Cùngvới quá trìnhcải cách kinhtế đấtnước và địnhhướng xâydựngnền
kinhtế nhiều thành phần, những chính sách thông thoánghơn đốivới khuvực
kinhtếtư nhân đã được ápdụng.Từ đó, thúc đẩysự phát triểnmạnhmẽcủa khu
vực kinhtế này mà trong đó đóng vay trò chủ đạo nhất là các doanh nghiệptư
nhân. Những đóng gópcủa các doanh nghiệptư nhân ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đốivới đờisống kinhtế xãhội như : Giải quyết việc làm, đóng góp vào
GDP, đóng góp vào ngân sách nhànước thông qua việc thực hiện nghĩavụ thuế,
các chương trìnhtừ thiện,.Do đó, sự phát triểncủa các doanh nghiệptư nhânsẽ
có tácdụng tolớn đốivớisự phát triển kinhtế, xãhội. Tuy nhiên, thựctế mà
những nhà nghiêncứu, những người quan tâm đến hoạt độngcủa doanh nghiệp
tư nhân và ngaycả chính người điều hành doanh nghiệptư nhân nên ra là : Các
doanh nghiệptư nhân đang hoạt động trong tình trạng thiếuvốn vàgặp nhiều khó
khăn trong việc tiếpcận các nguồnvốn. Song song đó,cũng có hàng loạt thông
tin chúng ta có thể tiếpcận trên các phương tiện thông tin đại chúng : Các ngân
hàng ngày càng chú trọnghơn đến đốitượng khách hàng là doanh nghiệptư
nhân, nguồn tíndụng dành cho doanh nghiệptư nhân chiếmtỷ trọng cao trong
tổngdưnợ tíndụng.Vậy thì đâu là thực chấtcủavấn đề? Các doanh nghiệp có
nhucầu vayvốn không? khảnănggặpgỡ giữa bêncầu tíndụng ( các doanh
nghiệptư nhân)với bên cung tíndụng (các ngân hàng) như thế nào? các doanh
nghiệptư nhân cócơhội như nhau trong việc tiếpcận tíndụng ngân hàng
không?.Tấtcả những điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Nhu
Cầu TínDụng Doanh NghiệpTư Nhân Thành PhốCần Thơ” nhằm tìm hiểu
thựctế nhucầu và khảnăng tiếpcận tíndụngcủa các doanh nghiệptư nhântại
địa bàn được xem là trung tâm kinhtếcủa khuvực đồngbằng SôngCửu Long.
Chúng ta đều biết,vốn làyếu khởi đầu vàcũng làyếutố mang tính quyết định
đốivới quá trìnhsản xuất kinh doanh. Vì thế, giải quyếtvấn đề khó khănvềvốn
sẽ làcơsở chosự phát triểncủa doanh nghiệptư nhân, để các doanh nghiệpvươn
lên đúngvị thếcủa mình trongnền kinhtế đấtnước.
56 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Cùng với quá trình cải cách kinh tế đất nước và định hướng xây dựng nền
kinh tế nhiều thành phần, những chính sách thông thoáng hơn đối với khu vực
kinh tế tư nhân đã được áp dụng. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu
vực kinh tế này mà trong đó đóng vay trò chủ đạo nhất là các doanh nghiệp tư
nhân.. Những đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đối với đời sống kinh tế xã hội như : Giải quyết việc làm, đóng góp vào
GDP, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế,
các chương trình từ thiện,....Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân sẽ
có tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, thực tế mà
những nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp
tư nhân và ngay cả chính người điều hành doanh nghiệp tư nhân nên ra là : Các
doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Song song đó, cũng có hàng loạt thông
tin chúng ta có thể tiếp cận trên các phương tiện thông tin đại chúng : Các ngân
hàng ngày càng chú trọng hơn đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư
nhân, nguồn tín dụng dành cho doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ tín dụng. Vậy thì đâu là thực chất của vấn đề? Các doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn không? khả năng gặp gỡ giữa bên cầu tín dụng ( các doanh
nghiệp tư nhân) với bên cung tín dụng (các ngân hàng) như thế nào? các doanh
nghiệp tư nhân có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng
không?....Tất cả những điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Nhu
Cầu Tín Dụng Doanh Nghiệp Tư Nhân Thành Phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu
thực tế nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân tại
địa bàn được xem là trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Chúng ta đều biết, vốn là yếu khởi đầu và cũng là yếu tố mang tính quyết định
đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, giải quyết vấn đề khó khăn về vốn
sẽ là cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, để các doanh nghiệp vươn
lên đúng vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp tài liệu phân tích và dự báo về: Nhu cầu tín
dụng và khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố
Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Việc hoàn thành mục tiêu chung đã xác định được thực hiện trên cơ sở đạt
được các mục tiêu cụ thể sau :
- Phân tích thực trạng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân
- Ước lượng hàm cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng
- Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp tư
nhân
- Đề ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
doanh nghiệp tư nhân.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 3
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Các nhân tố
Sự tác động
theo lý thuyết
tài chính
Khả năng tiếp cận với nguồn cung ứng
tín dụng
+
Số nguồn tín dụng có thể tiếp cận +
Quy mô doanh nghiệp +
Chi phí vay -
Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản -
Tính lưu động của nguồn vốn -
Ảnh hưởng
đến nhu cầu
tín dụng
Thủ tục vay vốn( dễ dàng/khó khăn) +
Tài sản thế chấp +
Mức độ đa dạng của hình thức cho vay +
Ảnh hưởng
đến khả năng
tiếp cận tín
dụng
Chính sách cho vay của ngân hàng +
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhu cầu tín dụng hiện tại của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố
Cần Thơ theo ước lượng là bao nhiêu?
- Xu hướng của cầu tín dụng trong tương lai?
- Nhân tố nào? Và sự tác động của nó đến nhu cầu tín dụng của doanh
nghiệp tư nhân như thế nào?
- Khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân ra sao?
- Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
tư nhân?
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ø Về không gian : Đề tài được thực hiện tại thành phố Cần Thơ, nơi được
xem là đầu tàu của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Sự phát triển của Cần Thơ
nói chung và của các doanh nghiệp tư nhân ở Cần Thơ nói riêng sẽ là đòn bẩy
cho sự phát triển của các địa phương khác trong vùng.
Ø Về thời gian : Thời gian bắt đầu tháng 12 năm 2006, hoàn thành ngày
31 tháng 5 năm 2007.
Ø Về đối tượng nghiên cứu : Các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
1.5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Theo dự kiến, đề tài hoàn thành sẽ cho phép xác định được các vấn đề sau
:
- Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ.
- Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với cầu tín dụng và khả năng tiếp cận
tín dụng.
- Giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
1.6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin có ý nghĩa đối với :
- Các ngân hàng
- Ban quản trị doanh nghiệp tư nhân
- Các nhà làm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Doanh nghiệp tư nhân đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát
triển nền kinh tế đất nước. Vì thế, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ngày
càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, có rất nhiều
công trình nghiên cứu, các bài viết đăng tải trên báo, tạp chí và các cuộc hội thảo
về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân tạo nên nguồn tài liệu tham
khảo phong phú. Sau đây là những trích dẫn tiêu biểu từ nguồn tài liệu ấy.
2.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
- Với đề tài nghiên cứu “ Private Enterprises in Mekong Delta ”, các tác
giả : Markus Taussig, Skadi Falatik ( cùng với sự cộng tác của Lưu Thanh Đức
Hải và Phan Đình Khôi) đã đem đến bức tranh tổng thể về doanh nghiệp tư nhân
vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng như môi trường hoạt động của các doanh
nghiệp này. Trong đó nêu bật thành tựu về thu hút lao động, giải quyết việc làm,
đóng góp vào GDP,….Theo đó, số lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trong
vùng cao hơn cả khu vực doanh nghiệp quốc doanh, tỷ lệ đóng góp vào GDP
ngày càng tăng.
- “An overview of development of private enterprise economy in the
Mekong delta of Viet Nam” - Phan Dinh Khoi, Truong Dong Loc, Vo Thanh
Danh. Kết quả đề tài cho thấy tốc độ tăng khá nhanh về số lượng, vốn đầu tư, khả
năng thu hút lao động và giá trị đầu ra của các doanh nghiệp tư nhân tại đồng
bằng Sông Cửu Long dưới những chính sách khuyến khích, ưu đãi của địa
phương cũng như sự thông thoáng mà luật doanh nghiệp mới tạo ra.
2.2. CÁC BÀI VIẾT
- “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân” – PGS.TS Nguyễn
Đình Tự. Tác giả cho biết, hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp
thuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất.
Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô
lớn rất ít. Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 6
yêu cầu. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng,
nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc
doanh vẫn còn không ít khó khăn.
- “Ngân hàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nội dung bài viết
đề cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìm
kiếm các nguồn vốn chính thức. Do đó, các DNVVN thường trông cậy vào các
nguồn vốn chính thức như vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ các
ngân hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khó
tiếp cận các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay được khoản tiền ít và
thời hạn vay cũng ngắn.
- “''Bơm vốn'' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài viết ghi nhận lại ý kiến
của ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam về nguyên nhân khiến SMEs khó tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng. Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế
và chuẩn bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng
của SMEs không có hoặc không rõ ràng. Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng
vẫn chưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ SMEs, thể hiện ở chính sách tài sản thế
chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến SMEs quy mô nhỏ rất khó đáp
ứng được. Tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân
tán, khó quản lý cũng là một vấn đề cần giải quyết.
- “Doanh nghiệp vừa và nhỏ “khát” vốn ngân hàng”. Tác giả nêu lên thực
tế là nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì không có tài sản thế chấp phải
quay lưng lại với ngân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả.
Nguyên nhân làm hạn chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp là sự thiếu thông
tin từ ngân hàng, trong đó thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn
phức tạp và thông tin hướng dẫn về thủ tục vay vốn tín chấp; trình độ của một số
nhân viên ngân hàng còn hạn chế dấn tới việc hướng dẫn một cách sơ sài”.
- “Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' ” phản ánh tình
trạng phổ biến : các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinh
doanh nhỏ. Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vay
vốn hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn. Việc
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 7
tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô
cùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiết
bị. Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những
hợp đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi.
Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong giai
đoạn hiện nay” - Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Bài viết này
chỉ ra rằng đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ
vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây
là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như
không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn
lớn của các nước trong khu vực đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận
các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều
trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh
chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước
hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn
vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn
nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.
- “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” . Bài viết
này mang lại tín hiệu vui cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Tác giả
cho biết : Nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác
ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn tín dụng được cung cấp
bởi hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính,
doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước
thông qua hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Cuối năm 2001 Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về vốn cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của các tổ
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 8
chức, chính phủ nước ngoài như thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của cộng đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản (IBIC), dự án phát triển khu vực Mê Kông (MPFD), hỗ trợ của
công ty tài chính quốc tế (IFC) cũng như dự án tín dụng phát triển nông thôn của
ngân hàng thế giới. Trong điều kiện quy mô và khả năng tích luỹ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan
trọng tạo điều kiện hỗ trợ để có thể đổi mới trang thiết bị, đầu tư cho công nghệ
mới và mở rộng sản xuất.
2.3. HỘI THẢO
- Hội thảo"Giới thiệu hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ ngân
hàng" do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội phối hợp với Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn-chi nhánh Hà Nội đã tổ chức. Tại hội thảo
các chuyên gia của ngân hàng đã tryền đạt những thủ tục cần thiết đề tiếp cận tín
dụng : các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và rõ ràng, về thanh toán
quốc tế : cách thức ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các
loại giá và phương thức thanh toán ; cách thức lập một dự án đầu tư để vay vốn
ngân hàng.
Qua chương trình này các doanh nghiệp đã hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngân
hàng cũng như cách thức giao dịch hợp đồng, thanh toán, vận chuyển và các
tranh chấp có thể xẩy ra khi tham gia thương mại quốc tế
- Hội thảo quốc tế “Tinh thần doanh nhân Việt Nam” do Khoa Kinh tế
thuộc ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Thế kỷ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tổ
chức. Bốn nội dung lớn được thảo luận là: 1- Môi trường phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam; 2- Cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam; 3- Bài học từ những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tinh
thần doanh nhân ở các nền kinh tế phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh
tế Đông Á - Đẩy mạnh văn hóa tinh thần doanh nhân tại Việt Nam; 4- Phát triển
kế hoạch hành động.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 9
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1.1. Các khái niệm sử dụng trong bài viết
- Doanh nghiệp tư nhân: khái niệm này được sử dụng trong bài viết không
giống như khái niệm doanh nghiệp tư nhân theo luật định mà nó bao hàm 4 loại
hình doanh nghiệp là công ty tư nhân ( hay doanh nghiệp tư nhân theo luật định),
công ty trách nhiệm hữu hạn ( 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ
phần và công ty hợp danh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt
của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở
hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Công ty tư nhân là công ty do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp
trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu
là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp; (iii)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; (iv)Cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: (i) Phải có ít nhất hai thành
viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; (ii)
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 10
nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty; (iii) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không có tư
cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy
động vốn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là một loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có quy mô không lớn về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư cũng như số lượng
lao động. Các nước khác nhau cũng có quan niệm không hoàn toàn giống nhau
về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở Việt Nam theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: doanh nghiệp nhỏ và
vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm dưới 300 người.
- Nhu cầu tín dụng: là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích
đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Khả năng tiếp cận tín dụng: cơ hội được vay vốn của doanh nghiệp tư
nhân.
3.1.2. Các phương pháp phân tích
a. Phương pháp so sánh :
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định
xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh phải
xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. Có 3
phương pháp so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá
trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
+ So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ
tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay
giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung
nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sang bằng mọi chênh lệch trị số giữa
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 11
các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay
một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
b. Phương pháp hồi quy và tương quan
Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết
quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi
quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến
thiên của tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy 2 phương pháp này có quan hệ chặt chẽ
với nhau và có thể gọi tắt là phương pháp tương quan. Mục đích của phương
pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến
độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh
hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này
được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay
nhiều biến ngẫu nhiên.
Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (y: