Trước nguy cơ của sự gia tăng lạm phát trong thời gian qua, ngay từ đầu 2011 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế nhằm đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô. Việc thắt chặt tín dụng của NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng 20% trong năm 2011 cũng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Sự sụt giảm và giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng khá tiêu cực của nền tín dụng Việt Nam như: Khan hiếm nguồn cung tiền đồng, lãi suất huy động tăng cao, lãi suất đi đêm
Từ đầu năm 2011 cũng chứng kiến chính sách thắt chặt việc kinh doanh vàng miếng và việc kiểm soát kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ nhằm chống lại tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của Ngân hàng.
1.2. Đầu cơ và biến động giá cả:
Bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, cơn sốt giá lương thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu cơ quốc tế. Tình trạng lạm phát của các nước trong khu vực diển biến phức tạp đặc biệt là lạm phát tại Trung Quốc, và các vấn đề nghiêm trọng khác như: bất ổn chính trị tại các nước Bắc Phi, tình trạng khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu dẫn tới môi trường kinh tế thế giới có những diển biến khôn lường làm tăng rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì ngành Ngân hàng là ngành có sự hội nhập và liên kết với nền kinh tế thế giới lớn nhất.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9460 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích môi trường ngành ngân hàng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2
Đề bài:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn
SVTH : Phan Vũ Nguyên Trà
Lớp : 36K02.2
Đà Nẳng, ngày 27 tháng 11 năm 2013
Mục lục
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
Môi trường kinh tế:
Các nhân tố trong nhóm kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng:
Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống Ngân hàng:
Trước nguy cơ của sự gia tăng lạm phát trong thời gian qua, ngay từ đầu 2011 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế nhằm đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô. Việc thắt chặt tín dụng của NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng 20% trong năm 2011 cũng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Sự sụt giảm và giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng khá tiêu cực của nền tín dụng Việt Nam như: Khan hiếm nguồn cung tiền đồng, lãi suất huy động tăng cao, lãi suất đi đêm…
Từ đầu năm 2011 cũng chứng kiến chính sách thắt chặt việc kinh doanh vàng miếng và việc kiểm soát kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ nhằm chống lại tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của Ngân hàng.
Đầu cơ và biến động giá cả:
Bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, cơn sốt giá lương thực… đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu cơ quốc tế. Tình trạng lạm phát của các nước trong khu vực diển biến phức tạp đặc biệt là lạm phát tại Trung Quốc, và các vấn đề nghiêm trọng khác như: bất ổn chính trị tại các nước Bắc Phi, tình trạng khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu dẫn tới môi trường kinh tế thế giới có những diển biến khôn lường làm tăng rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì ngành Ngân hàng là ngành có sự hội nhập và liên kết với nền kinh tế thế giới lớn nhất.
Lạm phát và tăng trưởng:
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh với tiềm năng tăng trưởng trong những năm tiếp theo, GDP bình quân đầu người đạt 1068USD năm 2010 và tốc độ tăng trưởng trong những năm tới 2011-2015 vào khoảng 7,5%. Những con số này thể hiện cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Lạm phát Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua 2008 (19,89%) 2009 (6,88%) 2010 (11,75%) và đầu năm 2011 tới nay tình hình lạm phát có nhiều diển biến phức tạp CPI các nước tăng 9,64% trong 4 thàng đầu năm và đang có nguy cơ chưa dừng lại.
Sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán:
Sự vận động lên xuống của các loại chứng khoán cũng như các loại cổ phiếu có tác động ngày càng lớn tới đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kê mới nhất, trong tổng số 632 cổ phiếu đang niêm yết hiện có 2/3 có giá thấp hơn giá trị sổ sách và 1/3 có giá dưới mệnh giá. 231 mã đang thấp hơn mệnh giá có lẽ là sự kiện hy hữu nhất từ khi ra đời đến nay của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong số đó, không chỉ có cổ phiếu của các công ty thua lỗ mà ngay cả cổ phiếu của doanh nghiệp có lãi cũng bị sụt giảm theo thị trường. Chẳng hạn, cổ phiếu LBE của Công ty sách và thiết bị trường học Long An giảm hết biên độ ngày 4-5, rơi xuống mức 7.000 đồng/CP. Trong khi đó, năm 2010, LBE đạt lợi nhuận sau thuế 3,4 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.100 đồng, tỷ lệ cổ tức tiền mặt 20%. Ở mức giá trên, cổ phiếu có các chỉ số định giá P/E và P/B lần lượt là 2,2 lần và 0,5 lần. Với trường hợp này, mức giá 7.000 đồng/CP là quá rẻ.
Môi trường văn hóa-xã hội:
Cùng với việc phát triển kinh tế, dân trí đời sống con người ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua Ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.
Tâm lý người dân biến động theo sự biến động của quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Ví dụ khi lạm phát người dân có xu hướng lấy USD, hoặc vàng làm phương tiện cất trữ của cải.
Tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới…) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng ngày càng gia tăng.
Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều đòi hỏi sự phát triển của thị trường vốn, tài chính là cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng phát triển.
Môi trường toàn cầu:
Sau hơn 5 năm gia nhập WTO Việt Nam đã có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cho nên sự biến động kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các Ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại.
Gần đây nhất là cuộc khủng hoảnh kinh tế năm 2008 kéo theo sự sụp đổ của nhiều Ngân hàng lớn trên thế giới và đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào một giai đoạn khó khăn. Các công ty trong nước bị thiệt hại nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu đẩy ngành tài chính của Việt Nam cũng lầm vào tình trạng khó khăn… và gần đây là sự biến động giá cả của các hàng hóa chủ chốt như: vàng, dầu thô, sắt, thép… đặt ra cho nền kinh tế thế giới những thách thức tăng trưởng mới.
Môi trường nhân khẩu học:
Môi trường nhân khẩu học là yếu tố rất quan trọng, bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mà còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của Ngân hàng. Môi trường dân cư là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng; do đó Ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra chiến lược huy động vốn phù hợp và có tính khả thi cao.
Việc giữ tiền mặt tại nhà hoặc mua vàng bạc đá quý cất giữ là những thói quen mà lâu nay nhân dân ta đang sử dụng . Nhiều người ít nghĩ đến gửi tiền vào Ngân hàng để kinh doanh hoặc lo ngại rủi ro xảy ra. Điều này vô tình ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng; Ngân hàng phải tốn một khoản chi phí lớn trong hoạt động tuyên truyền chính sách gửi tiền đến với người dân.
Hiện nay đời sống của người dân tuy được nâng lên một bước nhưng họ vẫn còn thói quen giữ tiền mặt hoặc mua vàng cất giữ. Do vậy nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn vốn huy động dưới hình thức huy động tiết kiệm của người dân. Khách hàng của Ngân hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người có vốn gửi tại Ngân hàng và những đối tượng sử dụng số vốn đó. Về phía khách hàng gửi tiền, có hai yếu tố quan trọng là thu nhập và tâm lý. Thu nhập ảnh hưởng đến sự biến động dòng vào, dòng ra của nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của Ngân hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra.
Môi trường chính trị pháp luật:
Chính trị: Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố thuận lợi cho ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung:
Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của ngành Ngân hàng.
Các tập đoàn tài chính của nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tăng lên làm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công… từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định ít rủi ro hơn. Thông qua đó thu hút đầu tư vào các ngành nghề trong đó có ngành Ngân hàng.
Pháp luật: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp luật, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế, một số cơ chế về lãi suất mà NHNN đã đưa ra:
Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-2000).
Cơ chế điều hành lãi suất có kèm biên độ (8/2000-5/2002).
Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002-2006).
Và các thông tư 23 về quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và sửa đổi bổ sung tại thông tư 19…
Việt Nam đang dần dần của thiện bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được yên tâm phát triển.
Môi trường công nghệ:
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó hệ thống kỹ thuật khoa học công nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác.
Với xu thế hội nhập thế giới ngày càng nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam, các Ngân hàng nước ngoài có lợi thế cao về mặt công nghệ vì thế các Ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ cao những năm vừa qua tạo ra không ít thách thức cũng như cơ hội cho các Ngân hàng hoàn thiện cơ sở vật chất-kỹ thuật của mình.
PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH:
Định nghĩa ngành:
Định nghĩa ngành Ngân hàng:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Các sản phẩm đầu ra:
Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ của Ngân hàng như:
Các dịch vụ Ngân hàng truyền thống:
+ Trao đổi tiền tệ.
+ Chiết khấu thương phiếu.
+ Cho vay thương mại.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm.
+ Bảo quản vật có giá.
+ Tài trợ các hoạt động của chính phủ.
+ Cung cấp các tài khoản giao dịch.
+ Cung cấp dịch vụ ủy thác.
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại:
+ Tư vấn tài chính.
+ Quản lý ngân quỹ.
+ Cho vay tiêu dùng.
+ Cho thuê tài chính.
+ Cho vay tài trợ dự án.
+ Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
+ Môi giới chứng khoán.
+ Ngoài ra là các dịch vụ thẻ tín dụng hoặc các dịch vụ Ngân hàng quốc tế được Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank)
Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigonbank)
Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHBank)
Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank)
Ngân hàng Công thương (Vietinbank)
Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank)
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)
Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank)
Ngân hàng Việt Á (VietABank)
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP.Bank)
Ngân hàng Nam Việt (NaViBank)
Ngân hàng Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank)
Ngân hàng Quân đội (Maritime Bank)
Đặc điểm chu kỳ ngành:
Đặc điểm của ngành Ngân hàng ở Việt Nam:
Quốc hội là cơ quan giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ. Trong khi đó, NHNN hoạt động như cơ quan chính phủ trực tiếp ban hành và thực hiện các chính sách tiền tệ này. NHNN cũng thực hiện cho vay đối với các NHTM, đại diện sở hữu nhà nước trong các Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD).
Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính hoạt động trung gian giữa khách hàng gửi tiền và khách hàng mượn tiền.
Tài sản của Ngân hàng: thu nhập của NHTM được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này, hay còn gọi là “tài sản có sinh lãi”, bao gồm các khoản tín dụng (tín dụng thương mại, tiêu dùng, nhà đất) và chứng khoán.
Nợ của Ngân hàng: Các khoản nợ chủ yếu của Ngân hàng bao gồm tiền gửi của khách hàng, các khoản nợ và vốn cổ đông.
Hiện tại, chỉ có khoản hơn 7% dân số Việt Nam tham gia vào dịch vụ tiền gửi, mở tài khoản ở Ngân hàng. Ngành Ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Hiện Việt Nam có hơn 100 tố chức tín dụng, trong đó phần lớn là các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) vừa và nhỏ. Nhiều Ngân hàng có vốn dưới 1.000 tỷ VNĐ.
Mức độ tập trung của thị trường cao, một số Ngân hàng lớn, chủ yếu là các NHTMQD, chiếm phần lớn thị phần. Tuy nhiên, doanh thu của các Ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vốn đồi hỏi cáo về quản trị rủi ro. Trong khi đó, doanh thu từ các dịch vụ Ngân hàng vẫn còn hạn chế.
Mặc dù đã được cải thiện, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ biến trong các Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là NHTMQD.
Chu kỳ ngành Ngân hàng ở Việt Nam:
Bất kỳ ngành nào cũng có lúc bắt đầu phát sinh và kết thúc và từ lúc bắt đầu đến kết thúc đó ngành trải qua những giai đoạn nào (hay nói cách khác là chu kỳ sống của ngành) một doanh nghiệp hoạt động phải biết ngành đang ở giai đoạn nào để có những quyết định phù hợp.
Thực trạng của ngành Ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Năm 2007 được đánh giá là năm sôi động nhất của lĩnh vực Ngân hàng, là một năm ngành Ngân hàng gặt hái được nhiều thành công. Thành công này được hưởng lợi từ quá trình hội nhập của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng cơ hội này để phát triển. Chính sự phát triển thuận lợi đó đã đem lại nhiều lợi ích cho ngành Ngân hàng. Nhu cầu của doanh nghiệp, người dân đến với Ngân hàng ngày càng nhiều. Khách hàng bắt đầu xuất hiện những nhu cầu mới và nhu cầu cũ ngày càng gia tăng, từ các lĩnh vực kinh doanh như tín dụng, hoạt động, đầu tư… đến việc mở rộng mạng lưới tăng trưởng tốt hơn bao giờ hết.
Huy động vốn đạt kỷ lục: Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2007 ước tính tăng tới 36,5%, một số ước tính khác tăng 37-37,5%, gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động Ngân hàng cho đến nay.
Chạy đua thành lập Ngân hàng mới: Năm 2007, chứng kiến cuộc chạy đua xin phép thành lập Ngân hàng mới của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần.
Lãi suất huy động VNĐ tăng kỷ lục: Năm 2007, lãi suất huy động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với diển biến trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, lãi suất huy động VNĐ được các Ngân hàng đẩy lên mức kỷ lục 2 con số, phản ánh cầu nội tệ khác căng thẳng vào những tháng cuối năm.
Các Ngân hàng trong nước rơi vào tình trạng khan hiến VNĐ và dư thừa USD vào những tháng cuối năm 2007.
Từ năm 2008 đến năm 2012 sự cạnh tranh tăng mạnh mẽ và quyết liệt đồng thời với sự gia tăng của các Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng mới trong nước. Các Ngân hàng giành giật nhau thị phần, các mảng kinh doanh đều có sự cạnh tranh gay gắt. Ngân hàng nào nhanh chóng có được công nghệ, đôi ngũ, quản trị rủi ro tốt thì Ngân hàng đó sẽ đứng vững. Còn những Ngân hàng yếu thì có xu hướng sáp nhập với nhau.
Từ những phân tích về thực trạng của ngành Ngân hàng Việt Nam trong những năm qua. Ta có thể thấy ngành Ngân hàng ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn “Phát triển”.
Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng ngày càng khốc liệt vì từ ngày 1/1/2011 Việt Nam chính thức mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài hoạt động không giới hạn, được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ Ngân hàng như Ngân hàng trong nước.
Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ truyền thống là các Ngân hàng lớn trong nước thì các Ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài có sẵn tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet Banking) và các khách hàng ruột là các công ty từ nước họ đang hoạt động tại Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là khả năng kết nối mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của Ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với những Ngân hàng này, các Ngân hàng trong nước phải trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, trang bị thiết bị và nhân sự trình độ cao…
Tuy nhiên Ngân hàng trong nước cũng có lợi thế là mỗi quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn và Ngân hàng trong nước có sự hiểu biết về tâm lý và thói quen của khách hàng hơn.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành cao
Năng lực thương lượng của người mua:
Khách hàng có hai loại: Khách hàng đi vay vốn và khách hàng đóng vai trò là người cung cấp vốn-tức là đi gửi tiền.
Đối với khách hàng cung cấp vốn thì quyền thương lượng là khá mạnh bởi sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng là dựa vào nguồn vốn huy động được từ khách hàng này. Nếu không thu hút được nguồn vốn từ khách hàng thì Ngân hàng sẽ không tồn tại được nữa. Trong khi đó sự cạnh tranh huy động nguồn vốn ngày càng căng thẳng nhất là trong những giai đoạn thắt chặt tiền tệ như hiện nay.
Tuy nhiên đối với khách hàng đi vay vốn lại khác, quyền lực thương lượng của họ yếu hơn so với Ngân hàng. Khi đi vay vốn khách hàng cần phải trình nhiều thủ tục và quyền cho vay hay không phụ thuộc vào đánh giá của Ngân hàng về tính hiệu quả của khoản vay.
Năng lực thương lượng của người mua cao
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:
Ngân hàng huy động vốn từ nhà cung ứng: dân chúng, tổ chức, các đối tác chiến lược… và chịu sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Hệ thống Ngân hàng thương mại phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản… có thể thấy rõ tác động của nó trong những lần tăng các lãi suất cơ bản của nền kinh tế vừa qua làm ảnh hưởng tới việc huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng thương mại.
Các nhà cung ứng về công nghệ như hiệp hội thẻ thanh toán, các nhà cung cấp Internet, các nhà cung cấp khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạt động của Ngân hàng.
Một nhà cung ứng khác cũng quan trọng không kém là các trường đại học trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho Ngân hàng. Hiện nay với sự phát triển của