Đề tài Phân tích hiệu quả quản lý thanh khoản của ngân hàng Standart Charted

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất. Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đang kém dần. Để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản,các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút nguồn vốn huy động và các ngân hàng lớn tăng lãi suất để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, để đáp ứng khả năng chi trả tức thời và đảm bảo mức dự trữ bắt buộc, các NHTM buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng khiến cho lãi suất liên ngân hàng tăng cao đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn và rủi ro thanh khoản gia tăng. Điều đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị sụt giảm. Ngoài ra, chỉ số lạm phát tăng cao cùng những biểu hiện khó dự đoán trước đã dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản tại các NHTM. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM đang là vấn đề hết sức cấp thiết và cần được chú trọng. Trong điều kiện rủi ro thanh khoản đang có chiều hướng gia tăng, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Standart Charted chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và thấy được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Standart Charted, em đã chọn đề tài : “Phân tích hiệu quả quản lý thanh khoản của ngân hàng Standart Charted” làm chủ đề nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: - Thực trạng thanh khoản tại ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam) - Những hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam) - Giải pháp quản lý thanh khoản tại Ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam)

docx8 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả quản lý thanh khoản của ngân hàng Standart Charted, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất. Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đang kém dần. Để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản,các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút nguồn vốn huy động và các ngân hàng lớn tăng lãi suất để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, để đáp ứng khả năng chi trả tức thời và đảm bảo mức dự trữ bắt buộc, các NHTM buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng khiến cho lãi suất liên ngân hàng tăng cao đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn và rủi ro thanh khoản gia tăng. Điều đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị sụt giảm. Ngoài ra, chỉ số lạm phát tăng cao cùng những biểu hiện khó dự đoán trước đã dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản tại các NHTM. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM đang là vấn đề hết sức cấp thiết và cần được chú trọng. Trong điều kiện rủi ro thanh khoản đang có chiều hướng gia tăng, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Standart Charted chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và thấy được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Standart Charted, em đã chọn đề tài : “Phân tích hiệu quả quản lý thanh khoản của ngân hàng Standart Charted” làm chủ đề nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: - Thực trạng thanh khoản tại ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam) - Những hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam) - Giải pháp quản lý thanh khoản tại Ngân hàng TNHH Một thành viên Standart Charted (Việt Nam) I. Thực trạng thanh khoản tại ngân hàng TNHH một thành viên Standart Charted (Việt Nam) 1. Giới thiệu khái quát ngân hàng Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) Tại Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered đã có lịch sử hoạt động từ năm 1904 khi ngân hàng lập chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi nhận được giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2009, Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) đã chính thức đi vào hoạt động. Sự thành lập này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng tại Việt Nam. Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered có ba chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với gần 850 nhân viên. Ngân hàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại và bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Ngân hàng mang chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế tại những thị trường đang phát triển trên thế giới vào Việt Nam nhằm tích cực đóng góp vào sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng nơi đây. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng Việt Nam và thể hiện điều này thông qua nhiều hoạt động xã hội và từ thiện. Mục tiêu của ngân hàng là trở thành ngân hàng quốc tế hàng đầu thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, ngân hàng luôn lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động của mình, đồng thời, duy trì và đảm bảo phương thức làm việc cởi mở và sáng tạo. 2. Phân tích chỉ số thanh khoản Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản nhằm phân tích, đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng Standart Charted. Do các chỉ số Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động và Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có, đánh giá trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng nên việc phân tích không thể áp dụng được đối với chi nhánh. Do đó, các chỉ số thanh khoản dùng để phân tích bao gồm: - Chỉ số trạng thái tiền mặt - Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời - Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng - Chỉ số chứng khoán thanh khoản - Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác)/ Tiền gửi khách hàng Bảng: Tổng hợp các chỉ só thanh khoản của ngân hàng Standart Charted giai đoạn 2012-2014 Chỉ số 2012 (%) 2013 (%) 2014 (%) 2013/2012 (%) 2014/2013 (%) Trạng thái tiền mặt 1,54 1,62 1,58 0,08 -0,04 Năng lực sử dụng vốn sinh lời 65,95 69,36 83,81 3,41 14,45 Dư nợ/tiền gửi khách hàng 91,67 95,46 112,46 3,79 16,99 Chứng khoán thanh khoản 0,01 0,012 0,015 0,002 0,003 (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác)/ Tiền gửi khách hàng 2,14 2,23 2,12 0,09 -0,11 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán ngân hàng Standart Charted) Qua cách tiếp cận với các chỉ số thanh khoản ta thấy, chỉ số trạng thái tiền mặt trong ba năm qua khá thấp vì ngân hàng chưa đầu tư vào tiền gửi tại các TCTD. Bên bạnh đó, ngân hàng nắm giữ quá ít chứng khoán thanh khoản thể hiện qua chỉ số chứng khoán thanh khoản vào năm 2014 chỉ đạt 0,015% và tăng rất ít so với năm 2013. Tiền mặt và các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt chiếm tỷ trọng khá thấp trong khi dư nợ tín dụng của ngân hàng rất cao càng tạo nên tình trạng căng thẳng thanh khoản cho ngân hàng. Cho nên khi rủi ro thanh khoản xảy ra thì ngân hàng khó có thể ứng phó được. Vì vậy, quản trị tốt rủi ro thanh khoản là một vấn đề hết sức cấp bách hiện nay đối với ngân Standart Charted. Các NHTM cần tập trung nguồn lực vào quản trị rủi ro, xem việc quản trị là một hoạt động chính của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của cả hệ thống. 3. Phân tích trạng thái thanh khoản ròng (NPL) Biểu đồ: Cung – cầu thanh khoản của ngân hàng Standart Charted giai đoạn 2012-2014 (Nguồn: phòng kinh doanh ngân hàng Standart Charted) Nhìn vào biểu đồ ta thấy trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong ba năm 2012, 2013 và 2014 đều âm, nghĩa là ngân hàng đang bị thiếu hụt thanh khoản. Cụ thể là, vào năm 2012, trạng thái thanh khoản ròng âm hơn 11 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tổng cầu thanh khoản lớn hơn tổng cung thanh khoản, vì vậy các khoản thu được không đủ chi trả cho các khoản phải chi. Vào năm 2013, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tăng hơn 5 tỷ đồng tương ứng tăng 46,02% so với năm 2012. Nguồn cung thanh khoản tăng hơn 40 tỷ đồng đã dẫn đến trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng vào năm 2013 được cải thiện. Tuy nhiên, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng vẫn liên tục âm là do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy làm cho tổng cầu thanh khoản luôn tăng mạnh dẫn đến trạng thái thiếu hụt thanh khoản. Đến năm 2014, dù nguồn cung thanh khoản tăng nhưng ngân hàng vần rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, đó là do tổng cầu thanh khoản của ngân hàng cũng tăng cao khiến cho ngân hàng không thể bù đắp thiếu hụt thanh khoản trước đó. Trạng thái thanh khoản ròng vào năm 2014 là âm trên 4 tỷ đồng, tăng 29,26% so với năm 2010. Mặc dù tình trạng thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện đôi chút nhưng với trạng thái thanh khoản ròng cứ liên tục bị thâm hụt thì nhà quản trị ngân hàng cần có những biện pháp tăng thêm các nguồn vốn có thể chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí hợp lý, gia tăng nguồn cung thanh khoản và cần có những giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. II. Những hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Standart Charted Do nền kinh tế thị trường đang có nhiều diễn biến phức tạp, một số lĩnh vực đầu tư sinh lời khác đang dần nóng lên như thị trường chứng khoán, bất động sản, kinh doanh vàngBên cạnh đó, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao đã làm tăng độ biến động của tiền gửi, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng còn nhiều điểm hạn chế so với các NHTM khác. Công tác dự báo và phân tích thị trường của ngân hàng còn nhiều mặt hạn chế, việc cập nhật thông tin và dự báo nhu cầu của khách hàng cần được đẩy mạnh. Một hạn chế khác trong hoạt động quản lý thanh khoản của ngân hàng đó là hiện tại ngân hàng vẫn chưa có một mô hình dự báo thanh khoản cụ thể, các chỉ số thanh khoản chưa được tính toán và theo dõi thường xuyên. Việc quản lý thanh khoản do phòng ngân quỹ thực hiện bằng cách lập dự thu, dự chi hàng tuần, hàng tháng và điều chỉnh lượng dự trữ thanh khoản thích hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa đề xuất được các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, chưa quy định về tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản Có của ngân hàng, quy định về tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả đối với các loại tiền gửi hay giải pháp ứng phó khi tình trạng khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Chính các hạn chế nêu trên đã làm cho hoạt động quản lý thanh khoản của ngân hàng kém hiệu quả dẫn đến mất an toàn hoạt động do ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản. III. Giải pháp quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Standart Charted 1. Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản “Có” – tài sản “Nợ” - Ngân hàng cần nâng tỷ lệ đầu tư đối với các tài sản có tính thanh khoản cao: Số lượng chứng khoán thanh khoản thuộc sở hữu của ngân hàng vào năm 2014 chiếm tỷ lệ rất thấp 0,015% trên tổng tài sản Có. Do đó, ngân hàng cần ưu tiên đầu tư vào chứng khoán thanh khoản. Bởi lẽ, chứng khoán thanh khoản là tài sản Có có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt khi ngân hàng có nhu cầu về thanh khoản. - Ngân hàng nên cân đối cơ cấu giữa huy động và cho vay: Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng của ngân hàng trong năm 2014 là 112,46% tức là ngân hàng đã sử dụng hầu hết khoản tiền gửi khách hàng vào cho vay. Việc ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào dư nợ tín dụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng tín dụng để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn, đề ra một tỷ lệ phù hợp giữa huy động và cho vay. - Hạn chế các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ 2. Thiết lập bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng Hiện tại, ngân hàng Standart Charted chưa có bộ phận chuyên về quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro thanh khoản được phòng ngân quỹ thực hiện và rủi ro tín dụng do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng còn nhiều hạn chế do các loại rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, ngân hàng cần xây dựng một bộ phận quản trị rủi ro cho toàn chi nhánh để có thể quản lý linh hoạt và hiệu quả hơn các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 3. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên Việc phát triển một đội ngũ nhân viên có năng lực nghiệp vụ luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM. Ngân hàng cần nâng cao công tác đào tạo nghiệp vụ nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên vững mạnh cho ngân hàng. Bởi lẽ, chính đội ngũ này sẽ góp phần đắc lực trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo nhằm ngăn chặn, hạn chế được những rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng, giúp việc kinh doanh ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học và bình đẳng, đặt nhân viên vào vị trí công tác phù hợp với khả năng của họ nhằm nâng cao năng suất làm việc, thúc đẩy đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Điều đó giúp cho chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng được nâng cao, hạn chế được những rủi ro phát sinh thuộc về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên gây ra. 4. Công bố thông tin minh bạch, chính xác ổn định lòng tin khách hàng Việc công bố thông tin không nhất quán, thiếu chính xác là một yếu tố quan trọng khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản do lòng tin của khách hàng sụt giảm. Do đó, ngân hàng cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm công bố thông tin rộng rãi đến các khách hàng. Việc thông tin tài chính của ngân hàng được công khai minh bạch sẽ ổn định được lòng tin khách hàng, tránh được những thông tin không tốt gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trên thị trường, hạn chế được hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt. Bên cạnh đó, công bố thông tin rộng rãi đến người dân nhằm giúp quảng bá thương hiệu của ngân hàng đến với mọi người,thu hút đa dạng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. 5. Quản lý rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro thị trường Để chiến lược quản trị đạt hiệu quả cao, bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản kết hợp với các loại rủi ro thị trường. Đồng thời nghiên cứu và đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm phòng ngừa tối đa những thiệt hại do sự tác động lẫn nhau của rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản gây ra. Trong đó, loại rủi ro thị trường ảnh hưởng nhiều nhất đến thanh khoản là rủi ro lãi suất. Một sự thay đổi lãi suất đột ngột trên thị trường có thể ảnh hưởng đến luồng tiền vào và ra, từ đó tác động đến trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng. Bộ phận quản trị của ngân hàng cần kiểm tra, giám sát thường xuyên tác động qua lại của hai loại rủi ro này. Từ đó đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến động của lãi suất, cấu trúc lại tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất đến rủi ro thanh khoản một cách thấp nhất.
Luận văn liên quan