Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau hơn 20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, nghèo đói và bắt đầu những bước phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã mở ra ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư. Thị trường Việt Nam hiện nay đã và đang cung cấp nhiều kênh đầu tư sinh lợi: thị trường vàng, thị trường bất động sản hoặc cũng có thể gửi tiết kiệm ngân hàng. Và không thể không nhắc đến một kênh đầu tư hết sức quan trọng - Thị trường chứng khoán.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời này của TTCKVN đánh một dấu mốc quan trọng cho giới đầu tư trong nước. Ngày 29/05/2006, Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, luật này ra đời đã tạo được môi trường pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến thời điểm này, đã có 109 mã CK niêm yết tại HOSE và 97 mã CK niêm yết tại HNX.
Năm 2010, khủng hoảng tài chính đã được đẩy lùi và nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi, với chức năng như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, TTCKVN đang có những bước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Với mỗi nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng luôn là tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình. Vậy đầu tư như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất ? Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong mọi trường hợp. Giải quyết bài toán này là cả một quá trình từ việc cân nhắc, phân tích, lựa chọn và quản lý danh mục đầu tư.
Bằng những kiến thức đã được học và tham khảo thực tế, thông qua quá trình phân tích và tìm hiểu, với những nguồn lực hiện có của mình chúng tôi quyết định đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán.
71 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11009 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(((
Trường Đại học Kinh tế
Đại học Đà Nẵng
(((
QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đặng Hữu Mẫn
Nhóm thực hiện : Nhóm 34K07.2
Các thành viên :
1. Nguyễn Thị Hồng Xuân
2. Dương Thị Ngọc Sáu
3. Nguyễn Thị Thanh Huyền
4. Ngô Thị Lành
5.Trần Thị Thảo
6. Đặng Thị Ngọc Nin
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5
1.1 Phân tích vĩ mô thế giới 5
1.1.1 Kinh tế thế giới sau khủng hoảng 5
1.1.2 Kinh tế thế giới năm 2010 7
1.1.3 Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới 9
1.2 Phân tích vĩ mô Việt Nam 11
1.2.1 Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL 11
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp (Political) 11
1.2.2 Môi trường kinh tế (Economics) 13
1.2.2.1 Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural) 20
1.2.2.2 Môi trường công nghệ (Technological) 21
1.2.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam 22
Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH 25
2.1 Nhận xét chung 25
2.2 Ngành mía đường 26
2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 26
2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay 28
2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường 29
2.2.3.1 Thế mạnh 29
2.2.3.2 Cơ hội 30
2.2.3.3 Điểm yếu 30
2.2.3.4 Thách thức 31
2.2.4 Nhận định đầu tư 31
2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng 32
2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 32
2.3.1.1 Giới thiệu chung 32
2.3.1.2 Lý do lựa chọn 33
2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng 34
2.3.2.1 Thế mạnh (Strength) 34
2.3.2.2 Điểm yếu (Weakness) 35
2.3.2.3 Cơ hội (Opportunities) 37
2.3.2.4 Thách thức ( Threat) 38
2.3.3 Nhận định đầu tư 38
Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY 40
3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 40
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 40
3.1.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) 44
3.1.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 44
3.1.2.2 Ưu thế của khách hàng 45
3.1.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 45
3.1.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 45
3.1.2.5 Tác động của Chính Phủ 45
3.1.3 Phân tích tài chính 46
3.1.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 46
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 47
3.1.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 49
3.2 Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 50
(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE) 50
3.2.1 Giới thiệu chung về công ty 51
3.2.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 53
3.2.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 53
3.2.2.2 Ưu thế của khách hàng 54
3.2.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 54
3.2.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 55
3.2.2.5 Tác động của Chính Phủ 55
3.2.3 Phân tích tài chính công ty 55
3.2.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 55
3.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 57
3.2.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 59
Chương 4: PHẦN TÍNH TOÁN 60
4.1 Đo lương khả năng sinh lợi 60
4.2 Đo lường rủi ro 61
Chương 5: ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ 62
Chương 6: ÁP DỤNG THỰC TẾ 64
KẾT LUẬN 68
PHỤ LỤC 69
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau hơn 20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, nghèo đói và bắt đầu những bước phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã mở ra ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư. Thị trường Việt Nam hiện nay đã và đang cung cấp nhiều kênh đầu tư sinh lợi: thị trường vàng, thị trường bất động sản hoặc cũng có thể gửi tiết kiệm ngân hàng. Và không thể không nhắc đến một kênh đầu tư hết sức quan trọng - Thị trường chứng khoán.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời này của TTCKVN đánh một dấu mốc quan trọng cho giới đầu tư trong nước. Ngày 29/05/2006, Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, luật này ra đời đã tạo được môi trường pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến thời điểm này, đã có 109 mã CK niêm yết tại HOSE và 97 mã CK niêm yết tại HNX.
Năm 2010, khủng hoảng tài chính đã được đẩy lùi và nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi, với chức năng như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, TTCKVN đang có những bước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Với mỗi nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng luôn là tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình. Vậy đầu tư như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất ? Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong mọi trường hợp. Giải quyết bài toán này là cả một quá trình từ việc cân nhắc, phân tích, lựa chọn và quản lý danh mục đầu tư.
Bằng những kiến thức đã được học và tham khảo thực tế, thông qua quá trình phân tích và tìm hiểu, với những nguồn lực hiện có của mình chúng tôi quyết định đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán.
Bạn sẽ làm gì với 100 triệu đồng có trong tay ? Mua vàng, Bất động sản, Chứng khoán hay gửi tiết kiệm ?
Hãy tham khảo mô hình đầu tư của nhóm chúng tôi !
PHÂN TÍCH VĨ MÔ
Phân tích vĩ mô thế giới
Kinh tế thế giới sau khủng hoảng
Nền kinh tế thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt các định chế tài chính khổng lồ. Thị trường chứng khoán khuynh đảo. Kinh tế thế giới suy thoái. Thị trường hàng hoá biến động khôn lường. Dưới đây là một số thống kê của WB về các chỉ số kinh tế chính của thế giới trong ba năm 2007, 2008, 2009.
Bảng 1 : Thống kê một số chỉ số kinh tế chính của WB
( Thương mại thế giới
Kim ngạch thương mại của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sút giảm mạnh. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tính hết Q3/2009 thương mại hàng hóa thế giới theo giá hiện hành vẫn giảm 26.4% so với cùng kỳ năm trước (tính theo năm). Tại Mỹ, xuất khẩu giảm 21.5%, nhập khẩu giảm 29.1%. Trong khi đó, xuất khẩu Nhật Bản giảm 24.4%, nhập khẩu giảm 30.6%. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 20.5%, nhập khẩu giảm 11.8%. Kim ngạch thương mại ở các quốc gia phát triển cũng giảm mạnh.
Kim ngạch thương mại thế giới giảm mạnh phần lớn đều do sự giảm giá của các hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nhiên, nguyên vật liệu như dầu thô, sắt thép… Theo ước tính của WB, nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch thương mại năm 2009 chỉ sụt giảm 2.1%, trong khi kim ngạch thương mại các nước đang phát triển tăng trưởng 2.1%.
Tuy nhiên, có một tín hiệu lạc quan là thương mại thế giới đang có chiều hướng tăng lên khá mạnh, nhập khẩu tháng sau thường cao hơn tháng trước. Ngoài sức cầu đang tăng trở lại, thương mại thế giới còn được hưởng lợi từ sự tăng giá của nhiều hàng hóa. Tuy vậy, lo ngại lại đến từ việc các quốc gia dường như đang tăng cường hơn các chính sách bảo hộ để bảo vệ hàng hóa trong nước. Những vụ kiện thương mại và các chính sách bảo hộ gia tăng mạnh trong năm 2009, và nhiều khả năng tiếp tục tăng trong năm 2010.
( Thất nghiệp và lạm phát
Về thất nghiệp, dù kinh tế thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia vẫn ở mức cao. Tình trạng thất nghiệp ở mức cao cho thấy đà phục hồi kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu bền vững.
Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009 vẫn đứng ở mức 10%. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế Mỹ năm 1983. Thất nghiệp tại Mỹ đã liên tục tăng cao trong năm 2009 từ mức 7.4% vào tháng 1 tăng lên mức cao nhất 10.1% vào tháng 10.
Tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục tăng cao. Tính đến tháng 12/2009, tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu đang ở mức 10%, đây cũng là mức cao nhất trong năm. Một số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao như Tây Ban Nha 19.4%, Thổ Nhĩ Kỳ 13.4%, Ireland 12.5%. Ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức có tỷ lệ thất nghiệp lần lượt là 7.9%, 10% và 8.1%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tháng 12/2009 chỉ còn 5.1%, thấp hơn khá nhiều so với mức đỉnh 5.7% vào tháng 7. Tuy nhiên, đây cũng là mức khá cao so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình dài hạn của nước này.
Về lạm phát, Giá cả của hầu hết các hàng hóa đều giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng tháng 2 – 3/2009, sau đó bắt đầu phục hồi lại khá mạnh. Dưới đây là biểu đồ về giá của một số hàng hoá cơ bản trên thế giới
Biểu đồ 1: Một số chỉ số hàng hoá cơ bản của thế giới
Nguồn: VietstockFinance
Giá dầu thô từ mức đỉnh hơn 150 USD/thùng, chưa đầy 6 tháng sau đó xuống gần chạm mốc 30 USD/thùng vào giữa tháng 2/2009. Mức giá này tương đương với giá dầu thô vào năm 2004. Sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô như là một chỉ báo cho thấy kinh tế thế giới sẽ đi vào một giai đoạn suy thoái nặng nề. Tuy nhiên, ngoài dự đoán của nhiều người, giá dầu nhanh chóng phục hồi khá mạnh. Chỉ 4 tháng sau đó, giá dầu đã tăng gấp đôi lên trên mức 70 USD/thùng.
Giá cao su cũng tăng lên khá mạnh sau khi đạt mức đáy vào tháng 12/ 2008. Tính từ mức đáy cho đến nay giá cao su đã tăng hơn gấp 2 lần và hiện đang dao động quanh mức 1.3 USD/pound. Giá các mặt hàng nông sản, đường, cà phê, ngô và các kim loại cũng tăng lên khá mạnh.
Kinh tế thế giới năm 2010
( Tăng trưởng kinh tế
Theo ước tính của IMF, trong quý I/2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 4,3%, cao hơn mức kỳ vọng và gần sát mức đỉnh điểm 5% trước khủng hoảng; tuy nhiên, khả năng tăng trưởng có thể yếu dần vào giai đoạn nửa sau của năm 2010, phụ thuộc mức độ phục hồi của khu vực tư nhân, sự ổn định của khu vực tài chính, đặc biệt là khu vực đồng Euro. Dự báo cả năm 2010, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 4,25%, cao hơn nhiều so với mức -0,6% của năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, trong đó các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 7,6% trong Quý I/2010, riêng Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng tới 11,9%. Đối với các nước phát triển, Mỹ đang có tốc độ phục hồi nhanh hơn so với khu vực Châu Âu và Nhật Bản, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ.
( Lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát toàn cầu trong nửa đầu năm 2010 tăng so với năm 2009 những vẫn duy trì ở mức thấp và trong tầm kiểm soát. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế mạnh hơn thì lạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi cũng tăng nhanh hơn so với các nước phát triển do ảnh hưởng của các biện pháp mở rộng cung tiền mạnh mẽ tại các nước này trong năm 2009 (tỷ lệ lạm phát tháng 4/2010 tại Trung Quốc là 2,8% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó tại Mỹ là 2,2% và Khu vực Châu Âu là 1,5%). Riêng Nhật Bản vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát (-1,2%). Trong 4 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp tăng ở nhiều quốc gia, trong đó tỷ lệ tại Mỹ là 9,9%, khu vực Châu Âu là 10,1% và Nhật Bản là 5,1%.
( Thương mại quốc tế
Thương mại toàn cầu bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2009 với khối lượng thương mại tăng trên 10% (từ quý III/2010 đến quý I/2010). Trong quý I/2010, tổng kim ngạch thương mại của Mỹ tăng 20,88% so với quý I/2009 (nhập khẩu tăng 21,3% và xuất khẩu tăng 20,3%); riêng tháng 3/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008 (trên 28%), trong đó xuất khẩu tăng chủ yếu từ các sản phẩm dầu, máy phát điện, chất bán dẫn và nhập khẩu tăng chủ yếu do nhập khẩu dầu thô và ôtô sản xuất ở nước ngoài.
( Nợ công ở một số quốc gia
theo dự báo của IMF và ADB, các kế hoạch kích thích tài chính tại nhiều quốc gia đã làm cho tình trạng nợ công ngày càng tăng cao trong năm 2009 và tiếp tục tăng cao hơn trong năm 2010. Các nước phát triển nói chung và nhóm G7 nói riêng có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất với tỷ lệ dự báo trong năm 2010 lần lượt là 97,1% và 112,5% (tăng so với tỷ lệ 90% và 104,9% của năm 2009); riêng Mỹ, nợ công trong 5 tháng đầu năm 2010 đã tăng lên mức 90% GDP (tương đương 13.000 tỷ USD) và dự báo có thể tăng lên mức 92,6% vào cuối năm 2010. Các quốc gia mới nổi ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên nợ công vẫn duy trì ở mức vừa phải (khoảng 37% GDP trong năm 2009 và 2010). Tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, nợ công của một số nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trở nên trầm trọng ngay đầu năm 2010 và gây bất ổn trực tiếp cho toàn bộ khu vực đồng Euro; dự báo, nợ công năm 2010 của Hy Lạp lên tới 124,9% (trong đó nợ nước ngoài có thể lên tới 80%) trong khi thâm hụt ngân sách tiếp tục duy trì ở mức cao (-12,2%) dẫn đến nguy cơ vỡ nợ cao, tạo phản ứng lan truyền sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của cả khu vực. Mới đây, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch Rating đã hạ mức độ tín nhiệm đối với trái phiếu chỉnh phủ Hy Lạp, Bồ Đào Nha xuống mức thấp.
( Diễn biến tỉ giá
Trong 6 tháng đầu năm 2010, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro, GDP và AUD trong khi lại giảm giá đối với hầu hết các đồng tiền chủ chốt Châu Á. Nguyên nhân chính của việc đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro, GDP và AUD là do cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha gây ra. Trong khi, tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại tăng cao tại Mỹ trong quý I/2010 đã khiến đồng USD giảm giá so với các đồng tiền Châu Á – khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tính đến ngày 31/5/2010, đồng USD tăng 16,4% so với đồng EURO, tăng 11,22% so với GDP, tăng 5,93% so với AUD và giảm 1,89% so với JYP
( Diễn biến lãi suất của Ngân hàng trung ương các nước
Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHTW của hầu hết các nước tiếp tục duy trì lãi suất chủ chốt như cuối năm 2009 (0,25% tại Mỹ và Thuỵ Sỹ, 1% tại Châu Âu và Pháp, 0,5% tại Anh, 0,1% tại Nhật Bản, 2% tại Hàn Quốc, 5,31% tại Trung Quốc, 1,25% tại Thái Lan, 0,03% tại Singapore, 6,5% tại Indonesia,...), ngoại trừ NHTW Australia 3 lần tăng lãi suất từ 3,75% lên 4,5%, NHTW Canada tăng từ 0,25% lên 0,5%, NHTW Na Uy tăng từ 1,61% lên 1,75%.
Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới
Theo dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011 khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực. Triển vọng của các thị trường mới nổi cải thiện chút ít và các nhà đầu tư đang mua vào các tài sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang tạo ra những quan ngại về việc định giá đồng tiền có thể tạo ra bong bóng giá tài sản và dù khả năng suy thoái kép chưa hiện hữu, song vẫn phải mất một thời gian khá dài để sự phục hồi toàn cầu tới mức an toàn. Giới phân tích cho rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốn không bền vững. Giờ đây, hiệu quả của các gói kích thích này bắt đầu mờ nhạt dần và các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng euro sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn trong năm 2011. Cụ thể :
( Tại Mỹ, Thực trạng nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng toàn cầu năm 2011 với GDP của Mỹ dự kiến tăng 2,3% năm 2010, song sẽ giảm còn 1,5% năm 2011. Thị trường lao động và nhà đất của Mỹ được dự báo không mấy cải thiện và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế.
( Tại Nhật Bản, những quan ngại về việc đồng yên mạnh đang phủ bóng lên sự phát triển kinh tế, nhưng khó khăn hơn là cách kích cầu nội địa. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởng GDP năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt 3%. Tuy nhiên, mức tăng này sẽ giảm xuống còn 1,3% trong 2 năm tới.
( Tại EU, Khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, tình hình khu vực này cũng có phần cải thiện nhờ xuất khẩu của Đức tăng, với GDP của cả khối dự kiến đạt 1,4% năm 2010, song sẽ lại giảm xuống còn 0,8% vào năm tới. Tây Âu bị tác động khá nặng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp của khu vực này bắt đầu hồi sinh và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này được dự báo sẽ tăng trong 2 năm tới
( Châu Á vẫn đang ở vị trí tiên phong của quá trình phục hồi kinh tế thế giới nhờ sự cải thiện của hệ thống thương mại toàn cầu cũng như các gói kích cầu nội địa. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ chậm lại khi nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển giảm. GDP của châu Á dự kiến tăng 7,9% năm 2010 và giảm xuống còn 6,6% năm 2011. Gói kích cầu của Trung Quốc cùng với việc hệ thống ngân hàng tăng cường cho vay sẽ giúp Bắc Kinh đạt mức tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2010. Tuy nhiên, GDP của Trung Quốc năm 2011 sẽ giảm với dự kiến tăng 8,6%.
.( Mỹ Latinh cũng gây nhiều ngạc nhiên trong năm 2010 nhờ xuất khẩu hàng hóa tăng, thị trường việc làm hồi phục nhanh và thị trường Mỹ mạnh trở lại. Tuy nhiên, triển vọng năm 2011 sẽ không được "sáng sủa" lắm và nhiều khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại với khả năng giảm từ 5,2% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011.
( Trung Đông và châu Phi, tăng trưởng kinh tế tại khu vực Trung Đông và châu Phi năm 2010 được thúc đẩy nhờ giá dầu mỏ cao, chính sách nội địa được nới lỏng và nhu cầu nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Năm 2011, tăng trưởng tại các khu vực này vẫn duy trì ở mức 4,5%.
Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy kinh tế thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục phục hồi tuy vẫn còn nhiều trở ngại. Tuy nhiên nhà đầu tư hoàn toàn có quyền hi vọng về một tương lại sáng sủa của nền kinh tế, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc hay Việt Nam bởi những quốc gia này đang có tốc độ phát triển nhanh hơn hẳn các nước phát triển.
Phân tích vĩ mô Việt Nam
Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL
Nhóm chúng tôi đã sử dụng mô hình PESTEL để nghiên cứu, đánh giá sự tác động cũng như dự báo sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô đến các ngành kinh tế. Các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Môi trường chính trị - luật pháp (Political)
( Sự ổn định về chính trị
Việt Nam là một đất nước ổn định, an toàn về chính trị- xã hội và đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tư trên thế giới ngày càng hướng sự chú ý vào Việt Nam. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển.
( Hệ thống luật pháp
Hệ thống pháp luật ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, chặt chẽ hơn về quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động, hướng tới sự phát triển bền vững. Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các hiệp ước quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã và đang ký kết, đàm phán..thúc đẩy quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (Nguồn: Nghị quyết -Bộ Chính Trị)Xu hướng phát triển bền vững ngày càng thể hiện rõ hơn trong hệ thống pháp luật và các hoạt động của chính phủ Việt Nam. Việt Nam đang nhận thức và đeo đuổi mô hình phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường.(Nguồn: Báo Công Thương). Giai đoạn 2010 - 2015 sẽ là giai đoạn có rất nhiều sự đổi mới, trong đó, đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là nước Công nghiệp hóa vào năm 2020 sẽ là động lực thúc đẩy sự thay đổi các chính sách của chí