Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương tỉnh Lào Cai

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hệ thống NHTM, ngân hàng Công Thương cũng ngày càng phát triển thực hiện tốt chức năng vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vietinbank là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Công Thương. Nó đã trở thành trung gian gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong VietinBank và vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai ”. Kết cấu báo cáo gồm hai phần như sau: Phần I: Đặc điểm tình hình- cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai. Phần II: Phân tích nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai.

doc47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hệ thống NHTM, ngân hàng Công Thương cũng ngày càng phát triển thực hiện tốt chức năng vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vietinbank là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Công Thương. Nó đã trở thành trung gian gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong VietinBank và vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai ”. Kết cấu báo cáo gồm hai phần như sau: Phần I: Đặc điểm tình hình- cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai. Phần II: Phân tích nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của tập thể cán bộ trong Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai, đặc biệt xin cảm ơn cô Phạm Thanh Hà mặc dù rất bận rộn với công tác giảng dạy và nghiên cứu nhưng đã dành thời gian hướng dẫn em trong quá trình thực hiện báo cáo. Do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn!  PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH - CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI. Đứng trước sự đòi hỏi về phát triển kinh tế mọi mặt, ngày 15/01/2006 Ngân Hàng Công Thương Lào Cai được thành lập và có tên là : “ Ngân Hàng Công Thương Lào Cai ”. Với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng. Từ ngày thành lập đến nay Ngân Hàng Công Thương Lào Cai luôn ổn định và phát triển về cả tổ chức bộ máy nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ. Nguồn kinh doanh tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, trong đó là nguồn vốn huy động tại chỗ, vốn huy động phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương. Doanh số cho vay thu nợ đều tăng qua các năm. Doanh số thu chi tiền mặt cũng tăng qua các năm đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiền mặt cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Do mới thành lập nên cơ sở vật chất chưa được tốt nhưng cũng đã có đầy đủ các máy móc với công nghệ KHKT đáp ứng nhu cầu mọi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của Ngân hàng phục vụ nghiệp vụ kinh doanh, cán bộ Ngân hàng không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức để từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. II. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LÀO CAI Ngân Hàng Công Thương Lào Cai có trụ sở chính tại số 07 Đường Hoàng Liên - P.Cốc Lếu - TP.Lào Cai - Tỉnh Lào Cai.Chi nhánh hoạt động rất thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu giao dịch, có hiệu quả cho hoạt động huy động vốn và cho vay. Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Lào Cai có 32 người.Cán bộ được bố trí theo chuyên môn nghiệp vụ như sau : Ban Giám Đốc : 03 người Phòng hành chính : 06 người Phòng kế toán ngân quỹ : 08 người Phòng tín dụng : 07 người Phòng Quản Lý rủi ro : 02 người Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ :03 người Phòng Giao Dịch : 03 người Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng Công Thương Lào Cai:  III. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG: Kết quả kinh doanh năm 2010, Ngân Hàng Công Thương Lào Cai đã đạt được kết quả như sau: - Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ: 394 tỷ 587 triệu đồng - Tổng dư nợ: 322 tỷ 233 triệu đồng + Dư nợ ngắn hạn: 224 tỷ 145 triệu đồng * Về công tác kho quỹ: - Mọi hoạt động của Ngân hàng về huy động vốn và đầu tư tín dụng được phản ánh qua hệ thống sổ sách, kế toán chứng từ với số liệu được ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác bảo đảm khớp đúng số liệu đã hạch toán phân tích và tổng hợp, thu chi tiền mặt qua quỹ Ngân hàng đảm bảo đày đủ, đúng chế độ không để xảy ra tình trạng thừa , thiếu quỹ và nhận được sự tin tưởng của khách hàng. * Về công tác thanh tra kiểm soát. - Cùng vói việc chỉ đạo tăng trưởng TD, Ngân Hàng Công Thương Lào Cai luôn quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra các mặt nghiệp vụ. Ngoài sự kiểm tra của Ngân Hàng Công Thương TW, Ngân Hàng Công Thương Lào Cai còn chỉ đạo tiến hành tự kiểm tra về hồ sơ TD, chứng từ kế toán, các loại sổ sách ghi chép đối chiếu công khai tiền gửi tiền vay PHẦN II PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tín dụng đóng một vai trò to lớn đối với nền kinh tế thị trường và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ vốn huy động trong khách hàng.Tín dụng Ngân hàng đáp ứng, bổ sung vốn để duy trì và phát triển quá trình tái sản xuất, tăng trưởng kinh tế : - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn tập trung sản xuất. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá lưu chuyển tiền tệ. - Góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. - Góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh thế với nước ngoài. Tín dụng ngân hàng có 3 loại tín dụng chủ yếu là: - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong nước và quốc tế Là một hình thức của tín dụng nên tín dụng ngân hàng mang những đặc trưng chung của tín dụng như: - Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: đây là giai đoạn vốn tiền tệ chuyển từ ngân hàng đến với người vay. - Sử dụng vốn: người đi vay sau khi nhận được vốn vay sẽ sử dụng vào những mục đích khác nhau như sản xuất hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, người đi vay chỉ được quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định chứ không được toàn quyền sở hữu. - Hoàn trả tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một chu trình quay vòng của vốn vay. Vốn tín dụng được quay trở lại hình thức cấp tín dụng ban đầu nhưng lại có thêm một phần giá trị tăng thêm, tức là người đi vay phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động cơ bản, mang lại thu nhập chủ yếu cho mỗi NHTM. Do vậy, hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với sự canh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nắm bắt được vai trò to lớn của tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngân hàng nói riêng nên Ngân Hàng Công Thương Lào Cai rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng. II. CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG VIETIN BANK VIỆT NAM 1.Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT VN về việc ban hành quy định cho vay tiêu dùng. 2.Quyết định số 067/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN về việc ban hành quy định cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân và hộ gia đình. 3. Quyết định số 070/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN về việc ban hành quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT. 4. Quyết định số 071/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN ban hành quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT-VN. 5. Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT-NHCT-VN ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế. 6. Quyết định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT-NHCT-VN về việc ban hành quy chế giảm miến lãi vay đối với khách hàng vay vốn của NHCT-VN. III. QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ: + Các loại hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ khách hàng. Hồ sơ khoản vay. Hồ sơ đảm bảo tiền vay. + Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin theo quy định của NHCT VN và tư vấn lập cả 3 loại hồ sơ trên. + Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và bổ sung những thay đổi của hồ sơ khách hàng (nếu có). - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vốn vay: + Kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn. + Báo cáo Lãnh đạo Phòng khách hàng tình trạng của hồ sơ. + Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ, tài liệu bổ sung cho đến khi hồ sơ của khách hàng đầy đủ và đúng quy định (trường hợp khách hàng còn thiếu một số giấy tờ, tài liệu không quan trọng, CBTD có thể báo cáo lãnh đạo Phòng chấp thuận cho bổ sung sau). + Lập phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận hồ sơ đầy đủ từ khách để có cơ sở xác minh nguyên nhân chậm trễ trong giải quyết cho vay (nếu có). - Sao gửi phòng Quản Lý Rủi Ro ngay sau khi nhận hồ sơ khách hàng một số tài liệu sau: + Hồ sơ khách hàng (đối với khách hàng lần đầu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập hoặc có thay đổi so với hồ sơ đã cung cấp trước đó). + Phương án SXKD. + Hồ sơ TSĐB (nếu có). + Các báo cáo tài chính. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định(TTTĐ), kiểm soát, trình duyệt TTTĐ: - Thẩm định và lập TTTĐ: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: Căn cứ các tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ các nguồn thông tin khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thông tin Phòng quản lý chi nhánh và thông tin NHCT VN, các nguồn tin khác...), CBTD thực hiện các công việc sau: + Thẩm định khách hàng vay vốn. + Thẩm định phương án SXKD. + Phân tích ngành. + Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. Tính toán lãi, phí và các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. Xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thực hiện cho vay vốn lưu động đối với khách hàng (thu nhập từ khoản vay có thể sẽ không cao nhưng khách hàng thường xuyên/ có thể có nguồn ngoại tệ bán cho ngân NHCT VN, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của NHCT VN...). + Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. + Xác định phương thức cho vay: NHCV thoả thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay, có 02 phương thức cơ bản sau: Cho vay theo phương thức từng lần. Cho vay theo hạn mức tín dụng. + Xác định lãi suất cho vay. + Lập TTTĐ: Ký và trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trong quá trình thẩm định, nếu cần lấy ý kiến của các phòng ban, cá nhận khác, CBTD báo cáo lãnh đạo Phòng khách hàng để làm thư công tác lấy ý kiến. - Kiểm soát và trình duyệt TTTĐ: Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng Khách Hàng. Nội dung thực hiện: + Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn và nội dung TTTĐ, yêu cầu CBTD bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung cong thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có). + Ký tắt vào sau dòng cuối cung trên từng trang của TTTĐ, ghi rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý cho vay, các điều kiện kèm theo (nếu có), ký trình người có thẩm quỳên quyết định. + Trình TTTĐ cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn lên cấp có thẩm quyền quyết định cho vay hoặc: Yêu cầu CBTD chuyển tiếp các hồ sơ (không kể các hồ sơ đã chuyển ở bước 1) và bản sao TTTĐ của Phòng khách hàng sang phòng Quản Lý Rủi Ro để thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (trương hợp phải thẩm định rủi ro độc lập). Sau khi nhận báo cáo rủi ro từ Phòng Quản Lý Rủi Ro, phòng khách hàng lập tờ trình bổ sung (nếu cần thiết) và tập hợp hồ sơ trình người có thẩm quyền quyết định. Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình BCRR: (áp dụng đối với các trường hợp theo quy định hoặc cấp có thẩm quyền quyết định yêu cầu) - Lập BCRR: Người thực hiện: Cán bộ quản lý rủi ro Nội dung thực hiện: + Nghiên cứu hồ sơ do Phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tiín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Lập BCRR. + Trình toàn bộ hồ sơ kèm BCRR trên lãnh đạo Phòng QLRR. - Kiểm Soát BCRR: Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro Nội dung thực hiện: + Kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung BCRR, yêu cầu CB QLRR bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có). + Ký tắt vào dòng cuối cùng trên từng trang BCRR và ký trình người có thẩm quyền. + Yêu cầu CBQLRR chuyển BCRR sang phòng khách hàng. Bước 4: Xét duyệt cho vay. Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định Nội dung thực hiện: - Trường hợp không thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở: + Yêu cầu Phòng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu làm rõ nội dung TTTĐ (nếu cần). + Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, TTTĐ và BCRR (ghi ý kiến phê duyệt đồng ý/ không đồng ý/ các chỉ đạo và yêu cầu khác) vào TTTĐ. + Ký văn bản trả lời khách hàng (văn bản trả lời khách hàng do CBTD soạn thảo; Lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt). - Trường hợp qua Hội Đồng Tín Dụng cơ sở: Yêu cầu phòng khách hàng (Phòng đầu mối) sau khi nhận được BCRR,CBTD sao hồ sơ cho các thành viên, Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện chức năng thư ký Hội Đồng Tín Dụng. + Trên cơ sở đề nghị của Lãnh đạo phòng khách hàng,Chủ tịch Hội Đồng tín dụng triệu tập họp Hội Đồng Tín Dụng và tổ chức điều hành cuộc họp. + Chủ tịch Hội đồng tín dụng ký văn bản thông báo quyết định của Hội đồng tín dụng cho khách hàng (văn bản do CBTD soạn thảo; thư ký Hội đồng tín dụng kiểm soát ký tắt). Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký HĐTD, HĐBD, làm thủ rục giao nhận giấy tờ và TSĐB: - Soạn thảo hợp đồng: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: + Khi khoản vay được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, trên cơ sở nội dung vad các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, CBTD thoả thuận với khách hàng và các điều khoản của HĐTD,HĐBD. Trường hợp khách hàng không đồng ý các điều khoản trong HĐTD, HĐBD ngân hàng đưa ra hoắc có đề nghị thay đổi một số nội dung của HĐTD, HĐBĐ, CBTD báo cáo lãnh đạo Phòng khách hàng để báo cáo với người có thẩm quyền quyết định xem xét từ chối cấp tín dụng hoặc đồng ý theo sửa đổi đề nghị của khách hàng. Trường hợp khách hàng chấp thuận các điều khoản của HĐTD, HĐBD ngân hàng đưa ra, CBTD tiến hành soạn thảo HĐTD, HĐBĐ theo mẫu phù hợp. + Trình dự thảo hợp đồng và các văn bản liên quan (nếu có)cho lãnh đạo Phòng khách hàng. - Kiểm soát hợ đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có): Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng khách hàng, CBQLRR, Lãnh đạo Phòng QLRR và/ hoặc cán bộ, Lãnh đạo các Phòng ban khác theo quy định. Nội dung thực hiện: + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD,HĐBĐ tiền vay và các giấy tờ có liên quan (nếu có) đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định, các quy định của pháp luật hiện hành và của NHCT VN. Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm bản sao TTTĐ đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định sang Phong QLRR (đối với trường hợp khoản vay đã được thẩm định rủi ro tín dụng độc lập). + CBQLRR: Nghiên cứu dự thảo HĐTD,HĐBĐ tiền vay để phát hiện rủi ro pháp lý hoặc các quyền, nghĩa vụ không phù hợp, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐ tiền vay. + Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro: Kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến về dự thảo HĐTD, HĐBĐ tiền vay gửi lại phòng khách hàng. + Các phòng ban, cá nhân khác: Tham gia ý kiến về nội fung HĐTD, HĐBĐ tiền vay theo các đề nghị của Phòng khách hàng hoặc yêu cầu của Người có thẩm quyền. - Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có): Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng. Nội dung thực hiện: + CBTD: Chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản có liên quan (nếu có) sau khi có ý kiến tham gia của Phòng quản lý rủi ro và các phòng ban, cá nhân liên quan, trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trường hợp có ý kiến không thống nhất với các ý kiến tham gia của các Phong ban liên quan, CBTD tổng hợp trình Lãnh đạo Phòng xem xét. + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửa đổi, ký tắt vào dòng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có), trình Người có thẩm quyền quyết định. Trướng hợp có ý kiến không thống nhất với các ý kiến của các Phòng ban liên quan, Phòng khách hàng trình Người có thẩm quyền xem xét và quyết định. - Ký kết hợp đồng: Người thực hiện: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng Nội dung thực hiện: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dung của HĐTD, HĐBĐ tiền vay bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luât, NHCT VN, phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau đó, yêu cầu Phòng khách hàng chuyển bản sao hợp đồng đã ký sang Phòng quản lý rủi ro. - Nhập, kiểm soát, phê duyệt và giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo phòng khách hàng, CBQLRR và lãnh đạo Phòng QLRR. Bước 6: Giải ngân - Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo phòng khách hàng, Người có thẩm quyền quyết định. + CBTD: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân bao bồm: Hợp đồng cung ứng vật tư,hàng hoá,dịch vụ. Bản gốc hoá đơn, chứng từ thanh toán, kèm bảng liệt kê danh mục hoá đơn chứng từ. Các giấy tờ liên quan khác. Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, bao gồm: Giấy nhận nợ. Bảng kê rút vốn. Uỷ nhiệm chi/ hoặc các giấy rút tiền khác. Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân: Nếu chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD đóng dấu “ĐÃ CHO VAY”, ghi rõ số tiền giải ngân lần này và ký tắt vào chứng từ giải ngân; ký vào giấy nhận nợ và trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Nếu chứng từ giải ngân chưa đủ điều kiện, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung. + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD phù hợp với HĐTD và các quy định hiện hành của NHCT VN, nếu đúng ký, trình người có quyền quyết định/nếu chưa đúng, yêu cầu cán bộ tín dụng hoàn thiện. + Người có thẩm quyền quyết định: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ giải ngân. Nếu các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hành của NHCT VN thì ký duyệt giải ngân, nếu chưa phù hợp, yêu cầu Phòng khách hngà hoàn thiện. - Giao nhận chứng từ giải ngân: + CBTD: Nhận lại các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, chuyển cho các phòng Nghiệp vụ có liên quan như sau: Phòng kế toán: Các chứng từ gốc: HĐTD (nếu rút vốn lần đầu), giấy nhận nợ, uỷ nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác và các chứng từ khác (nếu có). Phòng/ tổ thanh to
Luận văn liên quan