Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006 khi nước ta đã gia nhập làm thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã mở ra rất nhiều cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, do xu hướng hội nhập kinh tế đã làm tăng thêm sự canh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên phải tranh thủ sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời xây dựng là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì lý do này mà vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách mạnh mẽ.
Trong hai năm vừa qua là hai năm của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, do vậy vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là vấn đề cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải để tâm. Các doanh nghiệp cần lập ra các kế hoạch để làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Được sự đồng ý của Ban Giám Đốc công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Bùi Thị Thu Ngân, em đã có thời gian thực tập tại quý công ty để tìm hiểu các vấn đề thực tế tại công ty và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hợp lý hơn và đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung bài báo cáo thực tập tổng hợp gồm 2 phần:
+ Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin.
+ Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Sin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006 khi nước ta đã gia nhập làm thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã mở ra rất nhiều cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, do xu hướng hội nhập kinh tế đã làm tăng thêm sự canh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên phải tranh thủ sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời xây dựng là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì lý do này mà vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách mạnh mẽ.
Trong hai năm vừa qua là hai năm của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, do vậy vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là vấn đề cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải để tâm. Các doanh nghiệp cần lập ra các kế hoạch để làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Được sự đồng ý của Ban Giám Đốc công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Bùi Thị Thu Ngân, em đã có thời gian thực tập tại quý công ty để tìm hiểu các vấn đề thực tế tại công ty và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hợp lý hơn và đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung bài báo cáo thực tập tổng hợp gồm 2 phần:
+ Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin.
+ Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty, mặc dù được sự giúp đỡ của công ty, sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, và sự cố gắng tìm hiểu thực tế, sưu tầm và tham khảo tài liệu nhưng do thời gian thực tập ngắn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn bài báo cáo tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp ý của Ban lãnh đạo Công ty cũng như của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Bùi Thị Thu Ngân, Ban Giám Đốc công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin và toàn thể cán bộ, nhân viên của quý công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 15 tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hương
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG VIỆT- SIN
Tên giao dịch: VIET- SIN INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION AND
INVESTMENT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : VIET- SIN CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính : 03 Phan Đình Phùng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3820518
Fax : 0511.3820518
Số đăng ký kinh doanh : 3202002179
Đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 03 năm 2005 và đăng ký sửa đổi lần 4 ngày 18 tháng 12 năm 2008
Công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin là công ty TNHH có hai thành viên trở lên có:
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng do 3 thành viên góp.
Một đất nước, xã hội phát triển thì trước hết phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng bao gồm nhiều ngành, trong đó ngành xây dựng đóng góp một phần rất lớn để xây dựng đường giao thông, nhà cửa, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, cầu cống …
Cùng chung với đất nước, thành phố Đà Nẵng đã và đang đầu tư kiến thiết xây dựng cở sở hạ tầng. Từ đó, các doanh nghiệp xây lắp dần dần được ra đời. Trong đó, công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin cũng đã được thành lập. Công ty ngày càng lớn mạnh và kinh doanh có hiệu quả trong suốt thời gian qua.
*Quy mô của công ty: vừa và nhỏ
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Bước đầu khi thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt như: cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, vốn, thị trường nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên, từng bước công ty đã dần tự khẳng định mình và chiếm đựợc lòng tin của khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Cụ thể công ty đã xây dựng các công trình dân dụng đạt chất lượng cao và đã đưa vào sử dụng:
Công trình đường vào nghĩa trang Hòa Sơn.
Công trình bảo tàng Chăm Đà Nẵng.
Công trình trường cấp 2 Phan Châu Trinh, Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam
Do xu hướng hiện nay ngành xây dựng chú trọng đến việc đầu tư xây dựng giao thông, cầu cống kiên cố hóa, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ máy móc, thiết bị thi công. Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị tiên tiến để có thể cạnh tranh lai với các doanh nghiệp khác và nhằm nâng cao chất lượng thi công và tăng năng suất lao động, tiết kiệm, giảm giá thành sản xuất đến mức thấp nhất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP:
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Xây dựng dân dụng công nghiệp
Xây dựng cầu đường
Xây dựng hệ thống cấp nước và đường dây tải điện từ 35 kv trở xuống.
Lắp đất thông tin
Xây dựng sàn nền hạ tầng cơ sở
Các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
1. Lập các dự án đầu tư, thiết kế kiến trúc và xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ
Thiết kế và xây dựng các công trình giao thông và dân dụng
Tư vấn giám sát chất lượng công trình.
Các sản phẩm của công ty là những sản phẩm đặc biệt, mang tính chất riêng cho mỗi loại sản phẩm. Một loại sản phẩm là một công trình, số lượng rất ít và có tính chất riêng lẽ, đặc trưng riêng.
Mỗi sản phẩm là cả một quá trình xây dựng rất nhiều công đoạn được lắp ghép với nhau. Nó cần một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn và các yêu cầu về máy móc thiết bị, yếu tố kỹ thuật rất phức tạp. Do đó chi phí cho một sản phẩm hay nói cách khác là một sản phẩm là rất lớn.
1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU
1.3.1. Quy trình công nghệ kinh doanh
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ kinh doanh
ây
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ kinh doanh
Quy trình công nghệ kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin gồm các bước công việc sau:
Chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu xây dựng một hay một số công trình và tổ chức hay có thể thông qua trung gian tổ chức cuộc đấu thầu về công trình đó. Chủ đầu tư có sẵn địa điểm và bản vẽ kỹ thuật xây dựng và kinh phí để xây dựng công trình đó.
Lập dự toán chi phí xây dựng: khi công ty nào muốn tham gia đấu thầu đều phải làm bước này. Qua bản vẽ kỹ thuật, công ty sẽ lên kế hoạch dự toán công trình xem công ty muốn xây dựng công trình đó thì phải tốn bao nhiêu chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình. Công ty phải tìm mọi cách để đưa ra giá xây dựng công trình thấp nhất có thể.
Tham gia đấu thầu và thắng thầu: muốn tham gia đấu thầu, công ty phải mua hồ sơ dự thầu, nộp lệ phí và sau đó nộp dự toán chi phí xây dựng công trình. Nếu dự toán chi phí xây dựng công trình công ty là thấp và đạt tiêu chuẩn xây dựng thì công ty sẽ thắng thầu.
Hai bên A và B ký hợp đồng: khi đã thắng thầu thì công ty và chủ đầu tư bắt đầu ký hợp dồng xây dựng khi thông qua các điều lệ trong hợp đồng.
Chuẩn bị các nguồn thi công: công ty lên kế hoạch cho các nguồn lực thi công như máy móc thiết bị, nhân công và nguyên vật liệu. Việc chuẩn bị này phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc công trình và yêu cầu riêng của bên chủ đầu tư.
Tiến hành thi công và hoàn thành: khi đã chuẩn bị các nguồn lực thi công thi công ty cho lễ động thổ và tiến hành xây dựng. Khi tiến hành thi công xây dựng thì giám sát công trình của hai bên A và B đều giám sát công trình nên công ty cần đảm bảo đúng yêu cầu xây dựng và chất lượng công trình. Công ty sẽ tiến hành thi công cho đến khi nào hoàn thành xong công trình.
Hoàn thành hồ sơ nghiệm thu và thanh toán: khi hoàn thành công trình thì bên chủ đầu tư sẽ nghiệm thu công trình tức là kiểm tra chất lượng công trình có đảm bảo hay không. Nếu thỏa mãn thì hai bên ký hồ sơ nghiệm thu, công ty bàn giao công trình và bên chủ đầu tư thanh toán cho công ty
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất:
Bộ máy quản lý của công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin chia làm 4 cấp. Giữa các cấp có thể có mối quan hệ chỉ huy hay cũng có thể là mối quan hệ đối ứng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH đầu tư và xây dựng hạ tầng Việt Sin được tổ chức theo hình thức hỗn hợp, có cả hình thức trực tuyến và hình thức tham mưu.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Tổng giám đốc: là người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về mọi mặt hợp đồng và sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc: là người giúp việc đắc lực cho tổng giám đốc, trực tiếp chỉ đạo thống nhất các hoạt động sản xuất hàng ngày, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo quá trình sản xuất bao gồm: từ việc chuẩn bị sản xuất, bố trí điều khiển lao động, điều khiển việc cấp phát vật tư, kỹ thuật đến việc kiểm tra đấnh giá kết quả sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
Kế toán trưởng: là người tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực chuyên môn kế toán tài chính, về kế hoạch kinh doanh của công ty.
Phòng kỹ thuật thi công: có trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực công nghệ, kiểm soát các bộ phận sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật thi công, chất lượng công trình, kiểm soát các bộ phận sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào thi công, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm các định mức tiêu hao, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm, quản lý và theo dõi hồ sơ kỹ thuật.
Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho tổng giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, khoa học kỹ thuật, lao động, tiền lương, cung ứng vật tư, giá thành… theo dõi tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập và theo dõi các hồ sơ kinh tế.
Phòng tổ chức lao động – hành chính: tham mưu cho tổng giám đốc về công tác nhân sự, sắp xếp các cương vị trong cơ cấu tổ chức thông qua việc xác định những đòi hỏi về nhân lực, dự trữ nhân lực, lựa chọn đề bạt, đánh giá bồi dưỡng và đào tạo con người, soạn thảo các văn bản cho các phòng ban, nghiên cứu, đề nghị, sắp xếp tổ chức sản xuất cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING
Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp
Lập các dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng quy mô vừa và nhỏ
Thiết kế và xây dựng các công trình giao thông và dân dụng như: công trình dân dụng( nhà, trường học, bệnh viện…), công trình công nghiệp, cầu đường, kênh, mương, thủy lợi, sân bay, bến cảng, đường dây, trạm biến áp dưới 35KV
Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh nhà, …
Tư vấn, giám sát chất lượng công trình.
Công ty luôn tìm ra những biện pháp và những công nghệ tiên tiến để lập ra những dự án đầu tư hiệu quả nhất, khả thi nhất. Thiết kế ra những công trình có mẫu mã hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đạt chất lượng theo tiêu chuẩn được quy định như độ bền chắc, các yêu cầu kỹ thuật về nền móng, tường, mái nhà, mẫu mã,…Đặc biệt, do yêu cầu khác biệt giữa các công trình xây dưng là có quy mô lớn, số lượng ít, chủng loại ít nên mỗi công trình có các yêu cầu rất khác nhau, có thời gian sản xuất, xây dựng lâu, bao gồm nhiều giai đoạn lắp ghép lại với nhau.
Các công trình do doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là các công trình mang tính chất rộng lớn, quy mô lớn như trường học, bệnh viện, cầu đường, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp nên nó các tác dụng rất lớn và sử dụng lâu dài phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu và cần thiết của con người. Chính vì thế mà công ty luôn cố gắng hoàn thiện các cơ sở để đề ra, lập và đầu tư, thiết kế và xây dựng các công trình ngày càng tốt hơn, nâng cao hiệu quả và chất lượng xây dựng.
2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của qua các thời kỳ.
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xây dựng
hạ tầng Việt Sin năm 2007
ĐVT: đồng
STT
Tên công trình
Giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý công ty
Doanh thu trong kỳ
Lãi (+)
Lỗ (-)
1
CT trường PCT
204315916
13733678
163000000
-55049594
2
CT bảo tàng Chăm ĐN
17651000
1047528
12432727
-6265801
3
CT kho vũ khí HK
0
0
0
4
CT trường NPVinh
593566768
32017164
380000000
-245583932
5
CT san nền T. PCT
0
0
0
6
CT TVGS khu đón tiếp QN
37000000
2811345
33366822
-6444523
7
CT trường MN VK
159425354
5615183
66644545
-98395992
8
CT THCS NCT
90011102
3981005
47249091
-46743016
9
CTTTHC q.Sơn Trà
872912588
40318559
478526208
-434704939
10
CT nhà HT Đoàn 354
77163956
3606377
42802768
-37967565
11
CT đường vàoCNTT1
129656100
92681265
1100000000
877662635
12
Đài TN Đoàn PB 575
80866427
9217563
109399880
19315890
13
Tường trường PCT
177303844
16851139
200000000
5845017
14
TK<D BT HC
2000000
421779
5005946
2584167
15
Tượng đài P. Mân Thái
64794143
5897899
70000000
-692042
16
KPB CTBTLV3HQ
249783937
27804380
330000000
52411683
17
Cải tạo HT T1QST
279505335
32804802
389348182
77038045
18
Trường tiểu học NTP
315416917
33549086
398181818
49215815
19
XNSX cáp điện TCT
2756846
953914
11321659
7610899
20
S/C&KC XPPT N5
436435212
42127848
500000000
21436940
21
TVGS bệnh xá KVCV3HQ
8000000
772843
9172585
399742
22
TVGS kho vũ khí HK
5213600
674046
8000000
2112354
23
TVGS CQDTQCHQ
20646096
2527671
30000000
6826233
24
CQ Quân sự Q.NHS
68506711
8420936
99945000
23017353
25
Đường BT, TĐ cụ PCT
53375542
8425568
100000000
38198890
Cộng
3946307394
386261578
4584397231
251828259
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh công ty TNHH đầu tư & xây dựng
hạ tầng Việt Sin năm 2008
ĐVT: đồng
STT
Tên công trình
Giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý công ty
Doanh thu trong kỳ
Lãi (+)
Lỗ (-)
1
CT trường PCT
481000000
78574775
294319090
-265255685
2
CT kho vũ khí HK
737270781
0
-737270781
3
CT trường N P. Vinh
367672315
78732295
294909118
-151495492
4
CT san nền t. PCT
178005760
19025837
71265455
-125766142
5
CT TVGS khu QN
15361126
485403
1818182
-14028347
6
CT đường vào CNTT
1317720195
0
-1317720195
7
Tường rào kín PCT
264488027
50361295
188639300
-126210022
8
TĐ P.Mân Thái
73200000
3684933
13802727
-63082206
9
Cải tạo HT T1QST
155032598
18513980
69348182
-104198396
10
Trường tiểu học NTP
584540746
79718869
298604545
-365655070
11
CTTVGS khoVKHK
0
2344536
8781975
6437439
12
TVGS CQDT QCHD
34469230
14890503
55775653
6415920
13
S/C&kc XPPT kênh5
0
6113402
22899091
16785689
14
Cq quân sự Q.NHS
377032184
94532262
354091364
-117473082
15
Đg BT,TĐ cụ PCT
105015613
58836093
220383517
56531811
16
Đg BT tổ 4 khu An Thị
161932783
49653522
185988182
-25598123
17
Đg BT tổ 29 P.Mân Thái
57000958
0
-57000958
18
KPB CT BTLV3HQ
0
-3115844
-3115844
19
TVGS V3HQ
6710000
0
-6710000
20
HSQT mỏ đá P.Hưng
2000000
1941610
7272727
3331117
21
Lập HS trạm ĐK xe CĐĐN
500000
970805
3636364
2165559
22
KS,LDT cầu tàu cảng
8000000
5210697
19517811
6307114
23
Đường BT tránh chợ Đ.Ngọc
0
627814
2351615
1723801
Cộng
4926952316
564218631
2110289054
-3380881893
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Từ hai bảng trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cả trong nền kinh tế quốc dân đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp bằng chứng là sự sụt giảm đáng kể của doanh thu năm 2008. Ngoài sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên còn có cả sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty khác trong ngành để tồn tại nên làm cho doanh thu của năm 2008 giảm hơn 50% so với doanh thu năm 2007. Mặt khác đó là không kể đến sự tồn vốn trong các công trình trong kỳ trước chưa thu hồi được do sự khó khăn khách quan từ khách hàng. Từ doanh thu của năm 2007 là 4.584.397.231 đồng thì năm 2008 doanh thu chỉ chưa được 50% là 2.110.289.054 đồng, ta có thể thấy được mục tiêu tồn tại của công ty đã đặt ra.
Trong năm 2007 ở cuối năm tổng kết kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn lãi được 251.873.259 đồng thì cuối năm 2008, doanh nghiệp đã lỗ 3.380.881.893 do chủ yếu là chưa thu hồi được giá vốn tiêu thụ trong kỳ. Tuy nhiên, cũng qua hai bảng này cho ta thấy công ty đã dần có uy tín trên thị trường, cụ thể là công ty đã nhận được nhiều công trình hơn theo kế hoạch dự định là mỗi năm phải nhận ít nhất 20 công trình trở lên. Công ty đã có kinh nghiệm tốt trong việc định giá để tham gia đấu thầu và thắng thầu.
Do tính chất của sản phẩm xây dựng là mỗi công trình là một loại sản phẩm nên sau đây là kết quả tiêu thụ của công ty thông qua doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty qua doanh thu
từ năm 2005 và năm 2008
ĐVT: đồng
STT
Năm
Doanh thu
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)
1
Năm 2005
4.234.543.675
2
Năm 2006
4.464.895.327
230351652
5.44%
3
Năm 2007
4.584.397.231
349853556
8.26%
4
Năm 2008
2.110.289.054
-2124254621
-50.16%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Với căn cứ lấy doanh thu năm 2005 là gốc thì từ năm 2005 đến năm 2007
thì công ty có tốc độ tăng trưởng khá tốt là từ 5,44% năm 2006 và 8,26% năm 2007 so với doanh thu năm 2005 nhưng trong năm 2008, doanh thu giảm hơn 50% so với năm 2005. Về tuyệt đối, năm 2006 so với năm 2005, doanh thu tăng 230.351.652 đồng tương ứng là 5,44%, năm 2007 so với năm 2005, doanh thu tăng 349.853.556 đồng tương ứng 8,26%, năm 2008 so với năm 2005, doanh thu giảm 2.124.254.621 đồng tương ứng 50,16%. Đứng trước con số này thì không ai không đặt câu hỏi tại sao lại có sự sụt giảm như thế. Với chúng ta, ai cũng đều biết, năm 2008 vùa qua là năm có những khó khăn đối với nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các nền kinh tế đang phát triển như nước Việt Nam ta. Để có thể tồn tại, các công ty phải cật lực làm việc, và khả năng phá sản rất cao. Đồng thời, trong năm 2006 và năm 2007,
có khá nhiều các công ty xây dựng được mọc lên theo nhịp phát triển của thành phố, cộng với sự tồn tại của các doanh nghiệp đã có là cho sự cạnh tranh diễn ra rất sôi nổi, hơn nữa công ty chưa thành lập được bao lâu nên thâm niên và uy tín chưa cao đã ảnh hưởng trầm trọng đến doanh thu của doanh nghiệp.
2.1.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
Thị trường hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Huế…Ví dụ như trong năm 2008 vừa qua, trên thị tr