Đề tài Phân tích hình thức và nội dung của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chễ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là “luật” của các bên trong quan hệ lao động, giá trị của hợp đồng lao động phụ thuộc rất nhiều và hình thức và nội dung của hợp đồng do các bên ký kết, việc này cũng được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật của nhà nước, vậy pháp luật hiện hành quy định vấn đề này như thế nào và nó thể hiện ra sao? Theo điều 26 BLLĐ 1994 (sữa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Ngoài ra hợp đồng lao động phải thỏa mãn các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồng, cụ thể: Hình thức của hợp đồng lao động, theo quy định tại điều 28 BLLĐ 1994 thì “hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.” Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghi định 44/2003 NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì “Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản, theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và hợp đồng này được ký kết bằng văn bản, mỗi bên giữ một bản cụ thể, có các loại: -Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, -Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên (điều 28 BLLĐ -Hợp đồng với người coi giữ tài sản gia đình( Điều 139 BLLĐ) -Hợp đồng làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các cơ sở

docx4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hình thức và nội dung của hợp đồng lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chễ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là “luật” của các bên trong quan hệ lao động, giá trị của hợp đồng lao động phụ thuộc rất nhiều và hình thức và nội dung của hợp đồng do các bên ký kết, việc này cũng được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật của nhà nước, vậy pháp luật hiện hành quy định vấn đề này như thế nào và nó thể hiện ra sao? Theo điều 26 BLLĐ 1994 (sữa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Ngoài ra hợp đồng lao động phải thỏa mãn các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồng, cụ thể: Hình thức của hợp đồng lao động, theo quy định tại điều 28 BLLĐ 1994 thì “hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản..” Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghi định 44/2003 NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì “Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản, theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và hợp đồng này được ký kết bằng văn bản, mỗi bên giữ một bản cụ thể, có các loại: -Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, -Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên (điều 28 BLLĐ -Hợp đồng với người coi giữ tài sản gia đình( Điều 139 BLLĐ) -Hợp đồng làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy…không phân biệt thời hạn thực hiện hợp đồng lao động (Nghị định 87/CP/ ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh, bài trừ một số tệ nạn nghiêm trọng) Và các loại hợp đồng này phải được xây dựng theo mẫu thống nhất của Bộ lao động thương binh và xã hội. Việc quy định những loại hợp đồng này phải được giao kết bằng văn bản nhằm mục đích quản lý chặt chẽ hơn quan hệ lao động trong các trường hợp này, bời vì đặc thù của các loại hợp đồng, đối với hợp đồng không xác định thời hạn do không xác định được thời gian chấm dứt nên để bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, các vấn đề về tiền lương, các khoản trợ cấp khác nên pháp luật quy định phải lập thành văn bản, coi đây là căn cứ pháp lý để giải quyết các khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Đối với hợp đồng xác định thời hạn từ ba tháng trở lên sở dĩ pháp luật quy định phải ký kết dưới hình thức bằng văn bản vì mặc dù loại hợp đồng này là hợp đồng xác định thời hạn nhưng do thời gian làm việc dài nên để tiện cho quả lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh, giải quyết các lợi ích của người lao động nên pháp luật quy đinh phai giao kết bằng văn bản là hợp lý Đối với hợp đồng với người coi giữ tài sản gia đình thì theo quy định tại công văn 1113 của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 19/4/2005 quy đinh “Khi ký kết hợp đồng lao động, trong trường hợp có giao tài sản cho người lao động quản lý, thì ngoài hợp đồng lao động hai bên có thể ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao. Hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao là phụ lục của hợp đồng lao động. Do đó, khi có tranh chấp về tài sản đã có hợp đồng trách nhiệm được xem là tranh chấp lao động (tranh chấp về thực hiện hơp đồng lao động)”. Quy định của pháp luật phải bắt buộc bằng văn bản và phải có nội dung về việc bàn giao tài sản coi giữ tài sản, vì hợp đồng coi giữ tài sản là hợp đồng liên quan đến trách nhiệm tài sản của các bên nên việc ký kết bằng văn bản là cơ sở pháp lý quan trong trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu xảy ra các tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản. Đối với Hợp đồng làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy… do đặc thù của những công việc này là những công việc nhạy cảm, cần được quản lý chặt chẽ, nên pháp luật quy định phải ký kết bằng văn bản và phải đăng ký danh sách tiếp viên, nhân viên, vũ nữ với công an phường sở tại, việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các vấn đề về lao động trong những lĩnh vực này. Hình thức miệng: “…Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể thỏa thuận giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo quy định của pháp luật”(Điều 28 BLLĐ sửa đổi 2002). Quy định này được áp dụng đối với những hợp đồng ký kết có thời hạn dưới 3 tháng vì với thời hạn ký kết này thường chỉ áp dụng đối với những công việc có tính chất thời vụ, thời hạn hoàn thành công việc trong thời gian ngắn, và được ký kết giữa những người có mối quan hệ quen biết nên pháp luật quy định không nhất thiết phải ký kết dưới hình thức bằng văn bản, các bên chỉ cần giao kết bằng miệng, tuy nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra, hợp đồng lao động còn được ký kết dưới hình thức bằng hành vi thể hiện thông qua các hành vi cụ thể của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Hình thức giao kết hợp đông lao động bằng hành vi là hợp đông thực tế, việc giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua hành vi giữa các chủ thể trong quan hệ lao động Về nội dung của hợp đồng lao động: theo quy định tại Khoản 1, Điều 29 BLLĐ 1994 thì hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau: “Công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động” cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 BLLĐ sửa đổi 2002 thì: “ trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung” Theo đó nội dung của hợp đồng lao động được chi thành 2 loại điều khoản đó là điều khoản cơ bản và điều khoản tùy nghi, việc ký kết hợp đồng phải có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật lao động về các điều khoản cơ bản như: thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội … các điều khoản quy định về những vấn đề này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra nội dung của hợp đồng lao động ký kết giữa các bên trong quan hệ lao động cũng phải phù hợp với các quy định trong thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp ký kết (nếu có). Còn những điều khoản tùy nghi khác thì các bên có thể thỏa thuận với nhau, tuy nhiên việc thỏa thuận này cũng không đươc trái với các quy định của thỏa ước lao động tập thể và các quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng lao động có tác động tích cực trong việc quản lý vấn đề lao động trong tình hình hiện nay, tránh việc ký kết hợp đồng gây bất lợi cho người lao động, do nhiều lý do khác nhau mà người lao động phải ký hợp đồng không có lợi cho mình, vì vậy việc nhà nước quy định và quản lý nội dung cơ bản của hợp đồng là thực sự cần thiết, góp phần quản lý vấn đề lao động và thị trường lao động tôt hơn. Có thể nói các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý của nhà nước về vấn đề lao động và sử dụng lao động, vấn đề hình thức và nội dung của hợp đồng trong những chừng mực nhất định có giá trị là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đánh giá tính hợp pháp của hợp đồng lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007) Nghi định 44/2003 NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động Nghị định 87/CP/ ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh, bài trừ một số tệ nạn nghiêm trọng Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của chính phủ về hợp đồng lao động Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb CAND, Hà Nội, 2009