Theo các nhà kinh tế thuộc Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia ( NBER ), nước Mỹ đã lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007. Tuyên bố trên cũng được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận. Tháng 12/2007 cũng là điểm kết thúc của quá trình mở rộng bắt đầu từ tháng 11/2001, kéo dài 73 tháng.
Theo số liệu chính thức từ Chính phủ, GDP trong quý IV/2007 thụt lùi 0,2% nhưng tăng 0,8% trong quý I/2008 và 2,8% trong 4 tháng tiếp theo. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa đi xuống 0,5% trong quý III/2008 , giảm 3,8 % trong quý IV/2008 – mức suy giảm tệ hại nhất từ năm 1982 và đưa GDP của nước này tăng trưởng 1,3% trong năm 2008.
Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, mức đầu tư vào lĩnh vực này đã sụt giảm mạnh. Do thị trường nhà đất ế ẩm kéo dài trong năm 2007, tổng vốn đầu tư vào các dự án xây dựng nhà ở Mỹ trong quý I/2008 giảm tới 25,5% - mức giảm lớn nhất trong 27 năm qua. Doanh số bán nhà cuối năm 2007 đã giảm 22% và đến đầu năm 2008, con số này tiếp tục giảm 25%. Số người thất nghiệp năm 2008 gần 1,2 triệu người, lên đến gần 7%, tăng mạnh so với mức trung bình của năm 2007 là 4,6%.
Giá nhà xuống thấp, sự sụp đổ tại sàn chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp lên cao cộng thêm điều kiện vay tiền ngày càng bị siết chặt do cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền từng gia đình và theo đó làm giảm nhu cầu mua sắm. Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng - vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã tụt thêm 3,5% trong quý IV/2008 sau khi giảm 3,8% ở quý trước đó. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đi xuống trong hai quý liên tiếp kể từ tháng 3/1991.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường bên ngoài công ty Washington Post, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
CÔNG TY WASHINGTON POST
1. Môi trường vĩ mô :
1.1 Môi trường kinh tế:
Theo các nhà kinh tế thuộc Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia ( NBER ), nước Mỹ đã lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007. Tuyên bố trên cũng được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận. Tháng 12/2007 cũng là điểm kết thúc của quá trình mở rộng bắt đầu từ tháng 11/2001, kéo dài 73 tháng.
Theo số liệu chính thức từ Chính phủ, GDP trong quý IV/2007 thụt lùi 0,2% nhưng tăng 0,8% trong quý I/2008 và 2,8% trong 4 tháng tiếp theo. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa đi xuống 0,5% trong quý III/2008 , giảm 3,8 % trong quý IV/2008 – mức suy giảm tệ hại nhất từ năm 1982 và đưa GDP của nước này tăng trưởng 1,3% trong năm 2008.
Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, mức đầu tư vào lĩnh vực này đã sụt giảm mạnh. Do thị trường nhà đất ế ẩm kéo dài trong năm 2007, tổng vốn đầu tư vào các dự án xây dựng nhà ở Mỹ trong quý I/2008 giảm tới 25,5% - mức giảm lớn nhất trong 27 năm qua. Doanh số bán nhà cuối năm 2007 đã giảm 22% và đến đầu năm 2008, con số này tiếp tục giảm 25%. Số người thất nghiệp năm 2008 gần 1,2 triệu người, lên đến gần 7%, tăng mạnh so với mức trung bình của năm 2007 là 4,6%.
Giá nhà xuống thấp, sự sụp đổ tại sàn chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp lên cao cộng thêm điều kiện vay tiền ngày càng bị siết chặt do cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền từng gia đình và theo đó làm giảm nhu cầu mua sắm. Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng - vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã tụt thêm 3,5% trong quý IV/2008 sau khi giảm 3,8% ở quý trước đó. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đi xuống trong hai quý liên tiếp kể từ tháng 3/1991.
Nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2009 và 2010 đã có những dấu hiệu đang trên dà phục hồi. Tăng trưởng 2,6% là ghi nhận quý tăng trưởng mạnh nhất từ tháng 6 năm 2009.
Kinh tế Mỹ quý 3 năm 2010 tăng trưởng 2%. Chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh nhất trong 4 năm, dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của kinh tế Mỹ đang vững vàng hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng của FED, liên quan chặt chẽ đến tiêu dùng của người dân và không tính chi phí thực phẩm và năng lượng, tăng trưởng 0,8% trong quý 3/2010, thấp hơn dự báo của các chuyên gia và mức tăng 1% của quý trước đó. Dự báo về lạm phát của các chuyên gia dao động từ 1,7% đến 2%.
Tỷ lệ tiết kiệm quý 3/2010 giảm xuống 5,5% từ mức 5,9% của quý 2/2010. Thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tăng 0,5%.
Quý 3/2010, đầu tư doanh nghiệp tăng trưởng 9,7%; thấp hơn nhiều so với con số tăng trưởng 17,2% của quý 2/2010. Đầu tư vào thiết bị và phần mềm tăng trưởng 12%.
Đầu tư vào nhà đất giảm 29,1%; chương trình hỗ trợ cho người mua nhà kết thúc vào cuối tháng 4/2010.
Xuất khẩu tăng 5% trong khi nhập khẩu tăng 17,4%. Thâm hụt thương mại vì thế tăng cao.
Chi tiêu chính phủ tăng trưởng 3,4%, thấp hơn 3,9% của quý 2/2010.
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh trong tháng 10/2010, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân đang tăng trưởng sau khi kinh tế đi lên mạnh trong quý 3/2010. Tuy nhiên tạp chí "The Economist", triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2011 sau một năm "bão" tài chính khá mong manh. Những thách thức mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt trong thời gian tới là vấn đề việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD
Bất chấp những khó khăn do khủng hoảng mang lại, Mỹ vẫn nằm trong top 10 môi trường cạnh tranh nhất năm 2010 của tạp chí Forbes. Quốc gia hùng mạnh này đang có dân số khoảng 305 triệu người, với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 48000USD/năm. Theo Forbes, cho dù là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nhưng nước Mỹ lại có những chính sách kinh tế thân thiện với môi trường đầu tư, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục và truyền thông.
Chính vì những điều đó đã giúp The Washington Post Company đứng vững trong các cuộc khủng hoảnh kinh tế nghiêm trọng năm 2008 và đang trên đà phát triễn . Với chất lượng đào tạo giáo dục hàng đầu thế giới, mạng lưới tin tức rộng khắp và hệ thống truyền hình chất lượng cao đã giúp doanh thu The washington Post Company trong quý III năm 2010 tăng 7%. Doanh thu trong quý III năm 2010 là $ 1,189.7 triệu USD, tăng 7% từ $ 1,108.8 triệu USD trong quý thứ ba năm 2009, do doanh thu tăng ở phát thanh truyền hình giáo dục, truyền hình và xuất bản báo chí, bù đắp bởi sự sụt giảm nhỏ ở bộ phận truyền hình cáp.
1.2 Môi trường công nghệ :
Công nghệ là một trong những lực lượng quan trọng định hình cuộc sống của con người, vì vậy khi xét đến các nhân tố bên ngoài chúng ta phải đề cập đến môi trường công nghệ.
Như chúng ta đã biết, Hoa Kì chính là cái nôi của công nghệ, vì thế The Washington Post nói riêng và các doanh nghiệp khác tại Mỹ nói chung có được rất nhiều cơ hội đế cải tiến và phát minh những công nghệ mới chẳng hạn như thay đổi trong truyền thông và công nghệ phát sóng hay những tác động tích cực của sự thay đổi chi phí hoặc sẵn có của nguyên liệu, bao gồm cả những thay đổi trong chi phí hoặc sẵn có của giấy in báo và giấy tạp chí.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tờ Washington Post đã mất rất nhiều độc giả đặt báo quý. Họ đã chuyển sang các hình thức truyền thông khác, chủ yếu là Internet để tìm kiếm thông tin và cập nhật tin tức. Cũng vì thế, các hợp đồng quảng cáo trên tờ báo này cũng vơi dần đi tương ứng với một khoản doanh thu khổng lồ bị mất. Trong bối cảnh các tờ báo ở Mỹ đang đối mặt với tình trạng thu nhập từ quảng cáo và lượng phát hành báo in bị sụt giảm cũng như thách thức từ hoạt động đọc báo trực tuyến miễn phí, các nhà xuất bản đang tìm kiếm những biện pháp mới để kiếm tiền. Tờ Washington Post cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn, họ đã ra một ứng dụng đọc báo cho điện thoại thông minh iPhone và thiết bị giải trí đa phương tiện iPod Touch của Apple trong năm vừa qua. Chương trình này có sẵn trên cửa hàng trực tuyến App Store của Apple, tính phí 1,99 USD cho việc download và nhận tin tức cập nhật, tường thuật, phân tích, blog và các thông tin khác từ báo này. Goli Sheikholeslami, Phó chủ tịch và Tổng giám đốc phụ trách các hoạt động số của Washington Post nói: “Chúng tôi nóng lòng cung cấp cho những độc giả bận rộn một ứng dụng đọc báo được tối ưu hóa dành cho iPhone và iPod Touch". Cũng theo ông, đây chỉ là bước khởi đầu vì toà báo đang tiếp tục đổi mới để thu hút khách hàng, những người ngày càng có nhiều lựa chọn về cách thức đón nhận và chia sẻ những thông tin và nội dung mà họ coi trọng".
1.3 Văn hóa và Xã hội:
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa hỗn hợp theo cách gọi của người Mỹ là Salad bowl.Nó được đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu,Tây Phi ,Mexico,Nam Âu,Đông Âu ,Châu Mỹ latinh và gần đây nhất là Châu Á.
Trong khi văn hóa Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ là một xã hội không giai cấp, các nhà kinh tế và xã hội đã nhận dạng ra sự khác biệt văn hóa giữa các giai cấp xã hội của Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến xã hội hóa, ngôn ngữ, và các giá trị. Giai cấp nghiệp vụ và trung lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều chiều hướng thay đổi xã hội cận đại như chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa đa văn hóa. Thêm vào đó người Mỹ có chiều hướng quá coi trọng sự thành đạt về kinh tế xã hội .Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ, bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Vai trò thay đổi của phụ nữ cũng đã làm thay đổi gia đình Mỹ.
Xã hội Mỹ: là chính thể Tam quyền phân lập, chi phối một cách rõ nét trong phương thức vận hành có tính xã hội của nước Mỹ. Sự phát triển và thành công của nền kinh tế Mỹ, ngoài việc dựa vào lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, cơ cấu trong đó có các nhà doanh nghiệp hàng đầu và các nhà khoa học hàng đầu đến người dân lao động thể chế xã hội. Chính quyền và các tổ chức kinh tế Mỹ cùng với cộng đồng cư dân Mỹ, bình thường đều góp công góp sức làm nên sự giàu có của nước Mỹ.
Chính trị, kinh tế, giáo dục, tôn giáo... đã đứng vững và ngày càng phát triển đa dạng trong một xã hội không ngừng tiến bộ, đều dựa trên nền tảng văn hoá chính yếu là giá trị đạo đức. Đó là một tố chất tinh thần quý giá mang bản sắc và đặc thù riêng của một cộng đồng đa chủng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau dưới một thể chế phân quyền rõ rệt trong tinh thần tôn trọng Tự Do và Dân Chủ.
Tóm lại, lịch sử trên 200 năm của nước Mỹ thể hiện rõ nét là một xã hội với nền văn hoá đa nguyên trong trạng thái vừa hài lòng vừa mang tính cạnh tranh. Bước vào thế kỷ 21, nước Mỹ vẫn phát huy truyền thống năng động và sáng tạo khoa học. Tinh hoa của xã hội Mỹ được biểu hiện bằng sự kiên trì, dũng cảm, trí tuệ, thượng tôn pháp luật, coi trọng sự nghiệp và luôn tìm tòi cái mới. Tất cả kết hợp lại đã hun đức nên tâm hồn con người Mỹ.
1.4.Môi Trường Nhân Khẩu :
Tính đến tháng 10 năm 2010, dân số Hoa Kỳ được ước tính là khoảng 308 triệu người theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Dân số Hoa Kỳ bao gồm một con số ước tính 12 triệu di dân bất hợp pháp, trong đó một triệu người, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, không kiểm toán được.Tỉ lệ chung tăng dân số là 1% phần trăm, so với 0,16 phần trăm trong Liên hiệp châu Âu. Mexico đã và đang là nguồn dẫn đầu các di dân mới của Hoa Kỳ trên hai thập niên qua; kể từ năm 1998, Trung Hoa, Ấn Độ, và Philippines là các quốc gia hàng đầu có di dân đến Mỹ.
Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc-31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người. Người da trắng là nhóm chủng tộc lớn nhất trong đó người gốc Đức, gốc Ireland, và gốc Anh chiếm ba trong số bốn nhóm sắc tộc lớn nhất. Người Mỹ gốc châu Phi, đa số là con cháu của các cựu nô lệ, là nhóm chủng tộc thiểu số đông nhất Hoa Kỳ và là nhóm sắc tộc lớn hạn hai.
Chủng tộc (2009)
Người Mỹ da trắng
64.10%
Người Mỹ gốc Châu phi
12.20%
Người Mỹ gốc Châu Á
5.60%
Người bản thổ Mỹ và Alaska
0.70%
Bản thổ Hawaii và đảo Thái Bình Dương
0.10%
Chủng tộc khác/đa chủng tộc
7.60%
Latio hoặc Hispanic
9.70%
Sự gia tăng dân số của người nói tiếng Tây Ban Nha là một chiều hướng nhân khẩu chính. Khoảng 44 triệu người Mỹ gốc nói tiếng Tây Ban Nha tạo thành chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 64 phần trăm người nói tiếng Tây Ban Nha có gốc từ Mexico. Ước tính theo chiều hướng hiện tại thì vào năm 2050, người da trắng gốc không nói tiếng Tây Ban Nha sẽ là 50,1 % dân số, so với 69,4 % năm 2000 .
Trong tổng số dân của Mỹ, tỷ lệ người dân dưới 15 tuổi chiếm 20% tương ứng 61 triệu người, số người trên 65 tuổi là 39,65 triệu người chiếm 13% tổng dân số. Với Gần 40% số trẻ được sinh ra hàng năm đều là con cái của những người nhập cư vào Mỹ và chính điều này là nguyên nhân chủ yếu làm trẻ hóa tỷ lệ dân số Mỹ. Như vậy, với dân số trẻ như trên các doanh nghiệp Mỹ sẽ tận dụng được lượng lao động dồi dào và ngoài ra nhu cầu thị hiếu của giới trẻ sẽ đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của bản thân .
- Phân phối thu nhập:
Ở Mỹ có sự phân chia chia giàu nghèo rõ rêt, Theo Cơ quan Ngân sách của Quốc hội, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất của nước Mỹ đã chiếm tới 53,5% tổng thu nhập của người dân Mỹ, trong khi đó, thu nhập của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4,1%. Riêng nhóm 1% đứng đầu đã có thu nhập chiếm 16,3% tổng thu nhập toàn quốc.
Phân phồi thu nhập ở mỹ không biểu hiện cả trên khía cạnh địa lí, màu da.
+ Theo số liệu bộ thống kê Mỹ, năm 2009 ta có thu nhập bình quân đầu người trên cả nước là 55.373 USD, nhưng phân phối không đều giữa các bang với nhau. Cụ thể thu nhập bình quân cao nhất thuộc về bang New Jery với mức thu nhập 71.284 USD gấp 1,9 lần bang Mississipi là 36.674 USD.
+ Theo màu da cũng có sự chênh lệch về thu nhập cụ thể, người da den thua xa người da trắng. Nếu tính 100 điểm cho người da trắng theo các tiêu chí đó thì người da đen chỉ đạt 56,8% - báo cáo do Liên đoàn Thành thị Quốc gia (National Urban League - NUL) . Số người Mỹ da đen sống dưới mức nghèo khổ (tức là có thu nhập dưới 20 nghìn USD/năm đối với gia đình bốn người) cao gấp ba lần số người da trắng. Số người Mỹ da đen thất nghiệp cũng cao gấp đôi số người da trắng. 1.5 Môi trường chính trị :
Những quyết định của công ty luôn chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội.
Hiện nay ỏ Mỹ có rất nhiều đạo luật tác điều chỉnh và tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như luật thuế, luật chống độc quyền, luật lao động hay luật bảo vệ người tiêu dùng.Công ty The Washington Post (NYSE: WPO) là công ty giaó dục và truyền thông chủ yếu hoạt động bao gồm các dịch vụ giáo dục, in báo và xuất bản trực tuyến, phát thanh truyền hình và các hệ thống truyền hình cáp.Công ty phải quan tâm đến luật giáo dục và dự luật truyền thông.
Lĩnh vực báo chí Mỹ đã rất khó khăn và đang khủng hoảng nặng nề có thể buộc chính phủ Mỹ phải ra tay "giải cứu". Mỹ sẽ có dự luật “giải cứu” báo chí?Mới đây tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố sẽ “rất sẵn lòng xem xét dự luật mà Quốc hội trình lên” nhằm trợ giúp các tổ chức báo chí đang gặp khó khăn của nước này.Theo đó, các tờ báo, các hãng truyền thông sẽ được trợ giúp từ nguồn ngân sách của chính phủ hoặc hỗ trợ về thuế nếu họ đồng ý “tái cấu trúc” để hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.
Do cạnh tranh ngày càng nhiều nên sự đầu tư vào R&D của công ty ngày càng được chú trọng cùng với việc luôn được bảo hộ bởi các bằng độc quyền sáng chế nên sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho công ty đầu tư vào công việc nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, công ty cũng cần cân nhắc các hành động chiến lược của mình khi các quy định ngày nay trở nên ngày càng nghiêm ngặt hơn.
1.6 Môi trường toàn cầu :
Về kinh tế
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão". Mặc dù với sự suy giảm kinh tế tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản trong năm 2009 có thể kéo lùi quá trình phát triển tại những nước này từ 2-5 năm.
Trong lĩnh vực đầu tư, mặc dù luồng vốn đầu tư trưcï tiếp nước ngoài (FDI) có khả năng sẽ tăng trở lại, nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào đà phục hồi của kinh tế thế giới. Dự báo, luồng vốn FDI thế giới có thể phục hồi sớm nhất vào năm 2010, hoặc muộn hơn vào 2011. Như vậy, tình trạng thiếu vốn của các nước đang phát triển sẽ còn diễn ra, tăng trưởng của các nền kinh tế dựa chủ yếu vào FDI sẽ bị ảnh hưởng lớn. Thêm vào đó, các nước có nợ nước ngoài lớn sẽ phải đối mặt với khả năng trả nợ bị giảm nghiêm trọng.
Theo dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011 khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực. Triển vọng của các thị trường mới nổi cải thiện chút ít và các nhà đầu tư đang mua vào các tài sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang tạo ra những quan ngại về việc định giá đồng tiền có thể tạo ra bong bóng giá tài sản và dù khả năng suy thoái kép chưa hiện hữu, song vẫn phải mất một thời gian khá dài để sự phục hồi toàn cầu tới mức an toàn. Giới phân tích cho rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốn không bền vững. Giờ đây, hiệu quả của các gói kích thích này bắt đầu mờ nhạt dần và các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng euro sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn trong năm 2011.
Thực trạng kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng toàn cầu năm 2011 với GDP của Mỹ dự kiến tăng 2,3% năm 2010, song sẽ giảm còn 1,5% năm 2011. Thị trường lao động và nhà đất của Mỹ được dự báo không mấy cải thiện và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế.
Tại Nhật Bản, những quan ngại về việc đồng yên mạnh đang phủ bóng lên sự phát triển kinh tế, nhưng khó khăn hơn là cách kích cầu nội địa. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởng GDP năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt 3%. Tuy nhiên, mức tăng này sẽ giảm xuống còn 1,3% trong 2 năm tới.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, tình hình khu vực này cũng có phần cải thiện nhờ xuất khẩu của Đức tăng, với GDP của cả khối dự kiến đạt 1,4% năm 2010, song sẽ lại giảm xuống còn 0,8% vào năm tới.
Trong khi đó, châu Á vẫn đang ở vị trí tiên phong của quá trình phục hồi kinh tế thế giới nhờ sự cải thiện của hệ thống thýõng mại toàn cầu cũng nhý các gói kích cầu nội ðịa. Tuy nhiên, tãng trýởng của khu vực này cũng sẽ chậm lại khi nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển giảm. GDP của châu Á dự kiến tãng 7,9% nãm 2010 và giảm xuống còn 6,6% năm 2011. Gói kích cầu của Trung Quốc cùng với việc hệ thống ngân hàng tăng cường cho vay sẽ giúp Bắc Kinh đạt mức tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2010. Tuy nhiên, GDP của Trung Quốc năm 2011 sẽ giảm với dự kiến tăng 8,6%.
Tây Âu bị tác động khá nặng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp của khu vực này bắt đầu hồi sinh và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này được dự báo sẽ tăng trong 2 năm tới.
Mỹ Latinh cũng gây nhiều ngạc nhiên trong năm 2010 nhờ xuất khẩu hàng hóa tăng, thị trường việc làm hồi phục nhanh và thị trường Mỹ mạnh trở lại. Tuy nhiên, triển vọng năm 2011 sẽ không được "sáng sủa" lắm và nhiều khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại với khả năng giảm từ 5,2% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011.
Tăng trưởng kinh tế tại khu vực Trung Đông và châu Phi năm 2010 được thúc đẩy nhờ giá dầu mỏ cao, chính sách nội địa được nới lỏng và nhu cầu nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Năm 2011, tăng trưởng tại các khu vực này vẫn duy trì ở mức 4,5%.
→ Đà phục hồi của kinh tế thế giới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính-tiền tệ và bất động sản tại nước này.
Về chính trị-xã hội
So với năm 2009, kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2010 có dấu hiệu của sự suy thoái với những khủng hoảng cục bộ như: lạm phát, giá dầu và giá lương thực tăng cao chưa từng có, gây nên những bất ổn về mặt chính trị và xã hội ở nhiều nước.
Tình hình chính trị-xã hội thế giới năm 2010 có nhiều diễn biến phức tạp. Mở đầu là trận ðộng ðất thảm khốc ở Haiti hồi tháng 1 đầu năm khiến hơn 200 nghìn người chết được ví như sóng thần Châu Á. Haiti là quốc gia nghèo nhất ở phía tây bán cầu nên trận động đất tồi tệ này khiến cuộc sống của người dân nơi đây trở nên cơ cực hơn bao giờ hết. Tiếp theo là bất ổn trên chính trýờng Thái Lan liên tục âm ỉ và luôn chờ chực bùng phát với hàng loạt các cuộc biểu tình lớn, nhỏ chống chính phủ của phe Áo đỏ mà đỉnh điểm là cuộc đụng độ giữa người biểu tình với quân đội nước này hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua khiến hơn 90 người thiệt mạng và gần 2.000 người bị thương. Lẻ tẻ các vụ đánh bom và nổ lựu đạn tại thủ đô khiến Tổng Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp tại Bangkok và các vùng phụ cận tới đầu năm 2011. Nối tiếp sự kiện chính trị bất ổn ở Châu á là Tình hình trên bán ðảo Triều Tiên là một trong những sự kiện được dư luận thế giới quan tâm theo dõi nhất trong năm vừa qua. Quan hệ giữa hai miền liên Triều vốn không êm đẹp bỗng dậy sóng khi ngày 23.11, Triều Tiên bắn khoảng 200 quả đạn pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc ở bên kia biên giới. Đây là một trong những xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai bên từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953. Bên cạnh đó, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cùng hàng loạt các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật... khiến tình hình căng thẳng tại khu vực ngày một leo thang. Sợi dây hoà bình tr