vệ hình ảnh
công ty đã xây dựng được trong t