Đề tài Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức

Trong xã hội, luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ xã hội, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu không các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc. Trong các loại quan hệ pháp luật đó phải kể đến quan hệ pháp luật hành chính, đó là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp “quyền lực – phục tùng” tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Với điều kiện chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính ( các cơ quan, tổ chức, cá nhân) phải cónăng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ ý trên nhóm chúng em xin trình bày vấn đề: “ Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức ( hoặc với năng lực chủ thể của cán bộ, công chức)”.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4151 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội, luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ xã hội, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu không các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc. Trong các loại quan hệ pháp luật đó phải kể đến quan hệ pháp luật hành chính, đó là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp “quyền lực – phục tùng” tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Với điều kiện chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính ( các cơ quan, tổ chức, cá nhân) phải cónăng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ ý trên nhóm chúng em xin trình bày vấn đề: “ Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức ( hoặc với năng lực chủ thể của cán bộ, công chức)”.  B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính 1. Các khái niệm Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính Như bất kì quan hệ pháp luật nào, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó phải có năng lực chủ thể, đồng thời năng lực chủ thể đó cũng phải đáp ứng được những điều kiện của quan hệ pháp luật đó. Và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính cũng không phải một ngoại lệ. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải là các cơ quan, tổ chưc, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Năng lực chủ thể hành chính Xét về mặt thuật ngữ, năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính có thể được định nghĩa như sau: “ năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó”. 2.Phân tích năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính Các cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan nhà nước đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan nhà nước đó bị giải tán. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước. Cách đây 65 năm, vào ngày 23-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, là tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam. Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ: “xét và giải quyết những vụ tham ô, bắt người trái phép, thu thập ý kiến của nhân dân, thực hiện giám sát các UBND trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Từ đây hoạt động thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, là công cụ thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương tiện để kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân, hoạt động thanh tra đã góp phần thiết lập, giữ gìn trật tự, kỹ cương trong quản lý nhà nước và trong xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với chính quyền cách mạng. Từ đây, năng lực chủ thể của Ban Thanh Tra được phát sinh, có nghĩa là Ban này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính về xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Cán bộ, công chức. Để trở thành cán bộ, công chức thì cá nhân phải trải qua những vòng sơ khảo kĩ lưỡng. Ví dụ: để trở thành cán bộ thì “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ họ cũng phải có năng lực pháp luật, đặc biệt là năng lực hành vi đầy đủ. Khi trở thành cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ sử dụng quyền lực của nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình tác động tới đối tượng quản lý để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức được pháp luật quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ công chức đó. Họ là cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc của mình. Còn ngoài chức vụ quyền hạn của mình thì cán bộ công chức không còn là cán bộ công chức nhà nước sử dụng quyền lực nữa mà trở thành cá nhân bình thường. Ví dụ: cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, họ có quyền xử phạt hành chính cá nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nhưng trong cuộc sống đời thường, họ có thể bị chủ thể khác xử phạt nếu như họ vi phạm. Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính sự nghiệp Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế , đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hàn chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. Như vậy sự tồn tại của các tổ chức này quyết định năng lực chủ thể của họ, khi các tổ chức này tồn tại thì nó mới có năng lực chủ thể, khi bị giải thể thì đồng nghĩa với việc mất năng lực chủ thể. Ví dụ như một trường đại học, là một đơn vị hành chính-sự nghiệp. khi nhận thấy sự cần thiết phải cho ra đời đơn vi này, nhà nước ra quyết định thành lập, từ đó năng lực chủ thể của nó phát sinh. Đến khi khôgn cần đến sự tồn tại của ngôi trường đo thì nhà nước ra quyết định giải thể, từ đó nó mất năng lực chủ thể. Do không có chức năng quản lý nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể thường. cá biệt trong một số trường hợp được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước đối với một số công việc cụ thể, các tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt. II. .Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức ( hoặc cán bộ, công chức ) Vì các cá nhân và tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể khác nhau nên năng lực chủ thể của họ cũng có nhiều điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức chúng ta cần xem xét trên bốn khía cạnh sau: Thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt Tư cách chủ thể Nội dung Yếu tố chi phối Tiêu chí Năng lực chủ thể của cá nhân Năng lực chủ thể của tổ chức (hoặc cán bộ, công chức) Thời điểm phát sinh - Năng lực chủ thể của cá nhân có từ khi cá nhân đó sinh ra và nó thay đổi trong quá trình sống của cá nhân.Ngoài ra năng lực này còn phải được sự công nhân của nhà nước, chỉ khi nào cá nhân đạt một điều kiện nhất định thì năng lực đó mới xuất hiện, đó là khi xuất hiện năng lực hành vi hành chính, như vậy năng lực pháp luật hành chính xuất hiện không cùng lúc với năng lực hành vi hành chính. - Năng lực chủ thể của tổ chức phát sinh khi Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lí hành chính Nhà nước.Tổ chức không cần nói đến năng lực hành vi vì khi thành lập tổ chức nhà nước đã thừa nhận điều kiện và khả năng của nó và chỉ khi có khả năng đó nó mới được công nhận, nghĩa là năng lực hành vi và pháp luật hành chính của tổ chức phát sinh cùng lúc. Thời điểm chấm dứt - Thời điểm chấm dứt năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính là khi cá nhân đó mất đi hoặc khi cá nhân không còn đủ điều kiện để có năng lực hành vi nữa, ví dụ cá nhân đó mất năng lực hành vi, bị tâm thần... - Thời điểm chấm dứt năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính là khi không còn những quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quan hệ pháp luật hành chính hoặc khi tổ chức đó bị giải thể. Tư cách chủ thể - Cá nhân luôn tham gia các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường. - Khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính cá nhân phải nhân danh mình, lấy tư cách của mình để tham gia. - Trong một số trường hợp đặc biệt, các tổ chức có thể tham gia các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt khi được nhà nước trao quyền. - Các tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có người đứng đầu đại diện cho tổ chức, nhân danh tổ chức đó. Nội dung - Năng lực chủ thể của cá nhân được xét trên hai phương diện là năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Năng lực pháp luật hành chính là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do nhà nước quy định. Năng lực hành vi hành chính là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí do hành vi của mình mang lại, cá nhân phải đạt được những điều kiện nhất định thì mới có năng lực hành vi hành chính như: tuổi, trình độ, sức khỏe...Ví dụ: cá nhân từ đủ 14 đến dưới 16 thì bị phạt cảnh cáo hay như cá nhân phải từ đủ 12 mới phải chịu trách nhiệm hành chính, hay cụ thể như điều kiện về trình độ như chỉ công dân có trình độ cử nhân luật mới có thể trở thành luật sư hay thẩm phán..... - Năng lực chủ thể của tổ chức được phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lí hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. Tổ chức không có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính mà chỉ từng cá nhân trong tổ chức đó mới có.Ví dụ như giám đốc của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi vượt quá thẩm quyền của mình gây hại cho công ty. Yếu tố chi phối - Yếu tố chi phối năng lực chủ thể của cá nhân là năng lực hành vi hành chính và năng lực pháp luật hành chính của mỗi cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính.Yếu tố chi phối cá nhân là chính bản thân cá nhân đó, đó là những điều kiện cá nhân đó, và điều kiện đó được nhà nước công nhận. - Mỗi tổ chức được thành lập với mục đích khác nhau, có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau nên năng lực chủ thể của các tổ chức khác nhau là khác nhau. Vậy yếu tố chi phối năng lực chủ thể của tổ chức là mục đích thành lập, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.Điều đó chứng tỏ yếu tố chi phối nó là do cơ quan có thẩm quyền thành lập nó chi phối. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ Do có sự khác nhau về tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và các lĩnh vực phát sinh quan hệ. Nên quan hệ pháp luật hành chính được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau và năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính cũng vì thế mà khác nhau. Với đề bài trên nhóm chúng em đã làm rõ khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và đã chỉ ra sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức, cán bộ, công chứ. Trong quá trình làm bài có gì sai sót mong thầy cô góp ý cho nhóm chúng em. Nhóm em xin trân thành cảm ơn!
Luận văn liên quan