Đề tài Phân tích môi trường ngành của may rèm cửa tại Việt Nam

 Em đăng ký thành công trên diễn dần lúc 8h34 ngày 12 tháng 10 năm 2014  Các đăng ký trước đó có liên quan đến lĩnh vực này: có ngành may chăn ga gối nệm, các ngành này cùng nhóm ngành 1322 – 13220 là nhóm ngành sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) với ngành may rèm cửa.  Em cho rằng quan hệ ngành của bạn đăng ký sẽ khác biệt với các ngành trên ở những điểm quan trọng nào. Các ngành này được xem là khác biệt nhau vì trong nhóm ngành 1332 – 13220 gồm có sản xuất sản phẩm dệt may sẵn và sản xuất sản phẩm may sẵn từ vật bất kỳ nguyên liệu dệt nào, và ngành rèm thuộc nhóm sản xuất sản phẩm dệt may sẵn, ngành chăn thuộc nhóm sản xuất sản phẩm dệt may từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào. Và các ngành này độc lập cạnh tranh với nhau.  Em tin rằng đây là một ngành cạnh tranh thực sự và không trùng lắp.

doc19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích môi trường ngành của may rèm cửa tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ˜&™ Bài tập cá nhân số 2. Họ và tên : Tô Ngọc Khương Lớp : 36K08.1 Lớp Tín chỉ : QTCL3_7 Môn : Quản trị chiến lược GVHD : TS. Nguyễn Xuân Lãn Đề tài: Phân tích môi trường ngành của may rèm cửa tại Việt Nam. Mục Lục Tổng quan về các ngành đăng ký trên diễn dàn. Em đăng ký thành công trên diễn dần lúc 8h34 ngày 12 tháng 10 năm 2014 Các đăng ký trước đó có liên quan đến lĩnh vực này: có ngành may chăn ga gối nệm, các ngành này cùng nhóm ngành 1322 – 13220 là nhóm ngành sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) với ngành may rèm cửa. Em cho rằng quan hệ ngành của bạn đăng ký sẽ khác biệt với các ngành trên ở những điểm quan trọng nào. Các ngành này được xem là khác biệt nhau vì trong nhóm ngành 1332 – 13220 gồm có sản xuất sản phẩm dệt may sẵn và sản xuất sản phẩm may sẵn từ vật bất kỳ nguyên liệu dệt nào, và ngành rèm thuộc nhóm sản xuất sản phẩm dệt may sẵn, ngành chăn thuộc nhóm sản xuất sản phẩm dệt may từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào. Và các ngành này độc lập cạnh tranh với nhau. Em tin rằng đây là một ngành cạnh tranh thực sự và không trùng lắp. Phân tích ngành may rèm cửa. Định nghĩa ngành. Theo danh mục ngành nghề của Việt Nam thì ngành may rèm cửa được định nghĩa như sau: Ngành may rèm cửa là ngành chuyên sản xuất sản phẩm dệt may sẵn như rèm, màn, mành.. Mô tả ngành. Ngành may rèm là một ngành đang rất phát triển hiện nay, trên thị trường may mặc hiện nay có rất nhiều của hàng hoặc công ty sản xuất và gia công nhưng ngành may rèm của chiếm đến 30% thị phần ngành may mặc chính vì thế mà các công ty và của hàng vẫn được mở ra ngày càng nhiều. Phân tích môi trường bên ngoài. Giới hạn nghiên cứu: Ngành : may rèm cửa Thời gian: từ năm 2000 đến 2014 Không gian: Việt Nam Môi trường toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động khá phức tạp, tổng GDP năm 2013 toàn cầu đạt mức 85.537.787 Triệu USD. Biểu đồ tốc đọ tăng trưởng GDP toàn cầu từ 2005 – 2009 (đvt: %) Đại suy thoái  hay cuộc suy thoái toàn cầu 2009 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Bong bóng bất động sản của Hoa Kỳ bị vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ. Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế. Ba nhân tố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008. Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí là khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng. Do Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy giảm tăng trưởng kinh tế từ thế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các nước đang phát triển. Đồng thời, vì các nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay ngân hàng, các khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát triển, nên khi các nước phát triển dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Giảm sản xuất trên quy mô toàn cầu dẫn tới giảm lượng cầu về năng lượng và nguyên liệu, khiến cho các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu bị giảm đáng kể nguồn thu từ xuất khẩu các yếu tố này. Vì thế, suy thoái và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế lan sang cả các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Á và Nga vốn được lợi suốt một thời gian khá dài từ giá dầu tăng. Ngành may rèm là một ngành mà chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào thị trường nhà đất và bất động sản chính vì vậy mà khi bong bóng bất động sản và bong bóng thị trường nhà của Mỹ bị vỡ kéo theo thị trường bất động sản và nhà của các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng làm thị trường của ngành may rèm giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này. BRIC – nhóm nước 4 quốc gia mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc,  các nước BRIC đóng góp hơn 50% vào tốc độ tăng trưởng GDP thế giới, hơn nữa GDP của 4 nước cũng chiếm gần 15% GDP toàn cầu, chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của các quốc gia này chậm lại và thể hiện sự bất ổn trước những biến động liên tục của nền kinh tế toàn cầu, những nền kinh tế mới nổi là những thị trường tiềm năng cho ngành may rèm cửa phát triển, những quốc gia này đang trong giai đoạn phát triển chính vì vậy mức sống ngày càng tăng kéo theo sự phát triển về thị trường nhà đất và bất động sản cũng như nhu cầu về trang trí nội thất nhà cửa cũng tăng theo, sự bất ổn của những nền kinh tế này khiến tốc độ tăng trưởng của ngành trở nên kém ổn định hơn. Cơ hội: Toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm. Đe dọa: nhu cầu rèm của biến động do tác động của thị trường bất động sản và nhà đất. Môi trường kinh tế. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 11 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 56 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2013 là 171,392 tỷ USD. Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%.. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89% Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ bong bóng chứng khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 25/11/2009 VNĐ bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tuyên bố dừng gói kích cầu Kinh tế Vĩ mô bất ổn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20%. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày 11/2/2011, VND bị phá giá 9,3%. Nền kinh tế bất ổn, đồng tiền mức giá với lạm phát ở mức cao, năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 %, cao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5-9% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%, lạm phát 18,1% vào năm 2011, mức nợ công đạt 48.2%, chính những nguyên nhân này khiến mức chi tiêu của người dân cho các mặt hàng sa sĩ cũng như các mặt hàng thứ cấp như rèm cửa. Khủng hoảng kinh tế làm thị trường bất động sản đóng băng, bất động sản hay thị trường nhà đất có ảnh hưởng rất quan trọng đến ngành may rèm cửa, sự phát triển của thì trường nhà đất sẽ thúc đẩy việc tăng nhu cầu về rèm của trang trí cho nội thất của các ngôi nhà, tuy nhiên những năm gần đây, thị trường bất động sản bị đóng băng nguyên nhân chính là vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến sức mua của người dân đối với nhà đất giảm mạt dù nhu cầu vẫn rất cao, bên cạnh đó là việc các chủ đầu tư thiếu vốn khiến nhiều dự án bị bỏ hoang, ngừng giữa chừng làm gia tăng chi phí khiến các nhà đầu tư phải tăng giá các sản phẩm hiện tại của mình, mà tăng giá khiến người mua lại ko đủ khả năng chi trả, nhiều doanh nghiệp bất động sản bị phá sản các dự án treo do “không biết tự lượng sức mình”. Đe dọa: sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam khiến nhu cầu sản phẩm thứ cấp như rèm của giảm, mất động sản đóng băng cung tác động mạnh đến nhu cầu sản phẩm này. Môi trường công nghệ. Sự phát triển của Internet và thương mại điện tử: Bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 1997, Internet đã nhanh chóng phát triển với tốc độ trung bình 14%/ năm. Hiện nay, ước tính tại Việt Nam số người sử dụng Internet đã chạm ngưỡng 39.772.424, chiếm 42,97% dân số. Với con số này, Việt Nam hiện là quốc gia có số lượng người dùng Internet đứng thứ 14 thế giới. Với số lượng người dùng Internet tăng liên tục và chiếm số lượng khá lớn trong tổng dân số đã thúc đẩy quá trình phát triển của Thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một kênh bán hàng và marketing sản phẩm rất hiệu quả và chi phí thấp, marketing online giúp những người làm marketing tiếp cận được một lúc nhiefu khách hàng hơn, chi phí marketing thấp hơn và có thể mở rộng được thị trường, tiếp cận và cung cấp sản phẩm đến những kách hàng ở sxa hơn, tiết kiệm được chi pí showroom, của hàng Năm 2014, tuyến cáp quang biển AAG đã gặp sự cố đứt tới 3 lần gây không ít khó chịu cho người dùng trong nước. Theo đó, cứ mỗi lần đứt cáp quang, đường truyền đi các trang mạng, dịch vụ có máy chủ quốc tế lại trở nên chậm chạp hơn. Cơ hội: Các công ty rèm của bắt đầu đẩy mạnh phát triển website của công ty và các kênh marketing khác thông qua hệ thống internet. Ngành may rèm bắt đầu ứng dụng các công nghệ thông minh và công nghệ tự động vào các sản phẩm của mình, các công nghệ điều khiển từ xa, cảm biếnđã được sử dụng vào sản phẩm để tạo ra các sản phẩm rèm của cuốn, rèm cửa cáo tự độngtạo nên sự tiện nghi khi sử dụng rèm cửa. Môi trường chính trị pháp luật. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia hòa bình nhất thế giới, chính vì vậy mà Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặt biệt là đầu tư vào bất động sản, điều này tạo điều kiện kích thích nhu cầu của ngành may rèm của phát triển đi kèm. Việt Nam luôn lấy tinh thần đoàn kết hữu nghĩ với các nước láng giêng và các quốc gia khác trên thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển và cắm mốc biên giới trên đất liền với Trung Quốc khiến tình hình chính trị 2 nước trở nên căng thẳng, trong khi Trung Quốc là một quốc gia mà có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Việc căng thẳng này khiến các công ty rèm của Việt Nam khó khăn hơn trong việc nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết cho sản xuất từ Trung Quốc cũng như xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Trong những năm gần đây, tình hình tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề gây nhức nhối trong dư luận, việc nhiều người trong bộ máy quản lý của các tập đoàn nhà nước lớn tham nhũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty nhà nước, nợ của các tập đoàn nhà nước gia tăng làm tăng nợ công của nhà nước, tập đoàn Vinashin nợ từ 80.000 – 120.000 tỷ đồng, Vinaline nợ khoảng 43.000 tỷ đồng,  VINACONEX, EVN, Petro Vietnam... Tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các Doanh Nghiệp Nhà Nước là 1,36 lần, chưa bằng 1 nửa so với quy định là 3 lần, nhưng trong số này có 30/85 Tập đoàn có chỉ số này vượt quá 3 lần. Cơ hội: nền chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp mạnh dạng hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất. Đe dọa: vấn đề xung đột quốc gia ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực khiến việc xuất khẩu rèm cửa sang thị trường các quốc gia trong khu vực gặp nhiều khó khăn hơn. Phân tích tính hấp dẫn của ngành. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc ngành mà doanh nghiệp muốn gia nhập vào thông qua biến động về khả năng sinh lợi của ngành. Theo Michael Poter, các doanh nghiệp trong ngành chịu sự tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những lực lượng không có trong ngành nhưng vì tính hấp dẫn của ngành mà có thể gia nhập ngành bất kỳ lúc nào và cạnh tranh với các công ty đang tồn tại trong ngành, làm giảm thị phần với các công ty hiện tại. Để đánh giá khả năng gia nhập ngành may rèm cửa của các lực lượng này thì chúng ta phân tích các yếu tố lợi thế mà các công ty sản xuất trang sức hiện tại đang nắm giữ. Đó chính là các rào cản thâm nhập ngành Sự trung thành nhãn hiệu: Sự trung thành nhãn hiệu là một yếu tốt quan trọng góp phần tạo nên thành công của một doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay ngành may rèm đang trong thời kỳ phát triển chính vì vậy mà có rất nhiều công ty đang hoạt động trong ngành, chính vì vậy mà khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, bên cạnh đó rèm của là sản phẩm mang tính thẩm mỹ phụ thuộc vào kiến trúc nhà của và của từng khách hàng nên sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu rèm cửa là không cao. ® sự trung thành nhãn hiệu Thấp. Lợi thế chi phí tuyệt đối: Đối với các công ty may rèm cửa thì sự khác biệt về sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào kiểu dáng, chất liệu làm sản phẩm tương đối đồng nhất và không có sự khác biệt nhiều về sản phẩm, việc sản xuất thường hàng loạt và theo quy mô công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất tương đối giống nhau chính vì vậy mà các công ty không có sự khác biệt nhiều về mặt chi phí. ®Lợi thế chi phí tuyệt đối là Thấp. Các quy định của Chính phủ: Hiện nay, chưa có các quy định cụ thể cũng như các ràng buộc đối với ngành may rèm, chủ yếu vẫn tuân theo các quy định của nhà nước trong nhóm ngành dêt - may nói chung. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các khối kinh tế khu vực, nhà nước thực hiện chính sách mở cửa thì việc các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam trở nên dễ dàng hơn, các sản phẩm nhập khẩu cũng nhiều và đa dạng hơn chính vì vậy mà đối thủ cạnh tranh tiềm tàng từ các quốc gia khác gia nhập vào một cách dễ dàng và có thể gia nhập bất kỳ lức nào, và đây là những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực khá lớn. ® Rào cản thâm nhập ngành là thấp. Lực tác động của các đối thủ cạnh tranh là Cao. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Cấu trúc cạnh tranh: Ngành may rèm cửa hiện nay được xem là một ngành phân tán. Bởi vì trong ngành may rèm cửa hiện nay có rất nhiều công ty đang hoạt động tuy nhiên quy mô hoạt động của các công ty không lớn và không có nhiều sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh chính vì vậy mà hiện tại không có công ty nào có đủ năng lực để dẫn đạo và chi phối một cách tuyệt đối đến ngành này. Các điều kiện nhu cầu: Hiện nay nền kinh tế phát triển, cùng với việc phát triển của các kiến trúc xây dựng dân dụng như nhà ở, chung cư, biệt thự, các khu căn hộ cao cấp thì như cầu của khách hàng về rèm cửa để trang trí cho ngôi nhà của mình ngày càng cao. Rào cản rời ngành: Ngành may rèm cửa là một ngành trong nhóm ngành dệt may của Việt Nam, mà nhóm ngành này thì việc đầu tư cho công nghệ và các trang thiết bị, máy móc cho việc sản xuất là không nhiều chính vì vậy mà việc rời ngành thì chi phí của công ty muốn rời ngành là thấp. ® Rào cản rời ngành là Thấp. Lực tác động của các công ty trong ngành Thấp. Năng lực thương lượng của người mua: Khách hàng của ngành có thể được phân làm 2 nhóm là khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Khách hàng cá nhân: những khách hàng cá nhân mua và sử dụng trang trí cho ngôi nhà của họ mà họ đang sử dụng hoặc đang xây dựng. Đối với khách hàng cá nhân, nhu cầu của họ rất là đa dạng và khác biệt nhau, tuy nhiên năng lực sản xuất của các công ty may rèm của có hạn chính vì vậy mà họ không thể đáp ứng hết tất cả mọi mong muốn của khách hàng nên họ sản xuất và thiết kế ra những mẫu mã, kiểu dáng mà nằm trong năng lực của họ và có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng sau đó hướng khách hàng đến những sản phẩm đó, thậm chí có những khách hàng không am hiểu về kiến trúc và rèm cửa nên đối với người mua là cá nhân thì năng lực thương lượng của họ là thấp. Khách hàng tổ chức: khách hàng tổ chức của các công ty may rèm của chính là những công ty bất động sản (trừ công ty môi giới bất đọng sản), công ty xây dựng và các công ty nhà đất, những công ty này có sản phẩm đầu ra à những ngôi nhà, những căn hộ hoàn chỉnh, chính vì vậy mà họ mua rèm cửa để trang trí cho căn hộ mà họ muốn bán. Khách hàng tổ chức là những khách hàng lớn, thường mua số lượng nhiều và thường xuyên hơn so với khách hàng cá nhân, bên cạnh đó họ là những công ty thiên về kiến trúc nên họ am hiểu về cách kết hợp rèm cửa để tạo ra những thiết kế kiến trúc tốt nhất, những ngôi nhà của họ cũng có những thiết kế đặt sắc cho khách hàng của họ nên họ cần những mẫu rèm cũng đặt sắc và phù hợp nhất nên họ thường đưa ra những yêu cầu đặt biệt cho những sản phẩm rèm của mà họ muốn mua, như màu sắc, hoa văn, kích thướcvà đây là những khách hàng lớn, thường xuyên, mang lại giá trị lớn cho công ty nên năng lực thương lượng của họ là cao. Doanh thu trong ngành may rèm giữa nhóm khách hàng cá nhân và tổ chức là tương đương nhau nên năng lực thương lượng của người mua là Trung bình. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Nhà cung cấp của các công ty trong ngành là các công ty vải, nhựa, pha lê, kim loại (sắt, inox, đồng), động cơ Việt Nam là một quốc gia có ngành dệt khá phát triển chính vì vậy mà các công ty may rèm cửa có nhiều sự lựa chọn nguyên liệu cả trong và ngoài nước nên năng lực thương lượng của nhà cung cấp nguyên liệu chính này là thấp. Các nguyên liệu còn lại là nguyên liệu phụ nên nhu cầu ít chính vì vậy mà các công ty không có yêu cầu nhiều về những nguyên liệu này, với số lượng ít nên dễ dàng thay đổi nhà cung cấp, chính vì vậy mà năng lực thương lượng của nhà cung cấp là tương đối thấp. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp là Thấp. Các sản phẩm thay thế: Rèm cửa là một sản phẩm trang trí cửa, dùng để chắn và điều chỉnh ánh sáng chính vì vậy mà sản phẩm thay thế chính là các loại cửa kính kiểu cửa sổ , kính mờ có hoa văn trang trí và các kiểu thiết kế của sổ đặt biệt khác. Tuy nhiên những loại này chưa cạnh tranh mạnh với rèm cửa. Lực tác động của sản phẩm thay thế ở mức Trung bình. CÁC LỰC LƯỢNG ĐE DỌA XU HƯỚNG Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Thấp Tăng mạnh Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Thấp Tăng nhẹ Năng lực thương lượng của người mua Trung bình Không đổi Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Thấp Không đổi Các sản phẩm thay thế Trung bình Tăng nhẹ Kết luận: Ngành may rèm của là một ngành hấp dẫn. Cơ hội: Ngành rèm hiện nay có sứ cạnh tranh thấp nên các công ty trong ngành có cơ hội để phát triển thị trường, lực thương lượng của người mua ở mức trung bình nên có cơ hội phát triển đẩy mạnh sản xuất để phục vụ được nhiều khách hàng hơn, gia tăng lợi nhuận của ngành. Đe dọa: mối đe dọa cho các công ty trong ngành chính là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, vì ngành may rèm cửa có rào cảng thâm nhập ngành thấp nên nhiều nối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể gia nhập ngành và tranh giành khách hàng với các công ty hiện tại vì lòng trung thành với thương hiệu là thấp. Phân tích nhóm chiến lược. Nhóm chiến lược bao gồm các công ty trong cùng một ngành có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường. Các công ty trong một ngành tạo ra sự khác biệt với các công ty khác theo những yếu tố như kênh phân phối mà họ sử dụng, các phân đoạn thị trường mà họ phục vụ, chất lượng sản phẩm, dẫn đạo về công nghệ, phục vụ khách hàng, chính sách định giá, chính sách quảng cáo và xúc tiến. Các
Luận văn liên quan