Ngày nay, trên thế giới, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có sự quan hệ, giao lưu với phần còn lại của thế giới. Đó là một xu thế tất yếu của thời đại mới-xu thế toàn cầu hóa.
Xu thế mới này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các quốc gia, cũng như các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra vô vàn những khó khăn, thách thức; nếu như chúng ta không hiểu rõ, không nắm bắt kịp thời cơ hội. Chính vì thế, nghiên cứu các hoạt động kinh doanh quốc tế là một bước rất quan trọng, giúp chúng ta có thể hiểu rõ môi trường kinh doanh quốc tế, vạch ra những chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi quốc gia, mỗi công ty. Từ đó, có thể phát huy mạnh mẽ tiềm lực, thế mạnh của mình, cũng như né tranh được những thách thức.
Nam Phi, với địa thế thuận lợi-là cửa ngõ chiến lược của lục địa đen, là quốc gia phát triển hàng đầu châu Phi, bạn hàng lớn của Việt Nam và là một quốc gia được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển kinh doanh quốc tế. Từ trước đến nay, khách hàng quen thuộc của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn là các quốc gia thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa, hay những bạn hàng truyền thống như Mỹ, châu Âu Khi quan hệ hợp tác với những quốc gia trên chúng ta có các lợi thế: hiểu được môi trường kinh doanh, có những đối tác quen thuộc, được khách hàng biết tới và có những ưu đãi nhất định về thuế quan Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm kiếm một thị trường mới có tiềm năng phát triển đang là xu hướng tất yếu, mà châu Phi là một trong những châu lục điển hình. Từ năm 1996, Việt Nam thực hiện quan hệ buôn bán 2 chiều với nhiều quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu từ 2 hướng: Thứ nhất, từ Bắc Phi qua thị trường Ai Cập, Libi; Thứ hai, từ Cộng hòa Nam Phi để thâm nhập các quốc gia Nam Phi và Trung Phi.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường của Nam Phi, trên cơ sở đó đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế cho một sản phẩm cụ thể của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
(((
Ñeà taøi 2: Phaân tích moâi tröôøng cuûa Nam Phi.
Treân cô sôû ñoù ñeà xuaát phöông thöùc kinh doanh quoác teá cho moät saûn phaåm cuï theå cuûa Vieät Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có sự quan hệ, giao lưu với phần còn lại của thế giới. Đó là một xu thế tất yếu của thời đại mới-xu thế toàn cầu hóa.
Xu thế mới này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các quốc gia, cũng như các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra vô vàn những khó khăn, thách thức; nếu như chúng ta không hiểu rõ, không nắm bắt kịp thời cơ hội. Chính vì thế, nghiên cứu các hoạt động kinh doanh quốc tế là một bước rất quan trọng, giúp chúng ta có thể hiểu rõ môi trường kinh doanh quốc tế, vạch ra những chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi quốc gia, mỗi công ty. Từ đó, có thể phát huy mạnh mẽ tiềm lực, thế mạnh của mình, cũng như né tranh được những thách thức.
Nam Phi, với địa thế thuận lợi-là cửa ngõ chiến lược của lục địa đen, là quốc gia phát triển hàng đầu châu Phi, bạn hàng lớn của Việt Nam và là một quốc gia được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển kinh doanh quốc tế. Từ trước đến nay, khách hàng quen thuộc của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn là các quốc gia thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa, hay những bạn hàng truyền thống như Mỹ, châu Âu… Khi quan hệ hợp tác với những quốc gia trên chúng ta có các lợi thế: hiểu được môi trường kinh doanh, có những đối tác quen thuộc, được khách hàng biết tới và có những ưu đãi nhất định về thuế quan… Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm kiếm một thị trường mới có tiềm năng phát triển đang là xu hướng tất yếu, mà châu Phi là một trong những châu lục điển hình. Từ năm 1996, Việt Nam thực hiện quan hệ buôn bán 2 chiều với nhiều quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu từ 2 hướng: Thứ nhất, từ Bắc Phi qua thị trường Ai Cập, Libi; Thứ hai, từ Cộng hòa Nam Phi để thâm nhập các quốc gia Nam Phi và Trung Phi.
Là cửa ngõ của châu Phi, phát triển kinh doanh quốc tế tại Nam Phi,có thể nói chúng ta đã một mặt thâm nhập được vào toàn thị trường này. Mặt khác, với một thị trường hơn 40 triệu dân không quá khắt khe, đồng thời là một thành viên của WTO, một nền kinh tế ổn định và phát triển nhất châu Phi, Nam Phi thể hiện là một thị trường hấp dẫn phù hợp với xuất khẩu Việt Nam.
Dưới đây là những phân tích về thị trường này.
Giới thiệu chung:
Thị trường Châu Phi nói chung đang đứng trước nhiều triển vọng của sự đổi thay trong những năm tới. Chưa bao giờ Châu Phi thể hiện sự gắn bó như hiện nay. Liên minh Châu Phi (AU) đã ra đời. Chiến lược cho một thiên niên kỷ Châu Phi đã được. các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Chiến lược NEPAD (Đối tác mới vì sự Phát triển của Châu Phi ) đã và đang được triển khai một cách tích cực và nghiêm túc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi cũng nhận thức rõ quan điểm phải dựa trên sức mình là chính .mới "phục hưng" được Châu Phi. Trong năm 2004, theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), trong 10 nước có tốc độ GDP phát triển cao nhất thì Châu Phi chiếm tới năm (5) nước, có ba mươi (30) nước Châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 4%.
Nam Phi là cường quốc ở Châu Phi, là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Phi và chiến lược đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi". Về mặt địa lý, Nam Phi được xem như cửa ngõ chiến lược của châu lục tạo điều kiện thâm nhập cho các quốc gia Nam và Trung Phi. Do đó, đây được coi là một thị trường tiềm năng đầy hấp dẫn.
Môi trường dân số:
Dân số (7/2005): 44,34 triệu người.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số (ước 2005): -0,31%.
Tuổi thọ trung bình (ước 2005): 43,27 tuổi trong đó nam 43,47 tuổi và nữ 43,06 tuổi.
Giáo dục: Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết là 86,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp: gần 28%
Y tế: Nam Phi đang đứng trước thách thức lớn là đại dịch HIV/AIDS. Đây là nước có số người nhiễm HIV nhiều nhất trên thế giới, khoảng 6 triệu người, chiếm hơn 10% dân số, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi thanh thiếu niên vào khoảng hơn 20%.
Thu nhập:
GDP (2004): 162,1 tỉ USD
GDP (PPP)/người (2004): 11.100 USD
Phân phối thu nhập:
Thu nhập bình quân của 33 triệu người da đen ở đây nằm trong khoảng 1.100USD/người/năm, trong khi của 5,5 triệu người da trắng là 7.000USD/người/năm. Số ít những người da đen giàu có thu nhập tăng tới 30% kể từ năm 1994 tới nay. Ngược lại, khoảng 45% số người da đen ở tốp dưới có thu nhập giảm xấp xỉ 10%. [4]
Trình độ dân cư khá cao so với các nước trong khu vực, tuy nhiên sự phân hóa giàu nghèo giữa các thành phần dân cư cũng đang là vấn đề bức xúc.
Môi trường kinh tế:
Một góc Johannesburg, thành phố lớn nhất của Cộng hòa Nam Phi
1.Các chỉ số kinh tế thương mại, đầu tư cơ bản
GDP (2004): 162,1 tỉ USD
GDP (PPP)/người (2004): 11.100 USD
Tỉ lệ lạm phát (2004): 4,5%
Tỷ lệ thất nghiệp (2004): 26,2%
Thu chi ngân sách 2004:
Thu ngân sách: 47,43 tỷ USD
Chi ngân sách: 42,54 tỷ USD
Nợ nước ngoài (2004): 27,42 tỷ USD
Năm tài chính : 1/4-31/3
Tỷ giá hối đoái (2004): rand/US dollar = 6.4597
Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp (2004): 5,5%
Sản xuất và tiêu thụ điện năng (2002):
Sản xuất: 202,6 tỷ kWh
Tiêu thụ: 189,4 tỷ kWh
Các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo: ngô, lúa mì, mía đường, hoa quả, các loại rau, cừu, thịt cừu, lông cừu, gia cầm, các sản phẩm sữa
2. Kinh tế
Kinh tế Nam Phí chịu ảnh hưởng nhiều của kinh tế Mỹ, nhất là sau sự kiện 11/9. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính ở Achentina và diễn biến phức tạp của nền kinh tế, chính trị Zinbabwe cũng có tác động đến nền kinh tế Nam Phi.
Kinh tế Nam Phi đã trải qua một thời kỳ quá độ trong suốt 50 năm qua. Ngày nay, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tài chính đã trở thành hai lĩnh vực kinh tế lớn nhất của đất nước. Mỗi lĩnh vực này đóng góp cho GDP lớn cấp 2 lần so với khai khoáng và nông nghiệp cộng lại. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có của đất nước vẫn giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế về mặt tạo công ăn việc làm, xuất khẩu và thu ngoại tệ. Mặc dù nền kinh tế Nam Phi khá nhỏ (chiếm 0,5%) GDP của toàn thế giới), nhưng vẫn là nền kinh tế vượt trội nhất của Châu Phi, chiếm là ¼ GDP của cả châu lục. Nền công nghiệp và tài chính hiện đại của Nam Phi được hỗ trợ bởi hệ thống viễn thông, đường sá, cầu cảng rất phát triển. Tỉnh Gauteng là tỉnh đầu tầu của nền kinh tế. đóng góp khoản 37 %GDP toàn quốc.
3.Về cơ cấu kinh tế
Nam Phi có GDP lớn nhất Châu Phi, trong đó sản xuất chiếm 23,9% của toàn châu lục, tài chính và kinh doanh dịch vụ 19%, thương mại 16,1%, khai khoáng 7,8%, vận tải và truyền thông 7,8%, nông lâm nghiệp và nghề cá 4,5%, điện khí nước 3,9% và các ngành khác là 14,1%
GDP của Nam Phi lớn gấp bốn lần các nước miền Nam Châu Phi bằng 25% GDP của toàn Châu Phi. Nam Phi đứng đầu châu lục về sản lượng công nghiệp (chiếm 40%), sản xuất khoáng sản (chiếm 45%) và sản lượng điện (chiếm hơn 50%).
Sức mạnh của nền kinh tế Nam Phi còn được thể hiện ở hạ tầng cơ sở hiện đại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ như vàng, kim cương, than đá và bạch kim... Hầu hết thị trường kim cương thế giới được kiểm soát từ đây. Bên cạnh đó, Nam Phi còn có nền công nghiệp cơ khí đang phát triển mạnh mẽ và ngành du lịch có tiềm năng lớn.
Nam Phi có khối lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không lớn hơn cả phần còn lại của Châu Phi cộng lại, diện tích đường rải nhựa lớn gấp 15 lần so với mức trung bình của Châu Phi tính trên 1000 km2 đất, gấp 10 lần về đường ray xe lửa với cách so sánh trên và chiếm gần 60% tổng số thuê bao điện thoại của toàn châu lục.
Bốn trung tâm kinh tế của Nam Phi bao gồm: tỉnh Gauteng (Johannesburg), tỉnh KwaZulu – Natal (Durban), tỉnh miền Tây (Cape Town) và tỉnh miền Đông (Port Elizabeth/ Uitenhage). Tuy nhiên, trung tâm tài chính và công nghiệp của Nam Phi tập trung chủ yếu tại tỉnh Gauteng. Tỉnh này đóng góp 37% cho tổng GDP của cả nước
Theo đánh giá của IMF, nếu GDP của Nam Phi tăng 1% sẽ góp phần tạo nên mức tăng trưởng từ 0,4 đến 0,75% GDP của toàn châu Phi do đóng góp của Nam Phi trong các lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề.
Một số chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản của Nam Phi (1999-2004)
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
GDP(tỷ USD)
130,9
127,8
114
104,5
156,9
162,1
Mức tăng trưởng GDP (%/năm
2
3,5
2,8
3
1,9
3,7
Dân số (triệu người)
43
43,7
44,3
45
45,7
45,8
Xuất khẩu (FOB, triệu USD)
28.626
31.636
30.717
31.085
36.773,4
45.929,6
Nhập khẩu (FOB, triệu USD)
24.554
27.320
25.855
26.712
33.901,3
40.130,1
Tổng nợ nước ngoài (tỷ USD)
23,9
24,9
24
24,4
25,9
27,427
Tỷ giá trung bình (Rand/USD)
6,12
6,95
8,63
10,52
7.53
6,45
(Nguồn: EIU)
Nhờ ưu thế về kỹ thuật, công nghệ cùng với chính sách tự do hóa thương mại, Nam Phi trở thành nước lớn nhất đầu tư vào Châu Phi. Các tập đoàn siêu quốc gia của Nam Phi như Sasol (hóa chất), Sapi (giấy), MTN (viễn thông) và Angogold (khai thác vàng) đều có dự án đầu tư tại các nước thuộc Châu Phi.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước dây, kinh tế Nam Phi là một trong những nền kinh tế bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Đây là lý do một nước lại tồn tại song song hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế của thế giới thứ nhất và nền kinh tế của thế giới thứ ba. Thế giới thứ nhất sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng, cầu cảng tiên tiến. Hệ thống dịch vụ cao cấp, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hệ thống viễn thông và năng lượng. Thị trường chúng khoán Johannesburg ở Nam Phi đã ra đời hơn 100 năm nay và là một trong 20 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Nam Phi có rất nhiều tập đoàn lớn tầm cỡ quốc tế như SASOL, ESKOM, TELKOM, VODACOM, SAPI, DENEL... Nền kinh tế Nam Phi là nền kinh tế mở. Do tính chất này, Nam Phi dễ bị ảnh hưởng một khi các nước có quan hệ buôn bán chủ lực với Nam Phi như Mỹ, EU, các nước Viễn Đông có biến động.
Hệ thống dường bộ, cầu cảng, sân bay hiện đại cùng với vị trí chiến lược nằm Ở cực Nam Châu Phi đã giúp Nam Phi trở thành cửa nhà chiến lược vào khu vực nói riêng và cả châu lục nói chung. Là một nước năm trên lục địa Châu Phi, sự phát triển của kinh tế Nam Phi không thể tách rời sự phát triển chung của Châu Phi.
Nam Phi là một trong những nước khởi xướng và sáng lập ra chương trình "Đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi - NEPAD" và thành viên sáng lập "Liên minh Châu Phi - AU". Với tiềm lực kinh tế khá mạnh trong khối các nước đang phát triển, Nam Phi trở thành một trong những nước giữ vai trò đứng đầu thế giới thứ ba cùng với Braxin, Trung Quốc và ấn Độ.
Từ những nhận định trên ta có thể thấy được những điểm sáng của nền kinh tế Nam Phi
Sở hữu cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng tiên tiến,
Dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác mỏ;
Nền công nghiệp sản xuất khá đa dạng;
Thị trưởng viễn thông bùng nổ;
Mạng lưới giao thông hiện đại;
Công nghiệp năng lượng phát triển.
Công nghiệp hóa chất rất năng động
Ngành du lịch tiềm năng.
Một số thách thức đối với sự phát triển kinh tế Nam Phi trong giai đoạn sắp tới
Sự thiếu hụt lao động có tay nghề.
Tỷ lệ tiết kiệm rất thấp so với thế giới
Khoảng cách giầu nghèo còn quá lớn, đặc biệt là giữa người da đen và người da trắng.
Nạn thất nghiệp trên 30%.
Nạn dịch AIDS/HIV gây tác động lớn tới lực lượng lao động.
Năng suất lao động Nam Phi còn thấp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, cộng thêm việc Chính phủ chuyển trọng tâm vào việc tạo công ăn việc làm lên trên lợi nhuận và chính sách Trợ quyền cho người da đen (BEE) được coi là những rủi ro trong kinh doanh.
Môi trường chính trị và luật pháp:
Thủ đô: Pretoria.
Các thành phố chính: Cape Town (Trung tâm lập pháp) và Bloemfontein (Trung tâm hành pháp).
Cơ cầu chính quyền: Theo chế độ dân chủ cộng hòa.
Đứng đầu nhà nước: Tổng thống Thabo MBEKI (kể từ 16/6/1999); phó tổng thống, Jacob ZUMA (từ 17/6/1999); Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu chính phủ.
Nội các: Nội các được bổ nhiệm bởi Tổng thống.
Các đảng phái chính trị chính:
• Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Phi (ACDP) [ Chủ tịch: Kenneth MESHOE];
• Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) [ Chủ tịch: Thabo MBEKI];
• Đảng Liên minh Dân chủ (DA) [ Chủ tịch: Anthony LEON];
• Đảng tự do Inkatha (IFP) [ Chủ tịch: Mangosuthu BUTHELEZI];
• Đảng Dân tộc mới (NNP) [Chủ tịch: Marthinus VANSCHALKWYK];
• Đảng Đại hội Pan Phi (PAC) [ Chủ tịch: Stanley MOGOBA];
• Liên đảng Dân chủ Vận động (UDM) [Chủ tịch: Bantu HOLOMISA]
Hệ thống pháp luật: Dựa trên hệ thống pháp luật của Hà Lan và Anh.
Hệ thống chính trị: Hình thức điều hành - cộng hoà. Người đứng đầu quốc gia - Tổng thống. Người đứng đầu chính quyền - thủ tướng. Cơ quan lập pháp - Nghị viện. Phân chia hành chính lãnh thổ: 9 tỉnh.
Nam Phi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên ba mục tiêu chính:
Phát triển kinh tế.
Tạo công ăn việc làm.
San lấp khoảng cách bất bình đẳng giữa người da đen và người da trắng do chế độ phân biệt chủng tộc để lại.
Chính sách nêu trên có tên gọi bằng tiếng Anh là GEAR (Growth. Phát triển. Employment: tạo công ăn việc làm And: và Resdistribution: phân phối lại). Với chính sách này, Nam Phi được đánh giá là một trong những nước có chính sách vĩ mô được ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao xa, chưa bao giờ có khủng hoảng về nợ hoặc tài chính.
Chính sách về sự cạnh tranh và đầu tư
Đạo luật quy định về việc cạnh tranh vào năm 1998 (Điều 89 của năm 1998), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/12/1999, có nội dung quy định về việc cạnh tranh hoàn toàn trái ngược với các thông lệ cũ, loại bỏ việc lạm dụng ưu thế và đẩy mạnh việc quản lý liên doanh. Đạo luật này đã tạo nên ủy Ban và Toà án giải quyết tranh chấp cùng Tòa án phúc thẩm về việc tranh chấp để thay cho Hội đồng giải quyết tranh chấp trước đó. Quy định của đạo luật này được áp dụng để cấm một số điều trong thực tiễn kinh doanh như sau:
- Cấm các thủ đoạn trong kinh doanh, các thủ đoạn gây trở ngại cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa nhà cung cấp và khách hàng. Các các thủ đoạn này bao gồm sự cố định về mức giá, sự thông đồng trong quá trình đấu thầu, việc hạn chế năng suất, hạn chế đầu tư và phân chia thị trường.
- Cấm việc lạm dụng lợi thế, mà theo như quy định của đạo luật này, được xác định là việc chiếm từ 35 % thị phần trở lên.
Từ chính luật thứ hai vào năm 2000, (Luật 39 trong năm 2000) quy định về vấn đề tranh chấp, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các thiếu sót trong việc thực hiện ở năm đầu tiên của Đạo luật quy định việc tranh chấp năm 1998.
Từ chính luật thứ hai vào năm 2000, (Luật 39 trong năm 2000) gây ra một loạt những thay đổi, trong đó sự thay đổi lớn nhất là việc xoá bỏ phần 3 (1) (d), cũng như việc bổ sung một số các điều khoản quy định rằng chỉ có Bộ trưởng mới được phép thay đổi ngưỡng quản lý sự liên doanh liên kết cùng sự lạm dụng ưu thế mỗi giai đoạn 5 năm.
Phần 3 (1) (d) được điều chỉnh nhằm phục vụ cho quyền xét xử xảy ra đồng thời đối với các vấn đề tranh chấp giữa quyền được cạnh tranh và những điều chỉnh trong ngành. Thêm vào đó, Bộ trưởng chính phủ bây giờ sẽ có quyền thay đổi ngưỡng quản lý sự liên doanh liên kết cùng việc lạm dụng ưu thế bất kỳ lúc nào chúng phát sinh.
Bên cạnh đạo luật này, các luật lệ mới cho các tiến trình trong ủy Ban giải quyết tranh chấp và Tòa án giải quyết tranh chấp, cho những ngưỡng mới của việc liên doanh liên kết và các thành tựu đạt được, cũng như cho các hình thái mới, sẽ trở nên có hiệu lực.
Với danh nghĩa là các quy tắc mới, ngưỡng thấp hơn của việc liên doanh liên kết đã tăng từ 50 triệu rand đối với doanh số hàng năm trên giá trị tài sản lên 200 triệu, và tỉ lệ giá trị phân xưởng của ngành cơ bản /giá trị tài sản cho tới thời điểm này tăng từ 5 triệu rand lên 30 triệu rand.
Thêm vào đó, chi phí cho việc khai báo thành lập liên doanh đã được đơn giản hóa và giảm thiểu đáng kể. Mức phí đơn cho các liên doanh mới thành lập là 75 000 rand vừa được đưa ra. Trước khi có đạo luật bổ sung này thì mức phí trên đựơc bố trí từ 5 000 rand đến 250 000 rand. Phí cho việc thành lập các liên doanh quy mô được chia đôi, từ 500 000 rand xuống còn 250 000 rand.
Các vấn đề luật pháp liên quan tới hàng hoá xuất nhập khẩu
- Bảo vệ bản quyền
Các quyền sở hữu, trong đó bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng nhiều nguồn luật và quy định khác nhau. Nam Phi có một hệ thống tư pháp độc lập theo đó tất cả sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có thể xảy ra không dính líu đến chính trị.
Có thể đăng ký bằng sáng chế theo Đạo luật bằng sáng chế 1978 và có hiệu lực trong vòng 20 năm. Nhãn hiệu thương mại có thể đăng ký theo Đạo luật nhãn hiệu thương mại 1993, có thời hạn 10 năm và có thể xin gia hạn thêm 10 năm. Các kiểu mẫu thương mại mới có thể đăng ký theo Đạo luật về kiểu mẫu thương mại 1967, có bản quyền trong năm năm. Bản quyền tác giả các tác phẩm văn học, âm nhạc và các tác phẩm nghệ thuật, phim truyền hình ... tuân theo các quy định về bản quyền theo Đạo luật bản quyền 1978. Đạo luật này dựa trên các điều khoản của Hiệp ước Berne được sửa đổi tại Paris năm 1971 và được sửa đổi năm 1992 có đề cập đến phần mềm máy tính. Bản đăng ký bản quyền, nhãn hiệu thương mại, kiểu mẫu thương mại và bằng sáng chế của Bộ thương mại có trách nhiệm thực hiện các đạo luật này.
Nam Phi là một thành viên của Hiệp hội Paris và đã tán thành chủ đề Stockholm trong Hiệp ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nam Phi cũng là một thành viên của Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Chính phủ đã thông qua hai luật có liên quan đến IPR trong thượng viện vào cuối năm 1997 - Luật đối với hàng giả và Luật sửa đổi luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, do đó đã cải tiến các quy định về bảo vệ IPR.
Mặc dù các luật lệ và quy định của Nam Phi về IPR tuân theo các quy định TRIPS (Bảo vệ sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại), vẫn có nhiều người lo lắng về việc vi phạm bản quyền ngày càng tăng và làm giả nhãn hiệu thương mại. Chính phủ Nam Phi đã nỗ lực tìm ra cách nâng cao nhận thức và đảm bảo rằng tất cả các văn phòng chính phủ ở Nam Phi đều sử dụng các phần mềm hợp pháp. Gần đây chính phủ Nam Phi đã có những bước đi tích cực nhằm thực hiện chiến lược của Đạo luật về hàng giả năm 1997, làm cho nó có hiệu lực pháp lý hơn. Nam Phi cũng cần phải làm cho các quy định về IPR phù hợp hơn với các quy định của TRIPS.
Biện pháp quản lý xuất nhập khẩu
Nam Phi là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tuân theo Hệ thống điều hoà thuế quan (HS) đối với việc phân loại nhập khẩu. Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Nam Phi tuân theo hệ thống ưu đãi chung (GSP) và đạo luật về Cơ hội và Phát triển của Nam Phi.
Có sự trao đổi thương mại tự do giữa Nam Phi và bốn nước khác (Botswana, Lesotho, Namibia, và Swaziland) tạo thành liên minh thuế quan Bắc Phi (SACU). Cho đến năm 2008 giữa Nam Phi và EU cũng sẽ có mối quan hệ thương mại tự do sau Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên. Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) cũng sẽ cho phép thực hiện thương mại tự do giữa 14 nước trong khu vực khi Hiệp định thương mại tự do giữa các nước này có hiệu lực thực sự.
- Hàng rào thương mại
Các thương nhân đều phải tuân theo các quy định kiểm soát trao đổi ngoại hối, do ngân hàng dự trữ Nam Phi quy định. Bộ thương mại và công nghiệp cũng có quyền quy định, cấm hoặc hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào Nam Phi vì lợi ích quốc gia nhưng hầu hết hàng hoá nhập vào Nam Phi không phải chịu hạn ngạch. Giấy phép nhập khẩu chỉ cần thiết đối với một số danh mục hàng hoá đặc biệt và do Ban xuất nhập khẩu cấp. Nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu trước khi nhận hàng. Nếu không có giấy phép nhập khẩu có thể sẽ bị phạt
- Kiểm soát xuất khẩu
Nhiều hàng hoá phải tuân