Đề tài Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến tang trưởng kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar. Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 1/1/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư ( trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TỚI TANG TRƯỞNG KINH TẾ”. Đê tài được chia làm 3 phần chính: CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG Phần này đề cập đến một số khái niệm về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế với mục đích tạo thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích, nghiên cứu chương II & chương III. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế dựa vào các mô hình kinh tế lượng và phân tích thực tiễn Việt Nam thông qua các số liệu thu thập CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP Với phần này chúng ta sẽ xem xét lại tất cả các vấn đề đã được đề cập ở trên, từ đó rút ra được các bài học và kết luận cơ bản.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỀ TÀI: 1 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1 CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG I. Lí thuyết chung 4 1. Các lí thuyết chung về đầu tư 4 1.1. Khái niệm đầu tư 4 1.2. Phân loại các hình thức đầu tư 4 1.3. Đầu tư phát triển 4 a. Khái niệm 4 b. Đặc điểm 4 c. Vai trò 5 d. Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư phát triển 6 2. Các lí thuyết chung về tăng trưởng kinh tế 7 2.1. Khái niệm 7 2.2. Các tiêu chí đánh giá 7 II. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế 8 1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cầu. 8 a. Cơ sở lí thuyết. 8 b. Xây dựng mô hình lựa chọn. 9 2. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung. 10 a. Cơ sở lí thuyết. 10 b. Xây dựng mô hình lựa chọn. 11 3. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrad – Domar 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM I. Sử dụng kinh tế lượng phân tích tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 15 1. Mô hình kinh tế lượng để đánh giá đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế 15 1.1. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cầu ( hay là GDP) 15 1.2. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cung 17 2. Phân tích đánh giá hai mô hình 20 a. Xem xét phương sai sai số thay đổi 20 b. Xem xét sự tự tương quan 20 3. Những hạn chế của phương án phân tích bằng kinh tế lượng và nhận xét rút ra 21 II. Thực trạng ảnh hưởng của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế. 22 1. Đánh giá thông qua số liệu thu thập nguồn vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 22 b.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các thành phần kinh tế 26 c.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các ngành kinh tế 29 2. Phân tích thông qua hệ số ICOR 32 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 1.Huy động nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế 38 1.1.Tăng cường huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán 38 1.2 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của trung gian tài chính 39 1.3 Huy động vốn trong dân cư thông qua giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 39 1.4 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo bước đột phá mới để thu hút kiều hối, nâng cao năng lực cạnh tranh 39 2.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 40 2.1. Nguồn vốn đầu tư nhà nước 40 2.1.1.Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đầu tư 40 2.1.2.Tăng cường, đổi mới công tác quản lý Nhà nước về xây dựng 40 2.1.3.Công khai hóa vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước 41 2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước 41 2.3. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân 41 2.4.Nguồn vốn từ nước ngoài 41 2.5.Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực 42 LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến tang trưởng kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar... Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 1/1/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư ( trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TỚI TANG TRƯỞNG KINH TẾ”. Đê tài được chia làm 3 phần chính: CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG Phần này đề cập đến một số khái niệm về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế với mục đích tạo thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích, nghiên cứu chương II & chương III. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế dựa vào các mô hình kinh tế lượng và phân tích thực tiễn Việt Nam thông qua các số liệu thu thập CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP Với phần này chúng ta sẽ xem xét lại tất cả các vấn đề đã được đề cập ở trên, từ đó rút ra được các bài học và kết luận cơ bản. Đề tài của chúng em hoàn thành được là nhờ sự giúp đỡ trực tiếp, tận tình của TS. Từ Quang Phương. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của thầy để chúng em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức lý luận và kinh nghiêm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với hạn chế về mặt tài liệu nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Chúng em mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy để đề tài được tốt hơn. Hà nội, tháng 04 năm 2011. CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG I. Lí thuyết chung 1. Các lí thuyết chung về đầu tư 1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đặt được kết quả đó. Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. 1.2. Phân loại các hình thức đầu tư Căn cứ vào hoạt động chung nhất của hoạt động đầu tư, thì hoạt động đầu tư bao gồm: Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ba loại đầu tư này cùng tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. 1.3. Đầu tư phát triển a. Khái niệm Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. b. Đặc điểm - Quy mô tiền vốn ,vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn lớn ở đây được hiểu là so với năng lực tài chính của chủ đầu tư và so với yêu cầu của dự án. - Thời kỳ đầu tư thường kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đầu tư đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động. Người ta thường phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn thì đầu tư những phần khác nhau. - Thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư kéo dài : Là thời kỳ từ lúc công trình hoàn thành cho đến lúc công trình không sử dụng được nữa. - Qúa trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,kinh tế, xã hội. - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Lúc ít cung thì giá cao nhưng khi cung đã nhiều lên thì giá thành sẽ giảm xuống. Sau thời gian dài đầu tư thì doanh thu sẽ giảm so với trước . Khi đó lợi nhuận sẽ giảm và sẽ dẫn đến rủi ro. c. Vai trò + Đối với nền kinh tế: - Tác động đến tổng cầu của nền kinh tế: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần phải đầu tư. Đầu tư là 1 yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế - Tác động đến tổng cung của nền kinh tế: Nếu các yếu tố khác không đổi, tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Ngoài ra, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. - Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thẻ hiện ở công thức tính hệ số ICOR. - Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô,tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu ngành lãnh thổ, theo thành phần kinh tế. d. Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư phát triển +Hiệu quả đầu tư là lợi nhuận mà một doanh nghiệp đạt được do 1 dự án đầu tư mang lại. Lợi nhuận đó chính là số tiền mà doanh nghiệp đó nhận được lớn hơn số tiền mà họ đã bỏ ra. Hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau +Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư: Thu nhập – Chi phí – Môi trường đầu tư. Thu nhập phản ánh được lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán được cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.Khi thu nhập tăng nhu cầu về đơì sống của người dân tăng lên,khi đó làm cho hiệu quả của đầu tư tăng lên tương ứng. Và ngược lại nếu sản phẩm của doanh nghiệp mà không bán được doanh thu bán hàng không cao thì chứng tỏ đầu tư không hiệu quả. Chi phí đầu tư sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để tiến hành sản xuất trong 1 chu kì kinh doanh. Chi phí đầu tư sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là lãi suất và thuế. Một dự án đầu tư muốn đầu tư được thì phải có vốn để đầu tư. Vốn đầu tư. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất chính là cầu nối giữa cung và cầu về vốn đầu tư. Vấn đề quan trọng nhất của 1 dự án đầu tư là khả năng huy động vốn. Nếu vốn đầu tư lớn nhưng lãi suất mà quá cao thì việc huy động vốn cũng sẽ khó mà thực hiện được vì thế mà hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Ngoài lãi suất thì thuế cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đàu tư. Chính sách thuế có khuyến khích được các nhà đầu tư hay không ,có mang lại được hiệu quả đầu tư hay không là vấn đề mà đang được nhiều nước quan tâm. Môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư. Một quốc gia có nền chính trị ổn định,có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư ,có những chính sách về công nghệ khoa học,có hệ thống thông tin hiện đại giúp cho việc đầu tư được thuận lợi thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. 2. Các lí thuyết chung về tăng trưởng kinh tế 2.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít còn tốc độ tăng trưởng được dùng để so sánh sự gia tăng giữa các thời kỳ 2.2. Các tiêu chí đánh giá a. Tổng giá trị sản xuất( GO- Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). b. Sản phẩm quốc nội.(GDP- Gross Domestic Product): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn lãnh thổ của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross National Income): là tổng thu nhập từ sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). d. Thu nhập quốc dân( NI- National Income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân(GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế(Dp) e. Thu nhập quốc dân sử dụng( NDI- National Disposable Income) : là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. f. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người) Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề nâng cáo mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tực và ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia. II. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế 1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cầu. a. Cơ sở lí thuyết. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đối với tổng cầu thì đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng nếu các yếu tố khác không đổi. Phương trình tổng cầu: AD = C + I + G + NX Trong đó: C : Tiêu dùng của hộ gia đình I : Đầu tư ( khu vực ngoài nhà nước và các DNNN) G: chi tiêu của chính phủ NX= X - N : Xuất khẩu ròng = ( Xuất khẩu - Nhập khẩu) Khi ra quyết định đầu tư, luôn cần xem xét các yếu tố như sản lượng hiện tại và quá khứ, lãi suất , lạm phát, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái… để ra quyết định đầu tư. Hay nói cách khác, hàm đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố như trên. Vì vậy, ta giả định hàm đầu tư như sau: I = (1 + (2 ( GDPt + (3 ( GDPt-1 + (4 ( ER + (5 ( T + (6 ( r + (7 ( π Trong đó: GDPt : GDP năm t GDPt-1 : GDP năm t-1 ER : tỷ giá hối đoái( VNĐ/ USD) T : Thuế r : lãi suất π : lạm phát Thu nhập quốc dân hiện tại (GDPt) và quá khứ (GDPt-1) có tác động mạnh đến đầu tư . Khi thu nhập tăng thì tổng tiết kiệm (S) tăng, tiết kiệm (S) là nguồn vốn chủ yếu của đầu tư (I) do đó làm đầu tư (I) tăng. Thuế (T) có ảnh hưởng ngược chiều đến đầu tư (I), khi thuế (T) tăng sẽ làm giảm lợi nhuận, gây tích lũy thấp, do đó đầu tư (I) giảm Tỷ giá hối đoái (ER) tăng có nghĩa là đồng tiền ngoại tệ tăng giá, vì vậy nó sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào đầu tư, làm cầu đầu tư tăng. Lãi suất (r) tăng làm cho chi phí đầu tư tăng, hạn chế quy mô đầu tư, làm cầu đầu tư giảm. Lạm phát (π) tăng làm cho đồng vốn đầu tư giảm giá, hay chính là làm tăng rủi ro của đồng vốn đầu tư, làm cầu đầu tư giảm. b. Xây dựng mô hình lựa chọn. Theo như phân tích ở trên tổng cầu hay là GDP phụ thuộc vào nhân tố tiêu dùng của hộ gia đình (C) , đầu tư (I), tiêu dùng của chính phủ (G) và xuất nhập khẩu (NX). Nhưng các nhân tố đó phụ thuộc vào GDP của năm trước (GDPt-1), lãi suất (r), lạm phát (π), tỷ giá hối đoái (ER)… Để đơn giản hóa chúng ta giả định nhân tố lãi suất và lạm phát không đổi. Vì vậy ta có hàm sản lượng như sau GDPt = (1 + (2 ( I 2. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung. a. Cơ sở lí thuyết. Tổng cung là tổng lượng cung cấp hàng hóa cuối cùng của toàn bộ nền kinh tế. Khi tính tổng cung, các nhà kinh tế học loại trừ lượng cung cấp các hàng hóa trung gian dùng làm đầu vào cho sản xuất. Doanh thu từ bán tất cả các loại hàng hóa mà trừ đi phần doanh thu từ bán hàng hóa trung gian chính là phần giá trị gia tăng. Chính vì thế, tổng cung cũng chính là tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế. Giá trị gia tăng dùng để làm tiền công trả cho người lao động và làm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì thế, tổng cung cũng là thu nhập quốc dân. Tổng cung được tính thông qua: cung trong nước và cung nước ngoài. Cung trong nước đươc thể hiên thong qua các hàm sản xuất với các yếu tố như: lao động, vốn , khoa học kĩ thuật, tài nguyên,công nghệ … Q = F( K,L,T,R…) Trong đó: K: Vốn đầu tư L: Lao động T: Công nghệ R: Nguồn tài nguyên Chúng ta sử dụng mô hình Coob- Douglas để đánh giá tác động của các nhân tố, đặc biệt là nhân tố vốn (đầu tư), đến hàm sản xuất. b. Xây dựng mô hình lựa chọn. *Giả định của mô hình -Hai yếu tố đầu vào của mô hình là vốn và lao động. Vốn và lao động có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. -Năng suất biên của lao động tỉ lệ thuận với số lượng sản xuất trên một đơn vị lao động. -Năng suất biên của vốn tỉ lệ thuận với số lượng sản xuất trên một đơn vị vốn. *Xây dựng mô hình +Sản xuất trên một đơn vị lao động : P/ L +Năng suất cận biên của lao động: (P/(L Theo giả thuyết 2 ta có:  Điểu kiện: ( không đổi. Giữ K cố định . Lấy vi phân từng phần ta được  Hay  Lấy tích phân 2 vế:  Hay:  Vậy (1) Tương tự ta có:  (2) Từ (1), (2) ta có:  (3) Khi tăng yếu tố đầu vào m lần ta có:   *Nhận xét: Hiệu suất không đổi theo qui mô Hiệu suất tăng dần theo qui mô Hiệu suất giảm dần theo qui mô Để phân tích mô hình này ta giả định α + β = 1, như vậy, từ phương trình (3 ) ta có:   Vậy  Theo mô hình Harrard-Domar, biến P(L,K) được thể hiện thông qua sản lượng Y, mà sự thay đổi Y được thể hiện thông qua GDP. Vì vậy, ta dùng phương trình hồi qui phân tích có dạng:  Trong đó: -Biến Phụ thuộc là: GDP (đơn vị tính: tỉ đồng) -Biến độc lập gồm 02 biến: K: Lượng vốn đầu tư (ĐVT: tỉ đồng); L: Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (ĐVT: nghìn người). 3. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrad – Domar *Ý nghĩa của hệ số ICOR - Phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng. - Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuât + Công nghệ cần nhiều vốn hệ số ICOR cao + Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp - Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) - So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác: ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR thấp có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đang tăng vai trò của mình đối với tăng trưởng . - Sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt được mục tiêu đề ra. + Giải thích: Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư. Ta có: g = ∆Y/Y Trong đó: + Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP) + nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s = S/Y Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I) và mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = ∆K) Từ công thức hệ số ICOR ta có: k= ∆K/∆Y = I/∆Y Vì g = ∆Y/Y = (I∆Y)/(IY) = (I/Y):(I/∆Y) nên g = S/K + Nhận xét: Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau: + Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. + Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra Chương II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM. I. Sử dụng kinh tế lượng phân tích tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 1. Mô hình kinh tế lượng để đánh giá đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế 1.1. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cầu ( hay là
Luận văn liên quan