Đề tài Phân tích, làm sáng tỏ quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân; những hạn chế, hướng khắc phục khi xác định thu nhập

Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển nhưng mới chỉ được quan tâm ở pháp luật Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Luật Thuế TNCN 2007. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng đặt trong sự đối sánh với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 (sửa đổi, bổ sung 2004) – sau đây gọi chung là Pháp lệnh - thì Luật Thuế TNCN 2007 đã có những ưu điểm vượt trội, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích, làm sáng tỏ quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân; những hạn chế, hướng khắc phục khi xác định thu nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Kí hiệu Thu nhập cá nhân: TNCN Thu nhập doanh nghiệp: TNDN Lời mở đầu Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển nhưng mới chỉ được quan tâm ở pháp luật Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Luật Thuế TNCN 2007. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng đặt trong sự đối sánh với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 (sửa đổi, bổ sung 2004) – sau đây gọi chung là Pháp lệnh - thì Luật Thuế TNCN 2007 đã có những ưu điểm vượt trội, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Phần nội dung Đối tượng nộp thuế theo Luật thuế TNCN được bổ sung và quy định rõ hơn so với Pháp lệnh. Ưu điểm nổi bật nhất liên quan đến quy định về đối tượng nộp thuế là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Theo quy định tại pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây, cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Điểm d, Khoản 2 điều 3 pháp lệnh quy định “Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”. Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy định trước đây họ phải nộp thuế TNDN với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp (thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy mô lớn). Việc áp dụng thuế suất như vậy với các doanh nghiệp là quá cao đối với hộ cá nhân kinh doanh. Hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhận kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Về đối tượng nộp thuế, còn một ưu điểm nữa là việc định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Trước đây, trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (điều 9) thì đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam, được coi là không cư trú nếu ở Việt Nam dưới 183 ngày. Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn. Chính vì vậy có thể coi đây là một ưu điểm của luật Thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thu nhập chịu thuế theo Luật thuế TNCN được xác định rõ hơn, xuất hiện nhiều đối tương mới so với Pháp lệnh. Thu nhập chịu thuế theo Luật TNCN hiện hành đã được xác định rõ, bao gồm 10 loại thu nhập (Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007). Trong đó, xuất hiện nhiều đối tượng mới, có sự mở rộng về đối tượng chịu thuế so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 1) Luật thuế TNCN 2007 có sự phân loại rõ ràng hơn Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao về đối tượng chịu thuế. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên (Điều 2 Pháp lệnh). Do vậy, trong thực tế, việc tính thuế gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, việc tính thuế đối với từng loại thu nhập không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế TNCN đã khắc phục được hạn chế này với việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. 2) Luật Thuế TNCN 2007 đã bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế một cách hợp lý so với Pháp lệnh Thứ nhất, đối với các khoản thu nhập mà Pháp lệnh trước đây không quy định. Các thu nhập đó mặc nhiên được coi là thu nhập không chịu thuế. Đến luật thuế TNCN 2007, các khoản này đã được bổ sung vào như: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng (tuy nhiên, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhận chỉ có nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế; và không thu thuế đối với bất động sản là tài sản thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha nuôi với con đẻ, con nuôi, ông bà nội, ngoại với cháu nội, ngoại; anh chị em ruột với nhau), thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Tất nhiên, những khoản thu nhập này chỉ bị đánh thuế khi thu nhập phát sinh lớn (từ trên 10 triệu đồng một hợp đồng hoặc một lần phát sinh). Việc đánh thuế vào các khoản thu nhập này vừa góp phần kiểm soát được sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản, vừa đảm bảo xong bằng xã hội, khuyến khích mọi hoạt động tạo thu nhập, không trông chờ, ỷ lại vào người khác. Quy định này so với pháp lệnh là hợp lí hơn nhiều, phù hợp thông lệ quốc tế và phong tục tập quán truyền thống văn hóa của nhân dân ta. Thứ hai, đối với các khoản thu nhập mà Pháp lệnh trước đây quy định tạm thời chưa thu (Điều 3, Pháp lệnh). Trước đây, Pháp lệnh chưa đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần , lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (gồm cả mua bán chứng khoán) vào diện thu nhập phải chịu thuế thì luật thuế thu nhập cá nhân 2007 lại coi đây là đối tượng phải chịu thuế (Khoản 3, 4 Điều 3 Luật Thuế TNCN). Quy định như vậy là hợp lí. Bởi, ở giai đoạn trước của nước ta, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng chưa nhiều, thị trường vốn chưa phát triển. Vì vậy, nhà nước chưa tiến hành thu thuế đối với các khoản thu nhập này để khuyến khích người dân đầu tư, và trong thời gian tới, số lượng người đầu tư vào thị trường vốn tăng lên, số người nắm giữ cổ phần của các Doanh nghiệp cũng tăng, do đó, tiếp tục thực hiện việc “tạm thời không thu thuế” như trong pháp lệnh trước đây là điều không hợp lí. Tóm lại, mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN đã góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. Đây là ưu điểm lớn của Luật Thuế TNCN so với Pháp lệnh trước đây. Thu nhập miễn thuế theo Luật thuế TNDN được quy định chính xác hơn và mở rộng diện miễn thuế so với Pháp lệnh. Thứ nhất, có thể nhận thấy ở Luật Thuế TNCN 2007 so với Pháp lệnh là Luật thuế TNCN 2007 đã sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" . Thuật ngữ Thu nhập được miễn thuế mới thể hiện rõ nhất bản chất của của các khoản thu nhập liệt kê tại Điều 4 Luật Thuế TNCN. Bởi lẽ, không phải các khoản thu nhập đó không phải là đối tượng chịu thuế, mà đó là do có các đặc thù riêng về các chủ thể, theo mục đích khuyến khích của Nhà nước mà Luật có những ưu đãi cho những khoản thu nhập này – “miễn”. Thứ hai là Luật Thuế TNCN 2007 đã bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; Tiền thửơng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. (Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007). Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như tốt giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất…  Ví dụ, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Việc miễn thuế này nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cư vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồn vốn của xã hội. Tóm lại, việc phân loại các thu nhập miễn thuế như trong Luật Thuế TNCN hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng, thể hiện sự công bằng trong điều tiết, phân phối thu nhập của dân cư trong xã hội. Các quy định về giảm trừ là quy định mới và thể hiện nhiều ưu điểm của Luật thuế TNCN so với Pháp lệnh. Quy định về giảm trừ gia cảnh Quy định về giảm trừ gia cảnh của Luật thuế thu nhập cá nhân là một điểm mới hoàn toàn đem lại những ưu điểm nhất định mà Pháp lệnh còn hạn chế, chưa đề cập tới. Theo Điều 19 - Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 12 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”. Giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân có ưu điểm là quy định này rất có với cơ sở lí luận, và hợp lí ở quy định chủ thể, thu nhập được giảm trừ: Thứ nhất, vì mức giảm trừ đã được tính toán và căn cứ chặt chẽ vào thực tế tình hình tăng trưởng kinh tế lẫn chính sách tiền lương, tiền công của Việt Nam hiện nay bởi vì mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/ tháng đối với một người phải nộp thuế, và người phụ thuộc là 1,6 triệu/tháng là một mức phù hợp. Mức 4 triệu đồng/ tháng(mức thu nhập trung bình trong xã hội) và 1,6 triệu đồng/tháng là sự tính toán kĩ lưỡng đảm bảo khả năng chi tiêu tối thiểu, duy trì cuộc sống, sinh hoạt của cá nhân người nộp thuế cũng như để đáp ứng cuộc sống tối thiểu của người phụ thuộc. Thêm vào đó, Luật thuế thu nhập cá nhân cũng rất công bằng, và khắc phục được hạn chế của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là Luật thuế đã tính đến các đối tượng có hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như việc nộp thuế giữa người không có người phụ thuộc và người nộp thuế có người phụ thuộc, chính vì vậy mà Luật thuế thu nhập cá nhân mới có quy định giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 Triệu/ tháng. Quy định giảm trừ đối với người phụ thuộc này là quy định góp phần đảm bảo tính công bằng của thuế trong điều tiết hợp lí thu nhập của cá nhân vừa đảm bảo được nguyên tắc đánh thuế thu thuế vào ngân sách mà không tạo nên sự khánh kiệt của dân chúng, vẫn đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Thứ hai, hợp lí là quy định giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú không phân người Việt Nam và người nước ngoài - cá nhân cư trú xem khoản 2 Điều 2 Nghị định 100/2008/NĐ-CP, và thu nhập được giảm trừ gia cảnh chỉ là thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh. Quy định này là hợp lí bởi lẽ: chủ thể và các khoản thu nhập này là chính, có tính ổn định thường xuyên hơn các thu nhập khác nên dễ dàng hơn cho việc tính giảm trừ thuế, mới có cơ sở để giảm trừ. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Luật thuế thu nhập cá nhân còn có ưu điểm trong việc quy định giảm trừ đối với khoản đóng góp từ thiện nhân đạo, theo đó các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú gồm: các khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận không nhằm mục đích kinh doanh. Đây cũng là một quy định mới đồng thời rất tiến bộ mà pháp lệnh thuế thu nhập đối với người thu nhập cao chưa quy định. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định như vậy là để khuyến khích động viên một phần thu nhập của người nộp thuế ủng hộ cho các cơ sở xã hội hoạt động vì mục đích từ thiện nhân đạo, đây cũng là mục đích sâu sắc của Nhà nước trong việc huy động sức dân thực hiện gián tiếp các chức năng xã hội, trợ cấp xã hội, thực hiện chi tiêu phân bổ hợp lí cho xã hội. Quy định như vậy đã tạo ra sự công bằng trong việc nộp thuế giữa người có khoản tiền đóng góp từ thiện nhân đạo với người không đóng góp khoản tiền từ thiện nhân đạo. Qua đó, nhà nước đạt được mục đích điều phối, quản lí xã hội của mình. Đồng thời, đây cũng chính là một khoản "chi tiêu qua thuế" của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. V. Căn cứ tính thuế và biểu thuế của Luật thuế TNCN được đưa ra hơp lý hơn, đảm bảo công bằng cho các chủ thể nộp thuế cũng như động viên nguồn thu từ thuế hơn so vơí Pháp lệnh. 1. Luật thuế TNCN đã đưa ra căn cứ tính thuế hợp lý hơn so với Pháp lệnh. Pháp lệnh đưa ra căn cứ tính thuế dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất: +Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế *Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến Luật thuế TNCN đưa ra căn cứ tính thuế cho các đối tựong là cá nhân cư trú là dựa vào thu nhập tính thuế và thuế suất và thuế suất: +Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến Trong đó: Nếu thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công thì: Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo)(Khỏan 1 Điều 21). Nếu thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng thì Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế.(Khoản 2 Điều 21) Có thể thấy các quy định trong Pháp lệnh chưa tính đến hoàn cảnh của cá nhân người nộp thuế. Tuy nhiên vấn đề này đã được khắc phục tại luật thuế TNCN 2007 bằng việc phân biệt rõ ràng giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Do đó, thực tế quyền lợi của người nộp thuế đã được quan tâm nhiều hơn. 2. Các quy định về thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN đã được quy định rõ ràng, đảm bảo công bằng hơn cho các chủ thể nộp thuế so với Pháp lệnh. *Pháp lệnh đã có sự phân biệt giữa các nhóm đối tượng là công dân Việt Nam với cá nhân khác cư trú tại Việt Nam, người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Biểu hiện ở đây là tại khởi điểm chịu thuế thì Pháp lệnh có quy định mức thu nhập thường xuyên chịu thuế đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam là trên 5.000.000 đồng, trong khi đó, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài là trên 8.000.000 đồng; người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam, thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng số thu nhập do làm việc tại Việt Nam (Điều 9 Pháp lệnh). Quy định này vô hình đã tạo sự bất bình đẳng trong việc động viên thu nhập giữa các nhóm đối tượng nộp thuế. Mặt khác, trong khi cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Pháp lệnh thì chỉ phải nộp thuế nếu vượt trên một mức ngưỡng nhất định (khởi điểm chịu thuế) thì đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh chịu thuế TNDN phải nộp thuế ngay từ những đồng đầu tiên. Quy định này một lần nữa tạo sự bất bình đẳng trong quá trình động viên thu nhập giữa cá nhân kinh doanh và không kinh doanh vào ngân sách nhà nước. 3. Mức thuế suất trong Luật thuế TNCN được điều chỉnh theo hướng động viên nguồn thu từ thuế và đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập so với Pháp lệnh. Ở cả hai văn bản Luật thuế TNCN và pháp lệnh đều đưa ra hai loại thuế suất và biểu thuế suất áp dụng là biểu thuế suất lũy tiến từng phần và biểu thuế suất tòan phần (theo pháp lệnh là biểu thuế suất thống nhất). Tuy nhiên giữa hai văn bản này lại có sự khác nhau rõ rệt: a) Về biểu thuế suất lũy tiến từng phần Đây là biểu thuế áp dụng cho các thu nhập mang tính thường xuyên, Luật thuế TNCN đã kế thừa hình thức biểu thuế suất lũy tiến từng phần trong Pháp lệnh song đã có sự thay đổi theo hướng hợp lý hơn và phù hợp với thực tiễn hơn. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế có sự phân biệt giữa các nhóm đối tượng là công dân Việt Nam ở trong nước, cá nhân khác định cư ở Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Bên cạnh đó, văn bản này quy định năm mức thuế suất, thấp nhất là 0% và cao nhất là 40%. Với các bậc tương ưng, thuế suất ở hai biểu thuế là như nhau từ 0% tới 40 % nhưng khoảng cách gia tăng thu nhập giữa các bậc chịu thuế có sự phân biệt đáng kể: chênh lệch chịu thuế cho công dân Việt Nam ở trong nước, cá nhân khác định cư ở Việt Nam thấp hơn so với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Chênh lệch giữa các bậc chịu thuế có sự phân biệt dẫn đến chênh lệch giữa các mức thu nhập chịu thuế cao nhất và thu nhập chịu thuế thấp nhất cũng khác nhau (Cùng là mức dao động từ 0% tới 40% nhưng ở bảng 1 thì khoảng cách giữa bậc cao nhất và thấp nhất là 8 lần trong khi bảng 2 là 10 lần). Quy định này chỉ phù hợp với điều kiện đất nước tại thời điểm ban hành để thu hút đầu tư nước ngoài về vốn và khoa học công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao đến công tác và làm việc tại Việt Nam thông qua những quy định về thuế thu nhập ưu đãi hơn so với công dân nước sở tại. Tuy nhiên thuế suất tối đa quá cao lại dẫn đến tình trạng tạo tâm lý không muốn làm việc tạo thu nhập cao. Hiện nay, đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần (Điều 22 Luật thuế TNCN) nhưng mức thuế suất thấp nhất tính từ còn 5%, bỏ mức thuế suất 0% tức là khoản giảm trừ gia cảnh được trừ trước khi áp dụng biểu thuế để tính số thuế phải nộp và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài (Điều 22 Luật thuế TNCN). Bên cạnh đó mức độ giãn cách về thu nhập được tăng lên và khoảng cách về thuế suất giữa các bậc thuế được giảm đi . Với biểu thuế mới này, tuy việc tính toán có phức tạp hơn (do tăng số lượng bậc thuế) nhưng lại đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, huy động sự đóng góp của nhiều người nhưng với mức độ vừa phải, thực hiện "góp gió thành bão". Mặc khác, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. b) Về biểu thuế suất toàn phần Các quy định trong biểu thuế suất toàn phần đã có nhưng ưu điểm rõ rệt: Mức thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là 10% chỉ tính thuế trên phần thu nhập vượt quá trên 10 triệu đồng/lần phát sinh chứ không tính trên tòan bộ thu nhập như hiện hành Đã có quy định mới trong tính thuế với các khỏan thừa kế, tặng cho Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, nếu như trước đây, người kinh doanh phải nộp thuế, người không kinh doanh không phải nộp thuế thì nay thuế với thu nhập từ chuyển nhượng vốn đều được áp dụng chung cho các đối tựong, không phân biệt là cá nhân kinh doanh hay không kinh doanh. N
Luận văn liên quan