Đề tài Phân tích mối quan hệ Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhiều vấn đề về quản lý hành chính nhà nước của nước ta hiện nay cũng có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật, một trong số đó là vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Sở dĩ vấn đề về khiếu nại, tố cáo lại có diễn biến phức tạp vì cơ chế quản lý của nhà nước ta, đặc biệt là cơ chế hành chính đang chưa theo kịp sự phát triển chung, chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp và đặc biệt là đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, chưa có kiến thức về nghề nghiệp vững vàng, phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Xuất phát từ thực tại đó, ta nhận thấy rằng việc khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân, các cơ quan, đoàn thể là có cơ sở, để lên án những hành vi bất hợp pháp. Bên cạnh đó, giải quyết khiếu nại, tố cáo là cán cân công lý đứng ra để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm phạm, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi gây tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp đó, hai mặt này đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể vai trò đó thể hiện như thế nào sau đây là phần phân tích cụ thể.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc bài luận trang I. Đặt vấn đề. 2 II. Nội dung vấn đề. 2 1/ Khái niệm Khiếu nại, tố cáo. 2 2/ Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2 3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước. 3 4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 4 4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 4 4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 4 5. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5 5.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5 5.2. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 8 6. Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động QLHCNN và giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo của công dân. 11 III. Tổng kết. 11 I. Đặt vấn đề. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhiều vấn đề về quản lý hành chính nhà nước của nước ta hiện nay cũng có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật, một trong số đó là vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Sở dĩ vấn đề về khiếu nại, tố cáo lại có diễn biến phức tạp vì cơ chế quản lý của nhà nước ta, đặc biệt là cơ chế hành chính đang chưa theo kịp sự phát triển chung, chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp và đặc biệt là đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, chưa có kiến thức về nghề nghiệp vững vàng, phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Xuất phát từ thực tại đó, ta nhận thấy rằng việc khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân, các cơ quan, đoàn thể là có cơ sở, để lên án những hành vi bất hợp pháp. Bên cạnh đó, giải quyết khiếu nại, tố cáo là cán cân công lý đứng ra để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm phạm, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi gây tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp đó, hai mặt này đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể vai trò đó thể hiện như thế nào sau đây là phần phân tích cụ thể. II. Nội dung vấn đề. 1/ Khái niệm Khiếu nại, tố cáo. Trước hết, xét về khái niệm khiếu nại: theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo(được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005) tại Điều 2: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Bên cạnh khái niệm mà luật quy định còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khiếu nại, vì khiếu nại là một hiện tượng xã hội phản ánh ý chí phản đối của chủ thể khiếu nại đối với các hành vi của chủ thể bị khiếu nại. Khiếu nại nó cũng là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận, do vậy việc sử dụng quyền cơ bản đó để bảo vệ lợi ích của mình là phù hợp với xu thế khách quan và là tất yếu, đây cũng chính là cơ sở để đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Thứ hai, cùng với khái niệm khiếu nại, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định rõ tại Điều 2 khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khái niệm tố cáo này khi chiếu vào thực tế đời sống ta thấy nó được sử dụng rộng rãi, cũng như khái niệm khiếu nại thì khái niệm tố cáo được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào những ngành riêng biệt liên quan đến việc xem xét vấn đề này. Nói chung khiếu nại, tố cáo đều là hành vi của chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc phát hiện các quyền, lợi ích của các chủ thể khác bị xâm phạm bởi hành vi mà mình cho là không đúng. 2/ Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tại khoản 13, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo có quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi có yêu cầu giải quyết(khi có khiếu nại), hoạt động này gồm có ba giai đoạn: xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu nại; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lý của nội dung khiếu nại, của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan này tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Cũng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, khái niệm giải quyết tố cáo được quy định rõ tại khoản 14, Điều 2: “Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”. Theo đó hoạt động giải quyết tố cáo cũng bao gồm ba giai đoạn. Tuy nhiên, việc giải quyết tố cáo có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với giải quyết khiếu nại ở chỗ: giải quyết tố cáo có liên quan đến quyền lợi của nhiều chủ thể bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật: lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của công dân... điều này đòi hỏi khi giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thật kỹ. 3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cùng với những khái niệm trên, trong phạm vi phân tích về vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, chúng ta cũng cần chỉ rõ khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Bởi lẽ, những vấn đề này có mối quan hệ với nhau(phần sau trình bày), liên quan đến chủ đề mà bài luận này phân tích, bàn luận. Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra quan điểm về quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên đây chỉ là những phân tích để có cái nhìn tổng quan về hoạt động này của cơ quan hành chính nhà nước, chưa phải là một khái niệm cụ thể, đó là: “Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước”. Như vậy, ta thấy rằng quan điểm này đã chỉ ra được hai điểm của QLHCNN là “chấp hành” và “điều hành”. Thông qua quan điểm này của các thầy cô trực tiếp giảng dạy môn Luật Hành chính, có thể đưa ra khái niệm Quản lý Hành chính nhà nước theo quan điểm cá nhân như sau: “Quản lý hành chính nhà nước là việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan ấy, đặc biệt là cơ quan và cá nhân có thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước(Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành những hoạt động, việc làm cụ thể nhằm bảo đảm sự thi hành và chấp hành những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(cơ quan quyền lực nhà nước) để làm ổn định và phát triển tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa,...”. Như vậy, trên đây là khái niệm về QLHCNN, nó kết hợp với khái niệm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo nên mối quan hệ, chính mối quan hệ này có vai trò quan trọng cho việc phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trước hết, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận, trong khi đó mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do vậy, khiếu nại, tố cáo chính là việc công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia vào giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện QLHCNN. Ngược lại, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng tạo ra môi trường tốt cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình, từ đó bảo đảm tốt quyền lợi của công dân. Thứ hai, hoạt động QLHCNN được tiến hành xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội, từ lợi ích của nhân dân, nhằm làm cho đời sống xã hội được ổn định, quyền lợi của công dân được bảo đảm, mà trong quá trình hiện nay vấn đề liên quan đến quản lý hành chính nhà nước đang có nhiều vấn đề phức tạp, chủ yếu là khiếu nại, tố cáo. Do vậy, để bảo đảm được quyền lợi của chính mình các công dân tất yếu phải khiếu nại, tố cáo, theo đó hoạt động QLHCNN tất yếu phải bao trùm lên khía cạnh này, nhằm bình ổn các khiếu nại, tố cáo từ phía các chủ thể khác nhau. Thứ ba, khiếu nại, tố cáo càng diễn biến phức tạp, càng nhiều bao nhiêu, thì đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần được đổi mới linh hoạt bấy nhiêu để kịp thời kiểm soát, điều chỉnh vấn đề này, nhanh chóng giải quyết để không xảy ra tình trạng bất ổn định trong xã hội, để bảo đảm tốt quyền lợi của các chủ thể. Nói chung, khiếu nại, tố cáo có chi phối đến hoạt động QLHCNN và ngược lại. 4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Một là, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trong khi đó hoạt động QLHCNN cũng là mặt chủ yếu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, nếu tiến hành giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo thì có vai trò thúc đẩy hoạt động QLHCNN tiến bộ và phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn, nhưng ngược lại, nếu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không được quan tâm, giải quyết triệt để thì hậu quả kéo theo đó là hoạt động QLHCNN sẽ không theo kịp nhu cầu của xã hội, không thể làm ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia không thể phát triển được, không theo kịp khu vực và thế giới. Hai là, hoạt động QLHCNN thực chất là hoạt động chấp hành và điều hành, do vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt, thể hiện được hoạt động chấp hành trong việc làm đúng những quy định mà các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đặt ra được các cơ quan có thẩm quyền QLHCNN áp dụng vào hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thể hiện được hoạt động điều hành, điều này thể hiện ở chỗ: khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan có thẩm quyền trong QLHCNN đã trực tiếp tác động lên các hành vi bị khiếu nại, tố cáo đồng thời cũng làm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể kiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đảm bảo được sự tồn tại và ổn định của hoạt động QLHCNN, bởi lẽ: nếu hoạt động chấp hành được sử dụng khi giải quyết khiếu nại, tố cáo không được tuân thủ một cách nghiêm minh thì sẽ vi phạm những quy định của văn bản pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều này dẫn đến việc những người trực tiếp tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý theo pháp luật, nhằm trả lại công minh cho hoạt động QLHCNN. Mặt khác, nếu hoạt động điều hành không được tiến hành theo đúng thủ tục luật định thì khi giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ không bảo đảm được các quyền lợi của các chủ thể liên quan, một khi các quyền lợi đó, nhất là của người khiếu nại, tố cáo không được bảo đảm thì chính những người có thẩm quyền tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật vì đã không tiến hành đúng trình tự, thủ tục giải quyết mà pháp luật đã quy định… 5. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Về vai trò của khiếu nại: Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, khiếu nại là quyền hiến định của công dân, việc khiếu nại chỉ phát sinh khi có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của chủ thể nào đó. Trong trường hợp này, khiếu nại có vai trò quan trọng để bảo vệ và khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, việc này người khiếu nại không thể tự họ làm bởi họ không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cho nên họ phải đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định. Thứ hai, sở dĩ vai trò thứ nhất của khiếu nại là bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể bị xâm phạm vì trong mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể: những người có chức vụ, các chủ thể khác mà hành động hoặc không hành động của họ theo quan điểm của người khiếu nại dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đây chính là vai trò thứ hai của khiếu nại, nhằm làm cho những người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của các chủ thể khiếu nại phải tuân theo pháp luật trong hoạt động của mình, từ đó sẽ bảo đảm được pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, thông qua việc khiếu nại của các chủ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ được cung cấp những thông tin về những quyết định và việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó mà còn phê phán những cơ quan, tổ chức, cá nhân có những hành vi gây tác động xấu đến hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, mà các cơ quan này hoạt động là nhằm bảo đảm pháp chế của đời sống xã hội, cho nên việc phát hiện và xử lý những hành vi này là nhằm bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện trong ví dụ sau: “Trước nhiều đơn thư phản ánh của người dân về vi phạm của công trình số 24. Ngày 12/5/2008, cán bộ trật tự xây dựng phường Khâm Thiên đã đến lập biên bản ghi nhận hiện tượng lún, nứt, thấm dột hộ liền kề do công trình này gây ra mà không hề có sự giải thích gì đối với gia đình ông Minh. Tiếp đến ngày 4/7/2008 ông Nguyễn Quý Tùng, phó chủ tịch UBND phường Khâm Thiên ký giấy mời ông Minh ra giải quyết đơn thư, lần này để thể hiện trách nhiệm giải quyết kịp thời đơn thư của dân, phường đã mời thanh tra xây dựng, phòng cấp phép quận Đống Đa. Tuy nhiên, người dân lại thêm một lần thất vọng: việc gây lún, nứt nhà liền kề, phường đã lập biên bản còn việc xây sai thiết kế thì UBND quận đã có kết luận nhưng đến nay phường vẫn không đình chỉ hay ra quyết định xử phạt nào, để công trình thi công ồ ạt”((),(2),(3),(4) Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Cơ chế giải quyết khiếu nại thực trạng và giải pháp, Nxb. CAND. ). Với ví dụ này, đòi hỏi không chỉ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phải xử lý triệt để, không để nó tiếp diễn, mang lại lòng tin cho nhân dân. Thứ tư, khiếu nại không chỉ thể hiện yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân mà còn thể hiện tính tích cực công dân của người khiếu nại. Khiếu nại góp phần tăng cường sự kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Sự kiểm tra của nhân dân bằng quyền khiếu nại góp phần tằng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, điều này được thể hiện qua ví dụ sau: “về sự việc khiếu nại đất đai kéo dài của các hộ dân ở Đà Nẵng, Thanh tra chính phủ kết luận rằng: một số hộ dân khiếu nại về mức chênh lệch giữa giá đất đền bù khi thu hồi với giá đất tái định cư, tiền đền bù không đủ mua lại lô đất tái định cư”(2), việc người dân khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng là nhằm kiểm tra hoạt động của ủy ban nhân dân khi tiến hành QLHCNN trong lĩnh vực đất đai. Thứ năm, việc khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức... là biện pháp nhằm phát hiện ra những cơ chế, chính sách, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, đền bù, giải phóng mặt bằng... có chỗ nào bất cập, bất hợp lý, chưa phù hợp thực tế, thiếu nhất quán, những yếu tố không công bằng, để từ đó thay đổi cho phù hợp với pháp luật, phù hợp với thực tế, để người dân chấp hành đầy đủ, bảo đảm được pháp chế XHCN. Hiện nay, có nhiều chính sách được hoạch định thiếu sự tham gia của người dân; không tính đến quyền lợi, nguyện vọng của người dân, gây xáo trộn đời sống sinh hoạt của nhân dân, tạo kẽ hở cho những hành vi tiêu cực, để chấp dứt các hành vi này phải xây dựng được một chế tài xử lý phù hợp với những vi phạm đó. Thứ sáu, vai trò của khiếu nại còn thể hiện: nó là biện pháp nhằm điều chỉnh, nói đúng hơn là tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, QLHCNN nhận biết được những yếu kém của mình, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai và một số ngành nhạy cảm khác, để từ đó, những người này tự sửa chữa, tuân theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, điều này cũng bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng một cách triệt để, chẳng hạn như ví dụ: “khiếu nại về đất đai mà chính quyền TP Đà Nẵng hiện đang phải xử lý được coi là vấn đề lịch sử để lại – đó là việc thu hồi 1140 GCNQSDĐ do ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang thuộc Quảng Nam- Đà Nẵng cấp sai thẩm quyền, đã gây nên vụ khiếu nại đến hôm nay”(3). Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải nắm chắc luật và thực thi một cách nghiêm minh trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Thứ bảy, khiếu nại nhằm làm cho kỷ cương trong giải quyết khiếu nại được chấp hành nghiêm chỉnh, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức- những người trực tiếp tham gia QLHCNN. Không ít nơi chính quyền chưa tập trung giải quyết khiếu nại, có hiện tượng né tránh, đùn đẩy lên cấp trên hoặc trả về cơ sở, có nơi cán bộ có thái độ cửa quyền, coi thường, làm ngơ với khiếu nại của công dân; không ít nơi giải quyết khiếu nại vi phạm trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết mà luật quy định, trong những trường hợp như vậy dân sẽ không đồng tình và tiếp tục có những khiếu nại vì chưa bảo đảm được quyền lợi của họ, nếu họ có khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn thì phải tiến hành thanh tra, kiểm tra những cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đơn khiếu nại và trong trường hợp này đòi hỏi các cơ quan liên quan phải chấp hành các quyết định thanh tra đó. Về vai trò của tố cáo: Thứ nhất, thực hiện quyền tố cáo tức là công dân tỏ rõ trách nhiệm của mình không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lý của nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh, trong sạch mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc của dân, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng nhân dân của bộ phận cán bộ, công chức. Tố cáo nhằm vạch rõ những sai trái của cơ quan nhà nước, tổ chức và của cán bộ, công chức. Từ đó, công dân đòi hỏi nhà nước phải áp dụng biện pháp giáo dục, trừng trị hợp lý, kịp thời thậm chí cả biện pháp nghiêm khắc góp phần loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm hại lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân và để những người bị tố cáo sửa chữa khuyết điểm của mình. Thứ hai, công dân thực hiện quyền tố cáo là báo cho cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó thì công dân c