Trong thời kỳ kinh tế thị trường, nhất là nước ta mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) khiến chúng ta đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để hòa nhập với cộng đồng, để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đối với sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước thì áp lực đó càng lớn. Đòi hỏi chúng ta phải trau dồi kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa để bắt kịp với sự phát triển của kinh tế toàn cầu.
Với sinh viên Việt Nam do tập trung học quá nhiều vào lý thuyết còn thực hành thực tế lại hạn chế khiến cho khi ra trường sinh viên gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Điều đó đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi cách thức giảng dạy và cần cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn.
Đối vơi những sinh viên năm thứ tư của khoa kinh tế và quản lý, vào cuối năm sau khi đã học xong đa số các học phần thuộc chuyên ngành khoa thường tổ chức cho sinh viên đi thực tập kinh tế trong vòng 4 tuần. Đợt thực tập này nhằm làm cho sinh viên có thể:
• Phát triển kỹ năng lựa chọn chuyên đề thực tập kinh tế
• Xác định được những nhu cầu về dữ liệu và nguồn dữ liệu phục vụ cho chuyên đề đã chọn
• Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, quan hệ với các cơ sở kinh doanh để thu thập dữ liệu phục vụ cho chuyên đề đã chọn
• ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được tưc các học phần đã học vào việc gặp phải trong phạm vi của chuyên đề đã chọn
• xây dựng quan hệ ban đầu tốt với cơ sở kinh doanh để chuẩn bị cho thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp của năm sau.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công tác lao động tiền lương của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1:Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 2
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 3
1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ 5
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn 7
Phần 2: Phân tích công tác lao động,tiền lương của công ty 12
2.1 Cơ cấu lao động của công ty 12
2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động 14
2.3 Tuyển dụng lao động 17
2.4 Đào tạo và đào tạo lại. 19
2.5 Tổng quỹ lương của doanh nghiệp 22
2.6 Các hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp 24
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện. 31
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, nhất là nước ta mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) khiến chúng ta đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để hòa nhập với cộng đồng, để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đối với sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước thì áp lực đó càng lớn. Đòi hỏi chúng ta phải trau dồi kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa để bắt kịp với sự phát triển của kinh tế toàn cầu.
Với sinh viên Việt Nam do tập trung học quá nhiều vào lý thuyết còn thực hành thực tế lại hạn chế khiến cho khi ra trường sinh viên gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Điều đó đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi cách thức giảng dạy và cần cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn.
Đối vơi những sinh viên năm thứ tư của khoa kinh tế và quản lý, vào cuối năm sau khi đã học xong đa số các học phần thuộc chuyên ngành khoa thường tổ chức cho sinh viên đi thực tập kinh tế trong vòng 4 tuần. Đợt thực tập này nhằm làm cho sinh viên có thể:
Phát triển kỹ năng lựa chọn chuyên đề thực tập kinh tế
Xác định được những nhu cầu về dữ liệu và nguồn dữ liệu phục vụ cho chuyên đề đã chọn
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, quan hệ với các cơ sở kinh doanh để thu thập dữ liệu phục vụ cho chuyên đề đã chọn
ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được tưc các học phần đã học vào việc gặp phải trong phạm vi của chuyên đề đã chọn
xây dựng quan hệ ban đầu tốt với cơ sở kinh doanh để chuẩn bị cho thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp của năm sau.
Để chuẩn bị cho đợt thực tập này em đã chọn công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam để thực tập. Đây là công ty thuận tiện cho em trong việc xin số liệu để làm về để tài “lao động và tiền lương”
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty và đặc biệt là bác Dương Minh Sơn (Trưởng Phòng) đã tạo điều kiện và giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Ngoài ra em còn được chỉ bảo tận tình của cô Thu Thuỷ đã hướng dẫn em lấy số liệu và viết báo cáo tốt hơn.
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam ( VIMEDIMEX VN), tiền thân là công ty xuất nhập y tế I Hà Nội ( VIMEDIMEX HANOI ), trụ sở công ty được đạt tại: 138 Giảng Võ - Ba Đình – Hà Nội. công ty được thành lập từ năm 1985, là công ty đầu tiên được bộ y tế giao nhiệm vụ hoạt động kinhh doanh XNK các mặt hàng chuyên ngành y tế bao gồm: Dược phẩm, máy móc, trang thiết bị, vật tư, y tế, hóa chất, tinh dầu, dược liệu, mỹ phẩm…tổ chức triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược thường niên.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt nam thuộc Bộ y tế được thành lập từ năm 1985 đến 9/2006 chuyển sang cổ phần hóa, sau 21 năm hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước, công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trinh kinh doanh, có nhiều bạn hàng trong nước và ngoài nước, điều đó có ý nghĩa hết sức quan trong trong qua trình phát triền của các doanh nghiệp hiện nay, nhất là đối với với nhưng doanh nghiệp cổ phần hóa. Trước khi công ty cổ phần hóa, công ty có 1 vị trí quan trọng trong việc cung cấp Dược – Mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, các nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất thuốc của các nhà máy. Đồng thời công ty cũng là nơi nghiên cứu và chế biến các loại thuốc tân tiến.
Công ty luôn khẳng định vị trí hàng đầu trên thương trường bằng uy tín, kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia, nhân viên lành nghề, hiệu quả hợp tác và kinh doanh của mình; giữ vững và phát triển thương hiệu VIMEDIMEX VN. Công ty có quan hệ bạn hàng với trên 300 doanh nghiệp tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đại lý cho nhiều hãng
sản phẩm, nhà sản xuất trang thiết bị y tế nổi tiếng không những ở trong nước mà còn ngoài nước.
Mạng lưới hoạt động của công ty trải khắp các tỉnh thành và địa phương trong cả nước. Công ty đã, đang và sẽ là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam các mặt hàng dược liệu, tinh dầu, dược phẩm xuất khẩu. Nghành nghề kinh doanh không ngừng được mở rộng, công ty đã liên doanh liên kết, đầu tư, hợp tác với các công ty trong các lĩnh vực trong và ngoài nước trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, kiều hối, dịch vụ khám chữa bệnh, hội thảo, hội nghị…với cam kết chất lượng là hàng đầu.
Với phương châm “ cùng hợp tác, cùng phát triển” công ty cổ phần XNK Y tế Việt nam ( VIMEDIMEX VN ) sẽ luôn là đối tác tin cậy của các bạn hàng trong và ngoài nước.
Tổng số cổ phần của công ty là 1.500.000 vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.(quy mô nhỏ)
Trong đó: Nhà nước : chiếm giữ 55%
Cổ đông khác: chiếm giữ 45%
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1. Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các ngành hàng chính dưới dây:
- Dược phẩm: tân dược, đông dược, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán....
- Nguyên liệu, hoá chất, phụ liệu để sản xuất thuốc, bao bì dược và các sản phẩm y tế khác.
- Dược liệu, tinh dầu, hương liệu, dầu động vật.
- Mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, thực phẩm chức năng (Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học).
- Trang thiết bị, máy móc dụng cụ bao bì cho sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị và dụng cụ vật tư y tế.
- Hoá chất xét nghiệp và kiểm nghiệm (các hoá chất phục vụ cho ngành y dược).
- Vác xin sinh phẩm.
- Các loại hoá chất thông dụng, các loại nguyên liệu vật tư dùng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, điện - điện tử.
- Các mặt hàng nông, lâm, hải sản; hàng thủ công mỹ nghệ.
- Các mặt hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng khác.
2. Kinh doanh dịch vụ:
- Dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác.
- Giao nhận, kho vận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thu đổi ngoại tệ và kiều hối.
- Hội chợ triển lãm, quảng cáo tiếp thị
- Khách sạn, nhà hàng và hướng dẫn du lịch
3. Đại lý ký gửi, đại lý tiêu thụ cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
4. Hợp tác, liên kết liên doanh với các công ty, đơn vị trong và ngoài nước.
5. Sản xuất thuốc và trang thiết bị vật tư y tế.
6. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.
CÁC HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ HIỆN TẠI BAO GỒM : BÁN DƯỢC
PHẨM,TRANG THIẾT BỊ,DỤNG CỤ Y TẾ.
1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là 1 công ty không lớn, các sản phẩm kinh doanh còn ít, không đa dạng nên quy trình công nghệ của công ty đơn giản. Công ty nhập khẩu, mua sản phẩm đã hoàn thành, sau đó cung cấp cho các bên kinh doanh hoặc trở thành trung gian với bên thứ 3. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu sơ chế, sau đó chế biến thành những sản phẩm hoàn chỉnh-> tung ra trên thị trường.
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Công ty bao gồm 10 phòng trong đó có 7 phòng trực tiếp sản xuất kinh doanh, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Lạng sơn, các quầy thuốc được đạt tại Hà nội.
\
Qua
sơ đồ ta thấy: các bộ phân phòng ban này liên kết với nhau theo một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhất định đó là cơ cấu chức năng.Với cơ cấu bộ máy quản lý này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa,chỉ đảm nhận một hoặc một số chức năng nhất định,hoàn toàn phù hợp với đặc tính sản xuất của công ty,chính vì vậy mà phát huy được thế mạnh của các bộ phận,các phòng ban trong công ty.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức tại các phòng và các chi nhánh.
1.4.2.1 Phòng tổ chức hành chính ( TCHC )
A.. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty để phát huy hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
- Giúp cho Tổng Giám đốc quản lý cán bộ, công nhân viên thuộc Công ty về:
Hồ sơ công ty và hồ sơ cán bộ.
Đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
Tuyển dụng nhân viên.
Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tiến hành trả lương, đóng BHXH cho công nhân viên.
……….
Tham mưu việc bố trí, sắp xếp, đề bạt khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty.
Theo dõi công tác: bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật về kinh tế, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, phòng chống lũ lụt, thiên tai….có thể xảy ra.
B. Tổ chức thực hiện các công việc:
- Quản lý con dấu.
- Lưu trữ công văn, tài liệu quy định trong chức năng nhiệm vụ.
- Văn thư ( Nhận, phát, lưu trữ công văn đi – đến ) và báo chí ấn phẩm.
- Soạn thảo và đánh các văn bản, chỉ thị, quyết định của ban TGĐ công ty.
- Cung cấp văn phòng phẩm, các thiết bị dụng cụ văn phòng cho Ban TGĐ công ty và phòng TCHC.
- Thường trực bảo vệ văn phòng của công ty.
- Quản lý, mua sắm, tổ chức việc thực hiện: xây dựng sửa chữa nhà cửa, điện nước trang thiết bị văn phòng công ty.
- Quản lý xe ôtô của văn phòng công ty. Phục vụ lãnh đạo và CBCNV công ty đi công tác và công việc khác bằng ôtô khi được lãnh đạo công tu duyệt
- Tổ chức công tác phục vụ khách đến liên hệ công tác ( khách nội), các công việc tạp vụ ( vệ sinh nơi làm việc, môi trường) phục vụ hội nghị của công ty.
- Trưởng phòng tổ chức hành chính được ký giấy đi đường, giấy giới thiệu cho CBCNV công ty đi công tác; ký thông báo nội bộ và ký sao y bản chính tài liệu, theo quy định của công ty.
1.4.2.2 Phòng tài chính kế toán ( TCKT )
A. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của công ty, đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tổ chức công tác kế toán: Theo dõi, ghi chép, giám sát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra nội bộ về chứng từ mua bán, chi tiêu, cung cấp thường xuyên và đầy đủ các thông tin về tiền tệ, hàng hóa, chi phí… để phục vụ cho lãnh đạo công ty chỉ đạo công tác kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà nước.
- Quản lý quỹ tiền mặt và vật ngang giá tại công ty.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối nội, đối ngoại theo quy định của Nhà nước.
- Giúp Tổng Giám đốc kiểm tra và giám sát các phương án kinh doanh, đề ra các biện pháp quản lý vốn có hiệu quả.
- Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện các quy định về chế độ tài chính, kế toán lập báo cáo kế toán.
- Theo định kỳ, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và báo cáo kết quả phân tích cũng như ý kiến đề xuất cho Tổng Giám đốc hàng tháng, quý, năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công.
B. Tổ chức
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng. Giúp việc cho Kế toán trưởng có từ 01 đến 02 phó phòng.
1.4.2.3 Phòng kế hoạch – Hợp tác quốc tế ( KH_ HTQT )
A Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh của toàn công ty hàng tháng, quý, năm. Giúp Tổng Giám Đốc theo dõi và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong toàn Công ty. Báo cáo thống kê theo quy định.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc và công ty về pháp luật kinh tế ( đối nội – đối ngoại ), nghiên cứu các văn bản, chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh để hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện.
Nghiên cứu thị trường, tìm và xậy dựng mạng lưới thương nhân phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu, đầu tư của công ty. Nghiên cứu theo dõi giá hàng xuất, nhập khẩu để tham mưu cho Tổng Giám đốc và các đơn vị kinh doanh. Giúp Tổng Giám đốc theo dõi và quản lý các dự án liên doanh với nước ngoài.
Giúp Tổng Giám đốc quản lý và tổng hợp các hoạt động đối ngoại trong toàn công ty ( thu xếp, tham gia các buổi làm việc với khách ngoại, phiên dịch, biên dịch…), làm thủ tục xuất nhập cảnh cho đoàn ra, đoàn vào, quản lý và vận hành máy fax phục vụ cho công tác giao dịch của công ty.
Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo. Tổ chức công tác triển lãm, hội chợ, hội thảo.
Giúp Tổng Giám đốc trong công tác dược chính, quản lý chất lược hàng hóa và các quy chế, chế độ kinh doanh dược của Bộ y tế.
Quản lý kho hàng, chất lượng hàng hóa, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa qua kho an toàn và theo đúng quy chế quy định.
Lập các dự án đầu tư, quản lý dự án, nghiệm thu đưa công trình đầu tư và sử dụng, lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư, phối hợp cùng phòng Tài chính – Kế toán tiến hành quyết toán vốn đầu tư.
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, chống trộm cắp tại kho hàng công ty.
Tổ chức bốc xếp, giao nhận hàng hóa kịp thời, chính xác theo đúng quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám đốc phân công.
1.4.2.4 Trung tâm kinh doanh dược mỹ phẩm ( TT KKD DMP )
A Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chuyên ngành xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán: dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, hóa chất, phụ liệu, bao bì để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, và các mặt hàng của công ty được phép kinh doanh và Nhà nước cho phép.
- Nghiên cứu và nắm bắt tình hình, dự báo khả năng thị trường giá cả, các thông tin kinh tế, các quy chế, các chế độ phục vụ kinh doanh của công ty. Hướng dẫn sử dụng các mặt hàng kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch và các phương án kinh doanh, đề xuất với lãnh đạo và thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh được duyệt có hiệu quả.
- Duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ trong nội bộ Công ty với bạn hàng trong và ngoài nước để xây dựng mạng lưới bán hàng ổn định lâu dài trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.
- Tổ chức thực hiện các liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để thực hiên phát triển thị trường nhập khẩu thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động gia công được, đóng gói lẻ hoặc đóng gói nhỏ.
- Tái xuất khẩu ( không qua gia công ) hàng nhập khẩu sang các nước thứ ba.
- Tổ chức và thực hiện công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo về các mặt hàng và dịch vụ kinh doanh nói trên.
- Kinh doanh các mặt hàng, ngành nghề khác trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của Công ty.
- Tự cân đối thu chi đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, làm nghĩa vụ nộp tiền lãi vay, lợi nhuận và các chi phí khác ( nếu có) theo quy định của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám đốc giao.
B. Tổ chức.
- Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng
Giúp việc cho Giám đốc Trung tâm có từ 01 đến 02 Phó Giám đốc.
- Trung tâm có thể được tổ chức các tổ chuyên môn sâu trực thuộc ( nhập khẩu, marketinh, gia công dược…) và các hiệu thuốc bán buôn, bán lẻ để để thuận lợi trong quản lý và hoạt động có hiệu quả.
Phần 2: Phân tích công tác lao động,tiền lương của công ty
2.1 Cơ cấu lao động của công ty
2.1.1 Cơ cấu theo chất lượng
Năm
2005
2006
2007
ĐH Dược
25
20
20
ĐH khác
71
77
77
Trung học Dược
3
3
2
Trung học khác
4
4
3
Sơ cấp Dược
9
9
4
CN kỹ thuật
0
4
4
LĐ không qua đào tạo
19
17
9
Bảng I : Thống kê số liệu công nhân qua các năm ( đơn vị: người )
2.1.2 Cơ cấu theo số lượng
Năm
2005
2006
2007
2007/2005
Tổng số lao động
131
134
119
90,84%
Lao động trực tiếp sản xuất
83
85
76
91,57%
Lao động phụ
1
1
1
100%
Lao động quản lý
47
48
42
111,9%
Bảng II : Thống kê số lượng nguồn nhân lực trong từng khu vực
( Đơn vị: người)
2.1.3 Cơ cấu theo giới tính
2007/2005
Tuyệt đối
Tương đối
Số lao động nữ
59
61
58
- 1
- 1,69%
Số lao động nam
72
73
61
- 11
- 15,28%
ữ
-35 Tuyệt đối
-36 Tương đối
13
12
3
-
-
22,03%
19,67%
5,17%
-
-
Tổng số
131
134
119
- 12
90,84%
Bảng III: Thống kê số lượng nguồn nhân lực theo giới tính
( Đơn vị: người)
2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động
A. THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
Thời gian làm việc
1. Mọi người lao động trong Công ty đều phải làm việc đủ 8 giờ trong một ngày và đủ từ 40 giờ đến 48 giờ trong một tuần.
Do đặc thù công việc, bảo vệ tại văn phòng Công ty và bảo vệ tại kho hàng phải đảm bảo trực 24h/24h, người làm công tác bảo vệ phải đảm bảo thời gian làm việc 48h/tuần; thời gian làm việc của người làm công tác bảo vệ tại kho Di trạch thực hiện theo hình thức khoán gọn.
Nếu phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo quy định của Nhà nước) hoặc có tính chất đặc biệt do Công ty quy định thì người lao động có thể được rút ngắn thời gian làm việc, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 6 giờ trong một ngày.
2. Thời gian làm việc của người lao động làm việc theo giờ hành chính bao gồm những người làm việc ở các đơn vị kinh doanh; các đơn vị quản lý kinh doanh và phục vụ kinh doanh như sau:
Sáng: Từ 8h00 đến 12h00
Chiều: Từ 13h00 đến 17h00
Thời gian nghỉ ngơi
1. Đối với người lao động khi làm việc theo ca 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 30 phút (làm đêm được nghỉ 45 phút) tính vào giờ làm việc.
2. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
3. Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong giờ làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương.
4. Ngày nghỉ hàng tuần: thứ bảy và chủ nhật. Đối với một số trường hợp đặc biệt do đặc thù công việc thời gian nghỉ ngơi thực hiện theo mục a điều 12. Thảo ước lao động tập thể ký ngày 26/04/2007.
5. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ theo điều 73 Bộ luật Lao động và đã được bổ sung năm 2007 như sau (tổng các ngày nghỉ lễ trong năm là 9 ngày):
+ Tết Dương lịch : 01 ngày (ngày 01 tháng 01 Dương lịch)
+ Tết Âm lịch : 01 ngày (01 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm Âm lịch)
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương : 01 ngày (10/3 Âm lịch)
+ Ngày Chiến thắng : 01 ngày (30/4 Dương lịch)
+ Ngày Quốc tế lao động : 01 ngày (01/5 Dương lịch)
+ Ngày Quốc khánh : 01 ngày (02/9 Dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
* Thời gian nghỉ phép (thực hiện theo điều 74 Bộ luật Lao động): Nếu người lao động có đủ 12 tháng làm việc trong năm thì được nghỉ phép theo quy định là 12 ngày trong điều kiện bình thường, 14 ngày trong điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại theo danh mục của Bộ Lao đọng - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định.
* Số ngày nghỉ phép tăng thêm theo thâm niên làm việc (thực hiện theo điều 75 Bộ luật lao động) cứ 05 năm công tác được nghỉ thêm 01 ngày).
* Việc nghỉ phép thực hiện theo Thoả ước lao động tập thể của Công ty đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội xác nhận ngày 16/52007 và được Tổng Giám đốc Công ty chấp nhận.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của BCH Công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho người lao động.
1. Người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
* Kết hôn : nghỉ 03 ngày
* Con kết hôn : nghỉ 01 ngày
* Bố, mẹ (bên chồng, bên vợ) chết,
vợ hoặc chồng chết, con chết : 03 ngày
2. Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cầ