Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty, nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, công ty sẽ đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình. Không đảm bảo được khả năng sinh lãi, lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn.
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12401 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đà Nẵng, 05/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KẾ TOÁN
N
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH
Giáo viên hướng dẫn : Th.S HỒ TUẤN VŨ
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THU HIỀN
Lớp : K15KKT2
MSSV : 152314033
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TS bq
Tài sản bình quân
DN
Doanh nghiệp
TSCĐ
Tài sản cố định
BH &CCDV
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BCKQHĐKD
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
LNKKTT
Lợi nhuận kế toán trước thuế
BCĐKT
Bảng Cân đối kế toán
CP
Chi phí
DT
Doanh thu
ĐBTC
Đòn bẩy tài chính
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
NG
Nguyên giá
BCTC
Báo cáo tài chính
LNST
Lợi nhuận sau thuế
QLKD
Quản lý kinh doanh
VCSH bq
Vốn chủ sở hữu bình quân
DTT
Doanh thu thuần
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VLĐ
Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục các sơ đồ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
2.1
Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh
25
2.2
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán công ty.
27
2.3
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
29
Danh mục các bảng
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2010-2012
30
2.2
Tình hình biến động chi phí của công ty qua 3 năm 2010-2012
32
2.3
Tình hình biến động lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010-2012
34
2.4
Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua 3 năm 2010-2012
36
2.5
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty qua 3 năm 2010-2012
37
2.6
Hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty qua 3 năm 2010-2012
38
2.7
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng của công ty 2010-2012
41
2.8
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2010-2012
42
2.9
Khả năng sinh lời từ các hoạt động của công ty qua 3 năm 2010-2012
43
2.10
Tỷ suất sinh lời từ tài sản của công ty qua 3 năm 2010-2012
45
2.11
Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
45
2.12
Tỷ suất sinh lời từ VCSH của công ty qua 3 năm 2010-2012
47
2.13
Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
48
3.1
Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ
57
3.2
Bảng theo dõi tuổi nợ
59
3.3
Bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán
60
3.4
Bảng phân tích tình hình phải thu khách hàng
61
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của nước ta nói riêng đòi hỏi các công ty phải có nỗ lực rất lớn mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị công ty phải biết rõ thực lực của công ty mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp. Để làm được điều này nhà quản trị phải thực hiện nghiệm túc việc phận tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào việc phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đều có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng (ví dụ: các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, các nhà Quản trị doanh nghiệp …) nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định tuỳ theo các mục tiêu khác nhau. Đồng thời, thông tin của phân tích tình hình tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra các hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh, phát hiện những điểm không phù hợp để từ đó hoàn thiện cơ chế tài chính, điều chỉnh xu hướng kinh doanh, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững. Xuất phát từ vai trò của phân tích tình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, khi thực tập tại Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh trong 3 năm 2010,2011,2012” làm đề tài viết bài khóa luận tốt nghiệp. Bài khóa luận tốt nghiệp của em gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh
Phần III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty, nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, công ty sẽ đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình. Không đảm bảo được khả năng sinh lãi, lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn.
2.Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Bất kể công ty nào trong quá trình kinh doanh cũng đều hướng tới hiệu quả kinh tế.
- Kiểm tra đánh giá HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Giúp công ty nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình.
- Phát hiện những khả năng tiềm tàng của công ty.
- Là cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh.
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở công ty.
- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất định trong kinh doanh.
- Hữu dụng cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài công ty.
3.Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.1.Nhân tố bên trong của doanh nghiệp
3.1.1.Nhân tố con người.
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại này, hàm lượng chất xám ngày càng cao, trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp,nhất là cán bộ quản lý.
Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tốt từ khâu tuyển dụng đến việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngủ cán bộ quản lý.
3.1.2.Nhân tố tài chính.
Khả năng tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn có thể đưa ra những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp mình. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.3 Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu. Ngày nay vai trò của kỹ thuật được doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
3.2.Nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
3.2.1 Môi trường vĩ mô.
Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của Nhà nước và các yếu tố khác có liên quan.
3.2.2 Môi trường vi mô.
Đối với nhân tố khách quan, không một doanh ghiệp nào có thể loại bỏ hay thay đổi được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo của nhà quản lý của từng doanh nghiệp.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.Phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp so sánh chúng ta phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.
1.1.1. Tiêu chuẩn so sánh
Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các số gốc sau:
+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính.
+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm.
1.1.2. Điều kiện so sánh
+ Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính- kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lại theo nội dung quy định mới.
+ Phải có cùng phương pháp tính toán: trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính - kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán của nhà nước. Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào.
1.1.3. Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tốc độ phát triển…của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu. Số bình quân biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân…), hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất danh lợi bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất
1.2. Phương pháp loại trừ
1.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
a. Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn
- Phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính chỉ tiêu đó trên cơ sở sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng sắp xếp sau, nếu có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn thứ tự này. Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân tích, nếu tăng nhân tố này một đơn vị đồng thời cố định các nhân tố còn lại và tính ra kết quả, tăng nhân tố khác một đơn vị sản phẩm đồng thời cố định các nhân tố còn lại và tính ra kết quả, so sánh 2 kết quả vừa tính, nếu kết quả nào lớn hơn thì nhân tố đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích lớn hơn ( chủ yếu hơn ).
- Lần lượt thay thế từng nhân tố theo thứ tự nói trên, nhân tố nào đã thay thế xong thì lấy lấy giá trị thực tế từ đó, nhân tố nào chưa được thay thế thì phải lấy số liệu ở kì gốc hoặc kì kế hoạch.
- Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quả trước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch. Đó chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích.
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích.
b. Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Gỉa sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.
Chỉ tiêu phân tích: Q = a.b.c
Gọi Q1 là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kì gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Kì phân tích: Q1= a1.b1.c1
Kì gốc: Q0= a0.b0.c0
Do vậy, ta có đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nhân tố a:
Q(a) = a1.b0.c0 - a0.b0.c0
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:
Q(b) = a1.b1.c0 – a1.b0.c0
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:
Q(c) = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Q = Q(a) + Q(b) + Q(c)
1.2.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Bước 1: Gỉa sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.
Chỉ tiêu phân tích: Q = a.b.c
Gọi Q1 là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kì gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Kì phân tích: Q1= a1.b1.c1
Kì gốc: Q0= a0.b0.c0
Do vậy, ta có đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nhân tố a:
Q(a) = (a1- a0).b0.c0
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:
Q(b) = a1.(b1–b0).c0
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:
Q(c) = a1.b1.(c1–c0)
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Q = Q(a) + Q(b) + Q(c)
1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dung để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khi giữa chúng mối quan hệ dạng tổng, hiệu số. Chúng ta thường gặp các mối liên hệ cân đối như sau:Cân đối giữa tổng số tài sản với tổng số nguồn vốn, nguồn thu huy động với tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn,doanh thu với chi phí và kết quả, dòng tiền lưu chuyển thuần với dòng tiền vào và dòng tiền ra…
Gỉa sử có một phương trình kinh tế có dạng:
T = x + y – z
Trong đó: T là chỉ tiêu phân tích
x, y, z: là các nhân tố ảnh hưởng đến T
Gọi Tk , T1 là chỉ tiêu phân tích ở kỳ kế hoạch, thực tế.
Ta có:
Tk = xk + yk – zk
T1 = x1 + y1 – z1
Đối tượng phân tích: T = T1 - T0
Múc độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố x:
T(x) = x1 - xk
- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố y:
T(y) = y1 - yk
- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố z:
T(z) = -(z1 - zk)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
T = T(x) + T(y) + T(z)
2.Nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quản lý.Căn cứ vào BCĐKT có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của đơn vi, hình thức vật chất và cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, thông qua đó đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo.
*Kết cấu của bảng cân đối kế toán: BCĐKT gồm hai phần
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống. Phần tài sản được chia thành hai loại:
Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại B: Tài sản dài hạn
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Xếp theo thứ tự nợ trước, nguồn vốn chủ sở hữu sau (nghĩa là nó được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán với chủ nợ). Phần nguồn vốn cũng gồm hai loại:
Loại A: Nợ phải trả Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
* Trong bảng CĐKT thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn.
* Ý nghĩa của BCĐKT
- Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát về quy mô, kết cấu tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá một cách tổng quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số liệu của phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. Qua đó, đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời. Còn phần nguồn vốn phản ánh phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu.
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, BCKQHĐKD cho ta biết được tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời báo cáo này còn cho biết được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản phí, lệ phí ….trong một kỳ báo cáo. Khác với BCĐKT, BCKQHĐKD phản ánh các tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9 nghĩa là nhóm các tài sản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
* Nội dung và kết cấu báo cáo:
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, baao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác.
Báo cáo gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột số 4: Tổng phát sinh trong kỳ báo cáo năm
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh)
*Mục đích của BCKQHĐKD:
- Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.
- Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện trách triệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
- Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.
2.3. Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC doanh nghiệp dung để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC.
* Căn cứ lập bảng thuyết minh BCTC
- Căn cứ vào Bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết