- Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là tỷ lệ giữa vốn vay và cốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua cơ cấu vốn, ta có thể biêt nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để tài trợ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn không cố định; có thể bị thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi sự kết hợp giữa việc bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần; chính sách cổ tức và lợi nhuận giữ lại; và việc phát hành trái phiếu và đi vay. Trong các sự thay đổi trên, việc bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần; chính sách cổ tức và lợi nhuận giữ lại sẽ trực tiếp thay đổi vốn chủ sở hữu, qua đó thay đổi cơ cấu vốn. Việc phát hành trái phiếu và đi vay sẽ thay đổi cơ cấu vốn thông qua thay đổi vốn vay.
- Sự khác biệt khi sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp cơ bản ở chỗ:
+ Đầu tiên phải kể đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp; chi phí sử dụng vốn vay luôn rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với kì vọng của nhà đầu tư. Điều này có thể lí giải bởi không nhà đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty.
+ Không chỉ thế, tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp. Tức là khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp sẽ có một khoản tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay được tính là một chi phí tài chính và được trừ trước tính thuế. Trong khi đó, cổ tức hay các hình thức khác cho cổ đông đều bị đánh thuế. Tài trợ bằng vốn vay đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư).
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ cấu vốn năm 2008 của công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Phần1 L ý thuyết chung về cơ cấu vốn
1. Cơ cấu vốn và thành phần
2. Một số lý thuyết cơ cấu vốn.
3. Cơ cấu vốn tối ưu…………………………………………..
Phần 2 Phân tích cơ cấu vốn năm 2008 của Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex
I. Vài nét về công ty hoá dầu Petrolimex:
II. Xác định cơ cấu vốn năm 2008 và gợi ý tái cơ cấu lại cấu trúc vốn :
Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần
Xác định chi phí vốn vay
Xác định tỉ trọng vốn vay và vốn chủ sở hữu
Xác định chi phí bình quân gia quyền WACC – tiêu chuẩn lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu và gợi ý tái cấu trúc lại vốn.
Phần1 L ý thuyết chung về cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn và thành phần
- Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là tỷ lệ giữa vốn vay và cốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua cơ cấu vốn, ta có thể biêt nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để tài trợ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn không cố định; có thể bị thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi sự kết hợp giữa việc bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần; chính sách cổ tức và lợi nhuận giữ lại; và việc phát hành trái phiếu và đi vay. Trong các sự thay đổi trên, việc bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần; chính sách cổ tức và lợi nhuận giữ lại sẽ trực tiếp thay đổi vốn chủ sở hữu, qua đó thay đổi cơ cấu vốn. Việc phát hành trái phiếu và đi vay sẽ thay đổi cơ cấu vốn thông qua thay đổi vốn vay.
- Sự khác biệt khi sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp cơ bản ở chỗ:
+ Đầu tiên phải kể đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp; chi phí sử dụng vốn vay luôn rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với kì vọng của nhà đầu tư. Điều này có thể lí giải bởi không nhà đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty.
+ Không chỉ thế, tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp. Tức là khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp sẽ có một khoản tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay được tính là một chi phí tài chính và được trừ trước tính thuế. Trong khi đó, cổ tức hay các hình thức khác cho cổ đông đều bị đánh thuế. Tài trợ bằng vốn vay đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư).
+ Tuy nhiên, gánh nặng nợ tạo áp lực cho doanh nghiệp; nếu tỷ lệ vốn vay quá cao, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Do đó, vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chính ổn định. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.
Một số lý thuyết cơ cấu vốn
Về mặt định tính, kinh tế học tài chính có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các quyết định về cấu trúc vốn. Tuy nhiên, các lý thuyết này cung cấp không nhiều các chỉ dẫn thực hành cụ thể. Không giống như sự chính xác được Black và Scholes trình bày trong mô hình định giá quyền chọn (1973) và các ứng dụng của mô hình này, các lý thuyết về cấu trúc vốn có độ sai lệch cao. Chính điều này đã hạn chế khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn vào các quyết định của doanh nghiệp.
Sự phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận hai kết quả nghiên cứu có đóng góp quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (thường được viết tắt là M-M), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ.
Luận điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M), 1976, xem xét lại mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Ví dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm, được thực hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những người vận dụng thực tiễn, các kết quả này đều có hai hạn chế quan trọng.
Thứ nhất, cả hai cách tiếp cận đều chưa thể bổ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi ro đầu tư lớn hơn có thể chuyển giá trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn vay của doanh nghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác động giữa hai mô hình J-M và M-M để xác định lựa chọn cấu trúc vốn và rủi ro tối ưu.
Thứ hai, các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp định lượng như giá trị và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau. Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ưu. Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lượng phát hành, thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cấu trúc lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của khoản nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Dù các kết quả nghiên cứu của Merton (1974), Black và Cox (1976) là rất hứa hẹn nhưng các tiến bộ trong tìm kiếm phương pháp phân tích và định giá khoản nợ của doanh nghiệp với các tính năng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Brennan và Schwartz (1978) xây dựng công thức giải quyết vấn đề định giá nợ rủi ro và cấu trúc vốn trong một số điều kiện khá gần gũi với thực tế, tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tính toán rất phức tạp và chỉ đưa ra lời giải trong một số ít trường hợp cụ thể.
Một số bước tiến quan trọng được ghi nhận trong thời gian gần đây. Kim, Ramaswamy, và Sundaresan (1993), Longstaff và Schwartz (1995) cung cấp phương pháp định giá trái phiếu với rủi ro tín dụng, mặc dù họ không tập trung vào lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu. Leland (1994), Leland và Toft (1996) quan tâm tới cấu trúc vốn tĩnh tối ưu. Nhưng giả thiết về cấu trúc vốn tĩnh chính là hạn chế của họ. Doanh nghiệp có thể thực hiện tái cấu trúc nghĩa vụ tài chính theo thời gian.
Dựa trên các kết quả của Kane, Marcus và McDonald (1984), Fischer, Heinkel và Zechner (1989), Wiggins (1990), Goldstein, Ju và Leland (1997) đã phát triển giải pháp gần với thực tế hơn trong định giá khoản nợ của doanh nghiệp với điều kiện khoản nợ có thể được tái cấu trúc linh hoạt. Các công trình này vẫn tiếp tục giả thiết trong mô hình M-M rằng dòng tiền của doanh nghiệp không thay đổi theo lựa chọn vay nợ. Quan điểm của mô hình J-M cho rằng lựa chọn rủi ro của doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào cấu trúc vốn bị bỏ qua trong phương pháp này.
Một dòng nghiên cứu khác, cũng sử dụng các kỹ thuật tính toán định giá, xem xét các phản hồi tiềm năng giữa quyết định đầu tư/sản xuất và cấu trúc vốn. Brennan và Schwartz (1984) giới thiệu một công thức tổng quát cho bài toán này, nhưng các kết quả tổng quát từ công thức này rất hạn chế. Trong điều kiện cụ thể hơn, Mello và Parson (1992) mở rộng mô hình của Brennan và Schwartz cho một công ty khai mỏ để so sánh quyết định sản xuất trong trường hợp có vay nợ và không có vay nợ. Mauer và Triantis (1994) phân tích tương tác giữa quyết định sản xuất và quyết định nguồn tài trợ khi các điều khoản nợ hạn chế khả năng tối đa giá trị doanh nghiệp. Các ràng buộc này, theo giả định, sẽ loại bỏ xung đột có thể có giữa cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn tối ưu
- Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn có tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu sao cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là thấp nhất và giá trị doanh nghiệp lá cao nhất.Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp.
- Rất khó để xác định chi phí vốn tối ưu của doanh nghiệp bởi lẽ sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay tuỳ thuộc vào rất nhièu biến động. Một trong số đó là ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động và chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Phần 2 Phân tích cơ cấu vốn năm 2008 của Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex
I. Vài nét về công ty hoá dầu Petrolimex:
Hoạt động trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tiếp tục kế thừa và phát huy sự nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex [PLC] ngày nay, tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành lập theo Quyết định 745/TM/TCCB ngày 09/6/1994 của Bộ Thương mại.
Trải qua nhiều lần thay đổi tên để phù hợp với để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô phát triển doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập (Từ tiền thân là Công ty Dầu nhờn, năm 1998 công ty Dầu nhờn đã được đổi tên thành Công ty Hóa dầu; năm 2003, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex [PLC]) Từ đó đến nay, công ty giữ nguyên thương hiệu này.
Trong suốt 15 năm hoạt động, Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex đã có nhiều thay đổi về mặt cơ cấu, lần thay đổi nổi bật nhất, đánh dấu sự phát triển vựot bậc là việc thực hiện cổ phần hoá: ngày 01/03/2004,Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Và ngày 01/03/2006, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”.
Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX
Tên tiếng Anh : Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company
Biểu trưng : ®
Địa chỉ trụ sở chính : Số 1 Khâm Thiên - Phường Khâm Thiên - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội
Điện thoại : 04 - 851 3205
Fax : 04 - 851 3207
Các lĩnh vực kinh doanh chính:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đuờng, Hoá chất và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt;
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu;
Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật;
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex tại thời điểm 26/04/2006 là 150.000.000.000 VNĐ. Trong đó 127.5 tỷ đồng (85%) do Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ; phần còn lại 22.5 tỷ VNĐ (15%) thuộc về các cổ đông khác
Một số thành tựu đặt được:
Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống, thành quả hoạt động của Petrolimex hơn 50 năm qua; sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu: Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi Hóa chất.
Trước năm 1994, 100% các sản phẩm dầu mỡ nhờn do Petrolimex cung cấp tại Việt Nam đều phải nhập khẩu, đến nay Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã tự nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất các sản phẩm dầu mỡ nhờn để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thành công lớn nhất của PLC là đồng thời phát triển 3 ngành hàng Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi hóa chất; Doanh thu, sản lượng, hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng trưởng liên tục trong nhiều năm; Công ty đã đạt được thị phần rất lớn trên cả 3 ngành hàng
Với sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, doanh số của Công ty CP Hóa dầu Petrolimex trong hơn 15 năm qua đã không ngừng tăng trưởng. Với mức doanh thu 200 tỷ đồng của năm 1995 đến năm 2005 doanh thu của PLC đã đạt trên 1.400 tỷ đồng; Nộp ngân sách cho Nhà nước trong 12 năm qua đạt trên 700 tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu đạt xấp xỉ 2000 tỷ đồng.
Đến nay, Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã đầu tư nâng cấp, xây dựng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và hình thành một mạng lưới sản xuất và dịch vụ liên kho trải dài trên toàn quốc từ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. HCM và Cần Thơ gồm 02 nhà máy sản xuất dầu nhờn, 05 hệ thống kho chứa nhựa đường đặc nóng dạng xá, và 02 kho chứa dung môi hóa chất với tổng chi phí đầu tư trên 150 tỷ đồng.Với những đổi mới không ngừng trên, Công ty CP Hóa dầu Petrolimex hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển vững mạnh trong những năm tới.
II . Phân tích cơ cấu vốn của công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex :
Mục đích của bài tiểu luận là tìm hiểu, phân tích xem cơ cấu vốn của công ty đã ở mức tối ưu hay chưa, và nếu có thể sẽ tái cấu trúc lại cơ cấu vốn của công ty khi cần thiết. Vậy tiêu chuẩn sẽ đưa ra để dựa vào đó chúng ta xác định sự tối ưu của cấu trúc vốn công ty là gì ? Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chọn chi phí bình quân gia quyền WACC làm tiểu chuẩn để xác định cơ cấu vốn tối ưu, hay nói cách khác cơ cấu vốn của công ty chỉ tối ưu khi WACC là tối thiểu. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn : Vốn chủ sở hữu (ký hiệu là S) và vốn vay (ký hiệu là B). Do điều kiện thông tin không cho phép, thị trường trái phiếu công ty tại Việt Nam chưa phát triển, vì vậy, thông tin về các đợt phát hành trái phiếu của công ty cũng như mức lãi suất của trái phiếu huy động là không được công bố, chưa kể các khoản vay ngoài và chủ yếu là thoả thuận giữa 2 bên, bởi vậy chúng tôi sẽ đặt ra một số giả thiết để tiện cho việc phân tích và nghiên cứu. Giả thiết đầu tiên dựa trên bản báo cáo tài chính của công ty năm 2008, đó là chúng tôi giả thiết rằng công ty chỉ huy động vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu và huy động vốn vay qua một kênh duy nhất là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Trong các báo cáo tài chính của năm 2008 cũng không thấy nhắc tới các khoản nợ vay do phát hành trái phiếu công ty. Khi đó, công thức của WACC được tính như sau :
WACC = Ws.Rs + Wb.Rb.(1-Tc)
Trong đó Ws : là tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
Rs : lợi suất yêu cầu, hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Wb : tỉ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn
Rb : chi phí sử dụng vốn vay
Tc : thuế thu nhập doanh nghiệp
Chúng ta sẽ đi xác định từng yếu tố trong công thức tính WACC để xác định chi phí sử dụng vốn bình quân mà công ty hiện giờ đang chấp nhận, qua đó xác định hiệu quả của cấu trúc vốn công ty, từ đó đưa ra giải pháp tái cơ cấu lại cấu trúc vốn nếu cần thiết. Trước tiên, chúng ta sẽ xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex:
Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần (Rs) :
Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex niêm yết lần đầu trên thị trường chứng khoán Hà Nội (HASTC) vào ngày 29/11/2006. Mã chứng khoán của công ty là PLC.
Dưới đây là mức giá trung bình của cổ phiếu PLC trong năm 2008, lợi suất từng ngày của cổ phiếu PLC, cùng với chỉ số VN Index và mức lợi suất thi trường Rm từng ngày (thông tin được thu thập từ trang fpts.com.vn ) :
Ngày
Mã
Trung
loi suat tung ngay
Index
loi suat tung ngay
bình
31/12/2008
PLC
21
-0.94%
105.12
-0.30%
30/12/2008
PLC
21.2
0.47%
105.44
-0.06%
29/12/2008
PLC
21.1
0.48%
105.5
-0.11%
26/12/2008
PLC
21
0.00%
105.62
0.62%
25/12/2008
PLC
21
-1.87%
104.97
0.59%
24/12/2008
PLC
21.4
1.90%
104.35
-0.86%
23/12/2008
PLC
21
0.48%
105.25
-2.41%
22/12/2008
PLC
20.9
1.95%
107.85
0.12%
19/12/2008
PLC
20.5
-1.44%
107.72
-0.46%
18/12/2008
PLC
20.8
-5.45%
108.22
0.73%
17/12/2008
PLC
22
5.26%
107.44
0.82%
16/12/2008
PLC
20.9
-5.43%
106.57
-3.38%
15/12/2008
PLC
22.1
1.84%
110.3
4.15%
12/12/2008
PLC
21.7
0.00%
105.9
3.95%
11/12/2008
PLC
21.7
4.83%
101.88
1.63%
10/12/2008
PLC
20.7
-0.96%
100.25
-2.77%
9/12/2008
PLC
20.9
4.50%
103.11
3.00%
8/12/2008
PLC
20
-7.41%
100.11
-3.31%
5/12/2008
PLC
21.6
-6.09%
103.54
-2.89%
4/12/2008
PLC
23
1.77%
106.62
2.36%
3/12/2008
PLC
22.6
0.89%
104.16
0.66%
2/12/2008
PLC
22.4
-2.61%
103.48
-0.47%
1/12/2008
PLC
23
0.00%
103.97
-0.22%
28/11/2008
PLC
23
6.98%
104.2
6.75%
27/11/2008
PLC
21.5
3.37%
97.61
-1.96%
26/11/2008
PLC
20.8
-2.80%
99.56
-5.40%
25/11/2008
PLC
21.4
-1.83%
105.24
0.70%
24/11/2008
PLC
21.8
-2.24%
104.51
0.59%
21/11/2008
PLC
22.3
0.00%
103.9
-2.43%
20/11/2008
PLC
22.3
-5.51%
106.49
-3.98%
19/11/2008
PLC
23.6
-2.88%
110.9
-0.43%
18/11/2008
PLC
24.3
0.41%
111.38
0.93%
17/11/2008
PLC
24.2
-2.02%
110.35
-2.41%
14/11/2008
PLC
24.7
6.93%
113.07
2.20%
13/11/2008
PLC
23.1
6.45%
110.64
-2.10%
12/11/2008
PLC
21.7
-2.25%
113.01
0.62%
11/11/2008
PLC
22.2
-4.31%
112.31
-5.10%
10/11/2008
PLC
23.2
-4.92%
118.35
1.71%
7/11/2008
PLC
24.4
-6.51%
116.36
-4.72%
6/11/2008
PLC
26.1
-4.04%
122.12
-2.48%
5/11/2008
PLC
27.2
5.84%
125.23
5.55%
4/11/2008
PLC
25.7
5.76%
118.64
5.10%
3/11/2008
PLC
24.3
-5.45%
112.88
-1.74%
31/10/2008
PLC
25.7
2.80%
114.88
2.63%
30/10/2008
PLC
25
5.93%
111.94
4.19%
29/10/2008
PLC
23.6
6.79%
107.44
2.28%
28/10/2008
PLC
22.1
4.74%
105.05
-0.13%
27/10/2008
PLC
21.1
-5.80%
105.19
-5.73%
24/10/2008
PLC
22.4
-5.49%
111.58
-3.26%
23/10/2008
PLC
23.7
-6.32%
115.34
-6.27%
22/10/2008
PLC
25.3
-1.56%
123.05
-2.97%
21/10/2008
PLC
25.7
4.47%
126.81
3.01%
20/10/2008
PLC
24.6
-3.15%
123.1
-1.77%
17/10/2008
PLC
25.4
0.00%
125.32
0.84%
16/10/2008
PLC
25.4
-3.05%
124.28
-5.93%
15/10/2008
PLC
26.2
3.97%
132.12
2.92%
14/10/2008
PLC
25.2
6.78%
128.37
7.57%
13/10/2008
PLC
23.6
-2.48%
119.34
-0.44%
10/10/2008
PLC
24.2
-6.56%
119.87
-7.28%
9/10/2008
PLC
25.9
2.78%
129.28
1.37%
8/10/2008
PLC
25.2
-4.18%
127.53
-5.52%
7/10/2008
PLC
26.3
-6.74%
134.98
-5.86%
6/10/2008
PLC
28.2
-2.76%
143.38
-5.68%
3/10/2008
PLC
29
3.57%
152.02
-0.61%
2/10/2008
PLC
28
6.06%
152.96
2.18%
1/10/2008
PLC
26.4
-0.75%
149.7
0.77%
30/09/2008
PLC
26.6
-6.67%
148.55
-5.97%
29/09/2008
PLC
28.5
2.15%
157.98
-1.45%
26/09/2008
PLC
27.9
6.49%
160.31
2.08%
25/09/2008
PLC
26.2
-1.87%
157.04
3.68%
24/09/2008
PLC
26.7
-4.98%
151.47
-0.75%
23/09/2008
PLC
28.1
2.55%
152.62
1.45%
22/09/2008
PLC
27.4
6.61%
150.44
3.22%
19/09/2008
PLC
25.7
2.39%
145.74
7.10%
18/09/2008
PLC
25.1
-6.69%
136.08
-5.98%
17/09/2008
PLC
26.9
-5.61%
144.74
-6.67%
16/09/2008
PLC
2