Đề tài Phân tích công việc của trường phòng marketing

- Công việc: là những việc làm mà một tổ chức đề ra để người lao động dựa vào đó để thực hiện chức năng của mình trong tổ chức. Qua những việc đó góp phần đưa tổ chức đạt tới mục tiêu của mình. Đồng thời, công việc là căn cứ để tổ chức kiểm tra, đánh gia năng lực làm việc của từng người lao động dựa vào kết quả họ đạt được. Ngoài ra, công việc còn có tác động đến chế độc lương bổng, thăng tiến trong tổ chức. - Nghề: là tổng hợp những công việc cùng nội dung, có liên quan đến nhau ở một mức độ nhất định nhưng đòi hỏi người lao động hiểu tổng quát, đồng bộ và nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệp cần thiết để thực hiện. Như công việc PR, tổ chức sự kiện, thiết kế pa-nô áp-phích, đề thuộc nghề marketing. - Phân tích công việc:là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu những công việc cụ thể trong tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng nên bản mô tả chi tiết công việc và bản tiêu chuẩn công việc. - Bản mô tả công việc: bao gồm những công tác cụ thể mà tổ chức giao cho người lao động, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động khi làm những công tác được giao, cũng như quyền hạng và các mối quan hệ cần thiết, kết quả cần đạt được sau khi hoàn tất việc. - Bản tiêu chuẩn công việc: là hàng loạt những quy định kiểu mẫu để chọn lựa người lao động vào vị trí thích hợp như tuổi tác, trình đô học vấn, chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm,

docx32 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công việc của trường phòng marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETING .cd. ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC CỦA TRƯỜNG PHÒNG MARKETING GVHD: Ths. Cảnh Chí Hoàng Nhóm thực hiện: Huỳnh Đức Khánh Hưng Vũ Thị Thùy Linh Cao Nữ Hoàng Phương Ly Tô Thị Phương Nga Lê Huỳnh Diễm Phúc Phan Châu Thông Nguyễn Hoàng Anh Thư Nguyễn Thị Thanh Thương Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015 MỤC LỤC Mục lục bảng – sơ đồ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân tích công việc 2 Sơ đồ 1.2 Tiến trình phân tích công việc 4 Bảng 2.1 Bản tiêu chuẩn mô tả công việc trưởng phòng marketing 18 Cơ sở lí luận về phân tích công việc: Một số khái niệm: Công việc: là những việc làm mà một tổ chức đề ra để người lao động dựa vào đó để thực hiện chức năng của mình trong tổ chức. Qua những việc đó góp phần đưa tổ chức đạt tới mục tiêu của mình. Đồng thời, công việc là căn cứ để tổ chức kiểm tra, đánh gia năng lực làm việc của từng người lao động dựa vào kết quả họ đạt được. Ngoài ra, công việc còn có tác động đến chế độc lương bổng, thăng tiến trong tổ chức. Nghề: là tổng hợp những công việc cùng nội dung, có liên quan đến nhau ở một mức độ nhất định nhưng đòi hỏi người lao động hiểu tổng quát, đồng bộ và nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệp cần thiết để thực hiện. Như công việc PR, tổ chức sự kiện, thiết kế pa-nô áp-phích, đề thuộc nghề marketing. Phân tích công việc:là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu những công việc cụ thể trong tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng nên bản mô tả chi tiết công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Bản mô tả công việc: bao gồm những công tác cụ thể mà tổ chức giao cho người lao động, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động khi làm những công tác được giao, cũng như quyền hạng và các mối quan hệ cần thiết, kết quả cần đạt được sau khi hoàn tất việc. Bản tiêu chuẩn công việc: là hàng loạt những quy định kiểu mẫu để chọn lựa người lao động vào vị trí thích hợp như tuổi tác, trình đô học vấn, chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm, Sơ đồ và ý nghĩa phân tích công việc: Sơ đồ phân tích công việc: Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân tích công việc Ý nghĩa phân tích công việc: Đối với nhà quản trị: Phân tích đặc điểm kỹ thuật của công việc và xác định nhuồn nhân lực phù hợp với công việc để đạt hiệu quả cao nhất. Tạo cơ sở các chức năng quản trị nguồn nhân lực. Định hướng cho quá trình phân công nhân lức cho các việc vào thời điểm hiện tại và trong tương lai dài hạn. Xem xét các trường hợp bổ sung nguồn nhân lực từ công ty hay tuyển dụng thêm nguồn nhân lực vào vị trí còn thiếu. Đánh gia chất lượng công việc làm cơ sở cho mức lương bổng và thù lao cũng như trợ cấp cho người lao động. Mô tả được tính chất công việc có gây hại cho sức khỏe và sự an toàn của người lao động giúp người quản trị đưa ra quyết định loại bỏ yếu tố ra khỏi công tác cụ thể. Tăng tính công bằng trong việc thăng chức, bổ nhiệm vào các vị trí, thưởng phạt công minh giữa các người lao động. Tạo động lực làm việc cho người lao động qua hạng mục mức trợ cấp và thưởng. Giúp nhà quản trị điều tiết nguồn lao động trong tổ chức. Giảm khoảng cách của nhà quản trị và người lao động. Đối với người lao động: Bản mô tả công việc giúp cho nhân viên hiểu rõ về nội dung yêu cầu của tính chất công việc và quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân người lao động, là động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được mức lương và chức danh họ kì vọng, không ngừng trao dồi kiến thức và nghiệm vụ cần thiết. Bản tiêu chuẩn công việc giúp người lao động hiểu được tố chất cần thiết phù hợp cho vị trí công việc đó. Tiến trình phân tích công việc: Tiến trình công việc thường được tiến hành theo các bước sau: Xác định mục đích của phân công công việc Soạn thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc Lựa chọn các công việc tiêu biểu Xử lý thông tin Thu thập thông tin cần thiết để phân tích công việc Thu thập thông tin cơ bản có sẳn Sơ đồ 1.2 Tiến trình phân tích công việc. Tham gia vào quá trình phân tích công việc phải có sự đóng góp của các nhà quản trị các cấp, chuyên gia phân tích, chuyên viên tư vấn và công nhân viên. Trước khi thực hiện việc phân tích công việc cần nhìn một cách bao quát về quá trình làm việc của toàn nhân viên. Bước 1: Xác định mục đích của phân công công việc. Xác định mục đích việc sử dụng thông tin để có phương pháp thu nhập hiệu quả. Bước 2: Thu thập thông tin cơ bản có sẳn. Thu thập các thông tin như sơ đồ tổ chức, sơ đồ tiến trình công việc và bảng mô tả công việc. Bước 3: Lựa chọn các công việc tiêu biểu. Giai đoạn này cần thiết khi trong tổ chức có quá nhiều công việc tương tự nhau. Mang ý nghĩa chọn lọc lại và săp xếp thứ tự làm của tất cả công việc trong tổ chức. Bước 4: Thu thập thông tin cần thiết để phân tích công việc. Thông tin cần tìm bao gồm: hoạt đông liên quan, thái độ ứng xử, điều kiện làm việc, cá tính và khả năng. Bước 5: Xử lý thông tin. Kiểm tra lại thông tin thu thập được với các nhân viên có liên quan chịu trách nhiệm làm và quản lý đương nhiệm. Bước 6: Soạn thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.Đây là mục tiêu hương đến khi phân tích công việc. Các phương pháp phân tích công việc: Các phương pháp phân tích công việc đều có những ưu và khuyết điểm nên tùy từng trường hợp mà nhà quản trị đưa ra các chọn lọc sao cho phù hợp với từng đối tượng và tính chất công việc. Bảng câu hỏi: Đối tượng tham gia vào khảo sát bảng câu hỏi là toàn bộ nhân viên trong tổ chức, từ cấp lãnh đạo. Qua bảng câu hỏi này nhà quản trị sẽ thu thập được một số thông tin quan trọng như tần suất làm việc, khối lượng công việc, năng suất làm việc của từng nhân viên trong một khoảng thới gian ngắn. Nhưng phương pháp có nhiều hạn chế về tính chân thật của câu trả lời do họ không có thời gian xử lí các câu hỏi và câu trả lời không đây đủ thông tin yêu cầu. Quan sát: Phương pháp này nhà quản trị nhìn nhận thông tin dưới con mắt chủ quan của người quản trị. Đòi hỏi người quản trị không bị ảnh hưởng bởi cảm xác cá nhân và có con mắt nhìn người. Phương pháp này chỉ hợp khi các công việc làm bằng thủ công - tay chân. Còn đối với công việc trí ọc thì không đủ cơ sở đưa ra kết luận. Phỏng vấn: Bao gồm cả hai phương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn theo nhóm. Đó là phương pháp phỏng vấn và kiểm tra chéo giữa người quản lý với người bị quản lý để có được thông tin đầy đủ và chính xác. Ghi chép lại trong nhật ký: Phương pháp này cần sự hợp tác của toàn nhân viên khi áp dụng mỗi nhân viên sẽ ghi lại nhật kí làm việc trong một ngày vào một quyển sổ. Phương pháp tuy là tự công nhân viên ghi nhưng sẽ hạn chế được mức độ phóng đại của công việc. Bảng danh sách kiểm tra: Danh sách này bao gồm các công việc chính cũng như liên quan. Để khi cá nhân đảm nhiệm công việc hoặc cấp quản trị trực tiếp của đương sự được yêu cầu kiểm tra xem mỗi mục có áp dụng cho công việc đang cần kiểm tra không. Bảng danh sách kiểm tra hữu dụng vì cá nhân dễ trả lời. Phân tích công việc của trưởng phòng marketing: Marketing là một trong những bộ phận có nhân lực dồi dào, công việc của họ đòi hỏi sự sáng tạo. Ở bộ phận marketing người có quyền hạn cao nhất là Giám đốc marketing , tuy nhiên người tiếp cận với nhân viên gần nhất và hoàn thành các công việc trước khi trình lên giám đốc bảng kế hoạch hoạt động chi tiết thì đó lại là do Trưởng phòng marketing phụ trách. Trưởng phòng marketing sẽ điều hành công việc và đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong phòng marketing. Như vậy, công việc cụ thể mà một trưởng phòng marketing cần phải làm là gì, quyền hạn cũng như quan hệ của họ đối với những bộ phận khác ra sao, đặc biệt tiêu chí để chọn ra một trưởng phòng marketing là gì. Những câu hỏi đó sẽ được lí giải qua bảng mô tả công việc và bảng tiêu chí chọn trưởng phòng marketing . Bảng mô tả công việc: Chức danh công việc Trưởng phòng Marketing Tóm tắt công việc: Trưởng phòng Marketing có trách nhiệm tổ chức thống nhất hoạt động marketing trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm đề xuất, lập mục tiêu marketing, lập ngân sách tài chính để thực hiện các hoạt động marketing, phân tích chi phí, đo lường hiệu quả thương mại. - Điều hành hoạt động của bộ phận marketing có hiệu quả Nhiệm vụ: Công việc mang tính chiến lược: a. Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu: - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là chất lượng phục vụ: tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng,triển khai thực hiện tốt các chương trình hậu mãi, bảo hành sản phẩm.. - Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và cộng đồng. - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, các hành động bảo vệ môi trường để hình ảnh công ty ngày càng gần gũi hơn đối với mọi người. - Cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc kịp thời và chính xác cho khách hàng, tạo dựng uy tín và nâng cao vai trò, sự cần thiết về sản phẩm của công ty. b. Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường: - Tích cực, chủ động trong công tác tổng hợp nghiên cứu thị trường, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm thị trường, loại hình dịch vụ nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra về tổng hợp và khai thác thông tin trên cơ sở đề xuất kế hoạch hành động cho từng giai đoạn phát triển. - Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường, phân tích lợi thế sản phẩm công nghệ, đánh giá đối thủ và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo và mở rộng lợi thế kinh doanh, phát triển thương hiệu của Công ty. - Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài mang lại để tận dụng thời cơ có những chiến lược marketing thích hợp theo từng hoàn cảnh, giai đoạn - Định hướng về thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu mới. - Dự đoán và triển khai hạn ngạch doanh thu hàng năm. Phân tích xu hướng và kết quả; thiết lập chiến lược định giá; đề xuất giá bán, cạnh tranh. - Tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, phát triển hệ thống kênh phân phối toàn diện. c. Thực hiện các chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt: - Hoạch định chiến lược kinh doanh: xác định các mục tiêu marketing, chiến lược marketing phù hợp với các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty. - Thiết lập ngân sách cho hoạt động Marketing dựa trên kế hoạch thực hiện và đảm bảo kiểm soát tốt các chi phí thuộc phạm vi phụ trách, được quyền duyệt thu chi trong phạm vi ngân sách được giao. - Xây dựng các hoạt động, tổ chức thực hiện theo các chương trình kế hoạch marketing: kế hoạch quảng cáo, chương trình khuyến mãi, PR,mở rộng mạng lưới phân phối,nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, marketing hỗn hợp, nghiên cứu thị trường . - Đề ra các phương án, giải pháp để hoàn thành tốt các mục tiêu của marketing nói riêng và của công ty nói chung. Đạt được các mục tiêu kinh doanh và Marketing bằng cách đóng góp các thông tin và các đề xuất về hoạt động kinh doanh và Marketing cho các tổng kết và kế hoạch chiến lược.Đạt được các mục tiêu tài chính của hoạt động kinh doanh và tiếp thị bằng cách dự đoán nhu cầu, theo dõi ngân sách hàng năm; lập kế hoạch chi tiêu; phân tích các biến động; khởi xướng các hành động khắc phục. - Theo dõi, kiểm tra tiến trình công việc, điều chỉnh, báo cáo tình hình thực hiện cho ban giám đốc d. Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách hàng: - Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu. - Hỗ trợ cho các bộ phận khác thực hiện theo các chương trình marketing. - Chuẩn bị bài báo cáo, tham dự các cuộc họp theo định kỳ hay trong các trường hợp đột xuất. Công việc quản lý bộ phận marketing: - Hỗ trợ giám đốc marketing về các chiến lược phát triển thị trường, phát triển hình ảnh, thương hiệu cho công ty, nâng cao uy tín cho công ty. - Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cao hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động của Phòng - Trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong phòng Marketing - Chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu trong nguồn ngân sách đã hoạch định và hiệu quả hoạt động của phòng Marketing. - Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế, quy định về hoạt động của phòng Marketing - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trực thuộc trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế, nội quy, quy định công ty; thực hiện đánh giá và báo cáo Tổng Giám đốc về việc chấp hành các quy định này của nhân viên trực thuộc - Tổ chức các chương trình học, đào tạo và tái đào tạo các kiến thức chuyên môn và các kĩ năng cho các nhân viên trong phòng Marketing. - Thực hiện công tác điều động nhân sự, thuyên chuyển công tác thuộc phạm vi bộ phận mình. Công việc tác nghiệp: a. Công việc tác nghiệp với bộ phận khác trong công ty: - Phối hợp và hỗ trợ Phòng kinh doanh trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả (thông qua tư vấn giao tế, phát ngôn, ....). - Kết hợp với Trung tâm Dịch vụ khách hàng, phòng Kinh doanh, và các phòng ban liên quan khác trong công tác tổ chức-triển khai hoạt động hỗ trợ khách hàng; xây dựng và phát triển chất lượng dịch vụ khách hàng. Xác định các yêu cầu của Khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này ; Đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Công ty. - Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các thành viên Ban Giám đốc Công ty, và làm việc sâu sát thực tế đối với hoạt động của các Đơn vị kinh doanh và các bộ phận dưới quyền ; đảm bảo mục tiêu chung - Phối hợp với phòng ban phát triển sản phẩm để thiết kế những sản phẩm đổi mới – đáp ứng nhu cầu khách hàng thuộc những phân khúc thị trường khác nhau và đề xướng kế hoạch xúc tiến sản phẩm phù hợp. - Phối hợp các trưởng bộ phận khác nhằm đưa ra các nhận định, biện pháp phối hợp giữa các bộ phận liên quan đến việc bán hàng, giao nhận hàng, thông tin khách hàng, hàng hóa. - Cùng với phòng Nhân sự tiến hành định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cho nhân viên marketing. b. Công việc tác nghiệp với bên ngoài công ty: - Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, báo chí tạo hình ảnh tốt đẹp của công ty trước công chúng để đảm bảo hình ảnh Công ty được thể hiện một cách tốt nhất ra công chúng. - Giải quyết các khiếu nại của khách hàng, nhà phân phối. - Tạo dựng và suy trì mối quan hệ tốt với các đối tác trong nước và quốc tế Các nhiệm vụ khác - Tham dự những chương trình đào tạo, hội nghị chuyên đề, hội thảo cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực liên quan đến phát triển kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Cập nhật kiến thức ngành nghề bằng cách tham dự các buổi hội thảo đào tạo; xem các ấn phẩm chuyên ngành; thiết lập mạng lưới quan hệ cá nhân, gia nhập vào tổ chức chuyên nghiệp của ngành nghề - Chịu trách nhiệm bảo mật, tính chính xác, trung thực và hậu quả xảy ra thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình được phân công. - Thực hiện các trách nhiệm được quy định trong các quy chế, quy trình của Công ty và các công việc khác do cấp trên Mối quan hệ trong công việc: Do tính chất công việc marketing đòi hỏi phải có mối liên hệ với nhiều bộ phận khác để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, tùy theo công việc đang thực hiện là gì mà trưởng phòng marketing sẽ có mối quan hệ qua lại với những bộ phận khác như sau: Quan hệ công việc trong công ty. Ban lãnh đạo công ty : Khi công ty có những hợp đồng mới, ban lãnh đạo sẽ họp mặt với giám đốc marketing cũng như trưởng phòng marketing để triển khai những thông tin của bảng hợp đồng và để bộ phận marketing có hướng thực hiện. Trưởng phòng marketing sẽ nhận lệnh từ ban lãnh đạo và nắm rõ hết những yêu cầu từ họ và có nhiệm vụ triển khai lại với nhân viên. Mặt khác, khi những công việc đã được lên ý tưởng, trưởng phòng sẽ mang bảng kế hoạch hoạt động chi tiết lên ban lãnh đạo để xin ý kiến, khi nhận được sự đồng ý thì trưởng phòng sẽ nhận được lệnh thực hiện bảng kế hoạch đó. Đồng thời phải báo cáo công việc hàng tháng cho ban lãnh đạo một cách cụ thể. Như vậy, ban lãnh đạo và trưởng phòng marketing có quan hệ chặt chẽ trong công việc, trước khi thực hiện một công việc mới, trưởng phòng marketing đều phải thông qua ý kiến của ban lãnh đạo không chỉ một mà nhiều lần thì mới được phép thực hiện. Phó phòng Marketing: Trong phòng Marketing, trưởng phòng tiếp xúc nhiều với phó phòng. Phó phòng sẽ là người cùng với trưởng phòng tiếp nhận công việc từ cấp trên, đồng thới cũng nhau bàn bạc, phân tích công việc một cách chi tiết. Phó phòng sẽ cùng trưởng phòng lên hướng giải quyết công việc trước khi triển khai cho nhân viên trong phòng, khi trưởng phòng vắng mặt thì phó phòng cũng sẽ thay mặt điều hành công việc giúp trưởng phòng. Sau ban lãnh đạo, trưởng phòng và phó phòng sẽ phải thường xuyên hội ý và phân tích công việc với nhau, vì vậy trưởng phòng marketing cũng có mối quan hệ rất mật thiết với phó phòng. Trưởng phòng, phó phòng các bộ phận khác: Hoạt động marketing không chỉ hoạt động một cách riêng lẻ mà để thành công, bộ phận marketing còn phải kết hợp với những phòng khác để công việc được hoàn thiện hơn. Chính vì vậy trưởng phòng marketing còn phải có mối quan hệ với những trưởng phòng hoặc phó phòng các phòng ban khác như, trưởng, phó phòng bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận nhân sự. Vì là những người đứng đầu các phòng ban, nên họ tiếp nhận công việc cũng như nhận kết quả hoạt động. Trưởng phòng marketing luôn phải hợp tác với bộ phận bán hàng để biết được tình hình bán sản phẩm ra sao, trước khi đi vào bán hàng thì bộ phận marketing sẽ làm nhiệm vụ thiết kế, trang trí kệ trưng bày sản phẩm và cũng là bộ phận lên ý tưởng cũng như hình thức bán. Chính vì vậy, việc các nhân viên bán hàng có thực hiện tốt được yêu cầu mà bộ phận marketing đưa ra hay không đòi hỏi việc kiểm tra giám sát một phần từ trưởng phòng marketing. Trưởng phòng marketing phải gặp gỡ để trình bày ý tưởng của phòng mình đến trưởng phòng bán hàng hiểu và triển khai đúng như yêu cầu của trưởng phòng marketing và bộ phận marketing, Ngoài ra, trưởng phòng marketing cũng thường xuyên kết hợp với những bộ phận khác như bộ phận nhân sự, trưởng phòng marketing sẽ đưa ra những tiêu chí cũng như chức vụ cần tuyểnnhân sự một cách rõ ràng với trưởng phòng nhân sự để họ có thể tuyển đúng người cần thiết như yêu cầu. Bên cạnh đó, trưởng phòng marketing còn có những mối quan hệ khác với nhiều bộ phận trong công ty để có thể kết hợp với họ đến những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực marketing khi cần thiết nhằm hoàn thành công việc thật tốt. Với các nhân viên trong phòng Marketing: Nhân viên marketing một trong những đối tượng mà trưởng phòng marketing tiếp xúc nhiều nhất. Cùng môi trường làm việc cũng như cùng thực hiện một dự án trưởng phòng phải thường xuyên gặp gỡ với các nhân viên của mình. Sau khi tiếp nhận công việc từ cấp trên, trưởng phòng marketing sẽ phổ biến tính chất dự án mới và phân công cụ thể công việc cho từng nhân viên. Bên cạnh đó, hằng ngày trưởng phòng cũng thường xuyên giám sát hoạt động làm việc của nhân viên cũng như thường xuyên lắng nghe những ý tưởng của họ để chọn ra ý tưởng sáng tạo nhất. Để công việc marketing diễn ra thành công, trưởng phòng marketing và nhân viên cũng phải có sự phối hợp ăn ý với nhau, để có được một tập thể làm việc hiệu quả, trưởng phòng cũng nên tạo sự thân thiện, gầy dựng sự đoàn kết trong nội bộ. Từ những điều đó cho thấy, trưởng phòng phải có mối quan hệ thân thiết, hiểu ý nhau để có thể tạo sự tin cậy khi làm việc. Công nhân trong công ty: Đối với các nhân viên trong công ty, trưởng phòng marketing cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, với những công nhân trong bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật vì trưởng phòng marketing phải trực tiếp theo dõi và quan tâm đến bộ phận này để đảm bảo những sản phẩm được sản xuất đúng thời hạn và chất lượng. Quan hệ công việc bên ngoài công ty: Trưởng phòng marketing còn có những mối quan hệ bên ngoài công ty, điển hình là với một số đối tượng như sau: Đối với khách hàng: Marketing rất quan tâm đến khách hàng, họ quan tâm rằng những sản phẩm của công ty có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng kh
Luận văn liên quan