Đề tài Phân tích môi trường đầu tư của Singapore và những bài học rút ra cho Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư

Singapore là đất nước có diện tích chỉ gần 700〖km〗^2 và dân số chỉ xấp xỉ thủ đô Hà Nội (khoảng 5.18 triệu người, theo UNCTAD, “Stat world investment report 2013”). Nhưng Singapore lại đạt được những con số đáng kinh ngạc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài: đứng đầu trong bảng xếp hạng đất nước có tiềm năng đầu tư tốt nhất (theo BERI report 2011); đứng thứ hai trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư nước ngoài (theo globalization index 2012). Vậy đâu là nguyên nhân giúp Singapore đạt được những con số đáng tự hào như vậy trên các bảng xếp hạng kinh tế thế giới? Trong bài nghiên cứu này, nhóm em sẽ đi phân tích môi trường đầu tư của Singapore để làm rõ vấn đề trên, đồng thời từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư.

docx18 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích môi trường đầu tư của Singapore và những bài học rút ra cho Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA SINGAPORE VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ” SINH VIÊN THỰC HIỆN: Vũ Thị Hiền 0952010113 Phạm Thị Quỳnh 1211110559 Bùi Thị Hà My 1211110449 Ngô Phương Linh 1211110373 Vũ Việt Cường 1001050024 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nation BERI: Business Environment Risk Intelligence CPI: Corupition Perception Index FDI: Foreign Direct Investment MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Singapore là đất nước có diện tích chỉ gần 700km2 và dân số chỉ xấp xỉ thủ đô Hà Nội (khoảng 5.18 triệu người, theo UNCTAD, “Stat world investment report 2013”). Nhưng Singapore lại đạt được những con số đáng kinh ngạc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài: đứng đầu trong bảng xếp hạng đất nước có tiềm năng đầu tư tốt nhất (theo BERI report 2011); đứng thứ hai trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư nước ngoài (theo globalization index 2012). Vậy đâu là nguyên nhân giúp Singapore đạt được những con số đáng tự hào như vậy trên các bảng xếp hạng kinh tế thế giới? Trong bài nghiên cứu này, nhóm em sẽ đi phân tích môi trường đầu tư của Singapore để làm rõ vấn đề trên, đồng thời từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư. Bài nghiên cứu này gồm có bốn phần chính: Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế và sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế. Phân tích môi trường đầu tư của Singapore. Môi trường đầu tư của Việt Nam Một số kiến nghị để hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam NỘI DUNG Khái niệm về môi trường đầu tư và sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư. Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế. Môi trường đầu tư (theo nghĩa chung nhất) là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư (theo PGS.TS. Vũ Chí Lộc, “Giáo trinhg đầu tư quốc tế”). Sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế. Nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế là một hoạt động quan trọng và cần thiết đối với cả doanh nghiệp và chính phủ. Đối với doang nhiệp, nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô ra sao. Về phía chính phủ, nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế để thấy điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và trên cơ sở đó sẽ có chính sách biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia. Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo UNCTAD, có thể tổng hợp thành ba nhóm yếu tố sau: Khung chính sách Các yếu tố kinh tế Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Phân tích môi trường đầu tư của Singapore Các quy định pháp luật về FDI Có thể nói lí do lớn nhất khiến Singapore trở thành một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới chính là việc chính phủ Singapore đã xây dựng được một hệ thống pháp luật vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả. Điều đó được thể hiện rõ trong số điểm Singapore đạt được khi các nhà nghiên cứu chấm điểm cho sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương. Bảng 1: Chấm điểm sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương: STT Quốc gia Điểm 1 New Zealand 92.1 2 Singapore 88.8 3 Australia 88.9 4 Hong Kong 86.7 5 Japan 82.5 6 Taiwan 72.1 7 Malaysia 70.6 8 Brunei 67.1 9 South Korea 66.9 10 Thailand 58.0 11 China 56.8 12 India 56.8 13 Philipines 47.6 14 Sri lanka 47.1 15 Vietnam 45.3 16 Indonesia 41.7 17 Cambodia 39.7 18 Laos 35.1 19 Myanmar 33.0 20 Bangladesh 29.6 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013 Sự thành công trong khung pháp lí FDI của Singapore được thể hiện qua các mặt: tính hiệu quả của hệ thống pháp lí; bảo vệ được quyền, tài sản của nhà đầu tư. Khung pháp lí FDI ở Singapore là khung pháp lí có tính hiệu quả vô cùng cao. Ở đây, các vấn đề hành chính liê quan đến đầu tư, thành lập công ty được tổ chức thành hệ thống tiêu chuẩn hóa và ngày càng tối giản. Thời gian xin giấy phép đầu tư được giảm xuống mức tối đa. Thủ tục mở công ty và đăng kí mã số thuế được gộp làm một và được tổ chức đang kí hoàn toàn bằng máy tính – đăng kí trực tuyến. Các giấy phép phụ: giấy phép xây dựng, giấy phép về an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe … cũng được làm trực tuyến thông qua máy tính. Điều này đã giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thủ tuch hành chính cũng như giảm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện các thủ tục này. Sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của quốc gia này còn được thể hiện qua các con số đáng ngưỡng mộ như: thời gian xin giấy phép đầu tư ở Singapore là 26 ngày; thời gian để đăng kí kinh doanh cho một công ty đi vào hoạt động là 3 ngày; thời gian để giải quyết các công việc liên quan tới phá sản công ty là 0,8 năm (khoảng 9 tháng) (theo the world bank, “doing business 2013”). Khung pháp lí FDI ở Singapore được đánh giá cao còn bởi nó thực sự bảo vệ nhà đầu tư. Theo bảng xếp hạng về độ bảo vệ nhà đầu tư của World Bank năm 2013 thì độ bảo vệ nhà đầu tư của quốc gia này đứng thứ hai toàn thế giới, chỉ sau New Zealand. Bảng 2: Xếp hạng mức độ bảo vệ nhà đầu tư của các quốc gia trên thế giới Quốc gia Xếp hạng New Zealand 1 Singapore 2 Hong Kong, Trung Quốc 3 Canada 4 Malaysia 5 Nguồn: The world bank, “Doing business 2013”. Ở đây, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát cho chính quyền địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế các nhà đầu tư vì bảo hộ nền sản xuất trong nước hay vì bất kì một lí do nào khác; ngoại trừ những ngoại lệ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thông tin nội địa. Những hạn chế về quyền sở hữu của người nước ngoài cũng được giỡ bỏ với các ngành ngân hàng, bảo hiểm và các công ty điện lực. Từ năm 1978, Singapore đã giỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch chứng khoán nước ngoài và chuyển dịch vốn, không giới hạn tái đầu tư cũng như chuyển vốn và lãi về nước. Bên cạnh đó, về mặt hợp tác quốc tế, singapore đã kí các hiệp ước, thỏa thuận khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước ASEAN, với liên minh kinh tế Bỉ-Luxembourg, và 19 nước khác trong đó có Mỹ. Nhũng thỏa thuận này có nhiệm vụ bảo vệ công dân hay công ty của mỗi quốc gia trong giai đoạn đặc biệt (thường là 15 năm) trong trường hợp chiến tranh, sung công hay quốc hữu hóa. Nếu sung công hay quốc hữu hóa, chính phủ nước nhà sẽ bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư, căn cứ vào giá trị tài sản trên thị trường tự do. Các yếu tố kinh tế a, Tiềm năng thị trường Singapore là một quốc đảo với diện tích gần 700km2 và dân số khoảng 5,18 triệu người. Tuy nhiên Singapore lại có được mức tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc 5% (năm 2011) (theo World bank, “world development indicators 2011”) và mức GDP bình quân đầu người vào khoảng 46,241 USD (theo UNCTAD, “stat world investment report 2013); vì vậy Singapore vẫn được đánh giá là một trong nhũng nước có thị trường tiềm năng nhất thế giới. Điều này đã tạo được rất nhiều thuận lợi cho Singapore trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. b, Tài nguyên con người Là một quốc đảo không có nhiều tài nguyên, đây là một bất lợi cho Singapore trong việc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này Singapore đã tự tạo cho mình một “tài nguyên không thể thay thế” – tài nguyên con người. Theo báo cáo của BERI (2011) Singapore là nước đứng đầu thế giới về năng suất lao động (dựa trên năng suất của người lao động; chi phí đơn vị lao động so với giá trị hàng hoa, dịch vụ) Bảng 3: Năng xuất lao động của các nước trên thế giới Quốc gia Điểm (100) Singapore 90 U.S.A 77 Taiwan 76 Switzeriland 75 Belgium 74 Japan 74 Ỉeland 68 Sweden 67 Netherland 67 Australia 67 Nguồn: BERI report 2011 Singapore cũng nằm trong top 10 nước châu Á, top 24 nước trên toàn thế giới mà lao động có tay nghề tốt nhất, với số điểm đạt được là 6.46/10 (theo IDM world competitiveness yearbook 2011). c, Cơ sở hạ tầng Nếu như ở trong các giai đoạn trước Singapore chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt … thì hiện nay Singapore đã chuyển qua chú trọng hơn vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, để theo kịp xu thế chung của thế giới, cũng như để đáp ứng nhu cầu của bản thân trong việc phát triển lĩnh vực tài chính ngân hang, giáo dục … hay trong việc hố trợ trực tuyến các thủ tục liên quan đến kinh doanh, đầu tư. Chính phủ Singapore đã rất chú trọng tới việc đổi mới mở rộng hệ thông máy tính công. Bên cạnh đó, Singapore cũng sở hữu những mạng viễn thông lớn trên thế giới: Singtel, Stahub. Trong báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu 2011 được thực hiện bởi diễn đàn công nghệ thông tin thế giới, Singapore đang là nước có môi trường mạng sẵn sàng tốt nhất Châu á và tốt thứ hai toàn thế giới. Bảng 4: Quốc gia Chỉ số Sweden 5.60 Singapore 5.59 Finland 5.43 Switzerland 5.33 U.S.A 5.33 Taiwan 5.30 Denmark 5.29 Canada 5.21 Norway 5.32 Korea 5.19 Nguồn: World Economic Forum, “the global information technology report 2011. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. a, Các ưu đãi về thuế Những ưu đãi trong chính sách về thuế cũng là yếu tố thu hút mạnh mẽ FDI cho Singapore. Chấm điểm về sự hấp dẫn trong ưu đãi liên quan tới thuế(tỉ lệ thuế địa phương, tính minh bạch và tính hiệu quả trong thu thuế) của các nước Châu Á Thái Bình Dương, Singapore là nước đúng thứ hai: Bảng 5: Quốc gia Điểm (100) Hong Kong 89.5 Singapore 88.8 New Zealand 79.6 Brunei 79.4 Maylaysia 72.9 South Korea 70.1 Taiwan 69.9 Cambodia 60.9 Thailand 60.2 Australia 59.5 Japan 56.1 Indonesia 54.8 Bangladesh 50.3 Philipines 49.9 China 49.8 Vietnam 49.3 Laos 45.9 India 43.7 Sri Lanka 43.6 Myanmar 43.0 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013. Có được đánh giá cao trên trong các chính sách về thuế, đầu tiên phải kể đến tỉ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay của nước này chỉ ở mức 17%, chỉ cao hơn Hong Kong 0,5 % (hiện nay mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Hong Kong là 16,5%). Điểm thuận lợi nữa trong chính sách ưu đãi về thuế ở Singapore la thời gian nộp thuế. Theo nghiên cứu của World Bank (2013), tổng thời gian nộp thuế trung bình ở quốc gia này là khoảng 80 giờ. b, Tính minh bạch trong môi trường kinh doanh Theo nghiên cứu của CPI (2013), Singapore là một trong những nước có chỉ số minh bạch cao nhất thế giới. Bảng 6: Thứ hạng Quốc gia Điểm (100) 1 Denmark 91 2 New Zealand 91 3 Finland 89 3 Sweden 89 5 Norway 86 6 Singapore 86 7 Switzeland 85 8 Netherland 83 9 Australia 81 9 Canada 81 Nguồn: CPI (2013) Chỉ số minh bạch cao đã giúp Singapore tạo được ấn tượng về một môi trường đầu tư lành mạnh, an toàn và giúp quốc gia này thu hút được nhiều FDI hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để có được chỉ số minh bạch cao như vậy, Singapore đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Ở quốc gia này, tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm. Bên cạnh đó, nhà nước trả lương rất cao cho viên chức. Hàng tháng, họ phải trích lại một phần lương coi như một khoản tiết kiệm khi về hưu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích góp nhiều năm mà có thể phải chịu hình phạt tù. Đây dược coi là quỹ dưỡng liêm cho quan chức và là một trong nhũng nguyên nhân giúp Singapore luôn ở top đầu trong bảng xếp hạng chỉ số minh bạch hàng năm. c, Các chính sách về tài chính tiền tệ Ở Singapore, lĩnh vực tài chính ngân hàng vô cùng phát triển, đây là một trong những cơ hội lớn để các nhà đầu tư tiếp xúc và huy động vố dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhũng hạn chế về quyền tư hữu của nước ngoài với ngành ngân hàng cũng được dỡ bỏ. Cơ quan tiền tệ Singapore và ngân hàng trung ương Singapore giám sát việc mở rộng thị trường và cải tiến các biện pháp áp dụng nhằm mở rộng công tác quản lí ngân quỹ, phát triển thị trường trái phiếu, cho phép sự cạnh tranh của người nước ngoài trong các định chế về tài chính và ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng không hề có bất kì rào cản nào về chuyển lợi nhuận và nhập khẩu vốn qua biên giới của Singapore. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư trong việc huy động vốn dễ dàng. d, Một số chính sách khác Bên cạnh những chính sách trên, Singapore còn có những ưu đãi khác nhằm thu hút FDI: không tước quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư; cam kết bảo hộ quyền sở hữ trí tuệ của nhà đầu tư; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh, đặc biệt nhà đầu tư nào kí thác tại Saingapore từ 250.000 đô la Sangapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình được hưởng quyền công dân Singapore … Môi trường đầu tư của Việt Nam Mặc dù cùng ở trong khối ASEAN, mặc dù Việt Nam có những lợi thế hơn hẳn Singapore về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động giá rẻ … nhưng theo nghiên cứu về môi trường đầu tư của các nước Châu Á Thái Bình Dương thì xếp hạng độ hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam luôn thấp hơn Singapore và có xu hướng ít hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Bảng 7: Bảng xếp hạng độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương Quốc gia 2013 2012 Singapore 1 1 Hong Kong 2 2 New Zealand 3 3 Australia 4 4 Brunei 5 5 Taiwan 6 6 Japan 7 7 South Korea 8 8 Malaysia 9 9 Thailand 10 11 China 11 10 Philipines 12 16 Indonesia 13 12 Cambodia 14 17 Vietnam 15 13 Sri lanka 16 15 India 17 14 Laos 18 18 Myanmar 19 20 Bangladesh 20 19 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013. Vậy thì từ việc nghiên cứu môi trường đầu tư của Singapore, bài học nào sẽ được rút ra cho Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư? Các văn bản pháp luật về đầu tư ở Việt Nam Với việc sửa đổi và ban hành luật đầu tư 2005 và hai nghị định hướng dẫn thi hành: nghị định 101/2006/NĐ-CP và nghị định 108/2006/NĐ-CP, Việt Nam đã bước đầu tạo được khung sườn thống nhất cho một khung pháp lí FDI. Tuy nhiên, việc thực hiện và làm theo luật này vẫn chưa mang lại sự hài lòng cho đông đảo các nhà đầu tư. Bởi Việt Nam còn chưa ban hành được các văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc đôi khi ban hành rồi nhưng văn bản hướng dẫn và luật lại có sự khác nhau. Điều này đã làm cho các nhà đâu tư vô cùng lúng túng. Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp lí đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút các nhà đầu tư mới và giữu chân các nhà đầu tư đang có xu thế chuyển sang một số nước khu vực. Các thủ tục về hành chính. Singapore là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới, bởi họ đã xây dựng được hệ thống đăng kí kinh doanh một cửa, tiêu chuẩn hóa qua mạng internet, giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc bắt đầu kinh doanh. Ở Việt Nam cũng đã đang tìm cách xóa bỏ những trở ngại hành chính để các nhà đâu tư có thể dễ dàng hơn trong việc bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên việc này chưa thật sự hiệu quả, bởi Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề này, bởi một số những quy định cứng nắc vẫn chưa hoàn toàn được tháo bỏ. Như hiện nay, Việt Nam đang thi hành chính sách một cửa với các thủ tục hành chính, trong đó có cả việc “ một cửa” cho đầu tư. Tuy nhiên, thời gian để một dự án đâu tư có thể đi vào hoạt động vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực (bởi các quy định về thẩm tra dự án, về các thủ tục liên quan khác cho thành lập doanh nghiệp – ngoài việc đăng kí giấy phép kinh doanh ra). Việt Nam cũng đang bước đầu đi vào thực hiện việc đăng kí đầu tư, kinh doanh qua mạng internet trực tuyến. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa thật sự khả quan. Bới chúng ta còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Có lẽ nếu Việt Nam quan tâm nhiều hơn vào khía cạnh này thì đây cũng sẽ là một biện pháp tốt giúp Việt Nam loại bỏ được những trở ngại về thủ tục hành chính. Môi trường kinh doanh. Theo đánh giá của CPI (2013) Việt Nam là một nước có chỉ số minh bạch thấp. Chỉ số tham nhũng năm 2013 của Việt Nam là 31 điểm và đứng thứ 116 toàn thế giới. Điều này gây ra ấn tượng xấu cho các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh không ổn định, thiếu công bằng. Vậy nên, xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, hạn chế tham nhũng là điều quan trọng để cải thiện ấn tượng về môi trường đầu tư Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Các chính sách về thuế quan. Từ ngày 1/1/2014 Việt Nam chính thức áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 22% thay vì 25% như trước đây. Tuy vẫn còn cao hơn mức 17% của Singapore, nhưng đây cũng là một ưu đãi lớn trong thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống thuế quan ở Việt Nam không được đánh giá cao bởi thời gian nộp thuế còn dài, khoảng 872 giờ theo nghiên cứu của World Bank, cao hơn mức 80 giờ của Singapore rất nhiều lần. Cải thiện được điều này sẽ tôt hơn cho việt Nam trong việc để lại ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư. Đội ngũ lao động phù hợp. Việt Nam được coi là có lợi thế cho việc cung cấp nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, với xu thế phát triển dần chuyển sang nền kinh tế tri thức hiện nay của kinh tế toàn cầu thì lợi thế này sẽ dần mất đi. Chỉ có nâng cao tay nghề, kĩ năng của người lao động thì Việt Nam mới có thể giữ được lợi thế này trong việc thu hút FDI. Một số kiến nghị để hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật về đầu tư rõ ràng, chi tiê
Luận văn liên quan