Đề tài Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

1.1. Lý do chọn đề tài Năm 2006, tình hình kinh tế chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đã làm tăng thêm những khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta vốn đã bị thiệt hại rất lớn do thiên tai, lũ lụt, dịch cúm gia cầm, .Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng của nhà nước và nhân dân ta cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè quốc tế, nước ta tiếp tục phát triển ổn định và có thể vượt qua các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Đáng chú ý, năm 2006 được đánh dấu bởi hai sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam đó chính là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công hội nghị APEC. Hai sự kiện trọng đại này đã ghi nhận và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thu hút được sự quan tâm của bạn bè thế giới và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả. Đạt được những thành công nêu trên là kết quả phấn đấu chung của cả nước ta, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Trong thời hội nhập hiện nay thật không thể không kể đến vai trò của ngân hàng, với chức năng là trung gian tài chính, giúp nền kinh tế ổn định và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp các tổ chức sản xuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, . mở rộng quy mô sản xuất. Nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra, và sự hỗ trợ từ ngân hàng với các đơn vị kinh tế là vô cùng cần thiết. Hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng quyết liệt vì vậy vai trò của ngân hàng lại càng không thể thiếu. Cũng như các ngân hàng khác Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng định vai trò cung cấp vốn của mình, thế nhưng để hỗ trợ vốn tốt cho các đơn vị kinh tế, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thì chất lượng hoạt động tín dụng phải tốt. Đây chính là hoạt động chịu nhiều rủi ro nhất và cũng là vấn đề liên quan đến sự “sống còn” của ngân hàng, do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm hiểu rõ thêm hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng, tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng này. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Ngân hàng Mỹ Xuyên. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Với kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng thời gian thực tập 2 tháng ở Ngân hàng Mỹ Xuyên để hoàn thành chuyên đề em thực hiện một số phương pháp sau: Thu thập số liệu bao gồm: – Số liệu sơ cấp: phỏng vấn cán bộ tín dụng. – Số liệu thứ cấp: + Bảng cân đối tài khoản chi tiết. + Bảng báo cáo tài chính. – Sử dụng phương pháp phân tích so sánh sự biến động các dãy số qua các năm, 1.4.Phạm vi nghiên cứu Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên rất đa dạng và phong phú, nhưng vì thời gian thực tập và sự tiếp nhận của bản thân có hạn, không thể phân tích hết các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, cũng như tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh nên em chỉ tập trung nghiên cứu phân tích về nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh với các số liệu thu thập của các năm từ năm 2004 đến năm 2006.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN Lý do chọn đề tài Năm 2006, tình hình kinh tế chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đã làm tăng thêm những khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta vốn đã bị thiệt hại rất lớn do thiên tai, lũ lụt, dịch cúm gia cầm,….Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng của nhà nước và nhân dân ta cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè quốc tế, nước ta tiếp tục phát triển ổn định và có thể vượt qua các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Đáng chú ý, năm 2006 được đánh dấu bởi hai sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam đó chính là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công hội nghị APEC. Hai sự kiện trọng đại này đã ghi nhận và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thu hút được sự quan tâm của bạn bè thế giới và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả. Đạt được những thành công nêu trên là kết quả phấn đấu chung của cả nước ta, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Trong thời hội nhập hiện nay thật không thể không kể đến vai trò của ngân hàng, với chức năng là trung gian tài chính, giúp nền kinh tế ổn định và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp các tổ chức sản xuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,….. mở rộng quy mô sản xuất. Nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra, và sự hỗ trợ từ ngân hàng với các đơn vị kinh tế là vô cùng cần thiết. Hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng quyết liệt vì vậy vai trò của ngân hàng lại càng không thể thiếu. Cũng như các ngân hàng khác Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng định vai trò cung cấp vốn của mình, thế nhưng để hỗ trợ vốn tốt cho các đơn vị kinh tế, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thì chất lượng hoạt động tín dụng phải tốt. Đây chính là hoạt động chịu nhiều rủi ro nhất và cũng là vấn đề liên quan đến sự “sống còn” của ngân hàng, do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên”. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm hiểu rõ thêm hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng, tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng này. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Ngân hàng Mỹ Xuyên. Phương pháp nghiên cứu Với kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng thời gian thực tập 2 tháng ở Ngân hàng Mỹ Xuyên để hoàn thành chuyên đề em thực hiện một số phương pháp sau: Thu thập số liệu bao gồm: Số liệu sơ cấp: phỏng vấn cán bộ tín dụng. Số liệu thứ cấp: + Bảng cân đối tài khoản chi tiết. + Bảng báo cáo tài chính. – Sử dụng phương pháp phân tích so sánh sự biến động các dãy số qua các năm,… 1.4.Phạm vi nghiên cứu Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên rất đa dạng và phong phú, nhưng vì thời gian thực tập và sự tiếp nhận của bản thân có hạn, không thể phân tích hết các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, cũng như tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh nên em chỉ tập trung nghiên cứu phân tích về nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh với các số liệu thu thập của các năm từ năm 2004 đến năm 2006. CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm tín dụng Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.2. Chức năng và vai trò của tín dụng 2.2.1. Chức năng của tín dụng Tập trung phân phối vốn tiền tệ. Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế, xã hội. 2.2.2. Vai trò của tín dụng Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh liên tục. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. 2.3. Các loại tín dụng ngân hàng Dựa vào mục đích tín dụng có: + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. + Cho vay tiêu dùng cá nhân. + Cho vay bất động sản. + Cho vay nông nghiệp. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Dựa vào thời hạn tín dụng có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng có: cho vay không có đảm bảo và cho vay có đảm bảo. Dựa vào phương thức cho vay có: cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: + Cho cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. + Cho vay trả góp. + Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.4. Doanh số cho vay Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính, các khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay cũ hoặc khách hàng vay mới lần đầu. 2.5. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các thu hồi vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả một phần. 2.6. Dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện tại còn cho vay bao nhiêu, đây là khoản mà ngân hàng thu về. 2.7. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. 2.8. Khái niệm bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. 2.9. Các quy định về cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên 2.9.1. Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn phải đảm bảo: – Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng – Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng 2.9.2. Điều kiện vay vốn Ngân hàng quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: – Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật cụ thể: + Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. + Cá nhân, chủ doanh nghiệp, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. – Khách hàng phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. – Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. – Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật…. – Đảm bảo các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Mỹ Xuyên. 2.9.3. Thể loại cho vay Ngân hàng cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. – Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng – Cho vay trung hạn là khoản vay trên 12 đến 60 tháng – Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng, hiện tại Ngân hàng Mỹ Xuyên chưa triển khai cho vay dài hạn. 2.9.4. Những nhu cầu vốn Ngân hàng Mỹ Xuyên không cho vay Ngân hàng không cho vay những nhu cầu vốn sau đây: – Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản, hàng hóa mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. – Để đáp ứng cho các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. – Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. 2.9.5. Thời hạn cho vay Căn cứ vào tính chất loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của phương án (dự án đầu tư), khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng để thỏa thuận với khách hàng về thời hạn cho vay. Đối với khách hàng là tổ chức, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của tổ chức đó. 2.9.6. Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay của từng sản phẩm cho vay, từng khu vực (nông thôn hoặc thành thị) và có thể điều chỉnh bằng phụ kiện hợp đồng tín dụng do Ngân hàng đề nghị và thỏa thuận với khách hàng tại từng thời điểm phù hợp vớp khung lãi suất của Hội đồng quản trị. Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay đã ký kết trong hợp đồng. 2.9.7. Mức cho vay Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, sản phẩm cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay và khả năng về nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. 2.9.8. Trả nợ gốc và lãi vốn vay Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay phù hợp với dòng tiền của phương án sản xuất kinh doanh,… Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về điều kiện, số lãi vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả lãi trước hạn. 2.10. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 2.10.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Dư nợ Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động = x 100% Vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. 2.10.2. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dự nợ bình quân Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm, vòng quay vốn tín dụng nhanh thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả. 2.10.3 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho vay khách hàng, hệ số thu nợ cao rủi ro tín dụng sẽ thấp. 2.10.4. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ cho vay Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng cũng như rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên (gọi tắc là Ngân hàng Mỹ Xuyên) là trung tâm Tín dụng Mỹ Xuyên thành lập năm 1989, hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của UBND TX Long Xuyên. Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức kinh tế đang hoạt động Ngành kinh doanh tiền tệ trong cả nước, Ngân hàng Nhà Nước bắt đầu tham gia quản lý hoạt động của các tổ chức này. Trong bối cảnh đó trung tâm Tín dụng Mỹ Xuyên có đủ điều kiện để chuyển thể và phát triển thành Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với vốn điều lệ 303 triệu đồng năm 1992. Bắt đầu từ ngày 9/4/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gồm 1 trụ sở chính và 8 đơn vị trực thuộc tại các huyện thị trong tỉnh An Giang. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là nhận tiền gửi và đi vay để cho vay, bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối. Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ họat động tín dụng và thu phí dịch vụ Ngân hàng. Từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động về quy mô cũng như phạm vi, hiện tại Ngân hàng đa có 2 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng tăng đáng kể về số lượng lẫn chất lượng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển của ngành ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của đa số khách hàng. Trụ sở chính Ngân hàng Mỹ Xuyên tại: 248 Trần Hưng Đạo – TP. Long xuyên – Tỉnh An Giang. ĐT: 076 841 706 – 843709 Fax: 076 841006 Website: 3.2. Tổ chức, tình hình nhân sự của Ngân hàng Mỹ Xuyên 3.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Hội đồng quản trị – Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành. – Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng Mỹ Xuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. – Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh. Ban kiểm soát – Kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành các chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ – Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng Mỹ Xuyên. – Thường xuyên thông báo với Hội đồng Quản Trị về kết quả hoạt động của Ngân Hàng. – Được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Mỹ Xuyên. Ban Tổng Giám đốc – Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. – Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực trong hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc, có trách nhiệm hỗ trợ cùng Tổng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng, về nghiệp vụ cụ thể như tổ chức tài chính, thẩm định vốn, ký duyệt cho vay,.... Tổ Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ – Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động Ngân hàng và quy định nội bộ của Ngân hàng Mỹ Xuyên và các đơn vị trực thuộc. – Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Ngân hàng nhà nước – Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. – Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ. – Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để có kiến nghị bổ sung sửa đổi. Phòng Kế Toán – Tổng hợp số liệu của các phòng ban riêng lẻ, và toàn ngân hàng để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm. – Báo cáo thống kê, phân tích số liệu tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về tín dụng lãi suất,…. – Kiểm soát khối lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán. – Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thường xuyên các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng. – Quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của cá nhân, doanh nghiệp,... Phòng Tín Dụng – Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay. – Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc về xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể. – Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay…. – Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban Tổng Giám đốc. Các đơn vị trực thuộc (chi nhánh và phòng giao dịch) – Thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo sự ủy nhiệm của Ban Tổng Giám đốc hội sở,... – Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. –Thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản cho vay với khách hàng. – Hoạt động tiền gửi trong tổ chức và dân cư. – Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. – Hoạt động chi trả kiều hối. – Dịch vụ chuyển tiền nhanh từ An Giang đến các tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Nội,.. – Cho vay nông nghiệp và các loại hình khác tại các huyện phụ cận nhằm cung ứng vốn đầu tư đang thiếu. Tổ hành chính – Thực hiện toàn bộ các công tác về hành chính của ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm... – Phụ trách lương, xét khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng. – Thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước,…. Tổ Vi Tính – Thường xuyên kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản máy vi tính trong toàn cơ quan. – Hướng dẫn, huấn luyện cho cán bộ nhân viên Ngân hàng sử dụng máy đúng thao tác kỹ thuật, biết khai thác chương trình phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê tại các bộ phận nghiệp vụ. – Bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin số liệu về ngân hàng. – Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý,….. – Thực hiện cải tiến các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các bộ phận theo chỉ định của Tổng Giám đốc. Tổ Kế Hoạch – Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm. – Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. – Khảo sát, theo dõi dòng sản phẩm nhằm có đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ,…. – Theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch để có những đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. 3.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Cuối năm 2006 tổng tài sản của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt đến con số 448 tỷ đồng, cung ứng vốn cho hơn 18 ngàn khách hàng, hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân qua các năm 2004, 2005, 2006 là 60%/ năm, lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm: – Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. – Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước – Cho vay với các sản phẩm sau: + Cho vay sản xuất nông nghiệp. + Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ . + Cho vay trả góp phố, chợ. + Cho vay tiêu dùng. – Cho vay hoạt động kinh doanh thế chấp sổ tiền gửi tiết kiệm. – Chuyển tiền nhanh trong nước. Qua 15 năm hoạt động Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, vốn điều lệ của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, năm 2004 là 15.500 triệu đồng, 2005 là 24.750 triệu đồng đến năm 2006 là 70 tỷ đồng, lợi tức cổ phần cũng đạt được các tỷ lệ khá cao, năm 2004 là 30%, năm 2005 là 24% và năm 2006 là 27%. Bên cạnh đó kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có những chuyển biến tốt: Bảng 1: Báo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2006 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006  2005/2004  2006/2005       Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)   Tổng thu nhập  23.62  29.814  48.687  6.194  26,2  18.873  63,3   Tổng chi phí  16.972  21.935  34.412  4.963  29,2  12.477  56,9   Tổng thu nhập thuần  6.648  7.897  14.275  1.231  18,5  6.391  81,1   Thu nhập ròng  4.787  5.673  10.278  886  18,5  4.605  81,2   Nguồn: Phòng kế hoạch Từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn đạt được các kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, thu nhập qua các năm đều tăng. Năm 2005 so với năm 2004 tổng thu nhập của Ngân hàng gia tăng tuy nhiên không cao, mức gia tăng này đạt 6.194 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí (bao gồm chi phí chính, trả lãi và các chi phí khác ngoài lãi) cũng tăng đến mức 4.963 triệu đồng, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của năm 2005 chỉ đạt 886 triệu đồng, một mức tăng nhẹ so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005, Ngân hàng đã tuyển thêm một số cán bộ công nhân viên, làm cho chi phí tiền lương tăng thêm, bên cạnh đó trong năm này nền kinh tế của tỉnh cũng đã gặp phải một số khó khăn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giảm đi khả năng hoàn trả vốn của một số hộ vay, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thu nhập của Ngân hàng. Sang năm 2006, sự tăng trưởng thu nhập đã được tốc độ mạnh hơn so với năm 2005 với mức tăng của thu nhập lên đến 18.873 triệu đồng, chi phí trong năm này cũng tăng đến 12.477 triệu đồng tuy nhiên tỷ lệ này không cao hơn tỷ lệ gia tăng của tổng thu nhập (chi phí tăng 56,9% trong khi thu nhập tăng đến 63.3%), làm cho thu nhập ròng tăng đến 81,2% so với năm 2005, tương ứng với số tiền 4.605 triệu đồng, đây là một kết quả thật sự đáng mừng. Trong năm này một số phòng giao dịch mới của Ngân hàng được thành lập (như Tri Tôn, Thoại Sơn,…), số lượng nhân viên được tuyển thêm tăng lên, bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 cũng tăng khoảng 9,3%,…các nguyên nhân này đã góp phần làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng Mỹ Xuyên, thế nhưng với sự nỗ
Luận văn liên quan