Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực được phân công. Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau trong đó có những nguyên tắc được xác định là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, mà tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản như thế. Trong bài tập học kì của mình, em xin đi sâu nghiên cứu đề tài số 2: “Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI
Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực được phân công. Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau trong đó có những nguyên tắc được xác định là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, mà tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản như thế. Trong bài tập học kì của mình, em xin đi sâu nghiên cứu đề tài số 2: “Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở pháp lí của nguyên tắc tập trung dân chủ và mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam.
1.1 Cơ sở pháp lí của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại điều 6 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001): “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
1.2. Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước.
Trong quản lí hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Trong khi đó, dân chủ hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lí, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lí trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc đảm bảo cả hai yếu tố này trong quản lí hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. Trong điều kiện hiện nay sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là yêu cầu khách quan của việc “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001). Tập trung và dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời.
2. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước.
2.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Hiến pháp của Nhà nước ta đã quy ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Người sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Điều 6 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Trước hết, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ở trung ương, Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập hay bãi bỏ. Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Tất cả sự phụ thuộc đó đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động. Đồng thời đó chính là việc đảm bảo tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Bên cạnh đó yếu tố dân chủ thể hiện rõ nết trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan này hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lí hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương.
Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và cấp trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện vô chính phủ, cục bộ địa phương. Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động. Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng sự phục tùng ở đây không phải là sự phục tùng vô điều kiện mà là sự phục tùng những mệnh lênh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Đồng thời cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và các vấn đề khác của quản lí hành chính nhà nước; phải tạo mọi điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động…để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có như vậy mới khấc phục được tình trạng được giao. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương và cấp dưới.
2.3. Về phân cấp quản lí
Phân cấp quản lí là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Khi tiến hành phân cấp quản lí, đã có sự phân định rõ chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lí có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Trong phạm vi thẩm quyền của được giao mỗi cấp quản lí được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình.
Phân cấp quản lí là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự được thực hiện khi việc phân cấp quản lí đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
Việc phân cấp quản lí phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đẩm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lí tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lí, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở.
Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Phân cấp quản lí giữa các cấp trong bộ máy quản lí hành chính nhà nước là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng giao thông,... Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lí cần phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng, hợp lí tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện. Tất cả các nội dung của việc phân cấp quản lí bao giờ cũng phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền.
2.4. Hướng về cơ sở.
Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đơì sống vật chất và tinh thần của người dân lao động. Do vậy trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước là phải tạo điều kiên thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội hoàn thành tốt công việc của mình.
Hướng về cơ sở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần. Các đơn vị văn hóa – xã hội của hệ thống các đơn vị cơ sở luôn được nhà nước quan tâm, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về vật chất tinh thần nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. Song song với những việc làm nêu trên, Nhà nước cũng có những chính sách và biện pháp quản lí một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở. Có như vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội này phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước.
2.5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy đinhj một cách cụ thể.
Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào hội động nhân dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang). Đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc). Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) quy định ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra…Kết quả bầu các thành viên của ủy ban nhân dân phải được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn và ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp trên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ. Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất.
Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ với sự phân cấp về quản lí đảm bảo cho việc thực hiện quyền hành pháp một cách thật sự dân chủ. Chính sự phân cấp này một mặt tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được khả năng cả về nhân tài và vật lực, đồng thời tránh được sự tập trung quan liêu, sự “bao sân” không cần thiết của trung ương đối với địa phương cũng như của cấp trên với cấp dưới.
Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ với đặc trưng là sự trao quyền của cơ quan hành pháp ở trung ương cũng như ở địa phương giúp cho cơ quan hành chính chủ động thực hiện quyền hành chính của mình một cách sáng tạo trên cơ sở quy định của pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ với đặc điểm là sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Thứ tư, nguyên tắc tập trung dân chủ với sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương với trung ương đảm bảo cho cấp trên và cấp trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện vô chính phủ, cục bộ địa phương.
Thứ năm, quản lí hành chính nhà nước là để thi hành pháp luật và quyền này chỉ thuộc về Chính phủ để thông qua đó Chính phủ quản lí toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội do đó để có được hiệu quả đó thì việc mở rộng dân chủ trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn, có tính quyết định cho việc đẩy mạnh sự phát triển xã hội. Có mở rộng dân chủ ở lĩnh vực này thì nền hành chính mới thật sự là nền hành chính của dân, do dân và mới vì dân được. Trong nhiều năm lại đây, do nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp khác nhau để mở rộng dân chủ (các kênh khác nhau). Ví dụ như xây dựng và hoàn thiện dần các quy định về dân chủ, đây là kênh rất quan trọng, nó tạo ra cơ sở rất quan trọng nó tạo ra cơ sở pháp lí để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình.
Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước hiện nay được thực hiện bởi nhiều mối quan hệ khác nhau về tính chất, nội dung cũng như về mục đích do vậy mà các chủ thể tham gia vào quan hệ đó có những địa vị pháp lí khác nhau. Chính vì thế việc mở rộng dân chủ ở đây trước hết là mở rộng dân chủ trong mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân công dân. Đây là mối quan hệ rất đặc biệt, mối quan hệ này không những là mục đích mà còn là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì thế hiện nay đã có không ít Chính phủ trên thế giới đã cải thiện dần mối quan hệ này ít ra cũng về mặt hình thức. Ví dụ như ở Mĩ hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng trong mối quan hệ giữa chính phủ với công dân thì công dân không còn là đối tượng quản lí nữa mà là “khách thể của chính phủ”.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà mối quan hệ đó được thiết lập giữa một bên là người “làm chủ” ( nhân dân) với một bên làm “công bộc” (cán bộ, công chức) “người đầy tớ trung thành của công dân”. Song mối quan hệ này lại được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, mệnh lệnh thuộc về phía cán bộ, công chức còn phục tùng lại thuộc về phía nhân dân. Vì vậy, việc mở rộng dân chủ trong mối quan hệ này là điều rất cần thiết.
Thứ sáu, bảo đảm thực hiện quyền lực và lợi ích làm chủ của nhân dân lao động, đảm bảo cho Nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo cho dân chủ là: “dân làm chủ, dân là chủ”, đảm bảo thực hiện hai chức năng cơ bản của nhà nước là chuyên chính và tổ chức xây dựng xã hội mới, đảm bảo thực hiện chuyên chính với kẻ thù của dân để thực hiện dân chủ của nhân dân, cho nhân dân.
Thứ bảy, chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp sáng tạo, có tính chất khoa học cao, đầy tính tự giác, chủ động, tích cực của quần chúng. Chỉ có áp dụng tập trung dân chủ trong quản lí hành chínhcủa Nhà nước thì mới đảm bảo cho quần chúng nhân dân có động lực tham gia quản lí, kiểm tra, giám sát ngày một sâu rộng, có hiệu quả đối với các hoạt động, các công việc trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.
Thứ tám, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước giúp cho chế độ nhà nước thực sự phát triển thành một chế độ dân chủ
Tìm được một cơ chế tập trung dân chủ có hiệu quả là một trong những đảm bảo tốt nhất để vừa chống tập trung quan liêu, vừa chống tự do tản mạn, vô chính phủ. Nó cũng chứng tỏ rằng, cái xa lạ với tập trung là phân tán, cục bộ, tản mạn chứ không phải dân chủ, cũng như vậy, xa lạ với dân chủ là quan liêu, chuyên chế, độc tài. Tự do vô chính phủ chứ không phải là tập trung.
Quản lí hành chính nhà nước về mọi mặt phải đảm bảo bằng tập trung dân chủ sao cho sự phát triển đạt được một cách lành mạnh, thực hiện được nguyên tắc công bằng xã hội, kỷ cương, trật tự được giữ vững, pháp luật được tôn trọng. Tập trung dân chủ trong quản lí hành chính đảm bảo cho “Nhà nước kiểm soát được tình hình và những diễn biến của nó” trên quy mô cả nước để kịp thời có những điều chỉnh và có những quyết sách đúng. Nó đảm bảo “ sự chỉ đạo thống nhất từ một trung tâm”. Nó đòi hỏi mọi cấp, mọi địa phương, mọi ngành phải tuân thủ nghiêm ngặt các mệnh lệnh, quy định, chủ trương, chính sách từ trung ương. Mặt khác, trung ương tiến hành phân cấp quản lí hành chính cho các ngành, các địa phương để đảm bảo tính chủ động, sáng tạo và đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong hoạt động quản lí.
Với tinh thần trên, tập trung dân chủ làm cho hoạt động quản lí hành chính của nhà nước có được hiệu quả thực tế.
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí hành chính nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp mở rộng quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ điều đó có nghĩa là hoàn thiện mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện quyền hành pháp ở trung ương với các chủ thể ở địa phương, giữa các chủ thể thực hiện quyền hành pháp ở cấp trên với các cơ quan cấp dưới, giữa thủ tướng với nhân viên, giữa cơ quan hành chính với các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế… Để rồi chúng ta có những giải pháp để mở rộng dân chủ cho các chủ thể đó trong xã hội.
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp và chuyên môn hóa, thành thạo nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có trình độ, tận tụy và khả năng sáng tạo trong những nhiệm vụ được giao phó, giữ nghiêm kỉ luật và quy chế công chức trong khi thi hành công vụ, gương mẫu trong quan hệ và trong ứng xử với nhân dân theo những chuẩn mực của văn hóa pháp luật.
Thứ ba, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước và trong đời sống cộng đồng.
Thứ tư, nâng cao dân trí trong xã hội kết hợp với các hình thức và biện pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục và tổ chức quản lí. Kiểm tra và quy định chế độ trách nhiệm, gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ, dân chủ, kỉ luật và pháp luật. Giáo dục ý thức, nhận thức và giáo dục hành vi, hình phạt, nhu cầu và tập quán lối sống dân chủ, kỷ luật, pháp luật – pháp luật với các tầng lớp nhân dân , trước hết là trong đội ngũ viên chức, công chức nhà nước.
KẾT LUẬN
Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của toàn bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Đây là một trong những nguyên tắc xuất phát từ bản chất của Nhà nước, phản ánh mối quan hệ rất biện chứng giữa tập trung và dân chủ. Bởi vậy, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả cuả nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình Luật hành chính Việ