Trong bối cảnh kinh tế dất nước đầu năm 2011, nói đến kinh tế vĩ mô là chúng ta nói đến lạm phát, tăng trưởng, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể, tỷ lệ giữa đầu tư và tích lũy, tỷ lệ thất nghiệp, biến động tỷ giá và dự trữ ngoại hối .phân tích đặc điểm kinh tế đầu năm 2011 cho thấy lạm phát tăng cao trong nhiều năm
Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây lạm phát ở Việt nam lại bắt đầu được một số các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước đưa ra tranh luận. Sở dĩ vấn đề này được quan tâm vì gần đây chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế tăng đột biến trong nửa đầu năm nay, CPI tăng 7,2% và dự đoán có thể còn tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm ở mức hai con số là hoàn toàn có thể. Điều này đã vượt qua kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 5% như kế hoạch đầu năm của Quốc Hội. Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Quan điểm chỉ đạo này được khẳng định tại Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị là: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy thực trạng lạm phát và các chính sách kiềm chế lạm phát trong nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ.
19 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 7274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích một số giải giải pháp kiềm chế lạm phát được nêu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Phân tích một số giải giải pháp kiềm chế lạm phát được nêu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
Giảng viên hướng dẫn
Học viên thực hiện:
Lớp:
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế dất nước đầu năm 2011, nói đến kinh tế vĩ mô là chúng ta nói đến lạm phát, tăng trưởng, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể, tỷ lệ giữa đầu tư và tích lũy, tỷ lệ thất nghiệp, biến động tỷ giá và dự trữ ngoại hối .phân tích đặc điểm kinh tế đầu năm 2011 cho thấy lạm phát tăng cao trong nhiều năm
Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây lạm phát ở Việt nam lại bắt đầu được một số các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước đưa ra tranh luận. Sở dĩ vấn đề này được quan tâm vì gần đây chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế tăng đột biến trong nửa đầu năm nay, CPI tăng 7,2% và dự đoán có thể còn tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm ở mức hai con số là hoàn toàn có thể. Điều này đã vượt qua kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 5% như kế hoạch đầu năm của Quốc Hội. Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Quan điểm chỉ đạo này được khẳng định tại Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị là: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy thực trạng lạm phát và các chính sách kiềm chế lạm phát trong nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ.
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm về lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Hay nói cách khác, lạm phát là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá ở thời điểm trước (vật giá leo thang). Đó là sự gia tăng giá chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, không phải của chỉ một số hàng hóa cá biệt. Việc tăng mức giá chung đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Hay nói cụ thể hơn là với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát trái ngược với lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái. Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này.
Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.
1.2 Cách đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mức giá tổng quát theo thời gian. Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát được tính toán như thế nào?
Hai thước đo thông dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator).
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát . CPI đo lường mức giá trung bình của 1 nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong 1 giai đoạn nhất định. Chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của rổ hang hoá đã được chọn theo quy định:
Tỷ lệ lạm phát=CPI năm hiện tại-CPI năm trướcCPI năm trước
Ưu điểm: Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian.
Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cầu tiêu dùng , đồng thời cũng không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng của hàng hoá dịch vụ.
Ở Việt Nam , CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá bình quân được thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và cho cả năm và được công bố cùng chỉ số giá vàng và chỉ số đô la Mỹ.
1.2.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở.
Chỉ số giảm phát GDP= GDP thực tế GDP danh nghĩa
Tỷ lệ lạm phát= Chỉ số giảm phát GDP năm hiện tại-Chỉ số giảm phát GDP năm gốcChỉ số giảm phát GDP năm gốc
Ưu điểm: Phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau.
Nhược điểm: Chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) , không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
1.3 Nguyên ngân của lạm phát
Khi nghiên cứu nguyên nhân của lạm phát, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau do tiếp cận nó ở nhiều góc độ. Tuy vậy, tựu trung lại có các quan điểm sau:
1.3.1 Lạm phát do cầu kéo
Khi nền kinh tế đạt tới hay vượt quá sản lượng tiềm năng, việc tăng tổng mức cầu dẫn tới lạm phát được gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu. Số cầu tăng là do tổng khối lượng tiền lưu hàng (M) tăng hoặc do tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng. số lượng tiền tệ tăng do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn hết và thường xảy ra hơn hết là do thiếu hụt ngân sách nhà nước. Thiếu hụt này được tài trợ bằng nhiều cách: phát hành trái phiếu, vay mượn ở nước ngoài và nay mượn ở ngân hàng trung ương.
1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ, chúng ta gọi đó là lạm phát do chi phí đẩy. vấn đề đặt ra là tại sao chi phí tăng lên? Nhiều nhà kinh tế cho rằng tiền lương tăng lên là một nguyên nhân đẩy chi phí tăng lên khi tốc độ tăng tiền ltrong cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Một số nhà kinh tế cho rằng việc đẩy chi phí tiền ltrong tăng lên là do các công đoàn gây sức ép. Tuy nhiên một số nhà kinh tế khác lại cho rằng chính công đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tốc độ tăng của lạm phát và giữ cho lạm phát không giảm xuống quá nhanh vì các họp đồng ltrong của công đoàn thường là dài hạn và khó thay đổi. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép... cũng làm cho giá cả của nó tăng lên và đẩy chi phí sản xuất tăng lên, dẫn đến sức ép đòi tăng giá bán.
1.3.3 Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung
Khi nền kinh tế đạt đến mức toàn dụng, nghĩa là các yếu tố sản xuất: nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... gần như đã được khai thác tối ưu. Khi đó, mức cung hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm dần. Bên cạnh đó, tình trạng tắt nghẽn của thị trường cũng làm giới hạn mức cung hàng hóa. Đó là tình trạng mất cân đối các yếu tố sản xuất giữa các khu vực nhưng thị trường lại không tạo ra cơ chế điều phối có hiệu quả, khiến cho khối lượng hàng hóa không đáp ứng tốt nhu cầu tăng lên của thị trường. Hàng hóa khan hiếm làm cho giá cả tăng lên, đó là hậu quả tất yếu. Cũng cần lưu ý rằng, ngay lúc nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng nhưng nếu cơ cấu kinh tế tổ chức bất họp lý thì cũng không cho phép tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Trường họp này cũng làm nảy sinh hiện tượng lạm phát.
1.3.4 Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
* Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù họp của nhà nước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất... làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.
* Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới...
Phần 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
NĂM 2011
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong 5 năm 2003-2007 GDP tăng bình quân trên 8%/năm), đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững...
Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm 2010-2011
Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Quan điểm chỉ đạo này được khẳng định tại Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị là: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo
2.2 Thực trạng lạm phát trong năm 2011
Tính chung từ đầu năm, lạm phát của cả nước đã tăng 15,68% so với thời điểm cuối năm 2010. So với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 23,02%. Nhìn chung lạm phát nước ta đã có xu hướng tăng đáng kể từ đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh từ tháng 1 với 1,78% so với tháng trước và đỉnh điểm mức 3,32 ở tháng 4. Thời gian tiếp theo chỉ số CPI có xu hướng giảm khi các thời điểm tháng 5, 6, 7 có giá trị lần lượt so với tháng trước là 2,21%, 1,09%, 1,17%. Đặc biệt với 2 tháng 8, 9 con số này đã giảm xuống dưới 1% hạn chế sự tăng trưởng của lạm phát.
Đỉnh cao của lạm phát 9 tháng đầu năm 2011 rơi vào tháng 4 với tỷ lệ 9,64% so với cuối năm 2010, vượt xa ngưỡng 7% mà chính phủ đặt làm mục tiêu cho cả năm vào thời điểm đó. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát đã lên tới 17,51%, cao hơn mức đỉnh lạm phát 16% mà Ngân hàng Phát triển Á châu đưa ra cho Việt Nam.Nhóm hàng và dịch vụ giao thông tăng giá mạnh, tới 6,04%.
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước sau tháng 4 đã có xu hướng giảm xuống và tăng 2,21% trong tháng 5. Tuy tốc độ tăng có chậm lại so với tháng 4 nhưng mặt bằng giá hiện tại, so với đầu năm và cùng kỳ 2010, đã cao hơn lần lượt là 12,07% và 19,78%. Đến tháng 6 CPI tăng 1,09 so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát từ đầu năm đến thời điểm đó lên 13,29% và cùng kỳ năm 2010 là 20,82. Sang tháng 7 CPI tăng nhẹ có giá trị 1,17 so với tháng 6. Tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước chỉ tăng 0,93% nhờ sự giảm nhiệt đáng kể của nhóm hàng ăn – dịch vụ ăn uống. Lạm phát tăng thấp nhất kể từ đầu năm là tháng 9 với chỉ số tiêu dùng CPI tăng chỉ là 0,82 so với tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đà tăng giá tại nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp giảm tốc khi chỉ tăng 0,28% trong tháng 9 (con số tương ứng của 2 tháng trước đó là 2,12% và 1,35%). Với quyền số khoảng 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm này đã có tác động lớn đến việc kiềm chế đà tăng của chỉ số giá (tăng tổng cộng 16,63% kể từ đầu năm). Chỉ số giá ở nhóm giáo dục tăng rất mạnh, lên tới 8,62% trong tháng 9. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức 12% của cùng kỳ 2010. Bên cạnh bưu chính - viễn thông có xu hướng giảm khá đều trong nhiều tháng qua, giao thông là nhóm hàng thứ 2 giảm giá trong tháng này do tác động của quyết định giảm giá xăng vào cuối tháng 8. Mức giảm tại 2 nhóm này lần lượt là 0,07% và 0,24%.
Biểu đồ giá của các nhóm trong tháng 5/2011.
(Nguồn: GSO, NDHMoney)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.
Ngoài các mặt hàng nói trên, tất cả các nhóm còn lại trong rổ hàng hóa đều có xu hướng tăng nhẹ. Nhóm duy nhất tăng giá trên 1% là hàng hóa - dịch vụ khác (do có sự góp mặt của các mặt hàng trang sức, vốn chịu tác động mạnh của giá vàng).
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong năm 2011
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, lạm phát trong nước vẫn nối đà tăng cao của các năm trước đó. Không thể phủ nhận, lạm phát tăng cao như vậy một phần là do những nguyên nhân khách quan đến từ thị trường thế giới cũng như trong nước:
- Giá nhiều loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như xăng dầu, phôi thép, khí dầu mỏ... trên thị trường thế giới tăng cao đã tác động đến giá xăng dầu, thép xây dựng, gas, phân bón... trong nước tăng cao, điều này ảnh hưởng đến cho chi phí sản xuất, hay còn gọi là “chi phí đẩy”.
- Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác trên thị trường.
- Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cả nước có 30/63 tỉnh thành có dịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi phí chăn nuôi. Ngoài ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản thực phẩm tại một số thời điểm gây tăng giá hàng hóa.
- Sức hút từ thị trường các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) do chênh lệch giá một số mặt hàng khi trong nước thực hiện các chính sách bình ổn giá. Thời gian qua, nhiều mặt hàng, nhất là ở các mặt hàng lương thực, xăng dầu, thực phẩm như thịt lợn, thủy sản, đã bị thu gom và xuất khẩu qua biên giới cũng góp phần làm mất cân đối nguồn cung hàng hóa trong nước.
- Việc điều chỉnh lương cơ bản (lương tối thiểu) làm chi phí sản xuất bị đẩy lên gây ra lạm phát
Có thể thấy, lương cơ bản vẫn tăng đều trong các năm từ năm 2009 đến năm 2011, vậy tại sao chỉ trong các năm từ năm 2007 trở lại đây, lạm phát mới cao lên đột biến
Từ những lý do trên, rõ ràng không thể nói những nguyên nhân khách quan là yếu tố chính làm nên tình hình lạm phát căng thẳng như hiện nay, mà nguyên nhân chính phải nằm ở những yếu tố nội tại của nền kinh tế.
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Lạm phát luôn có nguyên nhân từ tiền tệ, ở Việt Nam, không khó để nhận ra chính sách tiền tệ đã có sự nới lỏng quá mức trong các giai đoạn trước đó, và hệ luỵ của nó là tỷ lệ lạm phát cao trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011.
Sự thiếu bài bản trong chính sách điều hành nền kinh tế như: tăng giá đồng loạt nhiều hàng hoá quan trọng, phá giá tiền tệ một cách giật cục đã góp phần khuếch đại tình trạng lạm phát của Việt Nam.
Chi tiêu công và sự độc lập của NHNN
Chi tiêu công mà cụ thể là những khoản chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả của Chính phủ thông qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chính là nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất.
Những khoản đầu tư thua lỗ, việc sử dụng đồng tiền một cách lãng phí khu vực kinh tế Nhà nước đã dẫn đến tình trạng mặc dù là khu vực được tập trung nhiều vốn nhất nhưng chỉ đóng góp khoảng 10% vào nguồn thu của Ngân sách Nhà nước mỗi năm, góp một phần không nhỏ cho tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên của Việt Nam:
Ngân sách không dư thừa, nhưng thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2010 để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ lại tiếp tục hùn vốn cho chi tiêu công, cho khu vực hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu các DN này đi vay một cách công bằng trên thị trường tài chính, hiển nhiên theo lý luận kinh tế sẽ làm tăng cầu quỹ cho vay, đẩy lãi suất lên từ đó có ảnh hưởng tích cực đến lạm phát, nhưng ở đây lại nổi lên vấn đề về tính độc lập của NHNN. Chính sách tiền tệ của NHNN đưa ra trong các năm qua luôn gắn kèm hai mục tiêu gần chẳng thế nào thực hiện được cùng lúc: tăng trưởng kinh tế, đi đôi với kiềm chế lạm phát; thế là khi Chính phủ đánh tiếng thiếu vốn để tăng trưởng kinh tế, NHNN lại phải đi mua các trái phiếu đã bán từ hệ thống NHTM, đưa thêm tiền vào hệ thống này, việc liên tục tung tiền ra lưu thông trong khi lạm phát vẫn tăng cao là kịch bản lặp đi lặp lại trong nhiều năm trở lại đây:
Như vậy có thể nói, lạm phát tăng cao trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011 là kết quả của chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian trước đó, mà một phần rất lớn lượng tiền đó là để phân bổ cho các hoạt động chi tiêu công.
Khả năng điều hành nền kinh tế
Chính sách tài khoá mở rộng là nguyên nhân chính làm nảy sinh lạm phát, nhưng để có được mức lạm phát cao như trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011, một phần trách nhiệm thuộc về chính sách điều hành nền kinh tế một cách thiếu bài bản của Chính phủ, cụ thể gồm:
- Liên tục phá giá đồng tiền Việt.
- Tăng giá đồng loạt và đột ngột 2 hàng hoá quan trọng là điện và xăng dầu.
+ Phá giá tiền tệ đột ngột
Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, NHNN đã có tổng cộng 3 lần phá giá đồng VND. Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND tới 9,3%. Nỗ lực giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vào trước đó đã khiến dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý 1/2011 chỉ còn lại tương đương 3,5 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng ngoại tệ không thuyên giảm, chênh lệch tỷ giá chính thức và chợ đến lên đến 10% là nguyên nhân chính dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá nói trên.
Thời gian
Tỷ giá USD/VND trước khi phá giá
Tỷ giá USD/VND sau khi phá giá
Biên độ giao dịch
Tỷ lệ % VND bị phá giá
11/2/2010
17.941
18.544
+/-3%
3,36%
18/8/2010
18.544
18.932
+/- 3%
2,09%
11/2/2011
18.932
20.693
+/- 1%
9,3%
Nhìn chung, nguyên nhân của các lần phá giá đều đến từ việc giữ cố định tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong một thời gian dài, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do liên tục lên cao, đến khi chênh lệch giữa 2 thị trường đã lên tới mức cao thì NHNN mới điều chỉnh giảm giá một cách đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá một cách bất ngờ như trên đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến mức giá cả nền kinh tế, đặc biệt với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc giảm giá đồng tiền làm chi phí đầu vào tăng lên đáng kể, kết quả là tình trạng lạm phát leo thang do chi phí đẩy như thời gian vừa qua.
+ Điều chỉnh tăng giá đồng loạt điện và xăng dầu
Điện và xăng dầu là 2 yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kì ngành sản xuất nào, việc điều chỉnh giá 2 mặt hàng này đòi hỏi phải xem xét dẫn thận trọng và có một thời gian tách biệt nhất định để tránh ảnh hưởng đến