Đề tài Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp là việc rà soát, đánh giá các mặt của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như các điểm yếu mà doanh nghiệp còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại, là một trong số những bước quan trọng trong việc hình thành chiến lược của doanh nghiệp. Bởi tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực kinh doanh, không công ty nào mạnh hay yếu đều nhau ở mọi mặt. Trong quá trình kiểm soát nội bộ cần có các giám đốc đại diện của các bộ phận và phòng ban cùng tham gia vào quá trình nhận xét các điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ cần tập trung và đồng hóa và đánh giá các thông tin về các hoạt động của công ty. Cho nên, quá trình kiểm soát nội bộ là công cụ tích cực nhất để cải thiện quá trình thông tin liên lạc trong tổ chức. Thông qua quá trình kiểm soát nội bộ, những người tham gia thực hiện nó có nhiều cơ hội hiểu được các công việc, bộ phận, phòng ban của họ phù hợp như thế nào với tổng thể tổ chức. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà quản trị viên hoàn thành công việc của mình tốt hơn nếu họ biết được công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực hoạt động khác của công ty.

docx89 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nội bộ doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LỚP : K08402B Bộ môn: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Chương 4 : PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Khánh Trung Nhóm thực hiện : Trương Thị Hoàng Điệp K08402 0246 Nguyễn Thị Thuý Hằng K08402 0250 Trần Phi Hổ K08402 0255 Bùi Phúc Gia Hưng K08402 0261 Hoàng Mộng Ngọc K08402 0286 Nguyễn Thị Hoài Phương K08402 0296 Lê Toàn K08402 0319 Lương Bá Quỳnh Trân K08402 0323 Mai Hoàng Lâm Viên K08402 0339 Nguyễn Lê Vy K08402 0344 Võ Trần Phi Yến K08402 0348 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2011 MỤC LỤC CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 1 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 2 CÁC YẾU TỐ CẦN PHÂN TÍCH 2 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT/TÁC NGHIỆP 2 Một số khái niệm 2 Sản xuất 2 Khái niệm về quản trị sản xuất/tác nghiệp 4 Các quyết định (chức năng) trong quản trị sản xuất 4 Quy trình sản xuất 4 Công suất 6 Hàng tồn kho 7 Việc cung ứng nguyên liệu 8 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 10 Chất lượng 10 2.2 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11 Phân tích các tỷ số tài chính 12 Tỷ số thanh toán 12 a.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 12 a.2 Tỷ số thanh toán nhanh 13 Các tỉ số đòn bẫy tài chính (các chỉ số về đòn cân nợ) 13 b.1 Tỷ số nợ trên tài sản 14 b.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 14 b.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 15 Khả năng thanh toán lãi vay 15 Các tỷ số hoạt động 15 d.1 Số vòng quay các khoản phải thu 16 d.2 Số vòng quay hàng tồn kho 16 d.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 16 d.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 16 d.5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 17 Các tỷ số sinh lợi 17 e.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) 17 e.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 17 e.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 18 Giá trị thị trường 18 f.1 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 18 f.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 18 f.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 19 f.4 Tỷ suất cổ tức 29 Đánh giá các tỷ số tài chính thông qua phương pháp so sánh 20 So sánh theo thời gian 20 So sánh với những chuẩn mực của ngành. 21 Một số vấn đề gặp phải khi so sánh các tỷ số tài chính 22 Liên hệ thực tiễn với công ty sữa vinamilk 22 2.3 NHÂN SỰ 25 2.3.1 Khái niệm 25 Lên kế hoạch & tuyển dụng 25 Đào tạo & phát triển 25 Xây dựng đội ngũ kế cận 25 2.3.2 Các vị trí trong Quản Trị Nhân Sự 26 2.3.3 Thực tiễn từ công ty Vinamilk 27 2.4 MARKETING – TIẾP THỊ 29 2.4.1 Vai trò của Marketing 29 2.4.2 Những vấn đề cần xem xét trong hoạt động Marketing 30 a. Product - Sản Phẩm 31 a.1 Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk 31 a.2 Mẫu mã, bao bì 31 a.3 Nhãn hiệu 32 a.4 Chất lượng sản phẩm 32 Price - Giá cả 33 b.1 Các nhân tố ảnh hưởng 33 b.2 Các chiến lược giá trong thời gian qua 35 Place - Phân Phối 36 d. Promotion -Cổ Động 37 d.1 Quảng Cáo 37 d.2 Quan hệ công chúng 38 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN – R&D 39 Định nghĩa và chức năng 39 Một số vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp 42 Doanh nghiệp có bộ phận R&D không? 42 Chi phí sử dụng cho R&D 43 Hình thức hoạt động R&D 44 Lực lượng nhân sự và trang thiết bị 45 HỆ THỐNG THÔNG TIN 46 Quy trình xử lý thông tin 46 Các bước cần thiết khi hình thành một hệ thống thông tin của Porter và Miller 47 Các vấn đề cần xem xét về hệ thống thông tin trong doanh nhiệp 48 2.6.4 Hệ thống thông tin quản lý 48 Các loại thông tin quản lý 49 Các loại hệ thống thông tin quản lý thông dụng 49 Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý 50 3. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ_Ma trận IFE 52 TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG MA TRẬN IFE - Ý NGHĨA 52 CẤU TRÚC MA TRẬN IFE 52 CÁCH ĐÁNH GIÁ 53 VÍ DỤ 54 XÂY DỰNG MA TRẬN IFE CHO CÔNG TY VINAMILK 56 MỘT VÀI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 57 4.1. MÔ HÌNH 4P 57 4.1.1. Product (Sản phẩm) 57 4.1.2. Price (Giá) 60 4.1.3. Place (Kênh phân phối) 68 4.1.4. Promotion (Chiêu thị) 69 4.2. MÔ HÌNH 4C 71 4.3. MÔ HÌNH 7S 73 4.3.1. Cơ cấu tổ chức (Structure) 74 4.3.2. Hệ thống (System) 74 4.3.3. Chiến lược (Strategy) 75 4.3.4. Kỹ năng (Skills) 75 4.3.5. Đội ngũ nhân viên (Staff) 76 4.3.6. Văn hóa doanh nghiệp (Style) 77 4.3.7. Giá trị chung (Shared value) 77 5. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NỘI BỘ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 79 NHÂN SỰ 79 5.2 TÀI CHÍNH 81 5.3 MARKETING 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP Môi trường tác động lên doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Việc nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quản trị chiến lược, kết quả của những nghiên cứu sẽ là bước đệm quan trọng cho quá trình quản trị sau này của doanh nghiệp. Môi trường nội bộ doanh nghiệp thường bao gồm 6 yếu tố: sản xuất, tài chính, nhân sự, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, quản lí thông tin. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp là việc rà soát, đánh giá các mặt của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như các điểm yếu mà doanh nghiệp còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại, là một trong số những bước quan trọng trong việc hình thành chiến lược của doanh nghiệp. Bởi tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực kinh doanh, không công ty nào mạnh hay yếu đều nhau ở mọi mặt. Trong quá trình kiểm soát nội bộ cần có các giám đốc đại diện của các bộ phận và phòng ban cùng tham gia vào quá trình nhận xét các điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ cần tập trung và đồng hóa và đánh giá các thông tin về các hoạt động của công ty. Cho nên, quá trình kiểm soát nội bộ là công cụ tích cực nhất để cải thiện quá trình thông tin liên lạc trong tổ chức. Thông qua quá trình kiểm soát nội bộ, những người tham gia thực hiện nó có nhiều cơ hội hiểu được các công việc, bộ phận, phòng ban của họ phù hợp như thế nào với tổng thể tổ chức. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà quản trị viên hoàn thành công việc của mình tốt hơn nếu họ biết được công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. CÁC YẾU TỐ CẦN PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT/TÁC NGHIỆP Một số khái niệm Sản xuất Theo quan niệm phổ biến trên thế giới hiện nay, chức năng sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ. Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này được xem là trọng tâm của sản xuất và cũng là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất (những người quản trị trong sản xuất và điều hành) là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất. Để có một cái nhìn tổng quát về quá trình sản xuất, nhóm sẽ phác họa thông qua bảng bên dưới. Đầu vào  Chuyển hóa  Đầu ra   Nguồn nhân lực Nguyên liệu Công nghệ Máy móc, thiết bị Tiền vốn Khoa học và nghệ thuật quản trị  Làm biến đổi Tăng thêm giá trị  Hàng hóa Dịch vụ   Thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ đầu ra. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao gồm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Để dễ dàng tiếp cận, có thể chia quá trình sản xuất thành 3 bậc: Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thuỷ): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, có ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt... Sản xuất bậc 2 (ngành chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa. Sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ): cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục... Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất nhiều hơn cac hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ phạm vi rộng lớn. Khái niệm về quản trị sản xuất/tác nghiệp “Quản trị sản xuất/tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất”. Để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thật tốt, các doanh nghiệp đều cần phải thực hiện 3 chức năng: marketing, sản xuất, tài chính. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động. Với những vai trò và tác động của quản trị sản xuất/tác nghiệp, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị không hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản. Các quyết định (chức năng) trong quản trị sản xuất Quy trình sản xuất Những quyết định về quy trình liên quan đến việc thiết kế hệ thống sản xuất vật lý. Những quyết định chi tiết bao gồm “quyết định về việc lựa chọn công nghệ, cách bố trí các điều kiện làm việc, phân tích quy trình, sắp xếp, định vị các thiết bị, cân đối dây chuyền, kiểm tra quy trình, và phân tích vận chuyển”. Để làm rõ quyết định về quy trình sản xuất trong quá trình quản trị sản xuất, nhóm sẽ phân tích dựa trên những số liệu và thực trạng của công ty sữa Vinamilk. Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần trên toàn quốc. Để làm được điều này doanh nghiệp đã có những đầu tư rất lớn cho công nghệ sản xuất. Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy của mình. Công ty đã nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Tính đến nay Vinamilk cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch - hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp sản xuất. Các công ty như Dutch Lady (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này vào quy trình sản xuất. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác. Một điển hình nổi bật cho việc đầu tư của Vinamilk vào công nghệ sản xuất là việc công ty đã hoàn thành công trình xây dựng mở rộng và nâng công suất nhà máy sữa Tiên Sơn (Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh). Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất sữa tiên tiến nhất của Đức và Thuỵ Điển, với công suất sữa đặc: 85 triệu hộp/năm, sữa chua: 360 triệu hũ/ năm (36 triệu lít/ năm), sữa nước và nước trái cây: 120 triệu lít/năm, kem: 2 triệu lít/năm, sữa đậu nành: 56 triệu lít/năm; chủ yếu phục vụ thị trường ở các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đã có một bước đột phá khá lớn về công nghệ trong việc thu mua nguyên liệu sữa đầu vào. Ý tưởng này xuất phát từ Tổng giám đốc của công ty Vinamilk, bà là người mở đầu cho phong trào nuôi bò sữa trong nước, tạo lập các vùng nguyên liệu sữa để giảm dần nguyên liệu nhập ngoại vào những năm đầu thập niên 1990. Để làm được điều này, Vinamilk đã mạnh dạn nhập máy móc hiện đại nhất để sản xuất sữa tươi tiệt trùng và thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu. Công ty đã chấp nhận giảm lãi để khuyến khích, phát triển đàn bò sữa trong nước. Nếu như năm 1990-1991 chỉ mới có 3.000 con thì hiện nay đàn bò đã lên đến 107.000 con, cho sản lượng sữa 120 triệu lít/năm, chiếm 25% tổng nguyên liệu sản xuất của công ty. Là một công ty thu mua sữa bò tươi nguyên liệu chiếm hơn 60% sản lượng của cả nước, mỗi ngày Vinamilk đang thu mua trên 400 tấn sữa bò tươi nguyên liệu từ hệ thống 86 đại lý trung chuyển sữa bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò sữa khắp cả nước, được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sữa, bao tiêu toàn bộ nguyên liệu sữa cho bà con nông dân trong suốt những năm qua. Các đại lý trung chuyển sữa của Vinamilk được đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh hoặc được Vinamilk hỗ trợ qua hình thức tín dụng. Các đại lý có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển sữa đúng theo các quy định trong hợp đồng hàng năm với Vinamilk. Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ chăn nuôi bò sữa đều do cán bộ kiểm tra chất lượng (KCS) của các nhà máy Vinamilk tiến hành. Hiện ngoài các trang trại của các hộ chăn nuôi bò sữa, Vinamilk đã trực tiếp đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho 5 trang trại kiểu mẫu với quy mô công nghiệp hiện đại tại Nghệ An, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Bình Định, Lâm Đồng. Công suất Các quyết định về công suất bao gồm những quyết định mức sản lượng tôt nhất đối với tổ chức – không quá nhiều cũng không quá ít. Những quyết định cụ thể gồm có “dự đoán, hoạch định các điều kiện làm việc, hoạch định tổng quát, lập chương trình, hoạch định công suất, phân tích trật tự xếp hàng”. Trong suốt năm 2010, trên hàng Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report loạt các phương tiện thông tin đại chúng thông tin liên tục về những thành công rực rỡ của Công ty Vinamilk: là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1. Và cho đến hiện nay, Vinamilk đã có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát…Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời để chế biến, sản xuất sữa. Tháng 8/2010, Vinamilk đã khởi công nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á tại Bình Dương. Đây là nhà máy chuyên về sản xuất sữa nước với công suất ban đầu đạt 400 triệu lít/năm và trong giai doan 2 sẽ nâng lên 800 triệu lít/năm, Đó là dự án Nhà máy Megafactory tại khu Công nghiệp Mỹ Phước - Bình Dương. Dự kiến, Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2012, đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực phía Nam của Vinamilk. Nhà máy chế biến sữa bột tại khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore chuyên sản xuất các sản phẩm sữa bột với công suất 52.000tấn/năm (gấp 4 lần công suất sản xuất sữa bột của công ty Dielac hiện nay). Tổng giá trị của hai dự án lên đến 240 triệu USD. Khi đi vào hoạt động, dự kiến trong quý 3 và quý 4/2012, hai dự án này sẽ góp phần giúp Vinamilk cung ứng ra thị trường những dòng sản phẩm chất lượng, giàu giá trị dinh dưỡng, đáp ứng sự mong mỏi ngày càng cao của giới tiêu dùng. Tháng 10/2010, Vinamilk đã hoàn thành công trình xây dựng mở rộng và nâng công suất nhà máy sữa Tiên Sơn (khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), cho công suất sữa đặc 85 triệu hộp/năm, sữa chua 36 triệu lít/năm. Một dự án nữa dự kiến đi vào hoạt động trong quý 3/2011 là Nhà máy sữa Đà Nẵng tại khu Công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) chuyên sản xuất sữa tươi và sữa chua với công suất 70 triệu lít sữa tươi và 24 triệu lít sữa chua/năm. Tổng giá trị đầu tư 23 triệu USD. Hàng tồn kho Những quyết định về hàng tồn kho liên quan đến việc quản trị mức nguyên vật liệu thô, công việc trong quy trình, và thành phẩm. Những quyết định cụ thể bao gồm: đặt hàng gì, khi nào đặt hàng, đặt hàng bao nhiêu, và quản trị nguyên liệu, vật liệu. Lại nói đến công ty Vinamilk, hiện nay công ty đang có một hệ thống phân phối rộng lớn và vững chắc. Sản phẩm của Vinamilk không chỉ tạo được tên tuổi trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu sang một số nước: Mỹ, Pháp, Ba Lan, Đức, khu vực Đông Nam Á, … VINAMILK luôn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ. Người tiêu dùng sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk. Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan ... Đặc biệt, trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Như vậy, Vinamilk đã có một dây chuyền cung ứng và quản lý sản phẩm rất tốt. Đồng nghĩa với việc, Vinamilk đang làm rất tốt vấn đề quản lý hàng tồn kho của mình. Việc cung ứng nguyên liệu Giá cả, chất lượng và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung cấp là một phần quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như tính liên tục của quá trình sản xuất. Khi một tổ chức lựa chọn đúng nhà cung cấp tiềm năng đồng thời giữ được mối quan hệ lâu dài thì đầu vào cho hoạt động sản xuất sẽ được đảm bảo, tổ chức sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm hay những biến động về thị trường. Rõ ràng trong một dây chuyền sản xuất sản phẩm, nguyên liệu đầu vào chiếm một vị trí rất quan trọng. Để có sản phẩm với mức giá cạnh tranh nhất thì doanh nghiệp phải tự chủ được nguồn nguyên liệu. Nắm bắt được tính cấp thiết đó, ngay từ những năm đầu thập niên 1990, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc công ty Vinamilk đã đề xuất ý tưởng nuôi bò sữa ngay trong nước, tận dụng được nguồn nguyên liệu ngay trong nước. “Hiện 80% lượng sữa tươi trong nước đã được Vinamilk thu mua. Với loại sữa tươi 100%, Vinamilk đã làm chủ hoàn toàn về nguyên liệu và có dư để chế biến sữa chua và các sản phẩm sữa khác”. Thế nhưng, với tốc độ tăng trưởng từ 25%-30% (tương ứng với doanh thu tăng thêm 4.000 đến 5.000 tỷ đồng/năm), thì lượng sữa trong nước hiện nay sẽ không đủ đáp ứng sản xuất. Để chuẩn bị chiến lược đường dài, Vinamilk đã hình thành và phát triển các trang trại bò sữa từ Bắc vào Nam. Mỗi trang trại sẽ nuôi khoảng 2.000 con bò. Từ đây sẽ chuyển giao con giống, kỹ thuật nuôi cho người dân địa phương, mỗi hộ sẽ nuôi khoảng 3 - 5 con. Việc làm này sẽ góp phần cải thiện đời sống người dân. Cứ với đà phát triển như hiện nay, đến năm 2015, Vinamilk sẽ chủ động được khoảng 40%-50% nguồn nguyên liệu. Mặt khác, nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng sữa, do đó Vinamilk luôn chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Và chăm sóc tốt đàn bò trong nước là một trong những yếu tố tạo nên thành công nguồn nguyên liệu. Nhóm sẽ phân tích sơ lược quá trình này để cho thấy được quy trình quản trị khá hiệu quả về nguyên liệu đầu vào. Về chuồng trại, tất cả đều được xây dựng hiện đại và với tiêu chuẩn cao như hệ thống mái che áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt, hệ thống cào phân, máng nước tự động… Các ô nằm nghỉ cho bò được lót bằng nệm cao su nhập từ Thụy Điển. Mỗi con bò đều được đeo ở dưới cổ một con chip điện tử bằng hệ thống Alpro hiện đại do công ty Delaval cung cấp. Những con chip này sẽ giúp kiểm tra chính xác lượng sữa của từng con bò. Toàn bộ thức ăn cho các con bò trong nông trại đều được chuẩn bị theo phương pháp TMR (Total Mixxing Rotation) khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô dầu, đậu tương… nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao. Môi trường sống bên trong cũng như ngoài trang trại luôn được thông thoáng, an toàn nhờ hệ thống xử lý chấ