Đề tài Phân tích mặt chất và mặt lượng giá trị của hàng hóa: Thực trạng và giải pháp của nền kinh tế

Sau khi đất nước ta hoàn toàn được giải phóng ngày 30/4/1975. Nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước tiến lên theo con đừơng Xã Hội Chủ Nghĩa. Bước đầu ta chủ yếu phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Nhưng trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế hàng hoá và cho tới nay là nền kinh tế thị trường đình hướng XHCN. Những năm đầu sau khi chuyến đổi chúng ta gặp không ít những khó khăn và bên cạnh đó cũng có những mặt thuận lợi nhất định. Với sự nỗ lực của toàn Đảng toàn Dân chúng ta đã thu được những thành công bước đầu nền kinh tế bao gồm sau thành phần với tốc độ tăng trưởng bình quân sấp sỉ 8%/năm thu nhập GDB bình quân đầu người tăng cao . Có được thành công như vậy không thể không kể đến công tác lãnh đạo của các vị đứng đầu Nhà nước. Họ thực hiện triệt để vẫn đề quản lý tốt các Doanh nghiệp ở nước ta. Để quản lý được tốt các Doanh nghiệp thì cần trú trọng tới các loại hàng hoá và đặc biệt là mặt chất và mặt lượng giá trị của hàng hoá.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mặt chất và mặt lượng giá trị của hàng hóa: Thực trạng và giải pháp của nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sau khi đất nước ta hoàn toàn được giải phóng ngày 30/4/1975. Nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước tiến lên theo con đừơng Xã Hội Chủ Nghĩa. Bước đầu ta chủ yếu phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Nhưng trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế hàng hoá và cho tới nay là nền kinh tế thị trường đình hướng XHCN. Những năm đầu sau khi chuyến đổi chúng ta gặp không ít những khó khăn và bên cạnh đó cũng có những mặt thuận lợi nhất định. Với sự nỗ lực của toàn Đảng toàn Dân chúng ta đã thu được những thành công bước đầu nền kinh tế bao gồm sau thành phần với tốc độ tăng trưởng bình quân sấp sỉ 8%/năm thu nhập GDB bình quân đầu người tăng cao ... Có được thành công như vậy không thể không kể đến công tác lãnh đạo của các vị đứng đầu Nhà nước. Họ thực hiện triệt để vẫn đề quản lý tốt các Doanh nghiệp ở nước ta. Để quản lý được tốt các Doanh nghiệp thì cần trú trọng tới các loại hàng hoá và đặc biệt là mặt chất và mặt lượng giá trị của hàng hoá. Và để hiểu sâu hơn rộng hơn về vấn đề này chúng ta hãy theo dõi phần trình bày chi tiết trong đề án này. Rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Tôi xin trân thành cảm ơn ! PHẦN I PHÂN TÍCH MẶT CHẤT VÀ MẶT LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ Vấn đề quản lý các Doanh nghiệp của Nhà nước ta là một công việc khó khăn và vô cùng phức tạp đặc biệt trong nền kinh tế kinh tế thị trừơng với sự xuất hiện của rất nhiều loại hình doanh nghiệp mới và nhiều loại mặt hàng mới thì lại càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng đã làm rất tốt và thành công vấn đề này góp phần vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế của nước ta thời gian qua. Có được như vậy là do chúng ta đã có cái nhìn và sự quan tâm đúng đắn và toàn diện tới các loại hàng hoá cùng với mặt chất và lượng của nó. Chúng ta hãy theo dõi phần trình bày dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. I. Một số vấn đề cơ bản về lí luận của C. Mac về chất và lượng của giá trị hàng hoá Trước khi đi vào nghiên cứu mặt chất và lượng giá trị của hàng hoá ta cần tìm hiểu về điều kiện ra đời và đặc trưng của sản xuất hàng hoá 1. Điều kiện ra đời và sự tồn tại của sản xuất hàng hoá Lịch sử và sự phát triển của xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá - Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do chúng ta làm ra nhằm mục đích phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bản thân chúng ta vì vậy những sản phẩm này không mang nặng tính hình thức bề ngoài, những sản phẩm này được sản xuất từ những nguồn lực tự có của vùng của đất nước. - Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để phục vụ nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra nó mà để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Vì vậy loại sản phẩm này được gọi là hàng hoá và quá trình sản xuất ra nó là quá trình sản xuất hàng hoá. Khi sản xuất chúng người sản xuất không chỉ trú trọng tới chất lượng sản phẩm mà còn phải quan tâm tới mặt hình thức bề ngoài kiểu dáng của sản phẩm sao cho phù hợp với thời đại và thị hiếu người tiêu dùng Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau: a. Phân công lao động xã hội - Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất hàng hoá, khi sự phân công lao động xã hội càng cao thì nền sản xuất hàng hoá càng đạt trình độ cao - Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động do đó làm chuyên môn hoá những ngành nghề khác nhau. Quá trình phân công lao động xã hội làm cho một sản phẩm được sản xuất ra không phải chỉ do một người mà các sản phẩm này được tách thành những phần nhỏ mỗi phần nhỏ này do một người hoặc một dây truyền khác nhau sản xuất do đó mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài bộ phận trong sản phẩm hoàn thành, cũng có thể mỗi vùng miền chỉ sản xuất một loại hay một vào loại sản phẩm đặc trưng của vùng mà thôi Song trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như quá trình sản xuất con người lại cần rất nhiều lọai sản phẩm khác nhau, từ đó con người phải đem trao đổi cái mình sản xuất ra cho người cần nó đế lấy những cái mình cần mà không sản xuất ra được. Vì vậy họ có mối quan hệ phụ thuộc nhau trao đổi sản phẩm cho nhau. Tuy nhiên để có nền sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại được thì phân công lao động xã hội chỉ là điều kiện cần. Điều đó đã được C. Mac chứng minh rằng: Trong công xã thị tộc Ân độ thời cổ đã có sự phân công lao động xã hội khá chi tiết nhưng sản phẩm lao động lại chưa trở thành hàng hoá bởi vì tư liệu sản xuất là của chung những sản phẩm từng nhóm chuyên môn hoá sản xuất ra cũng là của chung công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu của họ C. Mac viết: “ chỉ có những sản phẩm của lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là hàng hoá. Vậy điều kiện đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại là. b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thuỷ là do chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Những người sản xuất độc lập và đối lập được với nhau do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất chi phối, tuy nhiên họ lại phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng vì họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, trong điều kiện người này muốn tiêu dùng một sản phẩm nào đó mà mình không sản xuất ra được, mặt khác những sản phẩm mà mình sản xuất ra lại không tiêu đùng hết vì vậy thông qua sự mua bán hàng hoá tức là phải trao đổi dưới hình thái hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của cả hai bên Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại được khi có đồng thời cả hai điều kiện đã nêu trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát ra khỏi thời kì “ Mông muội ”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên làm cho lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Sản xuất hàng hoá khác với nền kinh tế tự cấp tự túc do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối quan hệ giữa các ngành các vùng ngày càng chặt chẽ. Nó xoá bỏ tính bảo thủ trì trẹ của nền kinh tế đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất hàng hóa có đặc trưng và ưu thế sau: - Mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của những người sản xuất ra chúng như trong nền kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác. Sự gia tăng không hạn chế của nhu cầu thị trường góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển - Trong sản xuất hàng hoá cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mỗi người sản xuất phải năng động hơn trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kĩ thuật nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân để đạt được sự hợp lí trong sản xuất từ đó tăng năng xuất lao động nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn và lợi nhuận thu được ngày càng cao. Quá trình cạnh tranh gay gắt như vậy thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển một cách mạnh mẽ. - Trong sản xuất hàng hoá có sự trao đổi mua bán hàng hoá trên thị trường thông qua các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân trên toàn thế giới. II. Phân tích mặt chất mặt lượng giá trị của hàng hóa 1. Mặt chất của hàng hoá. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và được dùng để trao đổi hay mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau ở mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Nhưng bất kì một hàng hoá nào cũng mang hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. + Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là công dụng nào đó của sản phẩm để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: điện thoại đẻ liên lạc, ti vi để theo dõi các trương trình truyền hình ..... Bất kì một vật phẩm nào cũng có một công dụng nhất định và công dụng đó do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ làm cho thuộc tính mới của vật phẩm xuất hiện ngày càng nhiều và qua đó tạo ra được những giá trị sử dụng mới . Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải và là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng trình bày ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá nó không phải giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất ra nó mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua quá trình trao đổi mua bán. Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi + Giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi chính là quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ: 1m vải có thể đổi lấy 10kg thóc và ngược lại, vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau về chất, vải dùng để may quần áo mặc còn thóc xay lấy gạo để nấu cơm ăn, nhưng tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo một tỉ lệ nào đó. Như vậy có thể khẳng định giữa vải và thóc tồn tại một cơ sở chung nào đó, cái chung ấy đương nhiên không phải giá trị sử dụng nhưng sự khác biệt về giá trị sử dụng của chúng chính là điều kiện cần thiết để chúng có thể trao đổi được với nhau. Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Ta có thể gạt bỏ giá trị sử dụng của hàng hoá sang một bên khi đó giữa vải và thóc chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi và cái chung đó là vải và thóc đều được tạo ra từ quá trình lao động sản xuất. Để sản xuất ra vải hay thóc người sản xuất phải hao phí lao động một lượng nhất định, chính sự hao phí lao động này đã ẩn dấu trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau. Khi trao đổi và quá trình trao đổi này tuân theo một tỉ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn lại có thể đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là vì lượng hao phí lao động để tạo ra 1m vải tương đương với lượng háo phí lao động để sản xuất ra 10kg thóc. Như vậy lao động hao phí ẩn dấu trong hàng hoá chính là giá trị của hàng hoá. Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Từ đó có thể thấy được chất của hàng hoá chính là lao động của người sản xuất. Vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó thì không có giá trị. Sự hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm càng nhiều thì giá trị của chúng càng lớn và ngược lai. Giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau những người trao đổi đã ngầm so sánh lao động ẩn dấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quá trình này là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá mình sản xuất ra vì vậy giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá, giá trị là phạm trù lịch sử ( tức là nó có thể giảm dần hoặc mất đi theo thời gian ) gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá. Như vậy hàng hoá là sự thống nhất của hai thụôc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng đó là sự thống nhật của hai mặt đối lập. Đối lập với người sản xuất hàng hoá họ tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng vì hàng hoá họ sản xuất ra không phải để thỏa mãn nhu cầu của họ, mục đích mà họ muốn đạt được chính là giá trị. Họ quan tâm tới gí trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại đối với người mua cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của mình, nhưng để đạt được giá trị sử dụng đó họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó nếu không thực hiện được giá trị thì sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng và đồng nghĩa với không đạt được giá trị sử dụng của hàng hoá. Tại sao hàng hoá có hai thuộc tính như vậy sở dĩ quá trình lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hoá + Lao động cụ thể Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. Ví dụ lao động cụ thể của người nông dân, mục đích là sản xuất ra lương thực, thực phẩm, đối tượng lao động là đất đai canh tác, phương pháp của người nông dân là các phương pháp reo mầm chăm bón và thu hoạch, phương tiện là cái cày, con trâu ...kết quả tạo ra lương thực thực phẩm. Mỗi một lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định, lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể tạo thành hệ thống phân công lao động xã hội. Các hình thức lao động cụ thể ngày càng phong phú và đa dạng do chụi sự tác động của sự phát triển khoa học công nghệ. Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn là điều kiện không thể thiếu trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào, cần chú ý rằng hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi. + Lao động trừu tượng Là lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi là sự hao phí sức lao động nói chung của con người không kể đến các hình thức cụ thể của nó như thế nào thì gọi là lao động trừu tượng. Lao động của người thợ rèn và của người nông dân, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau nhưng nếu gạt bỏ tất cả sự khác nhau ấy sang một bên thì giữa hai loại lao động trên có một cái chung duy nhất là đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người xét về mặt sinh lý, nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mắt sinh lý cũng là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hoá do mục đích của sản xuất là để trao đổi vì vậy sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau không thể so sánh được với nhau thành thứ lao động đồng chất tứ là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng tạo ra sự ngang bằng trong trao đổi do nó tạo ra giá trị nếu không có sản xuất hàng hoá không có trao đổi thì không cần phải quy các lao động cụ thể thành các lao động trừu tượng. Vì vậy lao động trừu tượng là phạm trù lich sử nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá. Nếu bạn hiểu là có hai thứ lao động khác nhau thì hoàn toàn sai chỉ có một thứ lao động duy nhất là lao động của người sản xuất nhưng nó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu tượng. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự. Giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khối lượng của cải ngày càng tăng lên đi liền với giá trị của nó ngày càng giảm xuống hay không đổi. Tính hai mặt của sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tự nhiên và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền sản xuất hàng hoá sản xuất như thế nào sản xuất cái gì là việc riêng của mỗi người, họ là người sản xuất độc lập lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân. Đồng thời lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung tức là lao động trừu tượng thì nó luôn là bộ phận của lao động xã hội thống nhất nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên lao động trừu tượng là hình thức biểu hiện của lao động xã hội. Lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá “giản đơn” nó biểu hiện: - Sản xuất do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội - Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động xã hội chấp nhận - Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng “sản xuất thừa” là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. 2. Mặt lượng giá trị hàng hoá + Thơi gian lao động xã hội cần thiết Chất của giá trị là lao động trừu tượng cuả người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động một ngày lao động.... Do đó lượng giá trị của hàng hoá cũng được quyết định bởi lượng thời gian lao động. Thực tế một hàng hoá đem ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra nhưng mỗi người sản xuất đó lại khác nhau về điều kiện sản xuất trình độ tay nghề nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá là khác nhau nhưng thời gian này lại quyết định lượng giá trị hàng hoá của từng người sản xuất tuy nhiên lượng giá trị xã hội không phải được đo bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết đó là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội tức là với trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. + Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá Thời gian lao động xã hội cần thiết là luôn luôn thay đổi vì vậy lượng giá trị hàng hoá là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng xuất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động. - Lượng giá trị hàng hóa thay đổi do tác động của năng xuất lao động : Năng xuất lao động là năng lực sản xuất của người lao động nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng xuất lao động tỉ lệ nghịch với thời gian lao động, thời gian lao động càng ít thì năng xuất lao động càng cao và ngược lại. Mặt khác lượng giá trị hàng hoá tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với năng xuất lao động. Như vậy muốn giảm giá trị của một đơn vị hàng hoá xuống thì ta phải tăng năng xuất lao động nhưng năng xuất lao động lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ khéo léo của người lao động sự phát triển của khoa học kĩ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, sự kết hợp xã hội sản xuất hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên Tăng năng xuất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị của hàng hoá. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương căng thẳng của lao động. Khi cường độ lao động tăng thì mức hao phí lao động trong cùng một đơn vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tăng còn lượng giá trị của đơn vị sản phẩm không đổi. Tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động. Còn tăng năng xuất lao động thì làm giảm lượng giá trị của hàng hoá. - Lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kì một người bình thường nào có khả năng lao động đều có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện. Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Để cho hàng hoá được tạo ra từ lao động giản đơn bình đẳng với hàng hoá đựơc tạo ra từ lao động phức tạp trong trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội giản đơn trung bình. + Cấu thành lượng giá trị hàng hóa Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc công cụ nguyên
Luận văn liên quan