Đề tài Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Trong xu thế thế giới mở cửa kinh tế như hiện nay, dưới chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới của Đảng và nhà nước thì thị trường hàng hóa không ngừng được mở rộng do sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ của doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó phải kể đến thị trường Hoa Kỳ, đây là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam và của cả thế giới. Đây là thị trường tiêu dùng cao với sức mua không hạn chế, sự cạnh tranh trên thị trường này là vô cùng gay gắt khi các doanh nghiệp trên thế giới đều ý thức được nguồn lợi khổng lồ đem lại khi hàng hóa xuất khẩu thành công vào thị trường này. Với mong muốn đem tới độc giả cái nhìn rõ nét hơn về thị trường Hoa Kỳ cũng như mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, chúng tôi làm đề tài “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – HOA KỲ”, kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Phần 2: Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ. Phần 3: Tình hình cụ thể các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Phần 4: Giải pháp chung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

doc139 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM: Trong những năm qua, Việt Nam luôn phát triển theo hướng xuất khẩu. Vì với những nước đang phát triển như Việt Nam, thì GDP thu được chủ yếu là do xuất khẩu, một phần nhỏ là do đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, Việt Nam không ngừng tham gia hội nhập với thế giới, để thu hút đầu tư và tìm cho mình những thị trường mới. Mà dẫn chứng cho điều nay là xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng qua các năm, với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 2005- 2008 là 22%.    BẢNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 7 THÁNG 2010      2005   2006   2007   2008   2009   7 Tháng 2010      Kim Ngạch  Tăng (%)  Kim Ngạch  Tăng (%)  Kim Ngạch  Tăng (%)  Kim Ngạch  Tăng (%)  Kim Ngạch  Tăng (%)  Kim Ngạch   Xuất khẩu  32,447  100  39,826  123  48,561  122  62,685  129,1  57,096  91  38,521   Nhập Khẩu  36,761  100  44,891  122  62,765  140  80,714  128,6  69,949  87  45,775   CCTM  (4,314)   (5,065)   (14,204)   (18,029)   (12,853)   (7,254)   Nguồn: Tổng cục thống kê Hoa Kì Xuất khẩu tăng, đồng thời nhập khẩu cũng tăng. Dẫn đến, cán cân thương mại luôn ở thế nhập siêu. Trong năm 2005 và 2006, Việt Nam nhập siêu ở con số 4,3 đến 5 tỷ USD. Nhưng trong 3 năm sau đó 2007 đến năm 2009, nhập siêu của Việt Nam đã trên 14 tỷ USD. Đặc biêt là năm 2007, nhập siêu tăng 280% so với năm 2006 tương ứng với giá trị tuyệt đối tăng 9,2 tỷ USD, nhập khẩu tăng đến 40% nhưng xuất khẩu chỉ tăng 22%, do đó nhập siêu mới tăng mạnh như vậy điều này gây ảnh hưởng mạnh tới cán cân thanh toán. Có sự đột biến lớn này là do Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới khi chính thức trở thành thành viên của WTO, nên thuế suất nhập khẩu giảm cộng hưởng với tâm lý sính hàng ngoại của người Việt Nam, đồng thời ngành công nghiệp sản xuất trong nước còn kém, kĩ thuật lạc hậu, phải nhập máy móc, nguyên liệu từ nước ngoài, Năm 2008, lại đánh dấu một cột mốc quan trọng với ngành ngoại thương của nước ta, lần đầu tiên xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu ( xuất khẩu là 129.1%, và nhập khẩu là 128.6%), nhập siêu vẫn tăng 127%. Năm 2008 cũng xuất hiện thêm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỉ USD, đó là mặt hàng dây và cáp điện, nâng số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD lên 11 mặt hàng (gạo, dệt may, da giày, dầu thô, cà phê, thủy sản, cao su, than đá, máy vi tính và linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ). Tuy nhiên những thành tích đạt được của năm 2008 chủ yếu là do sự tăng giá hàng xuất khẩu. Tình hình nhập siêu của nước ta vẫn tương đối cao, chiếm đến hơn 20% so với trị giá xuất khẩu. Các nước đang phát triển nói chung có tỉ lệ xuất siêu chiếm tới khoảng 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, ngay cả khối các nước kém phát triển và châu Phi, Nam Mỹ cũng không nhập siêu. Trong nhóm các nước phát triển, xuất siêu nhiều nhất là Nga (126 tỷ USD, chiếm 15,5% xuất khẩu), Trung Quốc (164 tỷ USD, 15,5% xuất khẩu), ASEAN (88 tỷ USD, 11,4% xuất khẩu)...( Số liệu năm 2007, nguồn: Cổng thông tin xuất nhập khẩu: ngoaithuong.vn)  Nguồn: Tổng cục thống kê Nhưng sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh, kéo theo nhập siêu giảm, song tỉ lệ nhập siêu vẫn chiếm tới 23.4 % kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhập siêu của Việt Nam giảm 20% so với năm 2008, giảm tương ứng với 5,2 tỷ USD. Nhập siêu giảm là do tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, hệ thống tài chính lớn ở các nước phát triển bị sụp đổ, kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, do đó người tiêu dùng giảm chi tiêu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khi lượng đặt hàng giảm, các doanh nghiệp giảm nhập khẩu. Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới dần hồi phục. Xuất khẩu của Việt Nam phục hồi trở lại. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 13,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009 (tương đương tăng  15,31 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%.  Nguồn: Tổng cục hải quan  Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 17,8 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ một năm trước đó.  Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 7 tháng/2010 là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 19,47 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ một năm trước đó. Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu lớn: Tổng kim  ngạch XK của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước, từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2008 và đạt 62,9 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng qua các năm, khoảng 120% so với năm trước, góp phần đáng kể vào việc mang về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đóng góp lớn vào GDP.  Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê Việt Nam Việt Nam xuất khẩu ra thị trường xuất khẩu hàng vạn mặt hàng, chia thành 5 nhóm: nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và Tiểu thủ công nghiệp, Hàng nông và lâm sản, nhóm hàng thủy sản và vàng phi tiền tệ. Trong 5 nhóm hàng này thì nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, Hàng nông lâm sản chiếm tỉ lệ cao nhất. Đặc biệt là nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN hiện nay đang là mũi nhọn của xuất khẩu nước ta với tỉ trọng trung bình là 40%. Hiện nay nước ta có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD hàng năm, bao gồm: dệt may, giày dép, dầu khí, linh kiện điện tử, máy móc phụ tùng, than đá, gỗ, gạo, cao su, cà phê, đá quý, dây cáp điện, và mặt hàng đứng đầu thế giới là tiêu và điều. Tuy nhiên cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta còn tập trung nhiều vào những ngành gia công như dệt may, giày dép, các sản phẩm thô như dầu thô, cao su, cà phê… chất lượng còn thấp Do đó về giá trị xuất nhập khẩu không cao trong khi sản lượng xuất lại nhiều. Theo các chuyên gia, giai đoạn 2006-2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với trung bình 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn. Năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và dự báo tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch trên 39 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu  hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và cơ cấu thị trường cũng có sự thay đổi. Trong hơn mười năm đã có 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, trong đó có trên 28 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập trên 100 triệu USD. Nhập trên 500 triệu USD có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 7 quốc gia nhập trên 1 tỷ USD, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. Trong đó, Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,... Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,...  Đvt: ngàn USD. Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng đã giành nhiều thị phần hơn so với Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu tại các thị trường chủ chốt, đó là kết quả vừa được công bố từ cuộc khảo sát của trường Đại học Thương mại Thái Lan khi nghiên cứu về việc xuất khẩu giữa hai nước tại các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.Vallop Vitanakorn - Phó Chủ tịch Hiệp hội tàu thủy quốc gia Thái Lan (NTSA) cho rằng, nhiều ngành công nghiệp của nước này sẽ mất dần sức cạnh tranh trước Việt Nam, trong đó có dệt may, nông sản, điện tử và chế biến thực phẩm. Giao dịch ngoại thương của nước ta chủ yếu là khu vực châu Á, chiếm trên 60% , mà chủ yếu là khu vực ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. tiếp theo là khu vực châu Âu mà chủ yếu là EU, khu vực Bắc Mỹ với Mỹ và Canada, Và khu vực châu Đại Dương với Úc. Tỉ trọng về kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn so với khu vực kinh tế, chiếm khoảng 55%. Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước có tỉ trọng thấp hơn với 45%. Điều này cho thấy mức đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trị giá và cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và nhóm hàng. ĐVT: triệu USD  2005  2006  2007  2008  2009  6T2010    Giá trị  %  Giá trị  %  Giá trị  %  Giá trị  %  Giá trị  %  Giá trị  %   Tổng số  32447  100  39826  100  48561  100  62685  100  57096  100  32466  100   KV KT trong nước  13893  42.8  16765  42.1  20787  42.8  28162  44.9  26724  46.8  14997  46.2   KV có vốn nước ngoài  18557  57.2  23061  57.9  27774  57.2  34522  55.1  30372  53.2  17469  55.8   Nguồn: Tổng Cục Thống kê Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu qua các năm, thì nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên, với tốc độ tăng bình quân là trên 23%. Nhập khẩu của nước ta chủ yếu là: nguyện phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép; xăng dầu, sắt thép, máy móc, ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô.  Nguồn: Tổng cục thống kê Với những hạn chế về công nghệ kỹ thuật, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, hơn nữa những ngành may mặc, chế biến chủ yếu là gia công. Do đó, Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất rùi xuất khẩu. Với sự phát triển nhanh của ngành dệt may, giày dép, xuất khẩu gia tăng, do đó đòi hỏi nhập khẩu cũng phải gia tăng theo. Với sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội càng phát triển, nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao cũng gia tăng. Mà điển hình là nhu cầu về máy vi tính, linh kiện điện tử và sản phẩm điện tử ngày càng cao với mức tăng trưởng 2008 là 25,5% so với 2007, và năm 2009 tăng 6,5% so với năm 2008. Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật, ASEAN và Trung Quốc. Trong đó, chúng ta nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc, kế tiếp là ASEAN.  ĐVT: ngàn USD.Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong những thị trường này, thì thị trường Mỹ và EU là hai thị trường ta luôn xuất siêu. Nhưng với trong khu vực Châu Á ta lại nhập siêu từ Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN.  Nguồn: Tổng cục Thống kê PHẦN II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HOA KÌ: I- GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ HOA KÌ: Hoa Kỳ, tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ( The United States of America), được thành lập năm 1776 từ 13 bang thuộc địa, nay Hoa Kỳ đã có tới 50 bang. Trong suốt nhiều thập kỉ qua, Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế đứng đầu trên thế giới và là cái nôi của những tiến bộ khoa học kĩ thuật Diện tích: 9826675, đứng thứ 6 trên thế giới Dân số: 307212123 người, đứng hạng 3 trên thế giới ( thống kê năm 2010, nguồn: the US Bureau of the Census) Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.977%, xếp hạng 128 trên thế giới( năm 2009) Cơ cấu dân số theo tuổi:  0-14 years: 20.2% (nam 31,639,127/ nữ 30,305,704)  15-64 years: 67% (nam 102,665,043/nữ 103,129,321)  65 years and over: 12.8% (nam 16,901,232/nữ 22,571,696) (số liệu thống kê năm 2009 của ủy ban thống kê Hoa Kỳ) GDP: tổng thu nhập quốc dân: 14266 tỉ USD, xếp hạng 1 trên thế giới năm 2009, giảm 1.21% so với năm 2008( 14441 tỉ USD) Tốc đô tăng trưởng GDP: giảm dần trong những năm gần đây  GDP - real growth rate  Rank  Percent Change   2003  2.45%  115    2004  3.10%  104  26.53%   2005  4.40%  100  41.94%   2006  3.20%  138  -27.27%   2007  3.20%  152  0.00%   2008  2.00%  186  -37.50%   2009  1.10%  171  -45.00%   2010  -2.40%  150  -318.18%   Nguồn: Cục Thống Kê Hoa Kì GPD bình quân đầu người: 46400 USD xếp hạng 6 trên thế giới ( nguồn: CIA World Factbook) Lực lượng lao động: 154.5 triệu lao động, đứng thứ 3 trên thế giới ( năm 2009) Cơ cấu lao động theo ngành nghề (năm 2007) farming, forestry, and fishing  22.6%   manufacturing, extraction, transportation, and crafts  24.8%   managerial, professional, and technical  37.3%   sales and office  24.2%   other services  17.6%   Tỉ lệ thất nghiệp: 9.4% năm 2010, xếp hạng 107 trên thế giới ,tăng 30.56% so với năm 2009. Tỉ lề thất nghiệp đang có xu hướng tăng từ năm 2008 dến nay do khủng hoảng kinh tế Tỉ lệ lạm phát: -0.7% năm 2009, 3.8% năm 2008 Ngân sách: thu ngân sách: $1.914 trillion , chi ngân sách $3.615 trillion (2009 est.) Nguồn vốn đầu tư: 12.5% GDP Nợ công: 52.9% of GDP (2009 ) , 39.7% of GDP (2008)  Nền công nghiệp: Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu thế giới về nền công nghiệp, đa dạng hóa các ngành nghề, kĩ thuật tiên tiến như xăng dầu, sắt thép, xe cộ, không gian vũ trụ, công nghệ thông tin, điện, hóa học, chế biến thực phẩm, khai khoáng Tỉ lệ tăng trưởng trong ngành sản xuất công nghiệp: -5.5% (2009), giảm dần từ năm 2008, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Year  Industrial production growth rate  Rank  Percent Change   2003  -0.40%  141      2004  0.30%  133  -175.00%   2005  4.40%  86  1366.67%   2006  3.20%  102  -27.27%   2007  4.20%  91  31.25%   2008  -1.70%  170  -140.48%   2009  -2.00%  151  17.65%   2010  -5.50%  112  175.00%   Nhận xét: nền kinh tế Hoa Kỳ đang gặp phải những khó khăn lớn kể từ sau cuộc khủng hoảng. tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng công nghiệp sản xuất đang giảm dần từ năm 2008, nợ công chính phủ, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Văn hóa: đúng với tên gọi Hợp chủng quốc, Hoa Kỳ là nước có nền văn hóa đa dạng bao gồm các thành phần dân tộc ở mọi nơi trên thế giới. II- CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KÌ: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Có những giao dịch hoặc vấn đề chịu sự điều tiết của riêng luật liên bang, riêng luật bang, hoặc có thể cả luật biên bang và luật bang. Ví dụ, ở Hoa Kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.  Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước liên bang, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang.Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của các luật liên bang liên quan đến nhập khẩu xe hơi. Tuy nhiên, do luật bảo vệ môi trường của một số bang đề ra những yêu cầu bảo vệ môi trường khắt khe hơn so với các luật liên bang về môi trường, cho nên xe hơi nhập khẩu muốn tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường của các bang đó. Một ví dụ khác, luật của Bang Pennsylvania chỉ qui định nguyên liệu nhồi trong đồ chơi không được có chất gây hại, trong khi đó luật của Bang Ohio lại qui định khắt khe hơn là nguyên liệu nhồi trong đồ chơi phải là mới và phải được kiểm tra phòng truyền nhiễm bệnh do vi khuẩn. Hoa Kỳ và tất cả các bang (trừ bang Louisiana theo hệ thống luật Châu Âu) đều theo hệ thống luật Anh - Hoa Kỳ (là hệ thống thông luật). Điều này có nghĩa là những giải thích luật hay phán quyết của toà án sẽ trở thành luật áp dụng trong các trường hợp sau đó và tương tự (án lệ). Do vậy, ngoài việc nghiên cứu các luật, việc nghiên cứu các quyết định của toà án cũng là một phần không thể thiếu để hiểu đầy đủ về luật pháp Hoa Kỳ đối với một vấn đề nào đó. Chính sách xuất nhập khẩu 2.1 Hạn ngạch nhập khẩu Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm về nông nghiệp, điều cần biết là hàng của mình có được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không hay chỉ được nhập giới hạn về số lượng. Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa thâm nhập vào Hoa Kỳ, nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Trước đây những mặt hàng chịu sự kiểm soát cao nhất về hạn ngạch là các mặt hàng hàng dệt và may mặc.  Tuy nhiên theo quy định của WTO, từ 1/1/2006 các nước thành viên WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO khác. Riêng đối với Trung Quốc, EU sẽ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2008 và Hoa kỳ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2009. Con số hạn ngạch được cho phép nhập thông thường là kết quả thương thảo giữa hai quốc gia. Thông thường, nếu chưa có sự thoả thuận, Hoa Kỳ có thể đơn phương tuyên bố một con số hạn ngạch nào đó và tự áp dụng. Có hai loại hạn ngạch, loại: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và loại Hạn ngạch thuế quan (tariff-rate quota). Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm. Nếu số lượng nhập đã vượt chỉ tiêu thì hàng nhập phải tái xuất ra khỏi Hoa kỳ hoặc đưa vào kho hải quan kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch mới. Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng nào đó hàng hóa nhất định trong một thời gian nào đó với một mức thuế suất giảm (reduced rate). Phần hàng vượt quá chỉ tiêu có thể được nhập nhưng phải chịu với thuế suất cao hơn thuế suất đối với số hàng trong hạn ngạch. 2.2 Thủ tục hải quan Khi hàng hóa đến cảng Hoa Kỳ, người nhập khẩu hoặc đại diện ủy quyền của người nhập khẩu phải đăng ký đầy đủ hồ sơ cho Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hóa nhập cảng chỉ được hải quan cho thông quan sau khi chủ sở hữu lô hàng đã hoàn tất thủ tục luật lệ và đóng thuế nhập khẩu. Hải quan có quyền chỉ thị thời hạn giám định lô hàng, cũng như quyết định cho phép thông quan. Hàng hóa có thể nhập kho ở cảng đến hoặc chuyển sang cảng khác ở nội địa Hoa Kỳ trong điều kiện còn nguyên kiện, chưa tháo gỡ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển. Trong một số trường hợp hàng hóa đặc biệt, hàng nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan tại một nơi quy định dù trước đó hàng đã đến một cảng khác trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải khai báo và đăng ký đầy đủ hồ sơ cần thiết tại cảng địa phương được chỉ định. Khi hồ sơ và thủ tục hoàn tất, hàng hóa sẽ được thông quan. Tiền thuế nhập khẩu phải được thanh toán trong vòng 10 ngày. Hồ sơ nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu có thể bị khám xét hoặc miễn trừ. Sau đó sẽ được phép thông quan nếu hội đủ những điều lệ về thủ tục Hải quan. Sau khi hàng hóa được thông quan, hồ sơ nhập khẩu sẽ được hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc văn phòng Dịch vụ khai báo hải quan. 2.3 Kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan Dựa vào việc kiểm tra hàng hóa, hải quan sẽ lượng định chính xác nhiều yếu tố cần thiết trước khi quyết định cho hàng thông quan. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trên cơ sở xác định các thông tin sau: +Giá trị chính xác của hàng hóa để xác định mức thuế nhập khẩu phải nộp. +Hàng hóa phải được ghi chú rõ ràng nước xuất xứ và nhãn hiệu theo đúng tiêu chuẩn do hải quan đề ra. +Không có loại hàng quốc cấm. +Số lượng phải phù hợp với hoá đơn hàng (số lượng chính xác, không dư hoặc thiếu). +Không có những loại thuốc gây mê mà chính phủ Hoa Kỳ ngăn cấm. Để kiểm tra hàng hóa, nhân viên hải quan sẽ chọn một số mẫu hàng trong toàn bộ lô hàng. Đối với thuốc gây mê nói riêng và nhiều mặt hàng đưa vào Hoa Kỳ nói chung bằng đường bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam Hoa kì.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC 1.doc
  • docphụ lục2.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docTRANG BIA.doc
Luận văn liên quan