Trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp muốn đạt được kết quả kinh doanh tốt thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là xem xét và đánh giá và có những biện pháp để có thể quản lý và sử dụng tài chính hay vốn một cách có hiệu quả.
Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “phân tích hiệu quả sử dung vốn của công ty TNHH TM SX Quang Vinh & Vinh Phượng”.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta có thể đi sâu phân tích những nội dung sau đây:
• Cấu trúc vốn của công ty
• Tình hình biến động của công ty
• Khả năng đảm bảo nguồn vốn
• Kết quả kinh doanh của công ty
• Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Dựa vào thực tế kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lý thuyết
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và phân tích tinh hình và sử dụng vốn trong công ty, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH thương mại sản xuất Quang Vinh và Vinh Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CỚ SỞ LÝ LUẬN VỂ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4
CẤu trúc vốn cỏa doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 4
1.1.2 Phân loại vốn 4
1.1.3 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp 6
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn 6
Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận 6
Hiệu quả kinh doanh 7
HIệu quả sử dung vốn cố định 8
HIệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động 8
Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 9
Tình hình thanh toán 9
Khả năng thanh toán 9
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM SX QUANG VINH & VINH PHƯỢNG 11
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 11
2.1.2 Thị trường 11
2.1.3 Tình hình nhân sự 11
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 12
2.3 Cớ cấu tổ chức của công ty 12
2.3.1 Sơ đồ cớ cấu tổ chức của công ty 12
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 12
2.4 Quy trình sản xuất 13
2.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 13
2.5.1 Thuận lơi 13
2.5.2 Khó khăn 14
2.5.3 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY QUANG VINH & VINH PHƯỢNG 15
3.1 Đánh giá cơ cấu vốn của công ty 15
3.1.1 Cơ cấu vốn của công ty 15
3.1.2 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty 15
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty 16
3.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 16
3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động 18
3.3 Phân tích tình hình thanh toán vả khả năng thanh toán 20
3.3.1 Tình hình thanh toán 20
3.3.2 Khả năng thanh toán 21
3.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 26
3.4.1 Các tỷ số lợi nhuận 26
3.4.2 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn 27
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT & ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 30
4.1 Nhận xét 30
4.1.1 Ưu điểm 30
4.1.2 Một số hạn chế cần khắc phục 30
4.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 30
4.3 Kiến nghị 31
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU- THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 34
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp muốn đạt được kết quả kinh doanh tốt thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là xem xét và đánh giá và có những biện pháp để có thể quản lý và sử dụng tài chính hay vốn một cách có hiệu quả.
Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “phân tích hiệu quả sử dung vốn của công ty TNHH TM SX Quang Vinh & Vinh Phượng”.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta có thể đi sâu phân tích những nội dung sau đây:
Cấu trúc vốn của công ty
Tình hình biến động của công ty
Khả năng đảm bảo nguồn vốn
Kết quả kinh doanh của công ty
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Dựa vào thực tế kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lý thuyết
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và phân tích tinh hình và sử dụng vốn trong công ty, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp của thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1.1 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.1.1 khái niệm vốn kinh doanh
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư. Có thể nói rằng vốn là tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. như chúng ta đã biết, trước khi đi vào hoạt động thì doanh nghiệp phải đăng kí vốn pháp định, vốn điều lệ.
Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Vốn được xem là tiền ứng cho kinh doanh, doanh nghiệp có thể vận dụng các hình thức huy động và đầu tư vốn khác nhau để đạt được mức sinh lời cao nhất
Vốn kinh doanh là biểu hện của toàn bộ tái sản của doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn cơ bản là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Biểu hiện quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản hiện có ở doanh nghiệp. vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn:
Số tiền đóng góp của nhà đầu tư – chủ doanh nghiệp
Lợi nhuận chưa phân phối – số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các quỹ dự phòng …
Nợ phải trả
Bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho nhà nước.
1.1.2 phân loại vốn
Vốn có nhiều loại và tùy vào căn cứ để chúng ta phân loại vốn:
Căn cứ hình thái biểu hiện, vốn chia làm hai loại: vốn hữu hình và vôn hình.
Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: vốn cố dịnh và vốn lưu động.
Căn cứ vào thời gian, vốn chia làm hai loại:vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: vốn thực và vốn tài chính
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình của các chu kỳ lập đi lặp lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ và vốn được luân chuyển và tuần hoàn, trên cơ sở đó nó hình thành vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là vốn ứng trước về những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một lần luân chuyển ( hoặc hoàn thành một vòng tuần hoàn )
Vốn cố định phản ánh bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu của
doanh nghiệp. Tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội. chính vì thế, vốn cố định có tác dụng rất lơnn1 đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội
Trong quá trình luân chuyển, hình thái hiện vật của vốn cố định vẫn giữnguyên ( đối với tài sản cố định hữu hình ), nhưng hình thái giá trị của nó lại thông qua hình thức khấu hoa chuyển dần từng bộ phận thành qũy khấu hoa. Do đó, trong công tác quản lý vốn cố định phải đảm bảo hai yêu cầu : một là bảo đảm cho tài sản cố định của doanh nghiệp được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó; hai là phải chính xác số trích lập quỹ khấu hoa, đồng thời phân bố và sử dụng quỹ này để bù đắp giá trị hao mòn, thực hiện tái sản xuất tài sản cố định.
Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau môt chu kỳ sản xuất
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vất tư. Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển vốn luu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sàn xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia. Tại doanh nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hện chặt chẽ với những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo đầy dủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bố vốn hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.1.3 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán, ở đó nó mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp:những thứ doanh nghiệp hiện có và các thứ doanh nghiệp còn nợ tại một thời điểm.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, cụ thể bên phần nguồn vốn sẽ cho ta thấy được cấu trúc vốn của doanh nghiệp: doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vốn vay bao nhiêu và những nguồn vốn được tài trợ từ các lĩnh vực khác bao nhiêu.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Đó là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu cần xét khi phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh:
Số vòng quay toàn bộ vốn
Doanh thu thuần
Số vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng vốn sử dụng bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quy bao nhiêu vòng trong năm. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả.
Tỷ lệ hoàn vốn (ROI: return on investment)
Lợi nhuận sau thuế
ROI =
Tổng vốn sử dụng bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng thời lọi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy vốn sử dụng có hiệu quả.
1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu về từ các hoạt động của mình trong kỳ kinh doanh, bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường.
Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ( trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu luôn đứng đầu):
Doanh thu là nguồn chủ yếu để trang trải các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng quy mô kinh doanh
Là nguồn đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
ở khía cạnh nào đó chỉ tiêu doanh thu còn phản ánh “chữ tín trong kinh doanh” của doanh nghiệp
Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của mình hoặc đó là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ chi phí của hoạt động đó
Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng trong kỳ.
Là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội
Lợi nhuận cho thấy hiệu quả hoạt động khin doanh của doanh nghiệp, sức mạnh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu “hấp dẫn” để thu hút vốn đầu tư
Doanh lợi tiêu thụ ( ROS: Return On Sale)
Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, cứ 100 đồng doanh thu thường thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể dùng nó để so sánh với tỉ số của các năm trước hay của doanh nghiệp cùng ngành.
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) : là khoản lời còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ tổng chi phí và thuế thu nhập.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE: Return On Equity)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
1.2.2 Hiệu quả kinh doanh
Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đề ra.
Kết quả “đầu ra”
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí “đầu vào”
Hiệu quả chính là lợi ích tố đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả “ đầu ra” tối đa trên chi phí “ đầu vào” tối thiểu.
Vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh là toàn bộ quá trình doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có của mình: vốn lao động, kỹ thuật… trong hạt động kinh doanh để đạt được kết quả mong muốn, cụ thể là lợi nhuận được tối đa hóa.
Vai trò của hiệu quả kính doanh
Hiệu quả kinh tế chính là mục tiêu hành đầu mà mọi cá nhân, mọi tố chức khi tiến hành kinh doanh đều mong muốn đạt được. Hiệu quả kinh tế được thực hện thông qua lợi nhuận thu được tối đa trên chi phí tối thiểu.
1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Một số chỉ tiêu cần phận tích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: đo lường việc sử dụng vốn cố định.
Doanh thu
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = × 100%
Vốn cố định sử dụng bình quân
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = × 100%
Vốn cố định sử dụng bình quân
1.2.4 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu suất vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay vốn lưu động: cho biết tốc độ luân cuyển vốn lưu động trong kì ( thường là một năm)
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động binh quân sử dụng trong kỳ
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động: cho biết số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kì.
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiệu đồng lôi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế)
Mức doanh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
1.3 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
1.3.1 Tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán để đánh giá tính hợp lý của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân của sự đình trệ trong thanh toán, giúp doanh nghiệp làm chủ được tình hình của tài chính, đảm bào cho sự tồn tại và phát triền.
Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Tỷ lệ các khoản phải thu và tổng vốn = × 100%
Tổng vốn
Đây là chỉ tiêu cho thấy có bao nhiêu % vốn thực chất không tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
Phân tích các khoản cần trả
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ = × 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ nợ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho thấy phần sở hữu thật sự của doanh nghiệp là bao nhiêu.
1.3.2 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là cho tháy tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Mọi doanh nghiệp đều phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời nợ ngắn hạn, các loại hàng tồn kho đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi.
Tuy nhiên, quy mô của vốn luân chuyển chưa phải là căn cứ tốt để đánh giá khả năng thanh toán ta cần xét các chỉ tiêu sau:
Khả năng thanh toán nhanh (Rq)
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp và tính theo công thức:
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Rq =
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán bằng tiền (Rm):
Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Rm =
Nợ ngắn hạn
Vòng quay khoản phải thu ( RT – Receivable Turnover Ratio): phản ánh chất lượng khoản phải thu, mức độ thành công trong của dông ty trong việc thu hồi nợ.
RT = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân ( ACP – Average Collection Period): thể thiện khả năng quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Giá trị này các thấp càng cho thấy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Các khoản phải thu 360
ACP = =
Doanh thu binh quân ngày RT
Vòng quay hàng tồn kho (IT – Inventory Turnover ): phản ánh khả năng bán hàng, quay vòn hàng tồn kho của doanh nghiệp.
IT = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Hệ số càng cao chứng tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp luân chuyển nhanh. Tuy nhiên, nếu vòng quay tồn kho rất cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đủ đáp ứng kịp thời cho những hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau, làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán dài hạn
Khả năng thanh toán lãi vay: đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như thế nào
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Chỉ tiêu này là cơ sở đế đánh giá khả năng đảm bảo nợ vay dài hạn của doanh nghiệp. Các chủ nợ cho vay dài hạn, một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi vay, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu = × 100%
Vốn chủ sở hữu
Tóm lại, qua đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cũng như hiện trạng thanh toán của doanh nghiệp, một lần nữa cho thấy khả năng đám bảo vốn kinh doanh của đơn vị, thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn.
CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH TM SX QUANG VINH& VINH PHƯỢNG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH TM SX Quang Vinh & Vinh Phượng tiền thân là một cơ sở tẩy nhuộm vải với hình thức gia công, hoạt động trên quy mô nhỏ lẻ do ông Vũ Vinh Quang đứng tên chủ cơ sở.
Năm 2004 công ty đã chính thức đăng ký giấy phép kinh doanh với loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH và hiện nay công ty có tên đầy đủ là công ty TNHH TM SX Quang Vinh & Vinh Phượng
Địa chỉ: 70/4E-Khu phố 4-Phường Ðông Hưng Thuận-Quận 12
Điện thoại: 08. 38916524
Giấy đăng ký kinh doanh số: 4102020682 được cấp ngày 11/03/2004
Mã số thuế: 0303239809
Người đại diện : ông Vũ Vinh Quang
Ngành nghề kinh doanh Hấp tẩy, xấy hồ, nhuộm vải, may mặc (không hoạt động tẩy - nhuộm, hồ in trên sản phẩm tại trụ sở). Mua bán vải các loại. Bổ sung : Mua bán hóa chất, gốm sứ, thủy tinh. Sản xuất, mua bán hàng trang trí nội thất.
Nguồn vốn kinh doanh: 4.000.000.000 đồng
Hình thức sở hữu vốn
Ông Vũ Vinh Quang : 48%
Ông Vũ Văn Vinh: 36%
Bà Nguyễn Thị Phượng: 16%
2.1.2 Thị trường
Chất lượng sản phẩm của công ty tương đối ổn định, được khách hàng trong nước và ngoài nước chấp nhận thể hiện khách hàng tìm đến công ty ngày càng cao.
Hiện nay công ty đã và đang xuất hàng sang một số nước như là Nga, Hàn Quốc, Campuchia, lào… Công ty cố gắng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa nhằm gia tăng xuất khẩu vào các thị trường Nhật, Châu Mĩ…
2.1.3 Tình hình nhân sự
Năm
2008
2009
2010
Tổng số CB- CNV
180
168
143
Lao động trực tiếp
162
150
125
Lao động gián tiếp
18
18
18
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tẩy nhuộm , hấp sản xuất các loại vải sử dụng trong may mặc, Mua bán vải các loại. Bổ sung : Mua bán than đá, hóa chất, gốm sứ, thủy tinh. Sản xuất, mua bán hàng trang trí nội thất, hàng mộc gia dụng