Xuất hiện lần đầu tiên tại Amsterdam năm 1870 Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một biểu tượng trong ngành công nghiệp bia trên thế giới.Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá 2.4 tỉ USD. Heineken đã có mặt khắp mọi nơi và rất được ưa chuộng không chỉ ở chất lượng mà còn bởi những nét đặc trưng của sản phẩm này.
Heineken bước vào thị trường Việt Nam từ năm 1992 dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam. Tại đây, Heineken đã có những bước đi thành công khi Việt Nam được đánh là một trong những quốc gia tiềm năng với mức tiêu thụ bia Heineken đứng thứ ba thế giới
Để hiểu thêm về Heineken đã mở rộng thị trường tại Việt Nam như thế nào nhóm chúng tôi xin trình bày đề tài “Phân tích chính sách thâm nhập thị trường của heineken tại Việt Nam” với những nội dung sau:
Tổng quan về Heineken
Phương thức thâm nhập thì trường Việt Nam của Heineken
Quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập của Heineken
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Heineken
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9564 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chính sách thâm nhập thị trường của Heineken tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất hiện lần đầu tiên tại Amsterdam năm 1870 Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một biểu tượng trong ngành công nghiệp bia trên thế giới.Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá 2.4 tỉ USD. Heineken đã có mặt khắp mọi nơi và rất được ưa chuộng không chỉ ở chất lượng mà còn bởi những nét đặc trưng của sản phẩm này.
Heineken bước vào thị trường Việt Nam từ năm 1992 dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam. Tại đây, Heineken đã có những bước đi thành công khi Việt Nam được đánh là một trong những quốc gia tiềm năng với mức tiêu thụ bia Heineken đứng thứ ba thế giới
Để hiểu thêm về Heineken đã mở rộng thị trường tại Việt Nam như thế nào nhóm chúng tôi xin trình bày đề tài “Phân tích chính sách thâm nhập thị trường của heineken tại Việt Nam” với những nội dung sau:
Tổng quan về Heineken
Phương thức thâm nhập thì trường Việt Nam của Heineken
Quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập của Heineken
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Heineken
Bài làm được soạn dựa trên sự tham khảo một số tư liệu có liên quan đến môn học. Tuy vậy chắc chắn phần trình bày cũng có nhiều hạn chế và thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến nhận xét, phê bình của thầy cô giáo để hoàn thiện hơn nội dung của bài tập.
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ HEINEKEN 5
1. Tập đoàn Heineken 5
2. Heineken tại Việt Nam 6
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC THÂM NHẬP CỦA HEINEKEN VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 7
1. Tình hình chính trị pháp luật ở Việt Nam những năm 1990 7
2. Tình hình sản xuất và kinh doanh bia ở Việt Nam những năm 1990 9
3. Lợi ích Heineken nhận được khi lựa chọn hình thức liên doanh vào thị trường Việt Nam 12
III. CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HEINEKEN THEO HÌNH THỨC LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM 13
1. Tốc độ phát triển kinh tế 13
2. Tình hình hoạt động của Heineken tại Việt Nam. 15
3. Mức tiêu thụ bia của người dân Việt Nam 17
4. Quy định của Chính phủ 19
5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 20
IV. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HEINEKEN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 25
1. Chiến lược sản phẩm: 25
1.1. Chất lượng 25
1.2. Kiểu dáng 26
2. Chiến lược định giá: 26
3. Chiến lược phân phối: 28
4. Chiến lược xúc tiến 29
4.1. Quảng cáo 29
4.2. Hoạt động cộng đồng 30
TỔNG QUAN VỀ HEINEKEN
Tập đoàn Heineken
Heineken là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng trên toàn thế giới xuất xứ từ Hà Lan. Đựơc chế biến lần đầu tiên vào năm 1870 tại Amsterdam, thương hiệu Heineken được chính thức chào đời vào năm 1873, khi Gerard Adrian Heineken thành lập nên Heineken & Co. sau khi đã tiếp quản cơ sở sản xuất bia De Hooiberg ở Amsterdam.
Vào thời gian đầu, nhà máy chỉ sản xuất bia cho thị trường trong nước. Đầu thế kỷ thứ XX (1912), Heineken tìm cách đưa bia vượt ra khỏi biên giới, xuất sang các nước Bỉ, Anh, Tây Phi, Ấn Độ…. Và trở nên nổi tiếng không chỉ ở hương vị ngon đậm đà mà còn ở nét đặc trưng của sản phẩm
Năm 1933, Heineken trở thành loại bia ngoại đầu tiên được nhập khẩu vào Mỹ sau khi lệnh cấm sản xuất bia rượu được bãi bỏ và nhanh chóng xây dựng được hình ảnh bia cao cấp tại thị trường này. Tiếp tục thành công đó, Heineken mạnh dạng xâm nhập thị trường châu Á vào năm 1936.
Năm 1942, Alfred Henry Heineken- cháu nội Gerard Heineken gia nhập công ty, “khai quật” tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo, bành trướng thương hiệu bia - Heineken
Sau hơn một thế kỷ ra đời cùng với những thành công to lớn đã đạt được, Heineken đã khẳng định được vị trí hàng đầu của mình là bia nổi tiếng trên toàn thế giới, có mặt ở 170 nước trên thế giới với 120 nhà máy ở hơn 60 quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. “Dòng họ” Heineken trở thành tên gọi phổ biến. Và cho đến bây giờ khi nhắc đến Heineken, không ai là không nghĩ đến một dòng bia cao cấp với màu xanh lá cây đặc trưng đi kèm với một logo hình ngôi sao đỏ nổi bật và câu slogan nổi tiếng : ‘‘Chỉ có thể là Heineken – It could be only Heineken’’
Giá trị thương hiệu
Kể từ khi thành lập vào năm 1873 cho đến nay, thương hiệu Heineken luôn được xem là đồng nghĩa với chất lượng, không chỉ trong hương vị bia mà còn ở các mối quan hệ kinh doanh, trong công việc cũng như trong tư tưởng tiến bộ. Một trong những giá trị quan trọng khác được thể hiện qua sự khát khao học hỏi những kinh nghiệm mới, tự tin cởi mở, năng lực và sự sành điệu.
Bên cạnh đó, thương hiệu Heineken cũng cổ vũ cho tinh thần nhiệt tình hăng hái. Ngoài ra Heineken luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng và với những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.
Kết hợp với những giá trị trên còn là quan điểm của Heineken, được miêu tả là thân thiện, hay tìm tòi học hỏi, thông minh và hài hước. Những nét đặc sắc này đã góp phần mang lại thành công cho Heineken cả về mặt xã hội lẫn kinh doanh
Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá đến 2.4 tỉ USD, được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year”, chiếm 3 giải thưởng về PR, bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm của tạp chí Grocer cho quảng cáo và tiếp thị.
Heineken tại Việt Nam
Tính đến năm 1992, dòng bia Heineken nổi tiếng thế giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào thị trường Việt Nam . Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn( đưa vào mục II1). Trong xu thế đó, năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken được công ty Vietnam Brewery Limited (VBL) sản xuất ngay tại Việt Nam , dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam . (VBL là liên doanh giữa Công ty Thương mại Saigon (SATRA), Công ty Asia Pacific Breweries Ltd có trụ sở tại Singapore (APB) và Heineken N.V tại Hà Lan). Cho đến nay, Heineken đã xây dựng rất thành công hình ảnh bia cao cấp trong tâm trí người dân Việt và đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bia Việt Nam.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC THÂM NHẬP CỦA HEINEKEN VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Tình hình chính trị pháp luật ở Việt Nam những năm 1990
Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản: Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tư bản nhà nước, tư bản tư doanh, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước. Các thành phần kinh tế được trao quyền sử dụng đất và xuất nhập khẩu. Kinh tế quốc doanh tiếp tục được chú trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phân loại như người nước ngoài không thường trú trong nước, nhưng trong thực tế, họ được hưởng một tình trạng đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu bất động sản trong nước bất kể trường hợp không có quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu chung đối với các nhà máy, doanh nghiệp, nhà kho và các loại bất động sản mà họ đóng góp vào vốn của các doanh nghiệp liên doanh. Các quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong những trường hợp này là tương ứng với phần vốn góp trong liên doanh, và họ cũng có quyền sở hữu chung đối với các sản phẩm được sản xuất và các loại tài sản di chuyển của các doanh nghiệp. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn để thành lập doanh nghiệp, nhà máy, kho tàng và / hoặc bất động sản khác tại Việt Nam, tài sản và các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp của họ là hoàn toàn trong quyền sở hữu của họ. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu đất trong nước, điều này áp dụng ngay cả các cá nhân Việt Nam và các tổ chức theo quy định của Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định đất đó là của nhà nước thuộc sở hữu của toàn dân tộc.
Cần lưu ý rằng chỉ trong thời gian đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đối với bất động sản mà họ góp vốn hoặc là 100% được tạo ra bởi vốn đầu tư của họ. Khi hết thời hạn đầu tư của họ, nếu không được cấp gia hạn hoặc các nhà đầu tư nước ngoài không áp dụng bất kỳ gia hạn nào, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép để duy trì quyền sở hữu của họ đối với bất động sản góp vốn hoặc đầu tư 100% của nó khi thành lập. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài phải đối phó với tài sản của họ bằng cách chuyển giao cho bên Việt Nam hoặc bằng các phương tiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất đối với các mặt hàng năm 1987
Số TT
Mặt hàng
Thuế suất %
1
Thuốc hút
a) Thuốc lá lá, thuốc lá sợi
20
b) Thuốc lá điều:
+ Có đầu lọc
50
+ Không có đầu lọc, xì gà
40
2
Rượu các loại:
+ Trên 40o
65
+ Từ 30o đến 40o
60
+ Dưới 30o
55
3
Bia các loại
50
4
Pháo
70
5
Bài lá
70
6
Vàng mã
70
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987
Điều 4
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh;
Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Điều 9
Tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại các công ty bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận.
Điều 15
Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn.
Sửa đổi năm 1992
Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chính phủ quyết định đối với từng dự án, nhưng không quá 50 năm. Căn cứ vào quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhưng tối đa không quá 70 năm.
Điều 27
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là 2 năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo.
Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp liên doanh được chuyển lỗ của bất kỳ năm thuế nào sang năm tiếp theo và được bù số lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không được quá 5 năm.
Điều 28
Trong trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, thuế lợi tức có thể được cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài giảm tới 10% lợi nhuận thu được và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức có thể được kéo dài hơn thời hạn quy định ở Điều 27 của Luật này.
Điều 29
Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển của Việt Nam thì phải trả tiền thuê. Trong trường hợp khai thác tài nguyên thì phải trả tiền tài nguyên.
Tình hình sản xuất và kinh doanh bia ở Việt Nam những năm 1990
Bia xâm nhập vào nước ta sau thời kì Pháp xâm lược năm 1858. Nhà máy bia đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam do một người chủ tư bản Pháp xây dựng ở Hà Nội năm 1890. Bia được sản xuất lúc đó nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội và kiều dân Pháp ở Việt Nam. Có thể nói được rằng ở miền Bắc nước ta đến năm 1990 chỉ có nhà máy bia lớn là nhà máy bia Hà Nội.
Từ sau năm 1990 thì sản xuất bia bắt đầu phát triển nhanh và mạnh. ngành bia Việt nam đã có những bước nhảy vọt. Với cơ chế mới, ngành sản xuất và kinh doanh bia đã có nhiều những thuận lợi và cơ hội phát triển. Hiện nay ngành sản xuất bia đã có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân.
Về công nghệ sản xuất bia: Việt Nam đã có nhà máy sản xuất bia ở Hà Nội và Sài Gòn từ hơn 100 năm nay. Kĩ thuật lạc hậu và trình độ công nghệ thấp đã duy trì đến tận năm 1990. Từ khi áp dụng nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh tăng lên, các nhà máy có công nghệ lạc hậu, máy móc cũ bắt buộc phải đổi mới công nghệ và trang thiết bị kĩ thuật. Bắt đầu từ năm 1990 các nhà máy quốc doanh đã được hiện đại hóa trang thiết bị nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng bia, rút ngắn thời gian sản xuất. Các nhà máy thường nhập toàn bộ dây truyền sản xuất của các nước tiên tiến hoặc nhập một phần dây truyền phần còn lại sử dụng các trang thiết bị trong nước sản xuất.
Một số hãng bia nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như Carlsberg, San Miguel, Heineken, Tiger. Các liên doanh này đã tạo một gương mặt mới cho ngành bia Việt Nam. Để cạnh tranh trên thị trường tiềm tàng đòi hỏi các hãng phải đầu tư công nghệ hiện đại. Điều này cũng thúc đẩy các công ty trong nước phải có những điều chỉnh thích hợp trong môi trường cạnh tranh này.
TÊN DỰ ÁN
ĐỊA ĐIỂM
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (1000USD)
Cty liên doanh rượu bia BGI
Tiền Giang
4300
Cty liên doanh rượu bia BGI
Đà Nẵng
23800
Nhà máy bia Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh
49500
Nhà máy bia Đông Nam Á
Hà Nội
20575
Cty bia Huế
Huế
24308
Cty liên doanh San Miguel
Nha Trang
33100
Nhà máy bia Tiger
Tp. Hồ Chí Minh
34600
Sự bùng nổ về nhu cầu bia trên thị trường Việt Nam mới chỉ xảy ra khoảng hơn 10 năm trước đây. Sau năm 1991 hàng loạt các nhà máy mới, các liên doanh bia đi vào hoạt động, lượng bia trên thị trường đã tăng lên mạnh mẽ. Nếu như năm 1990 cả nước mới sản xuất được 100 triệu lít thì đến năm 1994 đã sản xuất được 290 triệu lít. Các nhà máy đều không ngừng mở rộng tăng năng suất. Năm 2005 sản lượng bia của cả nước đạt khoảng 1.5 tỉ lít, và đến năm 2010 ước đạt 2.5 tỉ lít.
Ngoài năng lực sản xuất trong nước, hàng năm nước ta còn nhập một lượng đáng kể bia từ nước ngoài. Lượng bia nhập vào khoảng 20 - 25 triệu lít.
Ở thời điểm này ở Việt Nam có hai công ty bia lớn là Công ty bia Sài Gòn và công ty bia Hà nội có sản lượng chiếm khoảng 50% lượng bia sản xuất trong nước. Riêng Công ty bia Sài gòn, thường được gọi tắt là Sabeco, hiện chiếm lĩnh hơn 30% thị trường bia ở Việt Nam. Chất lượng bia của hai công ty này cũng được đánh giá là cao nhất. Bên cạnh đó còn một số công ty có tên tuổi khác như bia Việt Hà, bia Huda Huế, bia Đại Việt...vv. Một số tỉnh thành phố đều có công ty bia như bia NaDa ở Nam Định, bia Hải Phòng, bia Thanh Hóa...vv. Ngoài ra còn có hàng chục các xưởng sản xuất bia quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu bình dân ở địa phương.
Mức độ tiêu thụ bia của người Việt Nam tăng lên rất nhanh. Năm 1975, bình quân đầu người là 0,41 lít/người; năm 1985 là 1,35 lít/người; năm 1994 là 4,72lít/người
Với Heineken đây là thời điểm xân nhập hợp lý và việc chọn lựa hình thức liên doanh là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cơ sở sản xuất cũng như công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn này đồng thời giảm bớt các rủi ro gặp phải nếu như đầu tư vào Việt Nam bị thất bại so với hình thức đầu tư 100% vốn và hợp đồng kinh doanh
Lợi ích Heineken nhận được khi lựa chọn hình thức liên doanh vào thị trường Việt Nam
Khi liên doanh với nhà máy bia Việt Nam – 1 công ty trong nước thì Heineken sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ và sự thông thạo thị trường nội địa, đồng thời sản phẩm của Heineken sẽ được người dân dễ đón nhận hơn và dễ dàng xây dựng sự tín nhiệm.
Rủi ro được chia đều cho các công ty tham gia liên doanh nên sẽ ít mạo hiểm hơn đầu tư trực tiếp hoàn toàn.
Mở rộng phạm vi kinh tế nhanh chóng. Xây dựng danh tiếng thường rất khó, đó là chưa đề cập đến thời gian mở rộng quy mô. Với hình thức liên doanh, Heineken có thể mở rộng phạm vi kinh tế mà không chi tiêu quá nhiều tiền và chờ đợi trong một thời gian dài.
Ngoài lãnh thổ kinh tế, một lợi thế của liên doanh là khả năng cung cấp cho Heineken các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác quan trọng.
CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HEINEKEN THEO HÌNH THỨC LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM
Sau gần 10 năm kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Heineken vẫn duy trì hình thức liên doanh để tấn công thị trường béo bở này của mình. Vậy hình thức này có thật sự phù hợp ở thời điểm hiện tại?
Tốc độ phát triển kinh tế
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%
Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP theo quý
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm .
Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đối với GDP bình quân đầu người, con số này tăng liên tục trong gần 1 thập kỷ qua và năm 2010 đã đạt khoảng 1160 USD
Biểu đồ 6: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010
Nguồn: IMF Country Report No 10/281, September 2010
Như vậy, có thể thấy rằng sức tăng trưởng của thị trường tiêu dùng của người dân Việt Nam đang trải qua những bước nhảy liên tục sau các năm. Nhu cầu tiêu dùng nâng cao về cả số lượng và chất lượng, kinh tế ổn định ngay trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư nổi bật tại châu Á, so sánh với Trung Quốc , Hàn Quốc và Singapore, Ấn Độ, v..v Theo nhận xét của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng châu Á (ADB) thì kinh tế Việt Nam có sự tự cường riêng và chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Cũng theo đánh giá của tổ chức trên, thị trường Việt Nam hiện nay đang được nhận định là đặc biệt sôi động và đầy tiềm năng trên 3 sản phẩm chính, cụ thể đó là : bia, sữa và điện thoại di động, và Heineken là một trong số đó, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu khổng lồ cho các nhà đầu tư trong những năm sắp tới.
Tình hình hoạt động của Heineken tại Việt Nam.
Thương hiệu bia Heineken chính thức có mặt ở Việt Nam vào năm 1991 và sản xuất vào năm 1993, và từ đó cho đến nay dòng sản phẩm này rất được ưa chuộng đối với người tiêu thụ Việt Nam. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng bia Heineken tại Việt Nam vẫn tăng liên tục qua các năm bất chấp những giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chiếm 16.8% thi phần trong top 10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường này. Tính đến năm 2010 Việt Nam đã là thị trường tiêu thụ đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ, Pháp của Heineken
Biểu đồ thể hiện lượng tiêu thụ bia Heineken (2005-2010)
Tính trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.Ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, dự báo đến năm 2012 VN sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken lớn nhất thế giới.
Mức tiêu thụ bia của người dân Việt Nam
Với khoảng 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế tại Việt Nam chiếm khoảng 70% trong tổng dân số và lực lượng thuộc độ tuổi lao động dồi dào này có nhu cấu tiêu thụ bia rất cao với nhiều lý do ngoài tiêu thụ cho nhu cầu căn bản, có thể vì mục đích kinh doanh, tôn trọng đối tác, thể hiện đẳng cấp,.. đây là một trong những điểm thu hút đặc biệt với bất kì nhà sản xuất bia trong và ngoài nước. Dự báo trong những năm sắp tới con số này sẽ tăng khoảng 71% do đó về lâu dài vẫn có thể đảm bảo đem lại nguồn lợi nhuận tăng trưởng ổn định.
Cũng theo một con số thống kê chính xác hơn, Việt Nam hiện đang có khoảng 30 triệu n