Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi Nhánh Cần

Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, tăng trưởng GDP cao, ổn định, gia nhập WTO,. do đó nước t a ngày càng thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài gần đây nhất là năm 2007 với 20,3 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong năm 2007 Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tăng trưởng kinh tế cao, GDP ước tăng trên 13%/năm, trong đó thành phố Cần Thơ tăng GDP cao nhất với 16,4%. Kiêm ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 4,176 tỷ USD tăng 26,86% so với năm 2006. Các ngành đều tăng trưởng và có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực: tăng tỉ lệ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ nông nghiệp. Các dự án cơ sở hạ tầng đang và sắp triển khai mang tầm quốc gia như: cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống, nâng cấp quốc lộ 1A, sân bay quốc tế Cần Thơ. Từ hoạt động kinh tế năng động, GDP tăng cao, cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư,có chính sách thu hút đầu tư đúng đắn. Do đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhất là thành phố Cần Thơ là khu vực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với nhu cầu phát triển đó thì nguồn cung vốn luôn quan trọng nên các ngân hàng đặt ngày càng nhiều các chi nhánh, phòng giao dịch t ại các tỉnh trong khu vực. Các ngân hàng việt Nam phần lớn có thu nhập từ hoạt động tín dụng là chính, nó mang lại khoản 80% - 90% thu nhập của các ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần An Bình(ABBANK). ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, năm 2006 ABBANK đặt chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ và liên tục mở rộng thị trường ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách lập các phòng giao dịch (PGD) như: Chi nhánh Cần Thơ (ABBANK Cần Thơ), PGD An Nghiệp, PGD Long Xuyên, PGD Vĩnh Long, PGD Cao Lãnh, PGD Rạch Giá

pdf37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi Nhánh Cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 1 Danh mục hình Hình 2.1. Biểu đồ lợi nhuận 16 Hình 3.1. Biểu đồ doanh số cho vay theo thời gian 19 Hình 3.2. Biểu đò doanh số cho vay theo ngành nghề 21 Hình 3.3. Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời gian 23 Hình 3.4. Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành nghề 25 Hình 3.5. Biểu đồ dư nợ theo thời gian 27 Hình 3.6. Biểu Đồ dư nợ theo ngành nghề 29 Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 2 Danh mục Bảng Bảng 3.1. Tình hình cho vay của Ngân hàng trong năm 2007 19 Bảng 3.2. Bảng doanh số cho vay theo thời gian 20 Bảng 3.3. Bảng doanh số cho vay theo ngành nghề 22 Bảng 3.4. Bảng doanh số thu nợ theo thời gian 25 Bảng 3.5. Bảng doanh số thu nợ theo ngành nghề 27 Bảng 3.6. Bảng dư nợ theo thời gian 29 Bảng 3.4. Bảng dư nợ theo ngành nghề 31 Bảng 3.5. Bảng nợ quá hạn 33 Bảng 3.8. Bảng nợ quá hạn trên tổng dư nợ 34 Bảng 3.7. Bảng hệ số thu nợ 35 Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, tăng trưởng GDP cao, ổn định, gia nhập WTO,... do đó nước ta ngày càng thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài gần đây nhất là năm 2007 với 20,3 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong năm 2007 Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tăng trưởng kinh tế cao, GDP ước tăng trên 13%/năm, trong đó thành phố Cần Thơ tăng GDP cao nhất với 16,4%. Kiêm ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 4,176 tỷ USD tăng 26,86% so với năm 2006. Các ngành đều tăng trưởng và có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực: tăng tỉ lệ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ nông nghiệp. Các dự án cơ sở hạ tầng đang và sắp triển khai mang tầm quốc gia như: cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống, nâng cấp quốc lộ 1A, sân bay quốc tế Cần Thơ... Từ hoạt động kinh tế năng động, GDP tăng cao, cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư,có chính sách thu hút đầu tư đúng đắn. Do đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhất là thành phố Cần Thơ là khu vực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với nhu cầu phát triển đó thì nguồn cung vốn luôn quan trọng nên các ngân hàng đặt ngày càng nhiều các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh trong khu vực. Các ngân hàng việt Nam phần lớn có thu nhập từ hoạt động tín dụng là chính, nó mang lại khoản 80% - 90% thu nhập của các ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần An Bình(ABBANK). ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, năm 2006 ABBANK đặt chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ và liên tục mở rộng thị trường ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách lập các phòng giao dịch (PGD) như: Chi nhánh Cần Thơ (ABBANK Cần Thơ), PGD An Nghiệp, PGD Long Xuyên, PGD Vĩnh Long, PGD Cao Lãnh, PGD Rạch Giá. Do tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, ABBANK Cần Thơ có địa bàn hoạt động rộng , có nhiều PGD trực thuộc và có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của ABBANK tại Đồng bằng sông Cửu Long nên ABBANK Cần Thơ phải luôn có hoạt động tín dụng tốt. Với những lý do đó tôi chọn đề tài ”Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình-chi nhánh Cần Thơ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên quản lý chặt chẽ hoạt động này. Do đó việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất cần thiết. Vì vậy khi nghiên cứu hoạt động tín dụng tại ABBANK Cần Thơ, đề tài tập trung vào các vấn đề sau: - Phân tích hoạt động tín dụng tại ABBANK Cần Thơ, cụ thể: + Phân tích doanh số cho vay. + Phân tích doanh số thu nợ. + Phân tích dư nợ và nợ quá hạn. Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 4 - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ABBANK Cần Thơ. - Đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet,… về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Thu thập số liệu thống kê, kế toán liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Thu thập những thông tin liên quan bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng của Ngân hàng. - Dùng phương pháp so sánh, phân tích một số chỉ tiêu tài chính có liên quan để đưa ra kết quả nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: bộ phận tín dụng của ABBANK Cần Thơ - Thời gian: đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng của ABBANK Cần Thơ từ quý I đến quý IV năm 2007. - Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số dư và nợ quá hạn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ABBANK Cần Thơ. Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 5 PHẦN NỘI DUNG    Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Khái niệm trên được thể hiện qua sơ đồ: Vốn Vốn + Lãi 1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. - Dựa vào mục đích tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các tiêu thức sau:  Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.  Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Người cho vay Người đi vay Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 6  Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu,...  Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.  Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.  Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. - Dựa vào thời hạn tín dụng:  Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:  Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. - Dựa vào phương thức cho vay:  Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức: theo phương thức nay thì ngân hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng và duy trì trong thời hạn nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: đây là phương thức cho vay đúng hạn mức tín dụng nhưng ngân hàng cam kết dành cho khách hàng hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu thốn mà từ chối cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức tín dụng dự phòng.  Cho vay theo dự án: đây là phương thức ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện dự án dầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và dự án đầu tư phục vụ cho đời sống. Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 7  Cho vay trả góp: khi vay vốn Ngân hàng, khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay vốn.  Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ: tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và rút tiền tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín dụng. - Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình mà người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinh tế xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực - mặt tốt, và mặt tiêu cực - mặt xấu. Chẳng hạn nếu để tín dụng pháp triển tràn lan không kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây: - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển:  Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.  Tín dụng, là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế.  Tín dụng, không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. Có thể nói, trong nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên của nó. Đối với doanh nghiệp: tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định, vốn lưu động.  Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.  Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế xã hội khiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 8 các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh,… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội Do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng,… do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm,.. đó là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội. - Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. 1.1.4 Chức năng tín dụng ngân hàng Tín dụng có 3 chức năng: - Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ các chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa”sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.  Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội,…  Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng này - đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 9 và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:  Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… Cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và tiền giấy như hiện nay) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền,…  Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển. Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội. - Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật,… trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2. Một số quy định về điều kiện vay vốn của ABBANK. 1.2.1. Đối tượng vay vốn: ABBANK cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh. - Hợp tác xã. - Doanh nghiệp tư nhân. - Cá nhân có tài sản đảm bảo. Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay. Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 10 - Những trường hợp không được cho vay:  Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc ABBANK.  Cán bộ, nhân viên ABBANK thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay.  Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc ABBANK. - Những trường hợp hạn chế cho vay:  ABBANK không cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, số tiền cho vay đối với những đối tượng sau: o Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ABBANK, thanh tra viên đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ABBANK, kế toán trưởng ABBANK. o Các cổ đông lớn của ABBANK.  Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng được vay vốn nêu trên, không vượt quá 5% vốn tự có của ABBANK.  Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định cho vay đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám Đốc, Phó Giám Đốc sở giao dịch, Giám Đốc, Phó Giám Đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch của ABBANK. 1.2.2. Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả vốn gốc, lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay trong các khế ước nhận nợ. 1.2.3. Điều kiện vay vốn: ABBANK có thể xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật. -
Luận văn liên quan