Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với một tốc độ tăng trưởng thần kỳ qua các năm,
được kỳ vọng sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới đây để dành vị trí nền kinh tế lớn
nhất thế giới. Nền kinh tế Trung quốc chỉ thực sự bắt đầu tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 1990
sau khi đất nước này tiến hành cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế. Quốc gia này
hiện đang có mối quan hệ thương mại ngày càng chặt chẽ với cả khối các quốc gia p hát triền và
đang phát triển trên toàn cầu.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang phát
triển quá nóng và tồn tại trong nó nhiều rủi ro về kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Chính phủ Trung
Quốc cũng đang phải vật lộn để duy trì tăng trưởng cho nền kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới
tăng trưởng tiêu dùng trong nước, cũng như không làm bùng phát tình trạng lạm phát. Chính điều
đó làm dấy lên một nhu cầu bức thiết về đánh giá rủi ro quốc gia của Trung Quốc, giúp các nhà
đầu tư, kinh doanh cũng như Chính phủ các quốc gia có một cái nhìn tổng quát hơn trong các
quyết định giao thương với Trung Quốc.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích rủi ro quốc gia –
Trường hợp Trung Quốc”. Do kiến thức còn hạn hẹp, nhóm rất mong ý kiến đóng góp quý báu
từ Thầy. Xin chân thành cám ơn Thầy.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp trung quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA
TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC
GVHD : PGS.TS Trương Quang Thông
SVTH : Nhóm 8 – K22- Ngân hàng Đêm 2
TP.HCM, 03/ 2014
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
LỜI MỞ ĐẦU
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với một tốc độ tăng trưởng thần kỳ qua các năm,
được kỳ vọng sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới đây để dành vị trí nền kinh tế lớn
nhất thế giới. Nền kinh tế Trung quốc chỉ thực sự bắt đầu tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 1990
sau khi đất nước này tiến hành cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế. Quốc gia này
hiện đang có mối quan hệ thương mại ngày càng chặt chẽ với cả khối các quốc gia phát triền và
đang phát triển trên toàn cầu.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang phát
triển quá nóng và tồn tại trong nó nhiều rủi ro về kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Chính phủ Trung
Quốc cũng đang phải vật lộn để duy trì tăng trưởng cho nền kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới
tăng trưởng tiêu dùng trong nước, cũng như không làm bùng phát tình trạng lạm phát. Chính điều
đó làm dấy lên một nhu cầu bức thiết về đánh giá rủi ro quốc gia của Trung Quốc, giúp các nhà
đầu tư, kinh doanh cũng như Chính phủ các quốc gia có một cái nhìn tổng quát hơn trong các
quyết định giao thương với Trung Quốc.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích rủi ro quốc gia –
Trường hợp Trung Quốc”. Do kiến thức còn hạn hẹp, nhóm rất mong ý kiến đóng góp quý báu
từ Thầy. Xin chân thành cám ơn Thầy.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
MỤC LỤC
1.Khái niệm rủi ro quốc gia..........................................................................................................1
1.2 Phân loại rủi ro quốc gia.........................................................................................................2
1.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia ............................................................................4
1.4 Vai trò của việc đánh giá rủi ro quốc gia ................................................................................6
1.5 Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia.............................................................................6
1.5.1 Phân tích định tính: ..........................................................................................................6
1.5.2 Phân tích định lượng:.......................................................................................................8
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRUNG QUỐC.............................................10
2.1 Tổng quan tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Trung Quốc...................................10
2.1.1 Về kinh tế .................................................................................................................10
2.1.2 Về chính trị và ngoại giao ........................................................................................12
2.1.3 Về các vấn đề xã hội ................................................................................................14
2.2 Phân tích rủi ro quốc gia Trung Quốc .............................................................................15
2.2.1 Rủi ro kinh tế .................................................................................................................15
2.2.2 Rủi ro tài chính ..............................................................................................................21
2.2.3 Rủi ro chính trị...............................................................................................................22
2.2.4 Một số rủi ro xã hội khác ...............................................................................................23
2.3 Tóm lược rủi ro quốc gia Trung Quốc..................................................................................25
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ
KHI ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỚI TRUNG QUỐC ..................................................................26
3.1 Xếp hạng Trung Quốc của các tổ chức xếp hạng quốc tế ...................................................26
3.2. Các khuyến nghị khi đầu tư, kinh doanh với Trung Quốc ..................................................27
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................32
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA
1.Khái niệm rủi ro quốc gia
Bối cảnh xuất hiện thuật ngữ “ Rủi ro quốc gia”
Xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế không còn giới hạn bởi các đường biên
quốc gia thì việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế đến những khu vực có điều kiện kinh
doanh hấp dẫn không còn là vấn đề quá xa lạ. Thách thức xuất hiện khi mỗi quốc gia đều có hệ
thống chính trị và pháp lý đặc trưng, và những nền tảng này góp phần vào việc tạo nên chiến
lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp cần đưa ra
đường lối phù hợp với những luật pháp và quy định áp dụng với giao dịch kinh doanh tại mỗi
quốc gia. Lấy ví dụ, việc chính phủ các quốc gia áp thuế nhập khẩu khiến cho rất nhiều công ty
chọn cách gia nhập thị trường nước ngoài bằng con đường đầu tư FDI thay vì xuất khẩu. Tuy
vậy, những đặc trưng trong hệ thống pháp luật và chính trị ở các quốc gia cũng góp phần tạo nên
cơ hội kinh doanh cho các công ty. Trợ cấp ưu đãi, ủng hộ của chính phủ, sự bảo vệ đối với cạnh
tranh,.. tất cả những thuận lợi này giúp làm giảm chi phí và ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến
lược kinh doanh.
Rất nhiều chính phủ các quốc gia khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào đất nước
mình và sử dụng lao động tại địa phương bằng hình thức giảm thuế hoặc ưu đãi về tiền mặt. Để
tận dụng được các cơ hội và tối thiểu hóa rủi ro, các nhà quản lý cần xây dựng vốn hiểu biết về
khu vực kinh tế nhà nước, bối cảnh chính trị, cũng như hệ thống pháp lý ở các quốc gia mà
doanh nghiệp dự kiến hoạt động kinh doanh. Họ cũng cần phải xây dựng các kỹ năng để tương
tác có hiệu quả với các cơ quan hành chính ở đất nước đó. Những động thái về chính trị hoặc
pháp luật có thể gây tổn hại tới lợi nhuận trong kinh doanh, ngay cả khi chúng không cố ý. Các
bộ luật có thể quá chặt chẽ hoặc có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn. Rất nhiều
trường hợp các bộ luật dành ưu tiên cho nước sở tại – là đất nước nơi mà hoạt động kinh doanh
trực tiếp diễn ra.
Từ những thực tế phát sinh do sự khác biệt mang tính đặc trưng ở mỗi quốc gia trong quá trình
kinh doanh, thuật ngữ rủi ro quốc gia xuất hiện và trở thành một trong những yếu tố tác động đến
quá trình dịch chuyển dòng vốn. Thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng gắn với quá trình đầu tư
và chu chuyển dòng vốn quốc tế và được phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
2
ro quốc gia lúc này được hiểu là nguy cơ đối mặt với thiệt hại hoặc những chống đối đối với hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trị và/hoặc môi
trường pháp lý của một quốc gia.
Khái niệm rủi ro quốc gia:
Theo Bourke (1990), “Rủi ro quốc gia là khả năng của một quốc gia để tạo ra đủ dự trữ ngoại hối
để đáp ứng cho những nghĩa vụ nợ bên ngoài . Những yếu tố quan trọng của rủi ro quốc gia là
tình trạng hoạt động mậu dịch (xuất khẩu trừ nhập khẩu chia cho GNP) và mức độ nợ nước
ngoài.”
Roy (1994) đã bổ sung định nghĩa này và mô tả rủi ro nợ của chính phủ. Đây là những khả năng
tiềm tàng đối với những mất mát tài chính mà có nguồn gốc từ các sự kiện kinh tế hay chính trị.
Rủi ro quốc gia là một định nghĩa rộng hơn của rủi ro tín dụng và cho vay xuyên biên giới. Khi
thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng trong cho vay xuyên biên giới và người đi vay là chính
phủ thì rủi ro quốc gia được biết đến như là rủi ro thể chế hay rủi ro tín dụng quốc gia.
Trong khía cạnh tài chính, khi mà một quốc gia không hoàn thành được nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ
gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tài chính khác trong quốc gia đó cũng như đến
những quốc gia mà nó có quan hệ. Trường hợp này cụ thể áp dụng cho cổ phiếu, trái phiếu, quỹ
tương hỗ, quyền chọn và hợp đồng tương lai mà được phát hành trong một quốc gia cụ thể. Trên
khía cạnh này rủi ro quốc gia có thể xem như là những tác động mang tính quốc gia đến thu nhập
từ đầu tư. Tức là nó để cập đến khả năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “giảm giá” và khi đó, rủi
ro quốc gia sẽ được lượng hóa bằng phương sai thu nhập.
1.2 Phân loại rủi ro quốc gia
1.2.1 Rủi ro kinh tế
Là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng mà tạo ra một thay đổi chủ
yếu trong thu nhập kỳ vọng của một nhà đầu tư. Rủi ro này phát sinh từ khả năng tiềm tang của
những thay đổi bất lợi trong mục tiêu của các chính sách kinh tế chủ yếu ( chính sách tài khóa,
chính sách quốc tế, chính sách phân bổ của cải cách hay chính sách sản xuất) hay phát sinh từ
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
3
một thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của quốc gia ( như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái công
nghiệp, dịch chuyển dân cư)
1.2.2 Rủi ro chuyển giao
Là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia về việc hạn chế sự di chuyển
của dòng vốn nước ngoài. Những hạn chế này có thể là: gây khó khăn cho việc di chuyển lợi
nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rủi ro chuyển giao cũng có thể hiểu là khả năng mà một tài sản
không thể chuyển đổi sang một đồng tiền thanh toán ( đồng tiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì
quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềm chế khả năng này.
1.2.3 Rủi ro tỷ giá
Là một sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá bao gồm một sự
thay đổi không mong đợi trong chế độ tỷ giá như một thay đổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi. Lý
thuyết kinh tế chỉ ra việc phân tích rủi ro tỷ giá phải trải qua thời kỳ dài ( hơn 1 đến 2 năm). Các
áp lực ngắn hạn, bị chi phối bởi các nguyến tắc kinh tế cơ bản, có khuynh hướng bị cuốn theo
bởi các động lực mua bán tiền tệ được định giá một cách tốt nhất bởi các nhà kinh doanh tiền tệ.
Trong ngắn hạn, rủi ro đối với nhiều đồng tiền có thể được loại bỏ ở một chi phí có thể chấp
nhận được thông qua các cơ chế phòng ngừa khác nhau và các hợp đồng tương lai.
1.2.4 Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận
Bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên bởi những khó khăn trong một khu vực, bởi một nước
đối tác của một quốc gia, hay trong các quốc gia với những tính chất tương tự. Tính chất lây lan
thể hiện tiêu biểu ở các quốc gia Latin vào những năm 1980, sự lây lan ở châu Á vào năm 1997-
1998. Vị trí địa lý cung cấp sự đo lường đơn giản nhất về rủi ro vị trí. Các đối tác giao dịch, các
đồng minh thương mại quốc tế ( như M ercousur, NAFTA, và EU), quy mô, biên giới, và khoảng
cách đối với các quốc gia quan trọng về kinh tế hay chính trị hay các khu vực cũng có thể giúp
xác định rủi ro vị trí.
1.2.5 Rủi ro thể chế
Liên quan đến việc một chính phủ sẽ không sẵn lòng hay không thể đáp ứng được các nghĩa vụ
nợ, hoặc là có thể bội ước các cam đoan đối với các khoản vay nợ. Rủi ro tự chủ có thể liên quan
đến rủi ro chuyển giao mà một chính phủ có thể cạn kiệt ngoại hối do sự tiến triển không thuận
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
4
lợi trong cán cân thanh toán. Nó cũng liên quan đến rủi ro chính trị trong trường hợp mà một
chính phủ có thể quyết định không thực hiện đúng hẹn những cam kết vì mục đích chính trị. Rủi
ro này đặc biệt quan trọng đối với người cho vay cá nhân. Khi chính phủ một quốc gia quyết
định không đáp ứng nghĩa vụ nợ của họ, người cho vay cá nhân thực tế không thể kiện chính phủ
nước ngoài.
1.2.6 Rủi ro chính trị
Liên quan đến một thay đổi trong thể chế chính trị xuất phát từ một thay đổi trong quyền lực
kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi kinh tế khác. Loại rủi ro này bao hàm khả
năng tiềm tang đối với những xung đột bên trong và bên ngoài, rủi ro sung công. Đánh giá rủi ro
này đòi hỏi phân tích nhiều nhân tố, bao gồm các mối quan hệ của các đảng phái khác nhau trong
một quốc gia, quá trình ra quyết định trong chính phủ, và lịch sử của quốc gia đó. Việc bảo hiểm
hiện có đối với các rủi ro chính trị, có thể đạt được từ một số các cơ quan chính phủ và các tổ
chức quốc tế.
1.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia
1.3.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
a.Quy mô và cấu trúc nợ nước ngoài trong mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó
- Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng hoảng thanh
khoản
- Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu nhập từ thuế
và các nguồn khác để đáp ứng nghĩa vụ nợ.
b.Điều kiện và tính tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia
- Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện hữu của bất
kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với sự sụt giảm trong thị trường
xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu.
- Khả năng tiềm tang đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đoái và tác động lên giá
trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
5
c.Vai trò của các nguồn vốn nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ của quốc gia
- Mối quan hệ của quốc gia với các nhà cấp tín dụng của khu vực tư nhân, bao gồm sự tồn tại của
những cam kết vay mượn và thái độ của các ngân hàng đối với quan hệ trong việc cho vay thêm
đối với các nhà đi vay trong quốc gia đó.
- Vị thế của quốc gia đối với các nhà cấp tín dụng đa phương và chính thức, bao gồm khả năng
của quốc gia có đủ tư cách và chịu đựng được chương trình điều chỉnh kinh tế của IMF hay các
chương trình phù hợp khác.
- Xu hướng trong đầu tư nước ngoài và khả năng của quốc gia trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài trong tương lai.
- Những cơ hội của tiến trình tư nhân hóa của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước.
d. Một số yếu tố vĩ mô khác
- Mức dộ mà nền kinh tế của quốc gia có thể bị tác động bất lợi thông qua sự lây lan các vấn đề
khó khăn từ các quốc gia khác.
- Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia, bao gồm hệ thống giám sát hoạt
động ngân hàng và bất kỳ gánh nặng tiềm tang của các khoản nợ bất ngờ mà một hệ thống ngân
hàng yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ.
- Quy mô của vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp khác của chính phủ có thể tác
động bất lợi đến tính hoàn hảo của hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và khả năng cạnh tranh của
các ngành công nghiệp hay các công ty được ưu đãi.
- Mức độ tác động mà các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro tín dụng của
các đối tác của nhà đầu tư t rong quốc gia đó.
- Viễn cảnh kinh tế của bất kỳ ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia.
1.3.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật
- Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia
- Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề ngân sách
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
6
- Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính phủ của quốc
gia đó
- Bất cứ xu hướng nào về việc đánh thuế giá cả, lãi suất, hay kiểm soát ngoại hối
- Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng ích của các nhà tín dụng nước
ngoài và nhà đầu tư
- Các chuẩn mực kế toán trong quốc gia và tính tin cậy, tính minh bạch của thông tin tài chính.
1.4 Vai trò của việc đánh giá rủi ro quốc gia
Đánh giá rủi ro quốc gia có vai trò quan trọng vì nó lượng hóa được mức độ rủi ro của từng quốc
gia đo lường. Kết quả lượng hóa rủi ro không chỉ quan trọng với Chính phủ quốc gia được đánh
giá mà còn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư hoặc các nhà cho vay quốc tế.
Đối với chính phủ: thông qua việc đánh giá rủi ro quốc gia, tự đánh giá hoặc thông qua các cơ
quan xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ có thể nhận biết được thực trạng của nền kinh tế, những yếu
kém và triển vọng quốc gia. Làm cơ sở đưa ra chính sách vĩ mô nhầm nâng cao mức tín nhiệm
trên quốc tế, thu hút dòng vốn đầu tư thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc cải thiện mức
độ rủi ro quốc gia cũng đồng thời sẽ làm giảm thiểu chi phí vay mượn trên thị trường tài trợ quốc
tế do nguyên tắc tài chính căn bản rủi ro càng cao thì phần bù rủi cũng phải tương ứng.
Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư trong nước thông qua việc đánh giá rủi ro quốc gia để
nhận biết được mức độ rủi ro chung để so sánh với mức độ rủi ro riêng của mình để có các chiến
lược đầu tư cụ thể nhằm đạt mức sinh lời cao nhất. Đối với các nhà đầu tư quốc tế, đánh giá rủo
ro quốc gia cung cấp thông tin tốt nhất cho việc dự báo các khả năng có thể xảy ra, làm công cụ
cho các quyết định cho vay hoặc đầu tư vào một quốc gia cụ thể.
1.5 Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia
1.5.1 Phân tích định tính:
Các nhân tố kinh tế vĩ mô
a. Nhân tố đầu tiên trong các nhân tố này là quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài trong
mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó.
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
7
- Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng hoảng
thanh khoản
- Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu nhập
từ thuế và các nguồn khác để đáp ứng nghĩa vụ nợ.
b. Điều kiện và tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia cũng là một nhân
tố quan trọng, bao gồm:
- Mức dự trữ quốc tế
- Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện hữu
của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với một sự sụt giảm
trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu
- Khả năng tiềm tàng đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đối và tác động lên
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia
c. Một số các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác, bao gồm :
- Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia.
- Mức độ tác động mà các điều kiên kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro tín
dụng của các đối tác của nhà đầu tư t rong quốc gia đó.
Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật
Việc phân tích rủi ro quốc gia cũng nên đưa vào xem xét môi trường xã hội, chính trị, và pháp
luật:
- Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia
- Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề ngân
sách và hành động để sữa chữa bổ sung thích hợp
- Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính phủ của
quốc gia đó
- Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng lợi ích của các nhà tín
dụng nước ngoài và nhà đầu tư
- Mức độ bảo vệ của pháp luật và các chính sách của chính phủ đối với các giao dịch điện
tử và mức độ đẩy mạnh phát triển công nghệ theo một cách an toàn và hoàn chỉnh.
- Các chính sách khuyến khích của chính phủ trong việc quản lý hiệu quả rủi ro của các tổ
chức định chế
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –TRUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG
8
1.5.2 Phân tích định lượng:
Tùy vào mô hình định lượng, chúng ta sẽ tiến hành chấm điểm một số nhân tố tác động đến rủi
ro quốc gia: Rủi ro chính trị, Rủi ro kinh tế, Rủi ro cấu trúc, Nợ công… Sau đó quy đổi thành
điểm tổng hợp của rủi ro quốc gia (là tổng điểm các nhân tố sau khi điều chỉnh bởi trọng số tác
động của từng nhân tố đ