Đề tài Phân tích huỳnh quang tia X

Tia X còn gọi là rơngen do W.K.Roentgen phát minh ra năm 1895 khi bắn chùm electron vào lá kim loại. Lúc đầu vì chưa biết rõ bản chất của loại bức xạ này nên ông gắn cho nó cái tên là tia X. Tia X thực chất cũng là bức xạ điện từ nhưng có bước sóng ngắn, nằm trong dải từ 0,01 ? A (angstrom) tới 10 ? A , hoặc thậm chí dài hơn. Các tia X có bước sóng ngắn hơn 1 ? A gọi là tia X cứng và dài hơn 1 ? A gọi là tia X mềm. Năng lượng của tia X tính theo bước sóng như sau: ? 398 , 12 ? E trong đó E đo bằng keV, ? đo bằng ? A . Việc phát minh ra tia X là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành vật lý. Tia X và tia gamma giống nhau ở chỗ đều là bức xạ điện từ, nhưng có nguồn gốc khác nhau. Tia gamma sinh ra từ hạt nhân còn tia X sinh ra từ nguyên tử. Năng lượng của tia X đặc trưng bằng hiệu năng lượng liên kết của hai vành electron trong nguyên tử, do đó nó đặc trưng cho từng nguyên tố. Người ta ví năng lượng của tia X đặc trưng là "dấu vân tay" của nguyên tố hóa học nên có thể căn cứ vào đó xây dựng một phương pháp phân tích nguyên tố gọi là phương pháp phân tích huỳnh quang tia X. Ngày nay phương pháp này trở thành một công cụ phân tích mạnh đối với tất cả các nguyên tố từ nhôm (Al) tới urani (U) trong bản tuần hoàn, đáp ứng yêu cầu của nhiều lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng. Để tiến hành phân tích cần đo năng lượng và cường độ của các tia X đặc trưng. Trong thực tế có thể đo phân giải bước sóng (WD) hoặc đo phân giải năng lượng (ED) của tia X. Bước sóng của tia X có thể đo bằng phương pháp nhiễu xạ dựa vào định luật Bragg:

pdf19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích huỳnh quang tia X, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên