Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và ổn định vì thế nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Một phần không thể thiếu đó là ngành dịch vụ nói chung, và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thư giãn hoặc vừa thư giãn vừa làm việc nói riêng cũng phát triển và ngày càng được mở rộng hơn.
Đã từ lâu chúng ta biết về các quán cà phê với nhiều loại hình không gian khác nhau, món đề uống này có nguồn gốc từ Pháp và đến nay đã có rất nhiều những sản phẩm đồ uống được sáng tạo từ cà phê. Các quán cà phê được xây dựng và phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cà phê để thư giãn và tỉnh táo, nơi tán gẫu với bạn bè, một nơi làm việc nhẹ nhàng, hoặc rất nhiều lý do khác trong cuộc sống hiện đại. Trên đất nước Việt nam có rất nhiều hãng cà phê với hệ thống quán trải dài khắp đất nước, thương hiệu ngoại cũng có mà thương hiệu Việt cũng có. Và những quán cà phê không mang một thương hiệu lớn, chỉ kinh doanh nhỏ lẻ để thỏa mãn nhu cầu cho một bộ phận dân cư của một khu vực cũng có
Nhận ra được những lợi thế để kinh doanh cà phê và Mang khát khao nâng tầm cà phê Việt Từ rất sớm, David Thái- CEO Highlands Coffe đã xây đựng một chuỗi hệ thống các quán café mang thương hiệu Việt và những tinh hoa café Việt vươn tầm quốc tế, khởi đầu là Phillipines. Với sự thành công và ngày càng phát triển của Hignlands Coffe, đây là một doanh nghiệp trong ngành dịch vụ rất phù hợp để phân tích về quá trinh Marketing dich vụ của doanh nghiệp.
23 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Phân tích dịch vụ của Highland Coffe cơ sở Trần Đại nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2019
20165627
20165160
20165448
20165112
20165630
20165149
20165425
Đề tài: Phân tích dịch vụ của Highland Coffe cơ sở Trần Đại nghĩa
Giảng viên hưỡng dẫn: ThS Phạm Thị Thanh Hương
Mã lớp: 109770
Nhóm 07: Sinh viên MSSV
Lê Thị Thu Trang
Đỗ Danh Hải
Nguyễn Hồng Ngọc
Đỗ Thị Dương
Nguyễn Huyền Trang
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Tuyết Nga
HỌC PHẦN MARKETING DỊCH VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI TẬP NHÓM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. 1: Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng thị trường cà phê ở Việt Nam 3
Hình 1. 2: Biểu đồ thể hiện thị trường cà phê ở Việt Nam 4
Hình 1. 3: Biểu đồ thể hiện thị phần ngành cà phê của Việt Nam 5
Hình 2. 1: Cà phê phin đen đá 9
Hình 2. 2: Cà phê phin sữa đá 9
Hình 2. 3: Cà phê americano 9
Hình 2. 4: Cà phê caramel macchiato 9
Hình 2. 5: Cookies & Cream 10
Hình 2. 6: Trà thạch đào 10
Hình 2. 7: Bảng giá sản phẩm tại Highlands Coffee 11
Hình 2. 8: Bảng hiệu 14
Hình 2. 9: Voucher 17
Hình 3. 1: SWOT 19
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và ổn định vì thế nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Một phần không thể thiếu đó là ngành dịch vụ nói chung, và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thư giãn hoặc vừa thư giãn vừa làm việc nói riêng cũng phát triển và ngày càng được mở rộng hơn.
Đã từ lâu chúng ta biết về các quán cà phê với nhiều loại hình không gian khác nhau, món đề uống này có nguồn gốc từ Pháp và đến nay đã có rất nhiều những sản phẩm đồ uống được sáng tạo từ cà phê. Các quán cà phê được xây dựng và phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cà phê để thư giãn và tỉnh táo, nơi tán gẫu với bạn bè, một nơi làm việc nhẹ nhàng, hoặc rất nhiều lý do khác trong cuộc sống hiện đại. Trên đất nước Việt nam có rất nhiều hãng cà phê với hệ thống quán trải dài khắp đất nước, thương hiệu ngoại cũng có mà thương hiệu Việt cũng có. Và những quán cà phê không mang một thương hiệu lớn, chỉ kinh doanh nhỏ lẻ để thỏa mãn nhu cầu cho một bộ phận dân cư của một khu vực cũng có
Nhận ra được những lợi thế để kinh doanh cà phê và Mang khát khao nâng tầm cà phê Việt Từ rất sớm, David Thái- CEO Highlands Coffe đã xây đựng một chuỗi hệ thống các quán café mang thương hiệu Việt và những tinh hoa café Việt vươn tầm quốc tế, khởi đầu là Phillipines. Với sự thành công và ngày càng phát triển của Hignlands Coffe, đây là một doanh nghiệp trong ngành dịch vụ rất phù hợp để phân tích về quá trinh Marketing dich vụ của doanh nghiệp.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
Tổng quan về thị trường cà phê ở Việt Nam
Quy mô, tăng trưởng thị trường cà phê và tình hình sản xuất
Diện tích trồng cà phê năm 2018 đạt 688.400 ha, tăng 10.800 ha so với năm 2017. Dù tổng diện tích cà phê tăng nhưng diện tích trồng cà phê ở một số khu vực bị thu hẹp trong bối cảnh giá xuống thấp. Có thời điểm, giá cà phê chạm đáy 50 năm trong khi chi phí như xăng dầu và các dịch vụ, phân bón, thuốc trừ sâu tăng. Giá bán có lúc giảm xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất, khiến người nông dân không chú tâm vào chăm bón gây ảnh hưởng tới năng suất của mùa vụ. Do vậy, một số diện tích tái canh lại chuyển sang trồng sầu riêng, bơ, chanh leo và cây khác có giá trị cao hơn, dẫn tới diện tích cà phê giảm. Theo thống kê của Cục Trồng Trọt, diện tích bơ, sầu riêng lên 102.000 ha.
Về giá trị bán lẻ, năm 2018, thị trường cafe đạt gần 8500 tỉ VNĐ, tăng trưởng 6%. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đang chững lại so với trước đây, chỉ trung 6.5% trong 3 năm gần nhất so với tốc độ tăng trưởng nóng 18% năm 2013.
Souces: giacaphe.com/tag/tieu-thu-ca-phe/
Hình 1. 1: Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng thị trường cà phê ở Việt Nam
Tiềm năng và phân khúc khách hàng
Lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam vào cuối năm 2017 đã đạt mức 1,38kg/người/năm và sẽ tiếp tục tăng lên 2,6 kg/người/năm vào năm 2021. Riêng thị trường cà phê hòa tan được dự báo từ năm 2018 về sau sẽ đạt đến 7.000 tỷ đồng/năm, với mức tăng trưởng từ 8 - 10%/năm, tổng cầu của thị trường cà phê Việt vào khoảng 20.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa lớn của ngành cà phê Việt Nam.
Thị trường cà phê thường được chia thành 2 phân khúc lớn là cà phê rang xay và cà phê hòa tan. cà phê rang xay chiếm 1/3 thị trường, phần còn lại là của cà phê hòa tan. Trong phân khúc cà phê hòa tan cũng được chia làm hai phân khúc nhỏ là cà phê hòa tan nguyên chất và cà phê hòa tan trộn lẫn.
Souces: giacaphe.com/tag/tieu-thu-ca-phe/
Hình 1. 2: Biểu đồ thể hiện thị trường cà phê ở Việt Nam
Về người tiêu dùng, những khách hàng của cà phê thường rất trung thành, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
Theo báo cáo Ngành Nông nghiệp Việt Nam quý III/2017 của BMI Research, trong giai đoạn 2005-2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng từ 0,43 kg/đầu người/năm, lên 1,38 kg/đầu người/năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới, và dự báo lên 2,6 kg/người/năm vào 2021.
Báo cáo cũng cho biết sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017-2018 ước khoảng 2,55 triệu bao, do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê.
Riêng với thị trường cà phê hòa tan, nếu trước đây chỉ xoay quanh 3 đại gia Vinacafe Biên Hoà, Nestlé và Trung Nguyên thì này thêm nhiều đối thủ như TNI (King coffee), Ajinomoto (Birdy), PhinDeli,
Người chơi chính
Cà phê là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao tại Việt Nam. Điều đó được thể hiện từ sự đấu đá tranh mua cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI, đến sự tranh giành thị phần của 3 hãng cà phê Nestlé, Trung Nguyên, Vinacafé Biên Hòa và ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp của nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam.
Việc mua cà phê của người tiêu dùng Việt Nam khá dễ dàng, họ có nhiều sự lựa chọn trong các cửa hàng cà phê về chủng loại và giá được dự kiến sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh cửa hàng dịch vụ thực phẩm. Số lượng cửa hàng cà phê liên tục tăng đáng kể vì nhiều người tiêu dùng coi đây là nơi gặp gỡ bạn bè và các thành viên gia đình và cho các cuộc họp kinh doanh. Những người chơi chính dự kiến sẽ tăng đầu tư vào các hoạt động tiếp thị để kích thích nhu cầu về cà phê, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây cùng với sự phát triển của các chuỗi cafe là các chuỗi trà sữa, một loại thức uống khá thu hút giới trẻ.
Cà phê rang xay, hòa tan:
Nescafe của Nestle, G7 của Trung Nguyên, Vinacafe và Wake up của Vinacafé Biên Hòa, Cafe Phố của Food Empire Singapore là top 5 thương hiệu cafe hòa tan có mức độ nhận biết cao nhất. Nestle dẫn đầu với 35%, tiếp theo là Vinacafe với 20,3% và Trung Nguyên 18.7%, cuối cùng là Food Empire chỉ với 3.6%.
Hơn 21% còn lại là những thương hiệu, công ty khác. Điều này cho thấy thị trường cafe đã được định hình rất rõ, khó có cơ hội cho những tay chơi mới.
Hình 1. 3: Biểu đồ thể hiện thị phần ngành cà phê của Việt Nam
Souces: giacaphe.com/tag/tieu-thu-ca-phe/
Từ năm 2013, thị trường cà phê Việt Nam thực sự nóng lên khi Starbucks bắt đầu gia tăng sự hiện diện của mình và tiếp đến là chuỗi cà phê đến từ Hàn Quốc Coffee Bene, thương hiệu đến từ Mỹ PJ’s Coffee cùng chuỗi trong nước như The Coffee House, Trung Nguyên, Highlands, Phúc Long, Passio,
Tính đến hiện tại, hệ thống Highlands đang sở hữu số lượng quán nhiều nhất với gần 150 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành. Starbucks có khoảng 30 cửa hàng, Trung Nguyên hơn 60 cửa hàng, The Coffee House 80 cửa hàng, Chưa có chuỗi nào bày tỏ ý định dừng ở con số nhất định mà tiếp tục có kế hoạch đầu tư để mở rộng và phát triển.
Về mức độ quảng bá và cách tiếp cận cận khách hàng
Cà phê rang xay, hòa tan:
Người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của thương hiệu Nescafe nhất chiếm đến 39.2%, giữ khoảng cách khá xa với các thương hiệu còn lại trong top 5: G7 22.2%, Vinacafe 16.7%, Wake up 10.3%, Café Phố 8.0%.
Chuỗi cafe:
Thời điểm Starbucks vào Việt Nam với ầm ĩ các hoạt động truyền thông thu hút khách hàng cũng là lúc 2 chuỗi cà phê nội, là Phúc Long và The Coffee House ra mắt. Không ồn ào như Starbucks, nhưng Phúc Long Tea & Coffee lại khiến khách hàng, nhất là giới trẻ, mê mẩn với menu thức uống đa dạng, giá cạnh tranh nhưng cửa hàng hiện diện ở hầu hết vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM. The Coffee House không đầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, mà ghi điểm bằng thiết kế quán trẻ trung, ấn tượng, phù hợp với giới trẻ. Giá thức uống cũng ở mức khách hàng trung cấp chấp nhận.
Xu hướng thị trường
Cà phê sạch, rang xay tại chỗ
Xu hướng cà phê sạch gần như đã thay thế các loại cà phê trộn trước đây. Các quán cà phê nguyên chất xay tại chỗ ngày càng nhiều lên, nhiều chuỗi cà phê lớn công bố chỉ bán cà phê 100% không pha trộn. Tất cả đều nhấn mạnh đến các yếu tố sạch, mộc, nguyên chất, organic, thậm chí nâng tầm lên thành triết lý cà phê nhằm đánh vào tâm lý ưa sạch, sợ bẩn của người tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng cà phê bẩn đã khiến người tiêu dùng chuyển “gu” sang cà phê sạch, nguyên chất nên tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường này.
Cà phê uống liền:
Cocacola vừa gia nhập thị trường cà phê lon với sản phẩm cafe uống liền Georgia Coffee Max.Coca-Cola Việt Nam, một trong hai doanh nghiệp đứng đầu thị phần đồ uống có ga, vừa gia nhập thị trường cà phê lon với sản phẩm cà phê uống liền Georgia Coffee Max. Định vị thuộc dòng sản phẩm tầm trung với mức giá ngang một ly cà phê vỉa hè, đại diện hãng đồ uống này cho biết mục tiêu là thay đổi thói quen của người tiêu dùng vào những sản phẩm tiện lợi hơn. Tuy nhiên, đây có thể là bước đi khá khó khăn đôi với Cocacola khi thị trường cà phê bán lẻ tại Việt Nam luôn đạt đủ tiêu chí rẻ và tiện. Nếu không cẩn thận Coca có thể vấp phải cùng sai lầm với Macdo hay KingBurger.
Xu hướng lựa chọn cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận xuất xứ
Cà phê sạch, cafe đặc sản của vùng luôn được ưa chuộng và lựa chọn làm sản phẩm quà tặng thay cho các loại cà phê bán tràn lan trong siêu thị hiện nay. Người tiêu dùng đang hình thành những thói quen mới, và những thói quen này góp phần tạo nên xu hướng tiêu dùng mới.
Tổng quan thị trường về các chuỗi Café
Tại Việt Nam, các cụm từ "đi cà phê" hay "cà phê nhé!" được dùng không chỉ riêng cho việc uống cà phê mà còn mang ý nghĩa đặt một điểm hẹn để làm việc, chia sẻ và kết nối. Vì thế, nhu cầu về quán cà phê với vị trí, không gian đẹp, thiết kế bắt mắt rất được ưa thích.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, mô hình chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7% một năm. Trong năm 2015, ước tính cả nước có hơn 26.000 cửa hàng, trong đó số lượng hoạt động theo mô hình chuỗi chỉ chiếm 2% (tương đương khoảng 500 cửa hàng) nhưng dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới về cả số lượng và nâng dần tỉ lệ so với mô hình cửa hàng cà phê độc lập, chuỗi nhượng quyền thương hiệu.
Cạnh tranh khốc liệt, giá mặt bằng đắt đỏ nhưng các chuỗi cửa hàng cà phê ngoại và nội vẫn không ngừng ra đời, gia tăng số lượng cửa hàng để chiếm thị phần.
Đến cuối tháng 11/2018, dẫn đầu là Highlands Coffee với tổng cộng 233 cửa tiệm trên toàn quốc – nhiều hơn 100 cửa hàng cho với chuỗi đứng thứ 2 là The Coffee House. Những chuỗi lớn có tên khác như Starbucks, Trung Nguyên Legend, Phúc Long hay Cộng Cà phê có từ 40-60 cửa hàng.
Con số cửa hàng này tất nhiên sẽ còn tiếp tục tăng lên khi mà nhiều chuỗi luôn luôn dồn nguồn lực để gia tăng độ bao phủ của mình.
Giới thiệu về Highlands Coffee
Highlands Coffee là chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê, cùng các thức uống và các loại đồ ăn nhanh của Việt Nam, do David Thái sáng lập vào năm 1999. Hiện nay, Highlands Coffe đã có 240 cửa hàng trên toàn quốc và đang có dự định phát triển thêm thời gian tới.
Lịch sử hình thành thương hiệu
Giai đoạn từ năm 1996 đến 2002: là giai đoạn sơ khai
David Thái sinh năm 1972 tại Việt Nam. Năm 1979, gia đình anh tới định cư ở bang Seattle, Mỹ. Sau này, David theo học khoa Quản trị kinh doanh tại Đại học Washington. Năm 1996, David Thái trở lại Việt Nam. Anh bắt đầu sự nghiệp với quán cà phê Âu Lạc tự mở gần hồ Hoàn Kiếm. Tuy vậy, sau này anh phải rút khỏi cửa hàng do không được đầu tư.
Với doanh thu có được từ Âu Lạc, David Thái bắt đầu lại với các dự án mới. Năm 1998, anh trở thành người Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội. Năm 2000, anh là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty cổ phần.
Từ tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê, năm 1999, thương hiệu Highlands Coffee® ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hoà giữa truyền thống với hiện đại.
Tập đoàn Việt Thái (Viet Thai International - chủ sở hữu Highlands) được David Thái thành lập năm 2002. Tập đoàn mở cửa hàng cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, gần nhà thờ Đức Bà, sau đó có thêm một cửa hàng nữa ở Hà Nội
Giai đoạn từ năm 2008 đến 2011: Bán cổ phần cho Jollibee
Năm 2008, Việt Thái đã phục vụ hơn 5 triệu lượt khách, với 2 triệu bữa ăn và hơn 4 triệu ly cà phê.
Tính đến năm 2009, công ty đã mở 80 điểm bán hàng ở sáu tỉnh thành trên toàn Việt Nam (Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Đồng Nai).
Năm 2011, Viet Thai International bán 49% bộ phận kinh doanh ở Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh ở Hồng Kông cho tập đoàn Jollibee của Phillipines với mức giá 25 triệu USD. Thời điểm này, Highlands có 50 cửa hàng cà phê. Cũng trong năm này, Highlands mua lại chuỗi cửa hàng Phở 24 của ông Lý Quí Trung với mức giá khoảng 20 triệu USD
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay:
Năm 2015, Highlands mở rộng số cửa hàng lên 75, tính đến cuối tháng 3 năm 2017, công ty có tổng cộng 180 cửa hàng, trên 14 tỉnh thành của Việt Nam Tính đến tháng 2 năm 2019, hãng có 211 cửa hàng, đến hết tháng 4 năm 2019 doanh nghiệp có tới 240 quán.
Về Highlands Coffe Trần Đại Nghĩa
Là một cửa hàng trong hệ thống cửa hàng tại Hà nội, Highlands Coffe Trần Đại Nghĩa ở vị trí số 91 Trần Đại Nghĩa đối diện cổng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cửa hàng được đươa vào hoạt động chính thức từ tháng 10 năm 2018 với mong muốn đáp ứng nhu cầu thưởng thức café va thư giãn của quý khách hàng. Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng lượng khách tới với cửa hàng rất đông, đặc biệt là những ngày cuối tuần và ngày lễ. lượng khách tới với cửa hàng đa số là người trẻ có đô tuổi từ 18 tới 40 tuổi. Khách hàng tới đây thường là khách hàng theo nhóm, họ thường tới đây để trò chuyện và tán ngẫu.
Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ chính
Sản phẩm chủ chốt của Highlands Coffee là đồ uống (cà phê, nước ngọt, nước hoa quả, v.v.) và thức ăn nhanh (thịt, bánh mì). Hãng còn có hai thương hiệu chị em cùng thuộc Viet Thai International là Meet & Eat và Nineteen 11 (đều về ẩm thực).
Ở Highlands Coffe Trần Đại Nghĩa, các thức có đầy đủ trong danh sách chính và thống nhất của Highlands, khách hàng tới sẽ được phục vụ nhiệt tình. Đối với thức ăn nhanh ở quán có các món bánh mì mang hương vị và cách chế biến ở Việt nam, nhân làm từ thịt và phần bánh mì được làm giòn. Một đặc điểm ưu việt mà hệ thống Highlans cofffe Trần Đại Nghĩa và hệ thống Highlands coffe đều sử dụng đó chính là thẻ phục vụ tự động, đây là một giải pháp vô cùng tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Những tiện ích này làm cho khách hàng rất hài lòng về Highlands Coffe Trần Đại Nghĩa.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH 7P TẠI CƠ SỞ DỊCH VỤ
Phân tích thực trạng các thành phần trong marekting dịch vụ
Sản phẩm (Product):
Các sản phẩm cà phê Highlands Coffee (cơ sở trần đại nghĩa) bao gồm những sản phẩm cà phê mang phong cách việt nam cùng với dòng sảm phẩm đậm đà hương vị quốc tế với những dòng sản phẩm đa dạng như sau:
Cà phê phin: Việt Nam tự hào sở hữu một di sản văn hóa cà phê giàu có, và 'Phin' chính là linh hồn, là nét văn hóa thưởng thức cà phê đã ăn sâu vào tiềm thức biết bao người Việt. Cà phê rang xay được chiết xuất chậm rãi từng giọt một thông qua dụng cụ lọc bằng kim loại có tên là 'Phin', cũng giống như thể hiện sự sâu sắc trong từng suy nghĩ và chân thành trong những mối quan hệ hiện hữu. Bạn có thể tùy thích lựa chọn uống nóng hoặc dùng chung với đá, có hoặc không có sữa đặc. Highlands Coffee tự hào phục vụ cà phê Việt theo cách truyền thống của người Việt.
Dành cho những tín đồ cà phê đích thực! Hương vị cà phê truyền thống được phối trộn độc đáo tại Highlands. Cà phê đậm đà pha hoàn toàn từ Phin, cho thêm 1 thìa đường, một ít đá viên mát lạnh, tạo nên Phin Đen Đá mang vị cà phê đậm đà chất Phin.
Hình 2. 1 Cà phê phin đen đá
Hương vị cà phê Việt Nam đích thực! Từng hạt cà phê hảo hạng được chọn bằng tay, phối trộn độc đáo giữa hạt Robusta từ cao nguyên Việt Nam, thêm Arabica thơm lừng. Cà phê được pha từ Phin truyền thống, hoà cùng sữa đặc sánh và thêm vào chút đá tạo nên ly Phin Sữa Đá – Đậm Đà Chất Phin.
Hình 2. 2: Cà phê phin sữa đá
Cà phê espresso: Hãy quên đi những bộn bề cuộc sống để tìm thấy những niềm vui nho nhỏ từ ly Cà phê Espresso của Highlands Coffee. Bí quyết để cho ra hương vị đậm đà, tinh tế của một tách cà phê Espresso là phương pháp phối trộn độc đáo, công phu giữa hai loại cà phê Arabica và Robusta thượng hạng, và đặc biệt là không thể thiếu được kĩ năng pha chế điêu luyện từ các Barista của chúng tôi.
Americano tại Highlands Coffee là sự kết hợp giữa cà phê espresso thêm vào nước đun sôi. Bạn có thể tùy thích lựa chọn uống nóng hoặc dùng chung với đá.
Hình 2. 3: Cà phê americano
Bắt đầu từ dòng sữa tươi và lớp bọt sữa béo ngậy, sau đó hòa quyện cùng cà phê espresso đậm đà và sốt caramel ngọt ngào. Thông qua bàn tay điêu luyện của các chuyên gia pha chế, mọi thứ hoàn toàn được nâng tầm thành nghệ thuật! Bạn có thể tùy thích lựa chọn uống nóng hoặc dùng chung với đá.
Hình 2. 4: Cà phê caramel macchiato
Freeze không cà phê: Nếu bạn là người yêu thích những gì mới mẻ và sành điệu để khơi nguồn cảm hứng. Hãy thưởng thức ngay các món nước đá xay độc đáo mang hương vị tự nhiên tại Highlands Coffee để đánh thức mọi giác quan của bạn, giúp bạn luôn căng tràn sức sống.
Một thức uống ngon lạ miệng bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa cookies sô cô la giòn xốp cùng hỗn hợp sữa tươi cùng sữa đặc đem say với đá viên, và cuối cùng không thể thiếu được chính là lớp kem whip mềm mịn cùng cookies sô cô la say nhuyễn.
Hình 2. 5: Cookies & Cream
Trà: Hương vị tự nhiên, thơm ngon của Trà Việt với phong cách hiện đại tại Highlands Coffee sẽ giúp bạn gợi mở vị giác của bản thân và tận hưởng một cảm giác thật khoan khoái, tươi mới.
Vị trà đậm đà kết hợp cùng những miếng đào thơm ngon mọng nước cùng thạch đào giòn dai. Thêm vào ít sữa để gia tăng vị béo.
Hình 2. 6: Trà thạch đào
Ngoài ra, còn rất nhiều loại sản phẩm khác bán kèm. Như đã nêu ở trên là catalog chính của hàng Highlands coffee (cơ sở trần đại nghĩa).
Giá (Price):
Nhìn chung ở Highlands Coffee (cơ sở Trần đại nghĩa) có mức giá dao động quanh 40.000 đồng. Nhìn chung mức giá các sản phẩm đồ uống đồ uống ở đây có mức giá khá cao so với mặt bằng các sản phẩm từ café so các đối thủ cạnh tranh. Tại sao vậy? để trả lời câu hỏi này ta lại xét góc cạnh của khách hàng mục tiêu của cơ sở này hướng tới. Địa điểm đối diện với trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội nhưng khách hàng không phải là sinh viên bách khoa, sinh viên KTQD, sinh viên Xây Dựng, mà là giới thượng lưu, giảng viên các trường ví dụ giảng viên ĐHBKHN, dân văn phòng, nên dựa trên cảm nhận khách hàng định giá cao nghe vẻ hợp lí.
Với bảng giá cụ thể như sau:
Đvt: đồng
Loại sản phẩm
Giá
Trà thạch vải
39.000
Trà sen vàng
39.000
Freeze trà xanh
49.000
Freeze socola
49.000
Cookies&cream
49.000
Caramel phin freeze
49.000
Phin sữa đá
29.000
Phin sữa nóng
29.000
Espresso
44.000
Latte
54.000
Americano
44.000
Cappuccino
54.000
Hình 2. 7: Bảng giá sản phẩm tại Highlands Coffee
Souces: highlandscoffee.com.vn
Phân phối (Place):
Cơ sở nằm trên con đường lớn Trần Đại nghĩa, đối diện với ĐHBKHN, nhìn tổng thể trước khi bước vào quán là một không gian nửa mở nửa