Sự chuyển đổi của Việt Nam, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm, đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam, để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020, hầu như mới chỉ bắt đầu.
Để đạt được mục tiêu này, theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội mới nhất cho giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn dối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến độngkhông ngừng trong môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vè vốn, về con người, không ngừng tổ chức lại cơ cấu bộ máy hoạt dộng Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Phượng Thơ – Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Phượng Thơ – Đắk LắkLỜI CẢM ƠN.
Qua một thời quá trình thực tập tại công ty TNHH Phượng Thơ, với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty, các phòng ban kế toán, phòng kinh doanh và sự hướng dẫn chỉ dạy nhiệt tình của thầy hướng dẫn thực tập Đỗ Mạnh Hoàng, đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập: “Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty TNHH Phượng Thơ – Đắk Lắk” .
Tôi xin chân thành cảm ơn giám đốc Lê Đông Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán, phòng kinh doanh đã cung cấp đầy đủ số liệu, hướng dẫn trong quá trình thực tập.
Cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường Đại Học Tây Nguyên, lãnh đạo khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành quá trình thực tập.
Một lần nữa em xin gửi lời xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
(ký, ghi rõ họ tên)
Lê Quang Vũ
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Mục Viết Tắt
Nghĩa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
CCDC
DN
ĐT
DT
XDCB
TNHH
TSCĐ
TSLĐ
HĐKD
VLĐ
KNTT
LNST
LNTT
LN
Công Cụ Dụng Cụ
Doanh Nghiệp
Đầu Tư
Doanh Thu
Xây Dựng cơ bản
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Tài Sản Cố Định
Tài Sản Lưu Động
Hoạt Động Kinh Doanh
Vốn Lưu Động
Khả Năng Thanh Toán
Lợi nhuận sau thuê
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp và dinh hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk(2013 -2015) 14
Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của công ty 20
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai doan 2010 - 2012 22
Bảng 3.3 Cơ cấu tài sản công ty 2010 -2012 24
Bảng 4.1 : Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 29
Bảng 4.2 doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ 31
Bảng 4.3 Doanh Thu hoạt động tài chính 34
Bảng 4.4: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 - 2012 37
Bảng 4.5 : Tình hình lợ nhuận qua 3 năm 2010 - 2012 42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh 50
Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH Phượng Thơ : 16
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự chuyển đổi của Việt Nam, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm, đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam, để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020, hầu như mới chỉ bắt đầu.
Để đạt được mục tiêu này, theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội mới nhất cho giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn dối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến độngkhông ngừng trong môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vè vốn, về con người, không ngừng tổ chức lại cơ cấu bộ máy hoạt dộng… Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Phượng Thơ nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, các công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả.
Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty TNHH Phượng thơ quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại công ty.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Phượng Thơ – Đắk Lắk” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phượng Thơ.
- Nguyên nhân những hạn chế và yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh và tính hiệu quả kinh doanh của công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phượng Thơ.
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ các mối quan hệ có lien quan, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đắk Lắk.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Phượng Thơ.
Địa chỉ: Số 223 đường Đinh Tiên Hoàng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi về thời gian
Thu thập số liệu được cho sẵn bởi các phòng ban trong công ty, thông qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phượng Thơ từ ngày 11/3/2013 đến ngày 10/05/2013.
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh.
2.1.1.1. Khái niệm
Phân tích hiêụ quả hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chế trong hoạt động kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt động nào cũng không thể sử dụng hết những tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp mình, đó là những khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện được. Chỉ có phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh
Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng và mặt mạnh, hạn chế của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luôn đi trước quyết định kinh doanh.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Kinh doanh, dù trong bất cứ vĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thì đều có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như phân tích về: tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị, ¼ có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác động từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, ¼ Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dự đoán được rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và đề ra phương án phòng ngừa.
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt, từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường. Và điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh vì:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tiền vốn, ¼) để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp.Mục tiêu sau cùng của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận. Khi kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất và cũng đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, vì vậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình ưu thế để cạnh tranh. Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc mẫu mã sản phẩm, ¼. Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, . v.v¼
Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn, ¼.
2.1.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
a. Chỉ tiêu doanh thu
- Khái niệm:
Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường ¼ Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
- Doanh thu từ hoạt động bất thường
b. Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận
- Khái niệm:
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu lợi nhuận
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác.
- Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
2.1.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và được xác định bằng công thức:
Kết quả đầu ra
HIệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao - chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, ¼ Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn cố định, ¼
2.2.1.3. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất - kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Hv = G / V
Trong đó:
- Hv l à hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ phân
tích của doanh nghiệp.
- G là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
- V là vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Theo công thức trên, HV càng lớn - chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn cần phải tăng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng. Mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp sau :
- Giảm tuyệt đối những bộ phận vốn thừa, không cần dùng
- Đầu tư hợp lý về tài sản cố định
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động
- Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu
- Nâng cao năng suất lao động
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá được đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thu được tổng số tiền lãi lớn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Vì vậy, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn sản xuất, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức doanh lợi theo vốn sản xuất được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Mức doanh lợi theo vốn sản xuất =
Tổng số vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng về tiền lãi. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất càng cao.
Lợi nhuận sau thuế
Mức doanh lợi theo vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
2.1.3.5. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở về hình thái tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn: dự trữ - sản xuất - tiêu thụ. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay vốn lưu động
- Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
a. Phân tích chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
H = G / Vlđ
Trong đó:
H là : Số lần luân chuyển vốn lưu động
G là : Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Vlđ là : Vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b. Độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
N = T/H
Trong đó:
N là : số ngày của một lần luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
T là : thời gian theo lịch của kỳ phân tích tính theo ngày. Qui ước: một tháng có 30 ngày, một quí có 90 ngày, một năm có 360 ngày.
H là : số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh tế Việt Nam những năm gần đây
Năm 2012, căn bệnh ủ từ lâu trong nền kinh tế đã bộc phát, đó là bong bóng bất động sản, nợ xấu, yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại và khối nợ khổng lồ hơn 1,3 triệu tỷ đồng của doanh nghiệp nhà nước, với rất nhiều nợ xấu. 52.000 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đã giải thể hoặc phá sản. Các doanh nghiệp còn hoạt động thì chỉ sản xuất được từ 30% đến 40% công suất. Thu nhập người lao động giảm, việc làm giảm. Những khó khăn này sẽ còn kéo dài sang năm 2013.
Năm 2012 còn chứng kiến một sự khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng trong nền kinh tế, khi ngân hàng không tin doanh nghiệp, ngân hàng không tin ngân hàng và bản thân doanh nghiệp cũng không tin nhau. Trong năm 2013, sẽ chưa thể giải quyết về căn bản những điều trên, nhưng tôi hy vọng có thể khôi phục lại phần nào niềm tin trong nền kinh tế, đấy mới là mấu chốt của sự phát triển ổn đinh, bền vững. Tất nhiên, việc khôi phục niềm tin này phải dựa vào cơ sở và nền móng vững chắc bắt nguồn từ những chính sách sát thực, cụ thể, cần thiết và những hành động cụ thể, nhanh chóng trong việc tái cấu trúc hệ thống kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiêp nhà nước... chứ không phải những lời hứa suông.
Kinh tế thế giới mặc dù được dự báo là phục hồi, nhưng sẽ rất thấp trong năm 2013. Theo thống kê, năm 2012, kinh tế thế giới tăng trưởng 3,2%,