Đề tài Phân tích khái niệm và chứng minh rằng- Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

Cơ quan hành chính nhà nước cũng là một cơ quan nhà nước. Do đó để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện mộ phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước”. Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng cơ quan nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau đây: cơ quan nhà nước phải là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định; cơ quan nhà nước được giao một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật Các cơ quan nhà nước có có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp). Đó là hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, ngoài ra còn có các bộ và các cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp. Trên cơ sở những nội dung trên, ta có thể định nghĩa: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích khái niệm và chứng minh rằng- Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước. 1. Khái niệm. Cơ quan hành chính nhà nước cũng là một cơ quan nhà nước. Do đó để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện mộ phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước”. Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng cơ quan nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau đây: cơ quan nhà nước phải là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định; cơ quan nhà nước được giao một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật… Các cơ quan nhà nước có có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp). Đó là hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, ngoài ra còn có các bộ và các cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp. Trên cơ sở những nội dung trên, ta có thể định nghĩa: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định 2. Đặc điểm. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau: - Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công. - Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Ví dụ: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, qyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ và cơ quan nganh bộ,.. - Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. - Nguồn nhân sự chính trong cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau: - Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Để thực hiện chức năng này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiên hoạt động chấp hành – điều hành (những hoạt động được tiến hành trên cơ sơ luật và để thi hành luật). Như vậy hoạt động chấp hành – điều hành (hoạt động quản lý hành chính nhà nước) là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước. - Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. - Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Trong đó cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương (Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ), thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ; cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định - Các cơ quan hành chính đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Trước hết, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp do cơ quan quyền lực lập ra. Ví dụ: Quốc hội trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ, phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra… Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và phải báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực. Sở dĩ cơ quan hành chính nhà nước chịu sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp là do cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực. Với chức năng quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước do đó có sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực. - Các cơ quan hành chính nhà nước có mạng lưới các đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế; các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải…Hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như thực hiện những chức năng phục vụ đời sống xã hội của mình. II. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. 1.Định nghĩa quản lý hành chính nhà nước, chủ thể quàn lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị . Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền hoặc nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể, bao gồm: - Các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan này. - Các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong xây dựng chế độ ổn định công tác nội bộ. - Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền. - Các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể. Những chủ thể này khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng thới bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên trong số các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thì cơ quan hành chính nhà nước được coi là chủ thể quan trọng nhất. 2. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất, điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: 2.1 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là chức năng chủ yếu và thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước. Quan hệ thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước bao gồm ba nhóm cơ bản, đó là: - Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. - Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Trong bộ máy nhà nước, mỗi hệ thống cơ quan có chức năng khác nhau và chức năng của cơ quan hành chính nhà nước được xác định là chức năng quản lý hành chính nhà nước (thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành). Biểu hiện của tính chất chấp hành là mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Tính chất điều hành được thể hiện ở hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền để đảm bảo các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế. Để thực hiện chức năng này, cơ quan hành chính nhà nước tiến hành hoạt động quản lý thường xuyên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về xã hội… thông qua các hình thức: ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật; thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý; áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp; thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu, thường xuyên mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng công tố và kiểm sát việc xét xử của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước thường xuyên, liên tục trong nhiệm kì công tác của họ. Nhưng hoạt động của họ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cơ quan họ đang công tác, không thể có chuyện cán bộ được quyền độc lập, vượt quá thẩm quyền được pháp luật quy định cho cơ quan mà họ đang công tác. Hoạt động của các cá nhân trong cơ quan hành chính nhà nước suy cho cùng cũng chính là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và phụ thuộc vào cơ quan hành chính mà họ làm việc. Một số cá nhân và tổ chức cũng được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng họ chỉ được trao quyền ấy trong một số trường hợp cụ thể, như cơ trưởng máy bay khi đang bay, thuyền trưởng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển… Như vậy có thể thấy rằng chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước một cách, chủ yếu và thường xuyên nhất. 2.2 Các cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lý hành chính nhà nước có số lượng lớn và tạo thành một hệ thống từ trung ương đến cơ sở.. Các cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lý hành chính nhà nước với số lượng rất lớn và tạo thành một hệ thống từ trung ương đến cơ sở, thông qua các cấp hành chính từ trên xuống dưới ( cấpTrung ương, cấp tỉnh, huyện, xã). Việc phân chia các cơ quan hành chính thành các loại khác nhau dựa trên những tiêu chí về lãnh thổ , thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc. Nếu căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương (Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ), thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định. Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính chia thành cơ quan hành chính có thẩm quyền chung (Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn (Bộ và cơ quan ngang bộ). Căn cứ vào các nguyên tắc tô chức và giải quyết công việc, cơ quan hành chính được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo (Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người (Bộ và cơ quan ngang bộ). Các cơ quan hành chính nhà nước này, dù được phân chia thành những loại khác nhau nhưng giữa chúng đều có và phải có sự thống nhất ý chí, liên hệ chặt chẽ khi tham gia vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Giúp cơ quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình là đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo hình thành qua con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hay tuyển dụng. Mối quan hệ trong nội bộ một cơ quan và giữa các cơ quan với nhau thể hiện rõ nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Các cá nhân trong nội bộ cơ quan hành chính và các cơ quan hành chính không thể và không được đứng độc lập, không được tự mình làm những việc theo ý chí chủ quan của mình mà phải phối hợp chặt chẽ với nhau, phải thống nhất với nhau để thực hiện tốt chức năng chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước là quản lý hành chính nhà nước. 2.3. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước được thể hiện đầy đủ nhất thông qua hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành quản lý hành chính nhà nước bằng những hình thức và phương pháp khác nhau. Trong đó chỉ có các cơ quan hành chính nhà nước mới có đầy đủ quyền hạn thực hiện những hình thức và phương pháp này. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước gồm: các hình thức mang tính chất pháp lý (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật, thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác); hình thức không mang tính pháp lý (áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp, thực hiện những tác động nghiệp vụ- kĩ thuật). Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm: phương pháp thuyết phục và cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế. So với các chủ thể khác, hoạt động quản lý hành chính nhà nước là chức năng chủ yếu và thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy, các cơ quan hành chính có đầy đủ khả năng thực hiện, áp dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính một trong hoạt động của mình. Các chủ thể khác hoặc không phải là chủ thể quản lý hành chính chuyên môn hoặc chỉ được trao quyền trong những tình huống cụ thể do vậy các chủ thể này ít nhiều có những hạn chế trong việc tự do, chủ động trong việc thực hiện, áp dụng các hình thức, phương pháp nêu trên. Trong số các hình thức quản lý hành chính nhà nước ở trên thì những hình thức mang tính chất pháp lý có vai trò quan trọng, là những hình thức quản lý hành chính nhà nước trực tiếp, được sử dụng trong thời gian dài. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý…Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ quan hành chính nhà nước không chỉ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng của mình mà còn quy định thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước khác. Đồng thời vai trò điều chỉnh của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước qua đó được thể hiện một cách tương đối đầy đủ và sáng tạo. Như vậy có thể thấy rằng phạm vi hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nó nhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt động chấp hành- điều hành là rất lớn.
Luận văn liên quan