Tự do lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng, pháp luật các nước đều quy định trong hệ thống phápluật nước mình nguyên tắc xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng là nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ.
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nội dung tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng này chính là sự xuất hiện của yếu tố quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, việc xác định “tính quốc tế” trong hợp đồng này là điều cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý. Bởi vì nếu là hợp đồng nội địa sẽ hoàn toàn do pháp luật trong nước điều chỉnh, còn nếu là hợp đồng quốc tế thì sẽ liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và khi đó vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng sẽ đặt ra như là một yêu cầu bắt buộc.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích nội dung và giới hạn của nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: phân tích nội dung và giới hạn của nguyên tắc “ tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc này thông qua việc kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
MỤC LỤC :
I. Khái quát chung về nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..........................................................................1
1. Cơ sở ghi nhận nguyên tắc..............................................................................1
2. Sự ghi nhận nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam...............................................1
Nội dung nguyên tắc “ tự do lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những hạn chế của nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam............................................................................................2
Nội dung nguyên tắc....................................................................................2
2. Một số hạn chế đối với nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam.............................4
III. Một số vấn đề thực tiễn áp dụng nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam ......5
BÀI LÀM:
I. Khái quát chung về nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1. Cơ sở ghi nhận nguyên tắc:
Tự do lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng, pháp luật các nước đều quy định trong hệ thống phápluật nước mình nguyên tắc xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng là nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ.
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nội dung tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng này chính là sự xuất hiện của yếu tố quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, việc xác định “tính quốc tế” trong hợp đồng này là điều cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý. Bởi vì nếu là hợp đồng nội địa sẽ hoàn toàn do pháp luật trong nước điều chỉnh, còn nếu là hợp đồng quốc tế thì sẽ liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và khi đó vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng sẽ đặt ra như là một yêu cầu bắt buộc.
Mặt khác đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu thì bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Tuy nhiên vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật nước người bán, cũng có khi là luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp). Vấn đề đặt ra ở đây là trong số các nguồn luật trên thì nguồn luật nào được lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng, nguồn luật nào sẽ được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra? Trong trường hợp này, hai bên chỉ có thể đạt được sự thống nhất khi luật được lựa chọn là luật không nghiêng quá về bảo vệ quyền lợi cho bên nào.
2. Sự ghi nhận nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam:
Pháp luật của các nước cũng như Việt Nam đều quy định trong quá trình đàm phán ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties). Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật để điều chỉnh phù hợp với ý chí của mình khi có tranh chấp xảy ra. Vì không ai hiểu hợp đồng bằng chính các bên tham gia hợp đồng.
Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng được thể hiện tại các văn bản pháp luật sau đây: Điều 79 BLDS năm 2005: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác” ; Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại năm 2005: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”; Khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Hàng hải năm 2005: “Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước, hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp”.
Nội dung nguyên tắc “ tự do lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những hạn chế của nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam:
1. Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc “tự do hợp đồng” tức là các bên có toàn quyền trong việc đàm phán thỏa thuận tất cả mọi vấn đề có liên quan tới hợp đồng (tất nhiên, ngoài một số trường hợp ngoại lệ). Do vậy, ngay cả vấn đề là chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng do các bên định đoạt. Nội dung của nguyên tắc “ tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên trong hợp đồng tự do trong việc thể hiện ý chí mong muốn là chọn một hệ thống pháp luật nào đó (có thể bằng một điều khoản trong hợp đồng) để áp dụng trong việc thực hiện và giải quyết quan hệ hợp đồng của mình. Nội dung của nguyên tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 điều 3 Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vũ hợp đồng: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Nội dung của nguyên tắc này trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện cụ thể ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về phạm vi chọn luật áp dụng: Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể của hợp đồng có thể hoàn toàn tự do thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thuộc một quốc gia nước ngoài bất kỳ nào mà họ muốn ( có thể là pháp luật nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi một trong các bên có trụ sở chính...), dĩ nhiên là phải đáp ứng yêu cầu không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước đó, tức là không vi phạm trật tự công của quốc gia đó. Ngoài ra, các chủ thể cũng hoàn toàn có thể chọn áp dụng Điều ước quốc tế liên quan, như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, hay thậm chí cũng có thể áp dụng tập quán quốc tế nếu chúng được pháp luật của các bên ghi nhận (như INCOTERMS 2000). Ví dụ: Luật Thương mại 2005 của nước ta, Khoản 2 Điều 5 quy định như sau: “Các bên trong hợp đồng được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”...Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận về mặt nguyên tắc cho phép các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là luật áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng.Trong thực tiễn, ta thấy rằng các bên thường chọn luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình khi hệ thống pháp luật đó có mối quan hệ với hợp đồng, am hiểu và gần gũi với lợi ích của các bên.
Thứ hai, về thời điểm lựa chọn luật áp dụng: Việc chọn luật áp dụng vào thời điểm nào do các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự do thỏa thuận. Trên tinh thần của Công ước Viên 1980, ta có thể thấy các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng bằng một điều khoản trong hợp đồng như đã nói ở trên, hoặc cũng có thể sửa đổi điều khoản đó trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng , hoặc cũng có thể thay đổi việc chọn luật áp dụng bằng hệ thống pháp luật khác so với sự lựa chọn ban đầu. Quy định này khẳng định thêm quyền tự do của các bên trong việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Tuy nhiên, cũng theo Công ước Rome, sau khi ký hợp đồng các bên mới chọn luật áp dụng hoặc có sự thay đổi thì điều khoản luật áp dụng này vẫn có hiệu lực tính từ khi giao kết hợp đồng, trừ khi: I) nếu hợp đồng đã có hiệu lực về hình thức thì việc chọn hệ thống pháp luật khác phải không làm ảnh hưởng tới hiệu lực về hình thức của hợp đồng. II) Việc chọn luật áp dụng mới không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ ba.
Thứ ba, về việc chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng: Do tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là những hợp đồng lớn, có sự đan xen của nhiều nghĩa vụ nhỏ hoặc là tổng hợp của nhiều hợp đồng nhỏ khác nhau, nên các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng, hoặc cũng có thể lựa chọn các hệ thống pháp luật khác nhau để áp dụng cho từng vấn đề trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là các bên tự do trong việc lựa chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng.
Có thể thấy, trên thực tiễn, khi giao kết các hợp đồng quốc tế các bên có thể xây dựng một điều khoản riêng về chọn luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, tránh các rủi ro không tiên liệu trước. Điều khoản chọn luật phải thể hiện ý chí thông nhất của các bên về việc áp dụng pháp luật nước nào điều chỉnh nội dung hợp đồng hoặc áp dụng luật nào để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp. Có thể coi điều khoản chọn luật áp dụng có giá trị pháp lý độc lập không phụ thuộc vào việc hợp đồng có hiệu lực hay không. Ngoài ra, các bên có thể ghi nhận việc chọn luật của mình từ chính một tình huống trong thực tế. Cụ thể, đoạn 2 điều 3.1 của Công ước Viên năm 1980 quy định: Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng phải được thực hiện một cách rõ ràng trên cơ sở của hợp đồng hoặc một tình huống thực tế”. Tương tự, Điều 3 Công ước Rome 1980 cũng chỉ rõ “Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do các bên lựa chọn. Sự chọn luật áp dụng phải được thể hiện hoăc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lý (reasonable certainy) bằng các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh của vụ việc”.
Một số hạn chế đối với nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam:
Như đã phân tích ở trên, tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay cho phép các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận này có thể bị hạn chế trong một số trường hợp.
Theo quy định của Công ước Rome 1980 cũng như pháp luật nhiều nước trên thế giới, quyền tự do thỏa thuận luật áp dụng của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng thường bị hạn chế trong một số trường hợp như: các bên không được chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh hợp đồng; hạn chế đối với hợp đồng nội địa Khi tất cả các yếu tố khác của hợp đồng tại thời điểm chọn luật nằm ở một quốc gia khác quốc gia có luật được lựa chọn, chỉ có thỏa thuận chọn luật nước ngoài là yếu tố nước ngoài duy nhất thì các bên không bị cấm thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài, nhưng sự thỏa thuận đó không có hiệu lực hoàn toàn. Nó bị hạn chế bởi các quy định bắt buộc của nước có mối quan hệ độc nhất với hợp đồng - thỏa thuận đó không thể có tác dụng loại trừ những quy định bắt buộc của luật nước có mối liên hệ độc nhất với các bên trong mối quan hệ pháp lý giữa họ.
; hạn chế sự áp dụng của luật được chọn bởi hai bên để đảm bảo lợi ích công; pháp luật một số nước còn yêu cầu nước có luật được lựa chọn phải có mối quan hệ thực chất với hợp đồng… Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tự do thỏa thuận luật áp dụng của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, khi có quy phạm xung đột của Việt Nam xác định hệ thống pháp luật của nước nào sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Quy phạm đó có thể đưa ra hướng xác định luật điều chỉnh, hoặc xác định rõ pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật CHXHCNVN thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam...”. Điều 769 cũng quy định pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam, hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam... Tương tự, theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, “việc cầm cố, thế chấp tàu biển tại Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, đối với những trường hợp đó, các bên không được thỏa thuận chọn luật áp dụng mà phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, trong một số trường hợp, các bên chỉ được chọn pháp luật nước ngoài khi pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể. Theo Điều 5 Luật Đầu tư 2005, “đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng luật của nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế … ”; hay trong Luật Trọng tài thương mại: “trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp…” Khoản 3 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010.
. Như vậy, đối với những vấn đề có liên quan trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên chỉ được chọn áp dụng pháp luật nước ngoài khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định. Đối với những trường hợp cụ thể mà pháp luật Việt Nam có quy định thì các bên không có quyền chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh.
Thứ ba, các bên được quyền chọn pháp luật nước ngoài nhưng việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, Điều 759 BLDS có quy định: “Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN”. Có thể bắt gặp các quy định tương tự trong Luật Thương mại: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” Điều 5 Luật Thương mại 2005.
. Trong những trường hợp này, việc áp dụng pháp luật nước ngoài có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm những lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ, ảnh hưởng đến traath tự pháp lý trong nước. Vì vậy, để bảo lưu trật tự công cộng, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các lợi ích quốc tế, pháp luật nước ngoài do các bên lựa chọn sẽ bị từ chối áp dụng, thay vào đó, các bên sẽ phải áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
III. Một số vấn đề thực tiễn áp dụng nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Trong quá trình đàm phán ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể thực hiện các quyền của mình trong đó có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties). Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật để điều chỉnh phù hợp với ý chí của mình khi thực hiện hợp đồng, đặc biệt là khi phát sinh tranh chấp giữa các bên, việc chọn luật áp dụng trong hợp đồng có khả năng giúp các bên dung hòa được lợi ích của nhau một cách tốt hơn. Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán thép giữa công ty bên bán Mechel metal supply – LTD của Lichtenxtain có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và bên mua là công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng (Việt Nam) có trụ sở tại Hà Nội ký ngày 17/02/2003. Theo hợp đồng, bên bán sẽ bán cho bên mua 1235 MT thép cuộn. Tổng giá trị hợp đồng là 462.890USD theo phương thức CFR. Cảng Hải Phòng, INCOTERMS 2000, giá 374USD/tấn. Trong hợp đồng các bên có điều khoản thỏa thuận như sau: Mọi vấn đề liên quan đến hoặc phát sinh từ hợp đồng này sẽ được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế còn khá nhiều thương nhân trong nước tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều này xuất phát từ việc chưa nắm và hiểu rõ các vấn đề liên quan đến luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này một phần xuất phát từ quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa thật sự rõ ràng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về quan hệ hợp đồng và pháp luật được lựa chọn áp dụng. Thường các bên chọn luật áp dụng của một nước liên quan đến hợp đồng, nhất là pháp luật của nước mà một bên trong hợp đồng có quốc tịch. Ví dụ, trong một hợp đồng giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Nhật Bản, các bên có thỏa thuận: “về mọi mặt, hợp đồng này chịu sự điều tiết theo pháp luật Nhật Bản”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bên còn chọn pháp luật một nước không có quan hệ nào với hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với một doanh nghiệp Singapore, các bên có ghi: “Trường hợp trọng tài thương mại quốc tế paris không có thẩm quyền thì hợp đồng được điểu chỉnh theo Luật anh và tòa án Anh”. Việc các bên lựa chọn pháp luật không có quan hệ với hợp đồng như trường hợp trên có được chấp nhận ở Việt Nam không? Theo khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trong điều luật này lại không quy định trường “khi pháp luật nước đó dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba”. Bộ luật dân sự năm 1995 cũng không có quy định về vấn đề này nhưng tại khoản 3 - điều 5 - Nghị định 60/CP thì “...nếu pháp luật của nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba”. Rất tiếc, Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thay thế Nghị định 60/CP lại không kế thừa quy định này. Thiết nghĩ vấn đề