Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh

1. Tính cấp thiết : Về mặt lý thuyết : ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào vốn luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là hàng hóa đặc biệt, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Doanh nghiệp cần phải xác định lượng vốn cần thiết, lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả, lựa chọn hình thức thu hút vốn tối ưu. Tuy nhiên yếu tố vốn mới chỉ là bước khởi đầu, vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cũng không kém phần quan trọng, vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp là đồng vốn đó được sinh lời và tăng trưởng bao nhiêu. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, việc tăng cường công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá đúng đắn toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh. Về mặt thực tế : Sau một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề được ban lãnh đạo công ty chú trọng. Trong các kế hoạch, định hướng phát triển của mình, công ty luôn dành một nội dung nhất định nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tới. Kết quả điều tra phỏng vấn tại côn ty mà em thu thập được lại chứng minh nhận định trên, các cấp lãnh đạo và phòng kế toán đều cho rằng công tác phân tích tình hình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mặc dù đã được chú trọng xong còn tồn tại một số hạn chế, nội dung phân tích còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích từng chỉ tiêu, do đó doanh nghiệp chưa có một cách sử dụng vốn tối ưu nhất. Vì vậy công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn đang được đặt ra cấp thiết đối với Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh Xuất phát từ thực tiễn trên, trong quá trình thực tập tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh ” .

doc36 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 6809 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết : Về mặt lý thuyết : ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào vốn luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là hàng hóa đặc biệt, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Doanh nghiệp cần phải xác định lượng vốn cần thiết, lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả, lựa chọn hình thức thu hút vốn tối ưu. Tuy nhiên yếu tố vốn mới chỉ là bước khởi đầu, vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cũng không kém phần quan trọng, vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp là đồng vốn đó được sinh lời và tăng trưởng bao nhiêu. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, việc tăng cường công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá đúng đắn toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh. Về mặt thực tế : Sau một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề được ban lãnh đạo công ty chú trọng. Trong các kế hoạch, định hướng phát triển của mình, công ty luôn dành một nội dung nhất định nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tới. Kết quả điều tra phỏng vấn tại côn ty mà em thu thập được lại chứng minh nhận định trên, các cấp lãnh đạo và phòng kế toán đều cho rằng công tác phân tích tình hình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mặc dù đã được chú trọng xong còn tồn tại một số hạn chế, nội dung phân tích còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích từng chỉ tiêu, do đó doanh nghiệp chưa có một cách sử dụng vốn tối ưu nhất. Vì vậy công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn đang được đặt ra cấp thiết đối với Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh Xuất phát từ thực tiễn trên, trong quá trình thực tập tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh ” . Mục tiêu nghiên cứu : - Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn của công ty. - Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình tiếp xúc tại công ty cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về công ty, đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cách thức sử dụng vốn tại công ty, nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không, hiệu quả mang lại cao hay thấp. Tóm lại, mục tiêu muốn nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn của công ty, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh Không gian: Công ty CP bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh Thời gian: Vì thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn nên em chỉ có thể tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm. Số liệu lấy từ năm 2008 – 2010. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và phân tích vốn kinh doanh 1.1.1 Các khái niệm cơ bản Khái niệm vốn kinh doanh: Hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần phải có vốn nhất định để thực hiện đầu tư ban đầu cho việc xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu, trả công, mua sắm thiết bị. nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Người ta gọi chung các loại vốn này là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Vốn được xem là số tiền ứng trước cho kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có thể vận dụng nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn nhằm để đạt được mức sinh lời cao nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Vốn được biểu hiện là một khoản tiền bỏ ra nhằm mục đích kiếm lời. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hai nguồn cơ bản hình thành nên vốn kinh doanh là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn lưu động: Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền luơng, tồn tại với hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hoặc một số vốn ứng trước trong sản xuất và trong lưu thông bằng vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuát kinh doanh, nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn taị dưới nhiều hình thức khác nhau để có được mức vốn lưu động hợp lý và đồng bộ. Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư. Vốn lư động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Vốn cố định: Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải ứng trước một số vốn nhất định về tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó bị hao mòn dần, còn hình thái vật chất thì giữ nguyên. Bộ phận dịch chuyển của tư liệu lao động hợp thành một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và bù đắp mỗi khi sản phẩm được thực hiện. Vì có đặc điểm trong quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu sản xuất cố định, còn giá trị thì luân chuyển dần cho nên gọi bộ phận ứng vốn trước là vốn cố định. Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó có bốn điều kiện sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. (Theo chuẩn mực kế toán VAS03- chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 2003) Tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó là cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đưa máy móc thiết bị sẽ tạo khả năng tăng sản lượng, từ đó làm tăng lợi nhuận.Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình thái hiện vật và dịch chuyển vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật. Vậy, vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị vốn cố định bằng giá trị nguyên thủy của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích. Trong quá trình hoạt động vốn cố định một mặt buộc giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại làm tăng thêm giá trị do mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Hiệu quả Kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế, chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 1.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và ý nghĩa của sự phân tích Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Đó là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn nói chung là tạo ra nhiều sản phẩm tăng thêm lợi nhuận nhưng không tăng nguồn vốn, hoặc đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô để tăng doanh thu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn. Bởi vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Việc thường xuyên tiến hành phân tích biến động vốn và nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà nước quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được thực trạng cũng như các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2. Nội dung phân tích Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại được thể hiện thông qua những tiêu thức cụ thể như sau: -Là một yếu tố qua trong của hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phảo đảm bảo cho việc thúc đẩy quá trình bán ra, tăng tốc độ lưu chuyển, tăng doanh thu bán hàng vì doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu kinh kế tổng hợp quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong kỳ. - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải góp phần vào việc thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận kinh doanh vì lợi nhuận kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả tài chính đạt được từ các hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh trong đó có chi phí vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định bằng 2 chỉ tiêu đó là: M HVLĐ = VLD Hệ số doanh thu trên vốn lưu động M PVLĐ = VLD Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động. Công thức HVLĐ: Hệ số doanh thu trên Vốn lưu động PVLĐ: Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động VLĐ: Vốn lưu động bình quân Phân tích các chỉ tiêu trên nếu doanh thu và lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại. Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận có tốc độ lưu chuyển vốn nhanh so với TSCĐ. Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối.Vì vậy, để đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưu động thì ta cần xem xét số vòng quay bình quân của vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động = Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao đồng doanh thu thuần .Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn lưu động hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = *360 Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Doanh thu thuần kỳ phân tích(N1 –N0) 360 Thông qua 2 chỉ tiêu trên ta có thể xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí bằng công thức : Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí (+/-) = N1,N0 : thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tài sản cố định bao gồm TSCĐHH, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình. Vốn cố định trong doanh nghiệp phản ánh chính sách đầu tư vốn cho những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Một số chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần VCĐ bq Trong đó: VCĐ bình quân = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao lũy kế Sức sản xuất của vốn cố định phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ bỏ ra làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định = LNST VCĐ Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 100 đồng TSCĐ trong kỳ bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ TSCĐ đó. Hiệu quả sử dụng TSCĐ = LNST Giá trị TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu quả tài sản cố định cho biết cứ 100 đồng TSCĐ bỏ ra mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. = DTT Giá trị TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Đã sưta công thức CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP BIA SÀI GÒN NGHỆ TĨNH 2.1. Phương pháp nghiên cứu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phương pháp này em đã sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn của báo cáo điều tra phỏng vấn, thực hiện từ ngày 05/1/2011 đến 10/1/2011. Trong 05 ngày thực hiện em đã phát phiếu điều tra ở phòng kế toán, phòng kỹ thuật. Sau đó căn cứ vào phiếu điều tra đã phát ra tổng hợp lại kết quả các phiếu điều tra, để có những nhận định chính xác về tình hình sử dụng vốn tại công ty. Phương pháp điều tra đã mang lại hiệu quả cao trong việc thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu của em. Sau khi điều tra, em tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn là một loạt câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để hỏi người trả lời. Phỏng vấn giám đốc kinh doanh về tình hình vốn và sử dụng vốn tại công ty, phỏng vấn các anh chị trong phòng kế toán về vấn đề nguồn vốn trong công ty được hạch toán như thế nào. Các bước tiến hành phỏng vấn xem ở sơ đồ 2.1. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong quá trình thực tập tại Công ty, để tập hợp các thông tin để phục vụ cho quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp đã sử dụng phương pháp thu thật dữ liệu. Các bước tiến hành như sau: + Liên hệ phòng kế toán để thu thập dữ liệu về nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty từ năm 2008 -2010 + Tìm kiếm các thông tin về vốn kinh doanh qua chuẩn mực kế toán Việt Nam, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. + Nghiên cứu giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của trường ĐH Thương mại (năm 2006). Nghiên cứu qua báo chí, qua mạng interner và các bài luận mẫu của anh chị khóa trước. 2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh: Là phương pháp thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được điểm giống và khác nhau giữa chúng. Trong quá trình nghiên cứu tại công ty em đã sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tế về công tác chi phí sản xuất, để từ đó thấy được những tồn tại của Công ty. Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra phỏng vấn để từ đó có những nhận định, các đánh giá cụ thể về công tác chi phí sản xuất tại Công ty. Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học và tính chi phí sản xuất tại công ty. Phương pháp dùng bảng biểu phân tích: Lập bảng và dựa vào một số chỉ tiêu để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh qua 03 năm. Để qua đó thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua. 2.2. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ tĩnh Quá trình hình thành phát triển Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh trước đây gọi là Nhà máy nước ngọt Vinh, ra đời từ năm 1984, có trụ sở đóng tại 54 Phan Đăng Lưu, Phường Trường Thi Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Tiền thân là một phân xưởng của nhà máy ép dầu Vinh. Trước năm 1984, Nhà máy ép dầu Vinh chuyên sản xuất các loại dầu thực vật. Năm 1976, do việc thay đổi địa giới hành chính sáp nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhà máy ép dầu được mở rộng và cũng từ đó lực lượng lao động của nhà máy tăng lên đáng kể dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, không đủ nguyên liệu cho sản xuất . Đến năm 1979, nhà máy ép dầu Vinh lắp đặt dây chuyền sản xuất nước ngọt của Mỹ. Năm 1984, Nhà máy ép dầu Vinh được tách ra thành hai nhà máy là Nhà máy ép dầu Vinh với dây chuyên sản xuất dầu thực vật và Nhà máy nước ngọt Vinh có 200 công nhân với dây chuyền sản xuất nước ngọt, góp phần giải quyết bớt khó khăn trước mắt cho một số công nhân đang bị thất nghiệp . Sau khi hình thành nhà máy nước ngọt Vinh, hiệu quả sản xuất vẫn không vẫn không đựơc cải thiện. Vì vậy, đến năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Nghệ An, Sở Công Nghiệp và Ban lãnh đạo nhà máy trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm khí hậu, địa bàn hoạt động và khả năng sản xuất của nhà máy, nhà máy quyết định chọn Bia làm sản phẩm sản xuất chính . Với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên nhà máy, sau một thời gian học tập và xem xét thiết bị sản xuất bia của nhà máy bia Hà Nội, nhà máy đã lắp đặt và sản xuất thành công bia trên dây chuyền sản xuất cổ điển với công suất khoảng 4 triệu lít / năm từ số vốn 1,4 tỷ đồng để đầu tư mở rộng sản xuất. Cũng từ đây nhà máy đổi tên thành Nhà máy bia Nghệ An với sản phẩm chính là bia hơi và bia chai Solavina. Đến năm 1989, cũng như tất cả các xí nghiệp quốc doanh, Nhà máy bia Nghệ An chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, thực hiện hạch toán kinh tế “Tự trang trải và có doanh lợi”. Với sự nhạy bén và năng động của nhà máy. Trong điều kiện nền kinh tế mở với dây chuyền sản xuất cổ điển đã lạc hậu không thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh với nhiều loại bia tràn nghập trên thị trường. Đòi hỏi nhà máy phải có dây chuyền đồng bộ. Đứng trước khó khăn đó, nhà máy đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để nhập dây chuyền sản xuất bia tự động của Đan Mạch. Cùng với sự nổ lực của lãnh đạo, công nhân viên nhà máy, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia nước bạn, ngày 5-2-1994 Nhà máy đã sản xuất ra sản phẩm đầu tiên trên dây chuyền mới gọi là bia VIDA (Vinh – Đan mạch) với tổng số vốn đầu tư sau khi lắp đặt là 40.439.368.377 đồng. Năm 1995, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia trên thị trường nhà máy đã vay tiếp 1.408.000 USD của Ngân hàng ngoại thương Vinh để đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất, tăng công suất của dây chuyền bia VIDA lên 6 triệu lít/ năm, giữ nguyên dây chuyền cũ để sản xuất bia hơi, chất lượng bia VIDA đã htực sự được khách hàng ưa chuộng. Đến năm 1996, do quy mô của nhà máy, nhà máy được đổi tên thành Công Ty Bia Nghệ An theo quyết định số 2282 ngày 9-7-1996. Cổ phần hoá là bước đi tất yếu trong nền kinh tế thị trường của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, năm 2001, công ty tiến hành cổ phần hoá với số vốn nhà nước là 51%, của cổ đông là 49% trong tổng số vốn . Trải qua hơn 25 năm hoạt động, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Sản lượng, doanh thu, vốn kinh doanh ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định. Cho đến thời điểm này doanh thu của công ty đạt 149 tỷ đồng, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động là 2.250.000 đồng/người/tháng. Đồng thời công ty tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hoạt động SXKD
Luận văn liên quan