Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều đe dọa và thách thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam được biết đến trên trường quốc tế như là một niềm tự hào của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là một con số ít ỏi trong số những ngành nghề kinh doanh cũng như những doanh nghiệp tạo được vị thế trên thị trường. Ngành da giày Việt Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, bên cạnh đó đây cũng được coi là một ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây và được quan tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Việt Nam hiện nay đang là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong ngành da giày. Trong đó giầy dép được xem là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy tín trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngành da giày Việt Nam nói chung cũng như sản phẩm giày dép nói riêng. Thông qua việc phân tích mô hình kim cương của M.Porter chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập và phát triển về sản phẩm mũi nhọn này.
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
-----&-----
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
Thành viên nghiên cứu:
Lương Thị Huyền Trâm TM01
Trần Thị Lê Nga TM01
Ngô Thị Như Hoa TM02
Nguyễn Thị Thêm TM02
Phan Dương Hùng Vĩ TM04
Nguyễn Thị Thanh An TM03Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều đe dọa và thách thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam được biết đến trên trường quốc tế như là một niềm tự hào của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là một con số ít ỏi trong số những ngành nghề kinh doanh cũng như những doanh nghiệp tạo được vị thế trên thị trường. Ngành da giày Việt Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, bên cạnh đó đây cũng được coi là một ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây và được quan tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Việt Nam hiện nay đang là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong ngành da giày. Trong đó giầy dép được xem là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy tín trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngành da giày Việt Nam nói chung cũng như sản phẩm giày dép nói riêng. Thông qua việc phân tích mô hình kim cương của M.Porter chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập và phát triển về sản phẩm mũi nhọn này.
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
Khái quát về ngành da giày Việt Nam
Sự hình thành và phát triển ngành da giày Việt Nam
Sự hình thành.
Nghề làm giầy ở Việt Nam được khai sinh cách đây 527 năm và có bề dầy lịch sử phong phú. Nghề được khai sáng bởi tiến sỹ Nguyễn Thời Trung và 3 vị sư tổ là: ông Phạm Đức Chính; ông Nguyễn Sỹ Bân; ông Phạm Thuần Khánh.
Vào thời đại nhà Lê Trung Hưng, trong đợt sứ sang Trung Hoa của tiến sỹ Nguyễn Thời Trung , ba vị sư tổ được đi theo học nghề, tích lũy kiến thức về thuộc da, làm giầy truyền thống và các bí quyết khác của người dân Hàng Châu, tỉnh Hồ Nam. Từ khi về nước, các ông đã truyền bá và phát triển nghề làm giầy trong nước. Nghề làm giầy lan truyền khắp nơi và được mọi người dân theo học và phát triển đến ngày nay, các vị sư tổ được nhân dân yêu mến và phong làm “Ông tổ” nghề giầy của Việt Nam, khởi nguồn khai sinh ra ngành Da –Giầy Việt Nam. Đến đầu thế kỷ XX, công nghệ thuộc da và làm giầy phổ biến và phát triển rộng khắp, ngành Da – Giầy Việt Nam được hình thành từ các phường thợ, làng nghề thủ công, cao hơn phát triển thàng vùng chuyên sản xuất và những cụm công nghiệp chuyên ngành như Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng.Giai đoạn này khá dài và trong suốt thời gian này không có nhiều sự phát triển và cũng không ai ghi nhận lại được những thành tựu trên nên chỉ để lại rất ít thông tin
Quá trình phát triển:
Ngành Da – Giầy Việt Nam là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thời trang phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu quan trọng. Ngành được hình thành và phát triển lâu đời qua các giai đoạn chính và với những đặc thù như sau:
Giai đoạn từ khi hình thành đến 1950
Nổi bật thời kỳ này là việc hình thành làng nghề Da – Giầy Phú Yên tại xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là làng nghề chuyên sản xuất giầy được hình thành hơn 100 năm. Ban đầu làng nghề chỉ sản xuất dép da, sau đó mở rộng sản xuất giầy da. Những năm từ 1986 – 1992, hoạt động của làng nghề tạm chìm lắng do những khó khăn từ nhiều phía, nhiều người bỏ làng đi làm ăn nơi khác. Đến năm 1993, nhiều người quay về và tập hợp lực lượng xây dựng lại làng nghề, trong thời gian cao điểm làng có gần 400 hộ sản xuất kinh doanh giầy và sử dụng trên 1.000 lao động tại chỗ và khoảng 2.000 lao động từ các địa phương khác hoặc nhận gia công lại. Hiện nay, làng nghề vẫn duy trì và phát triển hoạt động với những sản phẩm trung và thấp cấp, chủ yếu tiêu thụ trong nước. Làng nghề Da – Giầy Phú Yên có thể được xem là một làng nghề điển hình của Việt Nam
Giai đoạn 1950 – 1990.
Giai đoạn này thể hiện thông qua sự phát triển của ngành Da – giầy khu vực phía Nam, đặc biệt là tại quận 4 và khu vực Phú Thọ thuộc thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là tỉnh Gia Định). Nổi bật nhất là sự phát triển của khu vực thuộc da thủ công tại Phú Thọ, đây là nơi cung cấp da cho tất cả các Xưởng làm giầy dép ở miền Nam. Bên cạnh đó các cơ sở làm giầy dép tại quận 4, quận 11 là nơi cung cấp hầu hết giầy dép cho khu vực Sài Gòn, Gia Định và miền Nam. Phần lớn các cơ sở này sản xuất giầy dép bằng phương pháp thủ công và nửa thủ công với sự trợ giúp của một số thiết bị giản đơn như: máy may mũ các loại, máy may đế, máy may cóp đế v.v
Sau ngày miền Nam giải phóng (năm 1975), tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh như: Đồng Nai, Hải Phòng đã phát triển sản xuất mặt hàng hài, dép thêu xuất khẩu cho Liên Xô (cũ), Ba Lan v.v, theo một số chuyên gia của Liên hiệp Xã ngành Thảm thêu giầy dép thuộc Liên hiệp Xã Tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thì chỉ riêng tại Thành phố có lúc số lao động đạt trên 20.000 người tham gia sản xuất mặt hàng này.Một số cơ sở sản xuất có tiếng lúc bấy giờ là: Hợp tác xã giầy da số 1, Hợp tác xã 19/5, Hợp tác xã Thống Nhất v.v.Vào cuối thập kỷ 1980, các đơn hàng xuất khẩu vào khối XHCN ít dần, trong khi đó nhu cầu thị trường nội địa chưa cao, nên các cơ sở sản xuất xuất khẩu này đã thu hẹp dần và đóng cửa.
Đặc điểm chính của giai đoạn này là: Chủ yếu là sản xuất bằng phương pháp thủ công và bán thủ công.Thị trường chính là Liên xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.Thị trường xuất khẩu chủ yếu do các Công ty Thương mại cấp 1 cung ứng như Tocontap, Axtexport, Intimex thông qua việc thực hiện các Hiệp định của Chính phủ. Nhiệm vụ chính là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Với sự đổi mới về chính sách kinh tế, việc tiếp cận ra bên ngoài giúp các doanh nghiệp sản xuất giầy dép nhập da thành phẩm từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Achentina, Canada với chất lượng tốt và giá cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn, đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của khu dân cư sau những năm 1990, nhiều Xưởng thuộc da ở khu vực này phải đóng cửa do không đủ sức cạnh tranh và do vấn nạn ô nhiễm. Một số xưởng còn tồn tại là những cơ sở có đầu tư công nghệ và đổi mới máy móc thiết bị, nhưng đều phải di chuyển ra ngoại ô. Hiện nay, chỉ còn lại vài cơ sở thuộc da khởi đầu từ khu vực này như : Đặng Tư Ký, Kim Thành, Hưng Thái v.v.
Giai đoạn 1990 – 2010.
Giai đoạn này bắt đầu từ khi Hiệp Hội Da – Giầy Việt Nam được thành lập, Hiệp Hội đã cùng cộng đồng doanh nghiệp định vị và phát triển ngành dựa trên cơ sở các mục tiêu được phê duyệt trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2000.
Giai đoạn này (từ năm 1992), ngành Da – Giầy Việt Nam tiếp nhận sự dịch chuyển sản xuất từ các nước công nghiệp mới trong khu vực như: Đài Loan, Hàn Quốc v.v . Các dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển với sự hợp tác của các đối tác trung gian nước ngoài. Khu vực chính tập trung phát triển ngành Da – Giầy bao gồm: Hà Nội , Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Bình Dương, Đồng Nai v.v
Việc sản xuất giầy dép được trợ giúp bởi các thiết bị công nghiệp từ thiết bị cắt, may, gò đến các dây chuyền sản xuất chuyên dụng v.v. Bên cạnh đó là việc thành lập hàng loạt các nhà máy sản xuất công cụ hỗ trợ như: nhà máy sản xuất khuôn, phom giầy, dao chặt v.v, các nhà máy sản xuất đế cao su, EVA, TPR v.v. Đặc biệt là từ khi có Bộ Luật đầu tư nước ngoài ra đời đã tạo khung pháp lý cho hàng loạt các doanh nghiệp lớn từ Đài Loan, Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam, tên tuổi của các nhà máy lớn sử dụng hàng nghìn lao động như: Teakwang VINA, Hwa Sung, Pou Yuen, Chang Shin, Ching Lu, Kwang Nam v.v bắt đầu được biết đến.
Bên cạnh đó, cũng chính giai đoạn này những doanh nghiệp có tên tuổi của ngành Da – Giầy Việt nam như: Biti’s, ThaiBinh Shoes, Bitas, An Lạc, Hiệp Hưng, Thượng Đình, Thụy Khuê, Da Giầy Hải Phòng, Giầy Sài Gòn, Giầy Phú Lâm, Asia Shoes, VINA Giầy v.v được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nước cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan... góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam. Sản lượng sản xuất giầy dép các loại tăng nhanh qua các năm. Năm 2007,ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia . Năm 2010, ngành xuất khẩu da giầy Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 2 sau Trung Quốc
Giai đoạn 2011 – 2012.
Giai đoạn 2011 – 2012 đánh giá sự phát triển mạnh mẽ của ngành giày gia Việt Nam.
Tổng quát về tình hình tiêu thụ giày da Việt Nam năm 2011.
Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt 6.523 triệu USD, tăng 27,3% so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành túi xách – ba lô đạt 1.279 triệu la Mỹ, tăng 33,4% so với năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 7.802 triệu Đô la Mỹ.
Ba vùng thị trường chính hiện nay của ngành da giày là EU, Mỹ với Nhật với kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
Thị trường
2007
2008
2009
2010
2011
EU
2.176,83
2.484,72
2.007,27
2.403,75
3.110,80
America
885,12
1.075,13
1.038,82
1.407,31
1.846,80
Japan
114,75
137,35
122,47
171,96
209,60
Các nước khác
817,54
1.060,35
1.060,35
1.138,62
1.381,80
Tổng số
3.994,24
4.767,22
4.066,76
5.122,25
6.549,00
Giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ dang đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc và dẫn đầu tại một số thị trường như Mexico, Brazil…
Lĩnh vực ba lô - túi sách, vùng thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật và Đông Á. Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu vào các cùng thị trường này như sau: Mỹ: 461 triệu USD; EU: 422 triệu USD; Nhật: 140 triệu USD; Đông Á: 66 triệu USD, các thị trường còn lại: 190 triệu USD.
Nội Địa.
Tổng dung lượng thị trường nội địa ước chừng 130 – 140 triệu đôi/năm, có tổng trị giá tương đương 1,5 tỷ USD. Dự kiến sản lượng giày dép do DN trong nước sản xuất và tiêu thụ nội địa đạt ở mức gần 70 triệu đôi, chiếm tỷ trọng gần 50%.
Các loại cặp, túi xách, ba lô tiêu thụ nội địa ước khoảng 25 triệu chiếc trong năm 2011, trong đó có khoảng 15 triệu chiếc được sản xuất từ các doanh nghiệp Việt nam, chiếm tỷ trọng trên 60%.
Trong sản phẩm tiêu thụ nội địa, lượng da thuộc trong nước được đánh giá là chiếm đến 70%.
Tổng quan về tình hình tiêu thụ da giày trong 3 tháng đầu năm 2012.
Xuất khẩu giày dép sang các thị trường sụt giảm liên tục về kim ngạch trong 2 tháng đầu năm 2012, nhưng sang tháng 3 đã có sự tăng trưởng nhẹ với mức tăng 0,08%, đạt 477,93 triệu USD; tính chung cả quí I/2012 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,49 tỷ USD, tăng 13,61% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu giày dép chiếm 6,01% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp (DN) da giày đang rất lo lắng vì hiện tại mới ký hợp đồng xuất khẩu đến hết quý I. Chỉ có số ít DN ký được hợp đồng đến hết quý II nhưng đơn hàng lại giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự cắt giảm chi tiêu, chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật đang có sự thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của DN. Để bù đắp sự sụt giảm này, các DN da giày đang nỗ lực chuyển sang tìm kiếm đơn hàng từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giày với các nước có tiềm năng như Ấn Độ, Brazil.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng giày dép của Việt Nam là Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Bỉ, Đức, Trung Quốc, Hà Lan. Tính trong cả quí I/2012, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ đạo, tiêu thụ lớn nhất nhóm hàng giày dép của Việt Nam, với kim ngạch đạt 439,58 triệu USD, chiếm 29,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng, tăng 15,8% so cùng kỳ. Thị trường lớn thứ 2 là Anh chiếm 6,87%, đạt 102,4 triệu USD, giảm 3,27% so cùng kỳ; đứng thứ 3 là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm 6,04%, đạt 90,14 triệu USD, tăng 14,73%; tiếp theo là Bỉ chiếm 5,91%, đạt 88,14 triệu USD, tăng 25,67%; Đức chiếm 5,67%, đạt 84,12 triệu USD, tăng 2,44%.
Tính chung trong cả 3 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường vẫn tăng so với 3 tháng đầu năm ngoái; trong đó các thị trường góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng kim ngạch gồm có: Ba Lan (tăng 262,88%, đạt 4,94 triệu USD); Séc (tăng 176%, đạt 8,41triệu USD); Indonesia (tăng 129,55%, đạt 5,16triệu USD); Thái Lan (tăng 73,78%, đạt 3,74triệu USD); U.A.E (tăng 73,44%, đạt 7,53triệu USD); Trung Quốc (tăng 61,77%, đạt 82,69triệu USD); Singapore (tăng 60%, đạt 6,33triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Phần Lan sụt giảm mạnh nhất tới 50,74% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,61triệu USD và xuất sang Na Uy cũng giảm 32,7%, đạt 2,01 triệu USD, ngoài ra, còn một số thị trường cũng sụt giảm nhưng mức giảm nhẹ từ 2% – 14% so với cùng kỳ; trong đó xuất sang Cu Ba giảm ít nhất 2,11% về kim ngạch so cùng kỳ.
Những thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam qúi I/2012
ĐVT: USD
Thị trường
T3/2012
3T/2012
%Tăng/giảm T3/2012 so với T2/2012
%Tăng/giảm 3T/2012 so với cùng kỳ
Tổng cộng
477.932.832
1.491.338.458
+0,08
+13,61
Hoa Kỳ
158.412.643
439.578.760
+14,02
+15,80
Anh
33.103.636
102.395.959
+1,29
-3,27
Nhật Bản
28.757.982
90.140.368
-4,93
+14,73
Bỉ
25.909.973
88.136.724
-18,64
+25,67
Đức
20.058.190
84.516.383
+10,10
+2,44
Trung Quốc
22.462.215
82.686.326
-30,69
+61,77
Hà Lan
18.323.600
61.993.322
-6,04
-12,76
Brazil
19.254.300
52.775.653
+136,69
+51,96
Tây Ban Nha
17.772.630
52.341.790
+5,46
-2,71
Hàn Quốc
16.042.134
46.732.473
-14,59
+41,74
Pháp
14.302.241
46.674.054
-6,93
+13,06
Italia
11.926.732
45.023.678
-6,35
-6,75
Mêhicô
14.531.135
44.287.569
-9,59
+2,26
Panama
5.400.290
22.299.688
-27,48
-8,88
Canada
7.832.292
22.079.947
+23,04
+5,90
Hồng Kông
6.583.482
17.381.313
+2,22
+17,83
Ôxtrâylia
4.875.143
16.889.595
-33,18
+35,55
Đài Loan
7.057.281
14.484.076
+58,82
+22,57
Nga
2.225.557
14.071.054
-50,78
+17,90
Nam Phi
3.007.677
12.611.431
-37,58
+25,18
Áo
3.543.349
9.536.095
+29,96
-9,29
Chi Lê
1.457.911
8.544.950
-34,29
*
Séc
3.825.214
8.405.771
+169,77
+176,05
Thuỵ Điển
2.219.596
8.293.112
-5,05
+32,24
Achentina
2.432.752
8.047.872
+11,26
*
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
3.016.750
7.526.182
+10,68
+73,44
Slovakia
1.681.111
6.895.052
-13,02
*
Đan Mạch
1.890.201
6.335.944
-14,82
+3,68
Singapore
2.010.528
6.326.498
-37,15
+60,08
Malaysia
1.342.681
6.156.846
-59,23
-5,24
Indonesia
1.416.912
5.157.716
-42,19
+129,55
Thuỵ Sĩ
1.651.101
5.085.327
+33,72
+32,18
Ba Lan
221.589
4.941.039
-87,32
+262,88
Ấn Độ
867.401
4.418.849
-44,67
+54,44
Philippines
900.492
4.418.444
-63,47
+26,53
Thái Lan
1.435.151
3.739.346
+7,47
+73,78
Thổ Nhĩ Kỳ
699.965
3.082.101
-22,91
+9,59
NewZealand
1.138.881
2.983.400
-5,32
*
Israel
1.137.299
2.479.063
+66,65
*
Hy Lạp
1.523.503
2.376.129
+777,06
-14,21
Na Uy
863.525
2.010.663
+63,53
-32,74
Ucraina
127.974
1.443.333
-70,81
+1,78
Phần Lan
273.024
671.521
+25,98
-50,74
Cuba
345.057
539.835
*
-2,11
Bồ Đào Nha
101.737
387.543
+61,48
-12,22
Nguồn: vinanet
Đặc điểm và vai trò của ngành da giày
Đăc điểm
Nguồn nhân công dồi dào có thể sử dụng được với chi phí thấp: Việt Nam hiện có lực lượng lao động đông đúc, trẻ, khỏe khoảng 30 triệu người có tay nghề đáp ứng được yêu cầu khi bắt đầu sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị mới. Toàn ngành giầy dép hiện nay có khoảng 350.000 lao động, trong đó 80% lao động là nữ. Theo dự đoán số lượng lao động toàn ngành đến năm 2005 là 550.000 người, năm 2010 là 650.000 người, nhưng hầu hết các công nhân không được đào tạo chính quy chỉ được đào tạo chủ yếu là kèm cặp trên dây chuyền sản xuất. Cấp bậc kỹ thuật của công nhân bình quân là 2.5 trên 6 và phần lớn số công nhân ở độ tuổi 20-35. Trong đó số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 70%, số còn lại mới tốt nghiệp lớp 9. Chi phí nhân công ở Việt Nam và đặc biệt trong ngành giầy da rất thấp. Điều này góp phần làm giảm chi phí sản xuất song cũng dẫn đến tình trạng mức lương toàn ngành thấp, phải thu hút lao động từ các vùng nông thôn, do đó số lao động này cần cù chịu khó nhưng kỹ năng tay nghề, trình độ tinh xảo, tác phong công nghiệp còn kém. Điều này rất khó khăn trong việc thực hiện những đơn hàng có giá trị và đòi hỏi chất lượng cao.
Bảng 1: Chi phí lao động so sánh giữa các nhà sản xuất giầy dép ASEAN
Đơn vị USD
Việt Nam
Indonesia
Hàn Quốc
Trung Quốc
Hồng Kông
Đài Loan
0.3
0.31
0.38
0.48
5.16
5.98
Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam LEFASO
Trình độ công nghệ chưa cao: Trình độ công nghệ của ngành Da giầy Việt Nam thuộc loại trung bình so với thế giới nhưng trong giữa các nhà máy của Việt Nam lại có sự khác biệt lớn. Đó là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có loại hình sở hữu khác nhau. Trong khu vực các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các máy móc thiết bị nhập khẩu từ Liên Xô và Đông Âu từ thập kỷ 80, đến nay đã cũ kỹ và lạc hậu. Hiện nay, các doanh nghiệp này cũng đang dần dần đổi mới, thay thế máy móc thiết bị, nhập khẩu những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhưng quá trình này diễn ra còn manh mún và rất chậm chạp do thiếu vốn. Một nguyên nhân khác là do chúng ta chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên quy mô đầu tư sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài. Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài lại có qui mô lớn, được trang bị công nghệ máy móc nhà xưởng đồng bộ. Số máy móc thiết bị này được các đối tác nước ngoài vận chuyển đến Việt Nam, trong số đó có hai đối tác lớn nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Toàn ngành đã có trên 500 dây chuyền sản xuất đồng bộ sản xuất các loại dày dép hoàn chỉnh với công suất mỗi năm hơn 420 triệu đôi các loại. Tuy nhiên số thiết bị máy móc nói trên phần lớn thuộc thế hệ trung bình của thế giới chứ chưa phải thuộc thế hệ hiện đại nên năng suất còn thấp.
Phương thức hoạt động ở các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép hiện nay chủ yếu là sản xuất gia công xuất khẩu: Chính vì thế trong những năm qua kim nghạch xuất khẩu thì lớn còn kim ngạch thực thì lại rất ít. Tuy nhiên việc thực hiện phương thức gia công này cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định. Ngoài những tác động tích cực như nhanh chóng tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngưòi lao động, tiếp thu được những kỹ năng kiến thức về quản lý sản xuất và công nghệ, tiết kiệm được vốn đầu tư và tránh được rủi ro về thị trường đầu ra, nó còn có các tác dộng tiêu cực như: phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài, không có cơ hội nắm bắt thị trường, bị động trong việc tiếp nhận đơn hàng và triển khai kế hoạch sản xuất, lợi nhuận thấp và ít vốn tích luỹ để tái đầu tư phát triển. Ngoài ra còn có một tác động do tâm lý chủ quan như do dựa vào nguồn nguyên liệu nước ngoài không chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.
Nguồn nguyên liệu đầu vào hạn chế: Khoảng từ 60% đến 80% đầu vào cho sản xuất giầy dép ở Việt Nam là nhập khẩu, cụ thể tuỳ theo từng chủng loại sản phẩm. Có khi một sản phẩm giầy được sản xuất tại Việt Nam nhưng phần lớn nguyên phụ liệu của sản phẩm đó lại được nhập khẩu từ nơi khác. Thái Lan và Hàn Quốc là hai quốc gia cung cấp nguyên