Nhìn lại thị trường quảng cáo của Việt Nam những năm gần đầy với nhiều biến động và thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Thời gian từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 thì thị trường quảng cáo của VN mới thực sự trở lại cùng với nhiều chiêu quảng cáo mới. Thời gian này cũng đã đánh dấu những bước đi đột phá của các doanh nghiệp làm quảng cáo trong nước bằng việc bắt đầu dành được thị phần quảng cáo từ các công ty quảng cáo nước ngoài bởi các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam” đầy sáng tạo. Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo từng tháng. Do sự phục hồi của kinh tế nó chung và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rông quy mô của nhà nước ta cho cuộc chạy đua với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng hóa nhập khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Dự báo năm 2011 ngân sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% so với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO.
Năm 2011 được nhiều người cho rằng đây là năm của nhiều loại hình quảng mới du nhập và nhiều cách tiếp thị quảng cáo độc đáo của các công ty quảng cáo. Để chứng minh được điều đó chúng ta hãy nhìn vào những gì các nhà quảng cáo đã làm trong năm qua, thử nhớ lại và quan sát bước đi của chính mình ngay từ trong nhà rồi ra ngoài đường tìm hiểu xem cách nhà quảng cáo đã khéo léo lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà không hay biêt. Điển hình với quảng cáo truyền hình là cuộc tấn công ồ ạt của các nhà mạng,
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động quảng cáo của công ty Ford, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Nhìn lại thị trường quảng cáo của Việt Nam những năm gần đầy với nhiều biến động và thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Thời gian từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 thì thị trường quảng cáo của VN mới thực sự trở lại cùng với nhiều chiêu quảng cáo mới. Thời gian này cũng đã đánh dấu những bước đi đột phá của các doanh nghiệp làm quảng cáo trong nước bằng việc bắt đầu dành được thị phần quảng cáo từ các công ty quảng cáo nước ngoài bởi các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam” đầy sáng tạo. Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo từng tháng. Do sự phục hồi của kinh tế nó chung và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rông quy mô của nhà nước ta cho cuộc chạy đua với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng hóa nhập khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Dự báo năm 2011 ngân sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% so với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO.
Năm 2011 được nhiều người cho rằng đây là năm của nhiều loại hình quảng mới du nhập và nhiều cách tiếp thị quảng cáo độc đáo của các công ty quảng cáo. Để chứng minh được điều đó chúng ta hãy nhìn vào những gì các nhà quảng cáo đã làm trong năm qua, thử nhớ lại và quan sát bước đi của chính mình ngay từ trong nhà rồi ra ngoài đường tìm hiểu xem cách nhà quảng cáo đã khéo léo lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà không hay biêt. Điển hình với quảng cáo truyền hình là cuộc tấn công ồ ạt của các nhà mạng, với những thước phim quảng cáo rất ấn tượng và hài hước để ra mắt mạng 3G. Chiến dịch quảng cáo này thành công đã giúp nhà mạng đưa ra một gói dịch vụ mới tưởng chừng rất gai góc, ấy thế mà đã nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng rộng dãi. Để khẳng định được sự thành công của mạng 3G thì sự kiện Việt Nam được xếp hạng thứ 11 toàn cầu về lượng người truy cập internet bằng mobile. Đã nhiều người nhận định chiến lược quảng cáo trên đáng khâm phục nhất trong nhiều năm qua.
Không chỉ dừng ở hình thức quảng cáo truyền hình các hình thức quảng cáo khác đơn giản hơn vẫn có thể len lỏi được vào các hộ gia đình và vào các cơ quan một cách nhánh chóng. Việc trực tiếp chuyển tải thông điệp tới khách hàng khách hàng mục tiêu ( sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trực tiếp tới người tiêu dùng ) luôn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi việc thực hiện đơn giản mà kết quả thấy ngay được. Điều đáng nói ở đây là cách tiếp thị quảng cáo trên có thêm nhiều điểm khác, cách thực hiện văn minh hơn và lịch sự hơn so với trước kia. Ví dụ như việc in quảng cáo trên các phiếu thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng hay kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo hàng ngày hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng tại nhà của các doanh nghiệp .v.v. Những năm trước đây nhắc tới quảng cáo outdoor người ta nghĩ ngay đến việc làm những biển hiệu quảng cáo lớn trên đường quốc lộ ra vào nội thành, với mục tiêu tản rộng khắp các cửa ngõ hay bên xe Bus nhiều người dân đi lại. Thì năm 2010 là năm đã ghi nhận những chuyển động tích cực của các nhà quảng cáo khi chuyển về quảng cáo tập trung và mang đậm tính đột phát. Bằng chứng các vị trí Porter lớn, nhỏ tại các khu trung tâm thương thương mại nơi diễn ra các sự kiện lớn trong năm luôn kín lịch thuê, để thuê được thì doanh nghiệp đã phải trả mức phí rất cao mà phải xếp lịch thuê tới 6 tháng. Dấu ấn đột phá in đậm nhất với người tiêu dùng trong năm qua đó là ý tưởng mới lạ thể hiển qua các mô hình 3D không gian ba chiều đầy sống động khiến người xem không khỏi tò mò và trầm trồ khen ngợi. Quảng cáo ngoài trời sẽ còn rất nhiều hứa hẹn trong năm 2011
2. Tính cấp thiết của đề tài :
Quảng cáo và Marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khi tung sản phẩm của mình ra thị trường. Nhưng muốn điều đó được thực hiện thành công thì nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch quảng cáo thích hợp và cụ thể. Trong một thị trường khốc liệt như thị trường xe hơi thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi để làm mới và giữ được lòng tin trong lòng khách hàng chính là điều kiện để dẫn đến sự thành công của các nhà kinh doanh .
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quảng cáo, chức năng và vai trò của việc quảng cáo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường xe hơi.
Phân tích thực trạng về nghiệp vụ quảng cáo trong ngành kinh doanh xe hơi.
Đưa ra giải pháp trong việc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là quảng cáo thực trạng quảng cáo trong công ty Ford
5. Bố cục của đề tài :
Kết cầu đề ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn nghiệp vụ quảng cáo
Chương 2: Thực trạng quảng cáo quảng cáo tại doanh nghiệp
Chương 3: Giải pháp phát triển và đề xuất kiến nghị
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ QUẢNG CÁO
1.1 Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
Làm thế nào để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác? Người ta dựa trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo.
Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng.
Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể
1.2 Vai trò quảng cáo:
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay Quảng cáo là một trong những nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của một sản phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung. Nhờ vào Quảng cáo mà có thể giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần.Thông tin nhanh chóng cho thị trường về đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm đến sản phẩm là chính.Trang bị cho khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của mình.Tăng giá thành sản phẩm mà khách hàng vẫn vui lòng chi trả vì nó đã giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm hơn khi sử dụng. Điều này làm tăng doanh thu vì có nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn.Quảng cáo kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần ở giai đoạn phát triển bảo vệ thị phần khi thị trường đã ổn định.
Thêm nữa, Quảng cáo là một phần của chiến thuật phối hợp 4P trong tiếp thị (Product, Price, Place (Distribution), Promotion) nghĩa là "bộ tứ" thương phẩm, giá cả, phân phối, khuyến mãi. Khuyến mãi (Promotion) ở đây hiểu theo nghĩa rộng, tập hợp của bốn hoạt động ( bao gồm Advertising hay quảng cáo , Sales Promotion hay khuyến mãi theo nghĩa hẹp, Public Relations hay ngoại giao xí nghiệp , Salesmanship tức chào hàng ). Quảng cáo trong thời đại cạnh tranh chỉ có hiệu lực khi người làm tiếp thị đã thành công trong chiến lược 4P của họ (Probing, Partitioning, Prioritying, Positioning) nghĩa là các hoạt động bắt đầu từ việc điều tra tường tận thị trường (Probing), chia cắt nó thành phân tiết (Partitioning, còn gọi là Segmentation) để có thể tập hợp lực lượng tiến công, chọn mảng thị trường ưu tiên (Prioritying, còn gọi là Targeting) theo chỉ tiêu của hãng và khi điều kiện khách quan cho phép, để cuối cùng định vị trí và điều chỉnh vị trí (Positioning cũng như Repositioning nếu cần thiết) dành được ưu thế của mặt hàng của mình đối với các mặt hàng khác và những đối thủ cạnh tranh trong điều kiện của thị trường đó.
1.3 Các buớc xây dựng một chuơng trình quảng cáo
1.3.1 Mục tiệu của chuơng trình xây dựng quảng cáo:
Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ như mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu nâng cao uy tín của công ty, các sản phẩm . các mục tiêu quảng cáo thuờng đựơc phân loại thành mục tiêu để thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở.
Quảng các thông tin hình thành mạnh mẽ vảo giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thi truờng biết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả.
Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuông nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hang mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dung thể loại so sánh. Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn truởng thành của sản phẩm để nhắc nhở khách hang luôn nhớ tới nó đầu tiên, nhắc nhở họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu.
1.3.2 Quyết định về ngân sách quảng cáo:
Sau khi xác định các mục tiêu quảng cáo rồi, bạn có thể quyết định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm nhằm hoàn thành mục tiệu bán hang. Về mặt học thuật, có 4 phuơng pháp để xác định ngân sách:
Phuơng pháp tuỳ theo khả năng: nhiều công ty xác định ngân sách quảng cáo có tuy theo khả năng công ty có thể chi đuợc. Phuơng pháp này bỏ qua ảnh huởng của quảng cáo đối với khối luợng tiêu thụ, nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm không ổn định.
Phuơng pháp tính theo phần trăm doanh số, ví dụ như 5% hay 10% của doanh số năm tới. Ưu tiên củ phuơng pháp này là chi phí quảng cáo gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh số, lợi nhuận…)và đảm báo sự ổn định cho ngân sách quảng cáo.
Phuơng pháp cân bằng cạnh tranh. Một số công ty xác định ngân sách quảng cáo củ họ ngang bằng với mức chi của các hang cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên do uy tín, tài lực, cơ may và mục tiêu của từng Công ty khác nhau rất xa nên chắc chắn kết quả chiêu thị cũng khác nhau.
Phuơng pháp mục tiêu và công việc: Phuơng pháp này đòi hỏi nhà marketing lập ngân sách bằng cách:
Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Xác định những công việc, chuơng trình cần thực hiện để đạt mục tiêu (quảng cáo trên báo, radio, tivi như thế nào…)
Uớc tính chi phí để hoàn thành công việc tổng số chi phí này chính là ngân sách quảng cáo đề nghị cho năm tới.
Hẵn bạn cũng thấy việc xác định ngân sách cho quảng cáo về mặt học thuật là không có gì khó hiểu tuy nhiên việc khó nhất mà nguời làm marketing phải vuợt qua chính là thuyết phục nội bộ và nếu bạn không có số liệu hay kế hoạch cụ thể thì khó long đạt đuợc sự ủng hộ về mặt ngân sách cho quảng cáo.
1.3.3 Quyết định về thông điệp quảng cáo:
Quyết định về thông điệp quảng cáo thuờng có 3 buớc: tao ra thông điệp, đánh giá và tuyển chọn thông điệp, thực hiện thông điệp.
Việc tạo thông điệp đòi hỏi giải quyết 3 vấn đề: nói cái gì, nói như thế nào cho hợp lý, và nói như thế nào cho hiệu quả.
Về nội dung thông điệp: cần thiết kế, phác hoạ những sự gởi dẫn để có đuợc những đáp ứng mong muốn. Có 3 loại gợi dẫn:
Gợi dẫn sự hợp lý: sản phẩm đem lại những ích dụng theo yêu cầu (bền, tiết kiệm, có giá trị....
Gợi dẫn tạo cảm xúc cảm: kích thích những tình cảm tích cực để đưa đến việc mua.
Gợi dẫn đạo đức: huớng đến cái thiện nơi khách hàng.
Về cấu trúc thông điệp:
Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc của thông điệp. Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận rõ ràng hay để khách hàng tự kết luận. Đưa ra kết luận thuờng hiệu qua hơn. Thứ hai, trình bày luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến? Thuờng đơn tuyến hiệu quả hơn. Thứ ba, nên đưa luận chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối điệp truyền.
Hình thức thông điệp:
Cần triển khai một hình thức sinh động cho thông điệp. Trong quảng cáo in ấn, nhà marketing phải quyết đinh tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ, màu sắc. Để thu hút sự chú ý có thể sử dụng những cách như tính độc đáo và tuơng phản hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức hấp dẫn, kích cỡ và vị trí của thông điệp hợp lý. Thông điệp cần phải đáng tin cậy đựơc ưa thích, tạo nên sự tin tuởng hoàn toàn của khách hàng.
Thực hiện thông điệp như thế nào? Kết quả của thông điệp quảng cáo không những chủ tuỳ thuộc vào những gì đuợc nói mà còn tuỳ thuộc vào cách thức đuợc nói như thế nào?
Cần có sự văn phong, ngữ điệu và một sự trình bày hợp lý để thực hiện thông điệp. Nếu thông điệp đuợc truyền trên ti vi nguời trinh bày phải chú ý sự biểu lộ của nét mặt, cử chỉ, trang phục tư thế và kiểu tóc. Có thể dựng lên một khung cảnh, một kiều dáng hay một hình ảnh mang tính nghệ thuật với sắc đẹp, tình yêu thiên nhiên, sự trong sáng.
1.3.4 Quyết định về phương tiện quảng cáo
Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: hiệu quả của tin tức của lời rao quảng cáo và hiệu quả của phương tiện quảng cáo.
Hiệu quả của tin tức quảng cáo: tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích, ưu việt của sản phẫm làm thu hút sự chú ý của khách hàng,có thể còn làm thay đổ quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm.
Hiệu quả của phương tiện: phương tiện quảng cáo mà thích hợp với nội dung và tin tức quảng cáo đồng thời có tác dụng nhanh, mạnh tới khách hàng thì quảng cáo sẽ có hiệu quả, ít tốn kém hơn.
Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gây tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Quảng cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như:
Truyền hình: là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa dạng và toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động. Chi phí hình thức này thường là đắt nhất. Đôi khi gián tiếp bằng hình thức bảo trợ các show, hay kèm theo logo quảng cáo trên nền sàn, hay treo trên tường đàng sau diễn viên, MC. Xem thêm Quảng cáo truyền hình.
Báo chí: tác động bằng hình ảnh và khẩu hiệu. Đôi khi bằng những bài viết giả như tường thuật bằng những phóng viên được mướn.
Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo mạng cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này. Còn có thể gửi vào các hòm email để quảng cáo, hay gọi là thư rác. Hay các đoạn phim quảng cáo trên các trang mạng. Xem thêm : Quảng cáo trực tuyến
Phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng lời nói hay âm nhạc.
Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm theo thông tin giới thiệu về công ty và sản phẩm. Chi phí khá rẻ, nhưng tác dụng thấp vì mỗi thư chỉ tác động được đến 1 gia đình
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: sơn hình sản phẩm và tên công ty lên thành xe, nhất là xe bus để có diện tích thân xe lớn và lượng khách đi xe rất nhiều trong mỗi ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Nhưng vì sơn lên thành xe thì khó thay đổi liên tục nên người ta thường dùng xe bus là phương tiện quảng cáo cho những sản phẩm có vòng đời khá dài hoặc thương hiệu cả công ty chứ không giới thiệu những sản phẩm vòng đời ngắn, hình ảnh quảng cáo nhanh bị lạc hậu
Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn phẩm phát rộng rãi đến người tiêu dùng
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn: Tờ rơi là hình thức công ty thường dùng, cho đội ngũ nhân viên tiếp thị đi đến các ngã tư, nơi công cộng phát giấy in giới thiệu về sản phẩm và địa chỉ cung cấp
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền
Quảng cáo từ đèn LED: là những đèn lớn treo nơi công cộng đập vào mắt người đi đường thấy hình ảnh và sản phẩm công ty
Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến các khách hàng giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại... mà công ty đang áp dụng
Quảng cáo qua các chương trình giới thiệu sản phẩm tại các nơi công cộng
1.3.5 Đánh giá chương trình quảng cáo
Để đánh giá sự hiệu quả của chương trình quảng cáo, bạn có thể theo dõi tình hình bán hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi hàng qua điện thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website giới thiệu và tình hình mua hàng hóa trực tuyến.
Nhằm giúp bạn theo dõi mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, chúng tôi xin giới thiệu một số sách lược sau đây:
Lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng có tăng lên? Bạn hãy ghi nhận tình hình bán lẻ bằng cách đếm số người vào thăm cửa hàng. Bạn đừng quên theo dõi tình hình này trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo. Dựa trên cơ sở đó bạn rút ra kết luận.
Tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng cáo? Bạn hãy so sánh tình hình bán hàng trước, trong và sau chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng quảng cáo thường gây ra các hiệu ứng tích lũy hay hiệu ứng chậm, do vậy việc bán hàng do xúc tiến quảng cáo có thể không xảy ra ngay tức thì.
Thứ ba, đối với việc quảng cáo thông qua các ấn phẩm, bao gồm cả việc phát các phiếu mua hàng điện tử. Khách hàng sở hữu các phiếu mua hàng điện tử này có thể được giảm giá hay được tặng quà khi mua hàng. Trước khi phát hành phiếu mua hàng điện tử, thì một việc cần làm là bạn phải sắp xếp chúng theo hệ thống. Việc phân loại một cách khoa học cho từng loại phiếu mua hàng khác nhau giúp bạn có khả năng xem xét, đánh giá và quyết định xem loại phiếu nào mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất.
Việc khuyến khích và nhắc nhở các khách hàng về loạt quảng cáo bạn đã triển khai là rất cần thiết. Điều này làm khách hàng nhớ đến sản phẩm/dịch vụ và góp phần khắc sâu thêm hình ảnh về chúng. Bạn có thể thực hiện được điều này bằng cách đưa ra mức giảm giá 10 % cho đợt mua hàng đầu tiên (ví dụ trong một khoảng thời gian từ... đến những người mua hàng có trong tay ấn phẩm quảng cáo của bạn thì sẽ được giảm 10%).
Bạn hãy sử dụng các phiếu phản hồi từ tạp chí. Một số ấn phẩm có phát hành các phiếu phản hồi còn được gọi là phiếu tìm hiểu thông tin. Hình thức này cho phép người đọc tạp chí cung cấp thông tin cho các nhà quảng cáo. Bạn nên phát hành phiếu tìm hiểu thông tin của riêng mình kèm theo mục quảng cáo sản phẩm của bạn trên tạp chí. Hãy nhớ sắp xếp các phiếu này theo hệ thống nếu bạn gửi nó cho một vài tạp chí để đăng quảng cáo.
Một phương thức theo dõi phản hồi của khách hàng là sử dụng đường dây điện thoại nóng để nhận và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Lấy ví dụ, một công ty quảng cáo về sản phẩm kèm theo chương trình rút thăm trúng thưởng, thông thường một số điện thoại miễn phí sẽ được bạn sử dụng để các khách hàng có thể dễ dàng liên lạc. Khi đã thông báo số điện thoại miễn phí đó trên trang quảng cáo, bạn hãy quy về các số máy lẻ khác nhau cho các quảng cáo nhất định để tiện theo dõi. Các bạn cũng nên cân nhắc việc đặt một số điện thoại riêng biệt dành cho quảng cáo và công bố số điện thoại này trên Niên giám điện thoại dành cho các doanh nghiệp.
Một cách nữa để đo lường mức độ thành công của quảng cáo là so sánh tình hình web site trước và sau quảng cáo. Trên các Website bao giờ cũng có các công cụ giúp bạn lấy được các thông tin ngày, thông tin tuần và thông tin tháng về lượt người truy cập. Nếu bạn duy trì một server riêng, thì nên đầu tư vào phần mềm có thể giúp bạn dễ dàng thu thập và theo dõi các báo cáo về lượng người truy cập.
Nếu bạn quảng cáo on-line, bạn hãy theo dõi số phần trăm những người xem và truy cập vào quảng cáo của mình. Phần lớn web bán chỗ quảng cáo trực tuyến đều theo dõi tỉ lệ nhấp chuột vào địa chỉ quảng cáo đăng tải trên trang đó, vì vậy, họ có thể cung cấp cho bạn các báo cáo về tình hình truy cập vào quảng cáo của bạn ra sao. Ngoài ra nếu thấy tiện lợi và hiệu quả hơn, bạn có thể tạo ra một trang web kết nối chỉ với banne