Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm:
a, Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp
b, Phân tích SWOT
c, Xác định mục tiêu chiến lược
d, Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược
e, Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của bốn từ tiếng Anh là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3614 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ma trận Swot của ga Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&
ĐỀ TÀI
Phân tích ma trận Swot của ga Đà Nẵng
ĐỀ TÀI 1
Trường: Đại học Dân lập Duy Tân 2
Mã Sinh viên: 162350488 2
A. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG 2
Một số lý luận về Ma trận SWOT : 3
Khái niệm phân tích ma trận SWOT : 3
Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT : 3
Ý nghĩa và sự cần thiết phải phân tích ma trận SWOT : 4
B. Thực trạng : 8
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG 8
I. Đặc điểm của Ga Đà Nẵng : 9
II. Quá trình phát triển và những thành quả đạt đươc của Ga Đà Nẵng : 9
III. Những thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ của Ga Đà Nẵng : 14
2, Điểm yếu : 16
3, Cơ hội : 18
4, Nguy cơ : 19
5, Nguyện vọng đặt ra cần giải quyết : 20
C. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động : 20
Trường: Đại học Dân lập Duy Tân
Lớp: B16QTC(Văn bằng hai – Chuyên ngành Tài Chính Doanh nghiệp)
Họ & tên: DƯ ANH NGUYỆT
Mã Sinh viên: 162350488
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG
Y
Một số lý luận về Ma trận SWOT :
Khái niệm phân tích ma trận SWOT :
« Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm:
Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp
Phân tích SWOT
Xác định mục tiêu chiến lược
Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược
Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược
« SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của bốn từ tiếng Anh là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh.
Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT :
Mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động.
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ..., cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Ý nghĩa và sự cần thiết phải phân tích ma trận SWOT :
Việc phân tích ma trận SWOT là rất cần thiết vì bất cứ một tổ chức nào hay một doanh nghiệp nào cũng như một con người nào bao giờ cũng có bốn vấn đề là thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ. Do đó, trong quá trình thực hiện mục tiêu quản trị đòi hỏi phải khai thác các tiềm năng, thế mạnh; hạn chế các yếu kém; tranh thủ cơ hội và đẩy lùi nguy cơ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ nội tại trong tổ chức của doanh nghiệp trong khi cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế, có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức. Nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiếu những điểm yếu, xem xét tất cả các cơ hội mà doanh nghiệp đó có thể tận dụng được; và bằng cách hiểu được điểm yếu của mình trong kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà doanh nghiệp đó không thể nhận thức hết.
Hơn nữa, doanh nghiệp có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh. Bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phác thảo một chiến lược mà giúp doanh nghiệp đó phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp cho doanh nghiệp này cạnh tranh hiệu quả trên thị trường - “Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”
Xác định các SWOTs là rất cần thiết bởi vì các bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu được lựa chọn có thể được bắt nguồn từ SWOTs.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế – văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân – đo – đong – đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế.
=> SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ma trận SWOT :
Tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp được chia thành:
Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến những nhân tố bên trong.
Những nhân tố ảnh hưởng xấu và ảnh hưởng tốt đến doanh nghiệp.
Từ hai nhóm trên, người ta chia thành bốn loại nhân tố sau:
Strengths : là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chi phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Strengths: thường trả lời cho các câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn hay tự sáng tạo thái quá. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
Weaknesses : là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.
Weaknesses: thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
=> Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tố bên trong của doanh nghiệp vừa là điểm yếu, vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh.
Opportunities : là thời cơ của doanh nghiệp, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng định ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường.
Opportunities: thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
Threats : là nguy cơ của doanh nghiệp, là những đe dọa, nguy hiểm bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu.
Threats: thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở ngại đang phải đối mặt? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
=> Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ và phạm vi, chỉ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại; doanh nghiệp cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản:
SO (Chiến lược maxi – maxi): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
WO (Chiến lược mini – maxi): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
ST (Chiến lược maxi – mini): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
WT (Chiến lược mini – mini): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Ma trận SWOT được phân tích dựa trên các yếu tố bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:- Văn hóa công ty.- Hình ảnh công ty.- Cơ cấu tổ chức.- Nhân lực chủ chốt.- Khả năng sử dụng các nguồn lực.- Kinh nghiệm đã có.- Hiệu quả hoạt động.- Năng lực hoạt động.- Danh tiếng thương hiệu.- Thị phần.- Nguồn tài chính.- Hợp đồng chính yếu.- Bản quyền và bí mật thương mại.
- Máy móc
- Nguyên liệu
- Quản lý
Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:- Khách hàng.- Đối thủ cạnh tranh (hiện hữu và tiềm năng).- Xu hướng thị trường.- Nhà cung cấp.- Đối tác.- Thay đổi xã hội.- Công nghệ mới.- Môi truờng kinh tế.- Môi trường chính trị và pháp luật (Luật pháp, chính sách quy định của Nhà nước về loại hình kinh doanh của công ty)
- Sản phẩm thay thế
- Xu hướng nền kinh tế vĩ mô
- Văn hóa xã hội
- Công nghệ
- Nhân khẩu học: dân số, tuổi tác, trình độ…
- Điều kiện tự nhiên của vùng cần phát triển.
Thực trạng :
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG
I. Đặc điểm của Ga Đà Nẵng :
Ga Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ga Đà Nẵng được thành lập từ thời Pháp thuộc và được đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 1983, với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi, tham gia vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, kinh doanh hàng tiêu dùng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, cho thuê địa điểm, phương tiện, thiết bị, bến bãi, sân chơi thể thao…
II. Quá trình phát triển và những thành quả đạt đươc của Ga Đà Nẵng :
Kể từ khi chính thức đưa nhà ga vào khai thác đến nay, Ga Đà Nẵng đã trải qua bao nhiêu giai đoạn, thời kỳ với những bước đi thăng trầm gắn liền với sự phát triển đi lên của đất nước. Nhìn lại chặng đường phát triển để thấy được sự cố gắng phấn đấu bền bỉ của cán bộ công nhân viên nhà ga qua các thời kỳ xây dựng và phát triển.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1983 ĐẾN NĂM 1989:
Ga Đà Nẵng với cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều hạn chế, tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, các loại tệ nạn xã hội, trộm cướp, móc túi, buôn bán vé chợ đen đều bám lấy địa bàn ga để hoạt động kiếm sống. Nhà ga hoạt động trong cơ chế bao cấp, giá vé, giá cước vận chuyển rẻ, bên cạnh đó khả năng cung cấp phương tiện vận chuyển của ngành không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tất cả những khó khăn đó đã tạo nên áp lực rất lớn đối với lãnh đạo, cán bộ công nhân viên nhà ga trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có lúc còn bị uy hiếp đến tính mạng bởi những thách đố, hành hung từ những phần tử xấu bên ngoài xã hội.
Khó khăn là vậy, song cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong nội bộ, bằng mọi nỗ lực đã tổ chức đưa Ga Đà Nẵng đi vào khai thác ổn định, dần dần đi vào nề nếp, bảo đảm an toàn chạy tàu, an ninh trật tự, hoàn thành được kế hoạch sản xuất hàng năm.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 1994:
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Đảng bộ Đường sắt Việt Nam đã đề ra những chủ trương, phương hướng và mục tiêu đổi mới trong ngành Đường sắt, trong đó đã xác định sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, kiên quyết đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng khối đoàn kết vững mạnh, phấn đấu thực hiện ba mục tiêu: “Làm cho nhân dân đỡ kêu ca ngành Đường sắt, đời sống cán bộ công nhân viên đỡ khó khăn, Nhà nước bớt gánh nặng về tài chính đối với ngành Đường sắt” và thực hiện ba phương châm: “Gắn quyền lực với trách nhiệm, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, không để bất kỳ một tài sản nào không có người làm chủ cụ thể”.
Quán triệt chủ trương đổi mới của Đảng và ngành Đường sắt, cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng phấn khởi và nhanh chóng nghiên cứu triển khai các phương án đổi mới tổ chức và các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng; mở rộng các khâu sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài vận tải, nhằm giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư sau khi tinh giảm biên chế, đồng thời qua đó cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Kết quả của việc thực hiện quá trình đổi mới đó là số cán bộ công nhân viên của ga đã giảm khoảng 10%, bắt đầu hình thành lực lượng lao động làm việc trong dây chuyền 2 (kinh doanh dịch vụ ngoài vận tải) với tỉ lệ 8%, nhân viên nhà ga được trang bị đồng phục trang nhã, lịch sự, thích hợp đối với công việc của tưng chức danh. Về quản lý, Ga Đà Nẵng được phân cấp quản lý nhiều hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cho ga có thêm phần tự chủ về kinh tế. Về cơ sở hạ tầng, quảng trường ga đã được cải tạo với những mảng cây xanh, hoa cảnh tươi mát; phòng bán vé, phòng chờ tàu được cải tạo lại rộng rãi và thoáng mát, với đầy đủ tiện nghi, tạo thuận lợi cho sự giao tiếp gần gũi hơn giữa nhân viên bán vé và hành khách. Các dịch vụ phục vụ hành khách được hình thành và mở rộng như xây dựng các kiot bán hàng, các quầy hàng lưu động trong sân ke ga, mở các dịch vụ giải khát, sách báo, quầy hàng lưu niệm, bưu điện, tivi, video trong phòng chờ tàu. Công tác quảng cáo tiếp thị bước đầu được thực hiện với việc xây dựng, mở rộng hệ thống các đại lý bán vé, dịch vụ mua vé hộ khu vực Đà Nẵng và Hội An, bán vé qua điện thoại, giao vé đến tận nhà, tổ chức dịch vụ vận tải ô tô phục vụ hành khách từ nhà đến nhà, đưa hàng hóa từ kho đến kho.
Những kết quả bước đầu của hơn bốn năm đổi mới, một thời gian không dài trong quá trình xây dựng và trưởng thành, nhưng với lòng quyết tâm trong công cuộc đổi mới và tính năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ga Đà Nẵng đã thực sự chuyển đổi về sản xuất kinh doanh, hòa nhập vào cơ chế thị trường và đã đạt được nhiều kết quả được hành khách và dư luận xã hội ghi nhận, đã nhận được nhiều hình thức khen ngợi của các cấp.
Ghi nhận thành tích của cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng, ngày 25/05/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho Ga Đà Nẵng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1990 – 1994 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2004:
Chặng đường tiếp theo từ 1994 đến năm 2004 là chặng đường Ga Đà Nẵng tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Đường sắt.
Ga Đà Nẵng tiếp tục cải tạo các phòng làm việc, phòng đợi tàu, phòng bán vé thông thoáng, mát mẻ, trang bị hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, ghế ngồi, cây cảnh, hồ cá, tạo sự thoải mái cho hành khách khi đến ga mua vé đi tàu. Mặt bằng sân ke ga đã được bê-tông hóa, xây dựng kéo dài đường sắt số 6 vào Trạm chỉnh bị để tạo khả năng thực hiện tác nghiệp song trùng, tăng cường năng lực thông qua ghi yết hầu, thuận lợi cho công tác chạy tàu. Thiết bị thông tin tín hiệu phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu được đầu tư mới, đó là hệ thống đóng đường nửa tự động, trang bị máy bộ đàm, nhờ đó công tác điều hành được nhanh chóng, thuận lợi và an toàn tuyệt đối.
Đưa tin học vào công tác quản lý và bán vé hành khách, bán vé cước hành lý, hàng hóa, quản lý thu chi vận doanh, tài chính kế toán, quản lý lao động, tiền lương, thông báo, quảng cáo, tiếp thị; tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý bán vé tàu lửa tại các quận trên thành phố và một đại lý bán vé tại Hội An.
Công tác xếp dỡ hành lý đã được cơ giới hóa, ga trang bị máy nâng hàng, rơ-moóc kéo phục vụ cho việc vận chuyển hành lý từ kho đến tận đoàn tàu; ga đã chủ động thực hiện đề án đóng thùng sắt vận chuyển xe máy hai bánh thay cho đóng thùng gỗ trước đây, trang bị ô tô tải, thực hiện dịch vụ nhận hành lý tận nhà, vận chuyển hành lý từ nhà đến kho và ngược lại.
Cùng với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ hành khách, chủ hàng, sự đổi mới trong phong cách phục vụ của cán bộ công nhân viên nhà ga, Ga Đà Nẵng luôn quan tâm chú trọng công tác giữ gìn an ninh trật tự khu ga với mục tiêu tạo môi trường lành mạnh, văn minh, trật tự phục vụ hành khách, chủ hàng.
Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ga Đà Nẵng đã cải thiện một bước đáng kể trong việc phục vụ hành khách, chủ hàng, tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện năm sau cao hơn năm trước, bước đầu tạo ra thương hiệu “Ga Đà Nẵng”, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao. Ngày 23-12-1999 Ga Đà Nẵng một lần nữa đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng hai do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký tặng thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1994 – 1998 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY:
Với đặc điểm nhà ga đóng trên địa bàn quận Thanh Khê, trung tâm kinh tế, xã hội lớn, năng động trong thành phố Đà Nẵng và của khu vực miền Trung, trong quá trình hoạt động gặp không ít khó khăn đó là sự