Đề tài Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình nhằm phát huy tài năng, sức lực, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội, phục vụ lợi ích của chính họ. Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như một nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN.

doc7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4616 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình nhằm phát huy tài năng, sức lực, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội, phục vụ lợi ích của chính họ. Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như một nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN. Vậy nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN như thế nào? Nguyên tắc này có gì đặc biệt? Sự vận dụng nguyên tắc này trong QLHCNN ở nước ta hiện nay ra sao? Cùng nghiên cứu đề tài: “Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.” để giải quyết thắc mắc trên. NỘI DUNG Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN 1. Cơ sở của nguyên tắc : Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN được hình thành trên hai cơ sở cơ bản là bản chất nhà nước và cơ sở pháp lý. Cụ thể là: - Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Cơ sở pháp lý: Điều 3 – Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”, điều này có nghĩa là quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. 2. Đặc điểm của nguyên tắc Nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN là một trong những nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN, bở lẽ đó nguyên tắc này có một số đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính pháp lý của nguyên tắc này trong QLHCNN. Như đã nêu trên, điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của công dân”. Như vậy, quyền được tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp ghi nhân và trên thực tế, nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể. - Thư hai, nguyên tắc này khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong QLHCNN, đúng như nguyên lý khoa học “nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra và thực tiễn đã chứng minh. Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản đề nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN. - Thứ ba, nguyên tắc này thể hiện tính khách quan và khoa học, vì: + Được xây dựng và đúc rút từ thực tế của cuộc sống, từ thực tiễn QLHCNN. + Được xây dựng và ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở của hoạt động QLHCNN chứ không phải ý muốn chủ quan của các chủ thể QLHCNN. + Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN cũng có yếu tố chủ quan, vì: nó được xây dựng nên bởi con người, được rút ra từ thực tế cuộc sống, nhờ có con người thông qua bộ óc con người. Cho nên, nguyên tắc này bao giờ cũng chịu sự chi phối của điều kiện về chính trị, giai cấp, xã hội… - Thứ tư, là một nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN nên nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN mang tính ổn định cao, vì: + Chúng phản ánh các quy luật khách quan của quản lý hành chính Nhà nước, cho nên tính ổn định phải được đảm bảo trong từng thời kỳ. Song chúng không phải là bất biến, bởi vì cuộc sống luôn phát triển cùng với qui luật của nó. + Có mối liên hệ với các nguyên tắc cơ bản khác trong QLHCNN. 3. Các hình thức tham gia QLHCNN Các hình thức tham gia QLHCNN là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng các phương tiện nhà nước. Các hình thức này bao gồm: 3.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước Trước hết, có thể khẳng tham gia vào các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao động vào hoạt động QLHCNN bởi các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực tiện công việc QLHCNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các con đường sau: - Với tư cách là thành viên cơ quan nhà nước – những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử như là được bầu làm Đại biểu Quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp,... Ở cương vị này, người lao động trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trong đó có các vấn đề về QLHCNN. - Với tư cách là cán bộ, công chức, nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác như: cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử,… Khi đó, họ sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của QLHCNN, thể hiện vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. - Người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay măt mình vào cơ quan quyền lự nhà nước ở trùn ương hay địa phương (Ví dụ: bầu đại biểu Hội đồng nhân dân). Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước. 3.2. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Điều này có nghĩa, nhân dân lao động không chỉ tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất, tinh thần để các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia QLHCNN của mình. Chẳng hạn, Hội nông dân Việt Nam thông qua các hình thức hoạt động của mình phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân lao động trong QLHCNN. Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút được một lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN. Ví dụ như: số lượng các thành viên của các hội, hiệp hội, liên đoàn, câu lạc bộ,… liên tục tăng trong những năm qua. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 3.3. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản như là tham gia hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng… Những hoạt động này đều gần gũi với nhân dân, do nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao động là những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của người dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự quản nêu trên. 3.4. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước Điều 53 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định công dân có quyền “tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của QLHCNN. Bên cạnh việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng là một hình thức tham gia vòa QLHCNN của nhân dân lao động. Ngày nay, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình. II. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay Ngày nay, nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN càng ngày càng đông đảo. Biểu hiện cụ thể của sự tham gia này là trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các hoạt động tự quản ở cơ sở và thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dưới hình thức này hay hình thức khác, có thể nói rằng việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay đang theo chiều hướng tích cực. Cụ thể như sau: - Trong việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước: khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, người lao động được tự ứng cử hoặc bầu cử vào các vị trí trong bộ máy nhà nước; được tuyển dụng, bổ nhiệm thành cán bộ, công chức và cũng được thể hiện nguyện vọng của mình thông qua việc bầu cử người khác vào cơ quan nhà nước. Hiện nay, công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,… đủ 18 tuổi trở nên được quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên được quyền ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân (tính tuổi dựa theo giấy khai sinh). Minh chính rõ nét nhất cho việc nhân dân lao động tích cực tham là vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hoạt động bầu cử, ứng cử của nhân dân vào Hội đồng nhân dân. Nhân dân thực hiện tốt các quy định về bầu cử, ứng cử. Người dân nhìn nhận đúng đắn hơn về bầu cử, ứng cử và thể hiện được vai trò làm chủ của mình trong QLHCNN. “Giá trị thực tế” của lá phiếu ngày càng cao, tư cách, phẩm chất của cử tri cũng dần được nâng cao qua các kì bầu cử. Bên cạnh đó, đông đảo nhân lao động tham gia vào các cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử,… Các cán bộ công chức này cũng được nhà nước tạo điều kiện để hoàn thiện trình độ chuyên môn. - Trong việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội: Trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng của nhân dân lao động trong các tổ chức xã hội như Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội, liên hiệp, câu lạc bộ tăng lên đáng kể. Đánh giá cao hơn cả ở đây là sự tự nguyện, tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội này. Điều này chứng tỏ việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay có hiệu quả to lớn. Mặt khác, nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện cho người dân lao động tham gia và sự phát triển của tổ chức xã hội. - Trong việc tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở: Nhà nước đã và đang tạo nhiều điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự quản. Vì thế, các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng… đang nhận được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân lao động. Sụ tham gia ở đây cũng mang tính chất tự nguyện, thể hiện được vai trò làm chủ của mình trong QLHCNN. - Trong việc trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình: Quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và của người lao động nói riêng đang được tôn trọng và tạo điều kiện thực hiện. Nhân dân lao động cũng có ý thức hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh những ưu điểm trên, thực tế cũng còn một số điểm khúc mắc trong việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Tóm lại, nhân dân có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn, hệ trọng có ý nghĩa trong toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng ở địa phương hoặc đơn vị cơ sở. Và có thể nói rằng việc phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Luận văn liên quan