Đề tài Phân tích sự khác biệt về trạng thái nền kinh tế trước khi bước vào mỗi giai đoạn chiến lược

- Quan điểm và đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế là phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự điều tiết của chính phủ. - Khẳng định CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt 3 thời kỳ với mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân. - Hướng về kinh tế tri thức: Nhà nước đã có những chú trọng nhất định tới nền kinh tế tri thức, càng ngày cơ hội được đào tạo trong môi trường đại học càng lớn, nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của con người. Trình độ chuyên mô nghiệp vụ của người lao động ngày càng cao. Trình độ học vấn được cải thiện rõ rệt.

docx12 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích sự khác biệt về trạng thái nền kinh tế trước khi bước vào mỗi giai đoạn chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRẠNG THÁI NỀN KINH TẾ TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO MỖI GIAI ĐOẠN CHIẾN LƯỢC GIỐNG NHAU Quan điểm và đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế là phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự điều tiết của chính phủ. Khẳng định CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt 3 thời kỳ với mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân. Hướng về kinh tế tri thức: Nhà nước đã có những chú trọng nhất định tới nền kinh tế tri thức, càng ngày cơ hội được đào tạo trong môi trường đại học càng lớn, nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của con người. Trình độ chuyên mô nghiệp vụ của người lao động ngày càng cao. Trình độ học vấn được cải thiện rõ rệt. KHÁC NHAU HOÀN CẢNH KT – XH CỦA ĐẤT NƯỚC Nếu như trước khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000 nền kinh tế đang có một số chuyển biến tích cực, nhưng đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và được Ngân hàng thế giới WB đánh giá là nước nghèo vào đầu thập kỷ 90 thì đến trước khi bước vào giai đoạn 2011-2020 nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển và thoát nghèo. Điều này có nghĩa là xuất phát điểm của mỗi thời kỳ là không gống nhau. Nếu như trước khi bước vào giai đoạn 1991-2000 đất nước đang trong công cuộc đổi mới về cơ bản trong cách thức quản lý và đường lối phát triển nền kinh tế thì trước khi bước vào giai đoạn 2011-2020 nước ta đã trở thành nước đang phát triển và đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế Giới WTO, AFTA, ASEAN.và các tổ chức cũng như hiệp ước phát triển kinh tế xã hội khác. Từ đó có thể thấy sự hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế Thế giới trước khi bước vào mỗi giai đoạn chiến lược là khác nhau về chiều rộng lẫn chiều sâu trên trường quốc tế. Cơ sở hạ tầng: Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch vừa chuyển giao sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ sở hạ tầng đang còn yếu và thiếu, chưa có đường điện quốc gia nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt, chưa có đường cao tốc chịu tải lớn .vv,. Đến giai đoạn 2001-2010, về cơ bản chúng ta đã có những điều kiện cần thiết tối thiểu để trở thành một nước công nghiệp đang phát triển, như việc đầu tư và hoàn thành xây dựng đường điện quốc gia 500KV hòa lưới điện lên vùng cao vùng sâu và vùng xa, về cơ bản đến giai đoạn này vấn đề điện sinh hoạt và sản xuất không còn là vẫn đề lớn. Đến trước khi bước vào giai đoạn 2011-2020, cả nước cơ bản có cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất, nhiều khu công nghiệp mọc lên ở các tỉnh và thành phố lớn, tạo ra một chuỗi cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng qua các giai đoạn có sự phát triển và nâng cao hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau. Sự tương quan về mặt cơ sở hạ tầng trước khi bước vào thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Thời kỳ 1991 – 2000 Chiến lược phát triển KT – XH với mục tiêu xuyên suốt là bình ổn xã hội, phát triển đất nước đưa đất nước thoát ra khỏi khó khăn. Thời kỳ 2001 - 2010 So với thời kỳ 1991 – 2000, thời kỳ Chiến lược 2001 – 2010 có những điều chỉnh cụ thể và rõ ràng hơn: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Cụ thể: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Thời kỳ 2010 – 2020 Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.  Cụ thể: Về Kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.  Về văn hóa, xã hội  Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.  Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.  Về môi trường  Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% (2). Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Kết luận: Mục tiêu chiến lược qua các thời kỳ có sự khác biệt rõ rệt, ngày càng có sự phân hóa trong các khía cạnh cụ thể của nền kinh tế, càng ngày Đảng và Chính phủ càng có sự quan tâm đến đời sống nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực và vấn đề môi trường, quan điểm và chính sách về kinh tế linh hoạt hơn, tư tưởng bảo thủ không còn nặng nề như những thời kỳ trước. TIỀN ĐỀ KT-XH TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO MỖI GIAI ĐOẠN CHIẾN LƯỢC Tiền đề trước khi bước vào giai đoạn chiến lược của mỗi thời kỳ dựa trên cơ sở là thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ chiến lược trước.Vì vậy, để làm nổi bật tiền đề đó, ta cần nghiên cứu những thành tựu đạt được của thời kỳ trước. Thời kỳ 1991 - 2000 (1)- Sau mấy năm đầu thực hiện Chiến lược, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT - XH. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. (2)- Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt (3)- Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. (4)- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. (5)- Cùng với những nỗ lực to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu phát triển KT-XH đã tạo điều kiện tăng cường tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thời kỳ 2001 – 2010 Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm.  Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Từ những điều trên, ta thấy rằng: Nền kinh tế phát triển qua các thời kỳ thể hiện thông qua sự tăng trưởng của các chỉ số sau: Chỉ tiêu Trước thời kỳ chiến lược 1991-2000 Trước thời kỳ chiến lược 2001-2010 Trước thời kỳ chiến lược 2011-2020 GDP (tỷ USD) 14 31 101 GDP/người (USD) 170 402 1168 Tốc độ tăng GDP (%) 5.09 6.79 6.78 Tỉ trọng NN trong GDP (%) 40.49 24.3 16.4 Tỉ trọng CN-XD trong GDP (%) 23.79 36.61 41.9 Tỉ trọng DV trong GDP (%) 35.72 39.09 41.6 Tỉ trọng LĐ trong NN (%) 72.6 62.61 48.2 Tỉ trọng LĐ trong CN-XD (%) 13.6 13.11 21.6 Tỉ trọng LĐ trong DV (%) 13.8 24.28 29.4 Xuất khẩu (tỷ USD) 2.4 14.4 71.6 Nhập khẩu (tỷ USD) 2.8 15.7 84.0 Hệ số ICOR 2.82 4.36 6.68 Tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GPD, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Cụ thể như sau: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP thời kỳ 1991 – 2000 là 40,9%, giảm xuống còn 24,3% trước khi bước vào thời kỳ chiến lược 2001 – 2010 và chỉ còn 16,4% trước khi bước vào giai đoạn chiến lược cuối. Tỷ trọng nông nhiệp trong cơ cấu nền kinh tế giảm dần. Trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trước khi bước vào giai đoạn đầu lần lượt là 23,79% và 35,7% tăng lên đến 41,9% và 41,6% trước khi bước vào giai đoạn 2011 – 2020. Cơ cấu nguồn lao động có sự dịch chuyển giữa các khu vực, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Nhìn vào biểu đồ giá trị xuất và nhập khẩu qua các năm ta thấy, giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng qua các năm, giai đoạn 2001-2010 tăng mạnh so với giai đoạn trước. Nếu như gđ trước các gia trị này tăng không nhiều và ít biến động thì sang gđ sau đã tăng rõ rệt và đạt giá trị lớn hơn hẳn. Dựa vào giá trị xuất nhập khẩu ta thấy tình hình phát triển kinh tế qua các thời kỳ cũng khá khác biệt! Sự phát triển này là tiền đề cho các giai đoạn sau. HẠN CHẾ. Tương tự như thành tựu, những hạn chế của thời kỳ trước chính là những khó khăn của thời kỳ sau và ít nhiều tác động tiêu cực tới sự phát triển Kt-xh của thời kỳ sau. Thời kỳ 1991 - 2000 (1)- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí. Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây giảm sút, năm 2000 tuy đã tăng lên nhưng còn thấp hơn mức bình quân của thập kỷ 90.  (2)- Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổi các hợp tác xã theo Luật ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Các thành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. (3)- Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống tài chính, ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.  (4)- Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, có nhiều tiêu cực trong dạy, học, và thi cử... Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin, thể thao còn nhiều thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực này triển khai chậm. (5)- Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai. Số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn lớn. Nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV-AIDS có chiều hướng lan rộng. Tai nạn giao thông ngày càng tăng. Môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Thời kỳ 2001 – 2010 Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. KT phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. LUẬT PHÁP QUA MỖI THỜI KỲ Luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.