Đề tài Phân tích sản phẩm thị trường của dự án Bãi giữ xe thông minh

Nhận thấy thực tế còn nhiều bất cập trong việc giữ xe của các bãi xe trên địa bàn TP.HCM.Nhóm của chúng tôi đã cho ra đời hệ thống giữ xe thông minh. Sản phẩm được đánh giá rất cao về tính an toàn dành cho người sử dụng đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí nhân viên. Theo thống kê của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình trên địa bàn TP xảy ra 50-100 vụ mất xe máy trong đó tỉ lệ tại các bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ chiếm 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do kẻ gian dùng thủ đoạn làm vé giả, tráo biển số hay người giữ xe bị mất vé. Ý tưởng của hệ thống giữ xe ra đời từ đó.Nhận thấy tính bảo mật cao nên nhóm chúng tôi quyết định áp dụng mô hình này làm đề tài cho dự án của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp những số liệu thực tế để thuyết phục nhà đầu tư, đối tác tiềm năng hoặc người đọc là công việc kinh doanh của bạn sẽ thu hút nhiều khách hàng trong một ngành kinh doanh đang phát triển và có thể đảm bảo doanh số bán ra bất chấp cạnh tranh. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó có xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường.Nhiều phần tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh như phần sản xuất, tiếp thị và tổng số vốn bạn cần có, đều sẽ phải dựa trên dự báo về doanh số bán ra được đề cập đến trong phần này.Sau đây là những phần mà chúng tôi muốn đề cập đến trong phân tích thị trường sản phẩm.

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích sản phẩm thị trường của dự án Bãi giữ xe thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “BÃI GIỮ XE THÔNG MINH” Nhận thấy thực tế còn nhiều bất cập trong việc giữ xe của các bãi xe trên địa bàn TP.HCM.Nhóm của chúng tôi đã cho ra đời hệ thống giữ xe thông minh. Sản phẩm được đánh giá rất cao về tính an toàn dành cho người sử dụng đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí nhân viên. Theo thống kê của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình trên địa bàn TP xảy ra 50-100 vụ mất xe máy trong đó tỉ lệ tại các bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ… chiếm 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do kẻ gian dùng thủ đoạn làm vé giả, tráo biển số hay người giữ xe bị mất vé. Ý tưởng của hệ thống giữ xe ra đời từ đó.Nhận thấy tính bảo mật cao nên nhóm chúng tôi quyết định áp dụng mô hình này làm đề tài cho dự án của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp những số liệu thực tế để thuyết phục nhà đầu tư, đối tác tiềm năng hoặc người đọc là công việc kinh doanh của bạn sẽ thu hút nhiều khách hàng trong một ngành kinh doanh đang phát triển và có thể đảm bảo doanh số bán ra bất chấp cạnh tranh. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó có xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường.Nhiều phần tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh như phần sản xuất, tiếp thị và tổng số vốn bạn cần có, đều sẽ phải dựa trên dự báo về doanh số bán ra được đề cập đến trong phần này.Sau đây là những phần mà chúng tôi muốn đề cập đến trong phân tích thị trường sản phẩm. Khách hàng Quy mô và xu hướng thị trường Cạnh tranh Doanh số ước tính Khách hàng Như ta đã thấy thì nhu cầu của khách hàng là vô tận nhưng khả năng đáp ứng là hữu hạn,vì vậy cần tập trung vào nhu cầu cấp thiết hiện nay của khách hàng.Cho nên nhóm chúng tôi đã tập trung tìm hiểu,nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các khách hàng,một dự án mà tính khả thi là khá cao,đáp ứng được những nhu cầu được cho là cấp bách hiện nay.Hiện nay trên địa bàng thành phố nạn kẹt xe luôn là đề tài nóng,có rất nhiều kênh như báo chí,truyền thanh,truyền hình đăng tải về vấn đề này,và có một kênh truyền thanh chuyên cung cấp thông tin những điểm nóng giao thông trên địa bàn thành phố để thông báo cho mọi người dân,lưu lượng xe di chuyển quá nhiều trên các nẻo đường phố là rất nhiều mà khả năng sức chứa của đường phố hiện nay là có hạn cho nên việc xuất hiện những điểm giữ xe là điều tất yếu để giảm nạn kẹt xe,nhưng do lượng xe quá nhiều mà những điểm giữ xe hiện nay chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu mà khách hàng mong muốn,nguyên nhân là do Mức độ an toàn của những điểm giữ xe trên không làm khách hàng hoàn toàn an tâm Thái độ phục vụ của những nhân viên gửi xe đối với khách hàng chưa được tế nhị,cũng như mức độ chuyên nghiệp Thời gian gửi xe làm cho khách hàng khó chịu vì phải đợi đến lâu mới tới lượt của mình Đó là những vấn đề thường gặp hiện nay tại các điểm giữ xe nói chung còn ở trường đại học Ngân Hàng thì sao? Hiện nay thì vấn đề gửi xe của trường cũng được quan tâm nhiều,mặc dù năm nay trường đã thêm một bãi giữ xe ở khu sân bóng của trường,đã giảm tải được lượng xe tập trung một chỗ ở ngay cổng chính gây kẹt xe cũng như mất đi vẻ đẹp của ngôi trường,giảm bớt được vấn đề quá tải vì sức chứa của bãi gửi xe không chứa hết đươc lượng xe mà sinh viên gửi,nhiều xe để quá sát nhau gây trầy xước xe hoặc gặp khó khăn khi lấy xe ra,nhiều lúc phải sử dụng đến diện tích khuôn viên trong trường để giữ xe gây ra mất vẻ mỹ quan trong trường,cũng do lối vào bãi giữ xe quá nhỏ và dốc cộng thêm viêc nằm ngay bên cạnh cổng chính nên việc cùng lúc ra về hay vào học cũng gây ra mất trật tự cũng như kẹt xe ỏ khu vực trước cổng trường.Về khía cạnh nhân viên giữ xe thì mấy năm trước xảy ra các vụ trộm xăng hay ăn cắp phụ tùng xe cả sinh viên gửi trong trường theo hình thức gửi theo tháng nên có xảy ra xo xác giữa hai bên,nên sinh viên cũng phản ảnh nhiều về vấn đề nhân viên giữ xe,cơ sở vật chất bãi giữ xe cũng xuống cấp không thể đáp ứng được nhu cầu,bãi giữ xe mới thêm vào cũng chỉ phần nào nhu cầu về chỗ gửi chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sân bãi cũng như thái độ phục vụ của nhân viên giữ xe Chúng tôi đã tập hợp được những nguyện vọng cũng như là yêu cầu của các bạn sinh viên trong trường đó là lý do tại sao mà chúng tôi muốn đưa ra mô hình “bãi giữ xe thông minh” này để ứng dụng vào trường của chúng tôi để giải quyết những bức xúc của những sinh viên trong trường.Sản phẩm của chúng tôi đáp ứng được nhu cầu về chất lượng,thái độ phục vụ,cũng như giá cả.Sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu đã được thực hiện thành công ở những địa điểm như Thương Xá Tax,Hùng Vương Plaza,Ktx đại học Bách Khoa.Sản phẩm nhằm phục vụ cho các trường đại học cao đẳng trong thành phố.Khách hàng của chúng tôi là những bạn sinh viên trong trường cũng như các bạn sinh viên trường khác có nhu cầu gửi xe,nếu thực hiện thành công thì chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục ở các trường khác như Sư Phạm Kỹ Thuật,Đại học Quốc Gia…đó mới chỉ là thị trường nhỏ,còn thị trường tiềm năng đó là công nhân ở các công ty xí nghiệp cũng như những người tri thức sẽ là thị trường không nhỏ,nhu cầu của thị trường này là rất lớn,đó sẽ là một dự án tầm cỡ quốc gia,điều mà chúng tôi muốn hướng đến trong tương lai gần. Quy mô/xu hướng của thị trường Hiện nay quy mô thị trường của sản phẩm thì không được rộng rãi bởi vì công nghệ là độc quyền,nhiều người tiêu dùng chưa nắm bắt được lợi ích của sản phẩm là do chi phí đầu tư ban đầu là khá cao bao gồm (chi phí xây dựng mặt bằng,chi phí nhân công,chi phí máy công nghệ,chi phí lắp đặt…) và cũng như thời gian cũng mất mấy tháng để hoàn thành việc xây dựng cơ bản,cũng như là khách hàng do họ đã quen với việc gửi xe tại những điểm gửi xe bình thường mà họ chưa nhận thấy được tính ưu viết của mô hình trên.Hiện tại thì mô hình được áp dụng tại một số điểm trọng yếu như bệnh viện,các khu mua sắm,trường học...như vậy là quá ít ỏi so với nhu cầu hiện nay do một số yếu tố đã kể trên,không chỉ áp dụng cho các địa điểm trọng yếu mà mô hình phải được nhân rộng ra cả thành phố hay các tỉnh lân cận,hiện tại chúng tôi chỉ đáp ứng nhu cầu về xe đạp và xe mô tô hai bánh. Trong tương lai thì mô hình này sẽ được nhân rộng ra khắp thành phố các tỉnh lân cận hay cả vùng Đông Nam Bộ bởi tính khả thi của mô hình là cao,tiện lợi,nhanh chóng,giá phải chăng,đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong tương lai khi mà thành phố sẽ xuất hiện thêm nhiều xe hơn mà trong đó xe bốn bánh sẽ gia tăng đáng kể nhất trong tất cả những phương tiện hiện tại.Thị trường vào tương lai là rất có tiềm năng bởi hiện tại chưa có nhiều nơi áp dụng mô hình này,do nhu cầu bãi giữ xe vào tương lai cho các loại xe hai bánh và đặc biệt là bốn bánh nên đây là một thị trường tiềm năng cho những ai muốn đầu tư vào dự án “bãi giữ xe thông minh” này.Các yếu tố dẫn đến nhu cầu tăng lên của phương tiện di chuyển trong tương lai đặc biệt là xe bốn bánh đó là xu hướng tương lai thì đời sống của người dân sẽ tăng lên kéo theo là nhu cầu vật chất sẽ tăng theo và phương tiện di chuyển là nhu cầu hàng đầu cho nên nhu cầu về bãi giữ xe là điều tất yếu,tương lai thì người dân sẽ di chuyển ra ở ngoại ô vì mức độ ô nhiễm dự báo sẽ tăng lên do nhà máy mọc lên nhiều dẫn đến việc di chuyển vào trung tâm đi làm hay đi công việc sẽ tăng vì vậy mà nhu cầu giữ xe chắc chắn là sẽ tăng cao,giới tính cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân là do tỷ lệ nam trong tương lai sẽ cao hơn nữ cho nên nhu cầu mua phương tiện cũng cao hơn,tuổi tác cũng vậy do nước ta là dân số trẻ nên nhu cầu của giới trẻ cũng không nhỏ,yếu tố tiếp theo đó là đường xá trong tương lai sẽ giải quyết được vấn đề kẹt xe hiện nay làm cho nhiều gia đình không mua xe,việc giải quyết vấn đề trên sẽ kích thích nhu cầu mua xe của những gia đình co nhu cầu,một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là trong tương lai thì chính sách lãi suất xe nhập khẩu của chính phủ sẽ giảm xuống thấp do nước ta đã gia nhập WTO cho nên nhu cầu sẽ tăng cao hơn. Cạnh tranh Trong môi trường kinh doanh không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các công ty khác hay cá nhân khác,muốn tồn tại trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt thì người kinh doanh phải có sách lược,chiến lược rõ ràng,nhóm chúng tôi đã có những kế hoạch cụ thể để cạnh tranh với những tổ chức hay cá nhân khác,muốn cạnh tranh được chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về nhu cầu của khách hàng,các yếu tố về chi phí xây dựng cơ bản,chi phí lắp đặt,chi phí quản lý,chi phí nhân viên,đồng thời nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh,tìm hiểu rõ ràng đầy đủ về các đối thủ của mình,sau đây là các phân tích về các đối thủ cạnh tranh rồi từ đó đưa ra chính sách đúng đắn cho dự án của nhóm. Phân tích chiến lược của các đối thủ cạnh tranh:Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của nhóm chúng tôi là những đối thủ cùng theo đuổi những thị trường mục tiêu giống nhau với chiến lược giống nhau.Nhóm chiến lược là nhóm các công ty cùng áp dụng một chiến lược giống nhau trên một thị trường mục tiêu nhất định.Trong thực tế, mỗi đối thủ cạnh tranh đều định hướng chuyên môn của mình đầy đủ hơn là chỉ theo hai tham biến.Rõ ràng là, mỗi công ty có một cơ cấu chiến lược khác nhau và vì thế cũng nhắm vào những nhóm khách hàng khác nhau. Chúng tôi cần có những thông tin chi tiết hơn nữa về từng đối thủ cạnh tranh,cần biết chất lượng sản phẩm, tính năng và danh mục sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng; chính sách giá cả; phạm vi phân phối, chiến lược về lực lượng bán hàng; quảng cáo và các chương trình kích thích tiêu thụ; hoạt động nghiên cứu và phát triển, tình hình sản xuất, cung ứng, tài chính và các chiến lược khác của từng đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi không ngừng theo dõi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh giàu nguồn lực thường thay đổi chiến lược sau một thời gian. Chúng tôi phải nhạy bén với thay đổi mong muốn của khách hàng và cách thức mà các đối thủ thay đổi chiến lược để đáp ứng những mong muốn mới xuất hiện này. Xác định các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh:Sau khi đã phát hiện được những đối thủ cạnh tranh chính và chiến lược của họchúng tôi đã đặt vấn đề: Từng đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm cái gì trên thị trường? Cái gì đã điều khiển hành vi của từng đối thủ cạnh tranh? Một giả thiết ban đầu có ích là các đối thủ cạnh tranh đều phấn đấu để tăng tối đa lợi nhuận của mình. Ngay cả trong trường hợp này, chúng tôi cũng có cách nhìn nhận khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt so với lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa chún tôi lại hướng suy nghĩ của mình vào việc "thỏa mãn" chứ không phải "tăng tối đa".Chúng tôi đề ra chỉ tiêu lợi nhuận mục tiêu và hài lòng khi đạt được nó, cho dù là với những chiến lược và nỗ lực khác có thể đạt được lợi nhuận lớn hơn. Một giả thiết khác nữa là, mỗi đối thủ cạnh tranh đều theo đuổi một số mục tiêu. Chúng tôi biết tầm quan trọng tương đối mà đối thủ cạnh tranh nhìn nhận đối với khả năng sinh lời hiện tại, mức tăng thị phần, lưu kim, vị trí dẫn đầu về công nghệ, vị trí dẫn đầu về dịch vụ, v.v… Khi biết được các mục tiêu với tầm quan trọng nhất định của đối thủ cạnh tranh, có thể biết được đối thủ cạnh tranh có hài lòng hay không với kết quả tài chính hiện thời của họ và họ có thể phản ứng như thế nào với các kiểu tiến công cạnh tranh khác nhau… Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh được xác định dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó có quy mô, quá trình lịch sử, ban lãnh đạo và tình trạng kinh tế của họ. Nếu đối thủ cạnh tranh là một bộ phận của một công ty lớn hơn, thì điều quan trọng là phải biết nó có chạy theo mục tiêu tăng trưởng tiền mặt hay được công ty mẹ nuôi. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh:Liệu các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình và đạt được những mục đích của họ không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi phát hiện những mặt mạnh và những mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên là công ty phải thu thập những số liệu mới về tình hình kinh doanh của từng đối thủ cạnh tranh cụ thể là mức tiêu thụ, thị phần, mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lưu kim, đầu tư mới, và mức sử dụng năng lực. Có một số thông tin sẽ rất khó kiếm. Vd như rất khó ước tính thị phần của đối thủ cạnh tranh, bởi vì họ không có dịch vụ cung cấp số liệu như trong trường hợp của những công ty hàng tiêu dùng đóng gói. Tuy vậy, bất kỳ thông tin nào cũng giúp họ đánh giá tốt hơn các mặt mạnh và các mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh.  Bảng so sánh những mục tiêu chiến lược của Texas Instruments và Hewlett-Packard Sau khi đã hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh thì chúng tôi đã đưa ra những chiến lược hoạt động nhằm chiếm lĩnh thị trường đạt được doanh thu theo như dự kiến Doanh số Doanh số bán ra luôn chiếm vai trò quyết định cho sự thành công hay thất bại của dự án Lượng hàng bán ước tính đựa đưa ra trên cơ sở đánh giá của bạn về: lợi thế của hàng hoá hoặc dịch vụ, khách hàng, quy mô thị trường và khả năng cạnh tranh của bạn. Cần tính số lượng hàng bán và tiền hàng thu được trong ba năm tới, trong đó năm thứ nhất tính theo từng quý - nếu có thể áp dụng cách này trong lĩnh vực của bạn. Những con số này sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các tính toán tài chính khác bạn trình bày trong phần sau của kế hoạch. Dành một đoạn để nêu tóm tắt tính toán của bạn. Cần trình bày xúc tích về những điểm tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các công ty khác trên thị trường. Cần đưa vào những đánh giá cam kết của bất kỳ khách hàng nào. Đồng thời, cần giải thích rõ vì sao bạn tiên đóan số lượng khách hàng của bạn sẽ gia tăng và làm cách nào để đạt được điều này. Một vài lời khuyên   Nếu bạn ước tính số lượng hàng bán trên mỗi khách hàng dựa trên các thông tin, nghiên cứu của các hiệp hội ngành nghề hoặc phỏng vấn các chủ doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực tương tự, nên trích dẫn các nguồn trên trong phần này để làm tăng độ tin cậy của các con số làm cơ sở cho tính toán của bạn. Không dùng chữ "thận trọng" khi mô tả những dự tính về lượng hàng bán. Các nhà cho vay đã quen thấy từ này trong các tính toán thực ra chẳng thận trọng chút nào. Không đưa ra những dự tính quá to tát. Chúng dễ làm tổn hại uy tín kinh doanh của bạn. Một lỗi thường gặp là ước tính kết quả kinh doanh dự đoán khiêm tốn trong một vài năm và rồi sự tăng mạnh về lượng hàng bán sẽ xảy ra khi "thị trường bắt đầu cất cánh". Giả định những kịch bản "tối ưu", "xấu nhất" và "chắc chắn xảy ra" để xây dựng tính toán tổng thể về lượng hàng bán.     Nghiên cứu ngành kinh doanh của bạn và sự cạnh tranh như thế nào? Trong phần "Thị trường" trong kế hoạch kinh doanh của bạn, bạn cần cung cấp những thông tin cập nhật và đáng tin cậy về thị trường, những công ty và những sản phẩm mà bạn sẽ phải cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Thế nhưng làm thế nào để có được những thông tin này? Không nguồn thông tin duy nhất nào có thể cung cấp cho bạn đầy đủ loại dữ liệu này. Một số dữ liệu có thể tìm thấy trong các báo cáo của các doanh nghiệp và chính phủ, trên báo và tạp chí, từ các hiệp hội ngành nghề và nghiên cứu của các trường đại học. Bạn cũng sẽ cần thực hiện một số cuộc điều tra trực tiếp thông qua việc trao đổi với khách hàng và các nhà cung cấp để có thể hiểu tình hình và xu hướng phát triển của ngành. Để có được những thông tin về các đối thủ cạnh tranh, hãy nói chuyện với các đại diện bán hàng và các nhà cung cấp - họ thường biết những công ty nào khác có khả năng. Những dữ liệu khác có thể đơn giản lấy từ một cuộc nói chuyện điện thoại trực tiếp với đối thủ cạnh tranh của bạn. Đầu tiên, nếu bạn muốn, bạn có thể đến thư viện nghiên cứu kinh doanh trong vùng. Các thư viện có đủ các loại chỉ số thống kê của thị trường và của chính phủ; các danh mục với thông tin về mọi loại hình kinh doanh; và đủ các loại báo, tạp chí và bản tin. Nhiều người có thể tiếp cận những cơ sở dữ liệu trên mạng mặc dù việc đăng ký có thể khá tốn kém. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, những nhân viên thủ thư có thể là một trong những nguồn quan trọng mà chưa được khai thác. Họ rất có thể sẽ hướng dẫn bạn cách tìm kiếm đúng hướng đối với những thông tin thị trường và những dữ liệu cạnh tranh mà bạn đang cần. Rất nhiều những danh mục được liệt kê ở đây là do các công ty thương mại xuất bản và vì vậy để mua được những tài liệu này là khá tốn kém. Do đó bạn có thể sẽ cần sử dụng những tài liệu này trong thư viện. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn thông tin rât có giá trị mà lại "miễn phí". Chính phủ luôn sẵn sàng cung cấp những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực kinh doanh. Các trường đại học cũng là một nguồn thông tin có giá trị vì các khoa và các sinh viên thường xuyên thực hiện các công trình nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu có sẵn trong thư viện của các trường đại học hoặc thông qua các văn phòng quản lý/kinh doanh. Hãy sử dụng những đầu mối sau để tìm kiếm các tư liệu có thể giúp bạn trong nghiên cứu: Hiệp hội ngành nghề Danh mục các ngành nghề và công ty Báo, tạp chí, ấn phẩm ngành nghề và bản tin Dữ liệu nhân khẩu học và điều tra dân số a. Hiệp hội ngành nghề Các Hiệp hội ngành nghề thường tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh của mình. Những dữ liệu này thường chỉ được lưu hành giữa các thành viên của Hiệp hội, mặc dù đôi khi một phần của các bản báo cáo này được cung cấp cho những người không phải là thành viên của Hiệp hội hoặc cho công chúng và báo chí. Các tổ chức ngành nghề cũng xuất bản danh bạ hội viện. Những danh mục này sẽ có ích trong việc xác định những đối thủ cạnh tranh. Xin nhắc lại là những danh mục này thường chỉ được cung cấp cho các hội viên. Tuy nhiên việc tham gia những tổ chức này để có thể thể tiếp cận những danh sách này là hoàn toàn đáng làm. Hãy tham khảo những nguồn thông tin sau để tìm ra những tổ chức ngành nghề nào hiện có trong lĩnh vực kinh doanh của bạn: Từ điển Bách khoa các Hiệp hội kinh doanh và ngành nghề (Gale Research) - liệt kê các hiệp hội ngành nghề theo lĩnh vực kinh doanh và cung cấp những đầu mối liên lạc trong từng chương cho từng khu vực cụ thể. Sách Kinh doanh nhỏ (Gale Research) bao gồm danh sách những hiệp hội ngành nghề, các nhà cung cấp, triển lãm thương mại cùng với những thông tin tham khảo và số liệu thống kê cho các doanh nghiệp nhỏ. Thông tin Kinh doanh (Nhà xuất bản Đại học California) bao gồm các xuất bản phẩm, bản tin, danh mục và các nguồn thông tin khác.   b. Danh bạ Lĩnh vực kinh doanh và Công ty Có rất nhiều danh mục có thể cung cấp cho bạn những thông tin về những công ty và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Những danh mục này có thể rất tốn kém, vì vậy bạn cần tìm kiếm trong thư viện. Dưới đây là một số danh mục khá toàn diện: Dun's Million Dollar Directory phân loại các công ty theo Mã phân loại lĩnh vực tiêu chuẩn, vị trí địa lý và quy mô. Dun & Bradstreet cũng xuất bản nhiều những danh mục hữu ích khác, bao gồm Hướng dẫn bán hàng từng bang, Danh mục Kinh doanh theo khu vực và Tổng điều tra công việc kinh doanh Mỹ Thomas Register - liệt kê những dữ liệu về hơn 100000 công ty sản xuất theo sản phẩm, tên công ty và vị trí địa lý. Tài liệu này cũng bao gồm cả danh mục sản phẩm của nhiều công ty. Sách cầm tay của Moody's cung cấp những thông tin toàn diện về những công ty đăng ký tên thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm lịch sử công ty, báo cáo thu nhập và bản cân đối chi tiêu. Danh mục ngành nghề Hoa Kỳ của MacRae bao gồm sản phẩm/dịch vụ, phân loại ngành nghề và tên công ty được sắp xếp theo các quận và thành phố. Danh mục các Công ty tư nhân hàng đầu của MacMilan bao gồm những thông tin về 12500 công ty tư nhân. Toàn cảnh Ngành nghề Hoa Kỳ, công trình nghiên cứu này của Bộ Thương mại bao gồm những số liệu thống kê phát triển cho 200 lĩnh vực, bao gồm những đồ thị minh hoạ trong 5 năm, thông tin cơ bản số liệu thông kê và dự đoán xu hướng phát triển. Pridicast Basebook cung cấp dữ liệu kinh tế lịch sử từ năm 1960 với 16000 số liệu thống kê về các ngành nghề. Từ điển Bách khoa các Hiệp hội kinh doanh và ngành n
Luận văn liên quan