Bảo hiểm nói chung đóng vào trò quan trọng trong cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tế đã cho thấy một thị trường bảo hiểm mạnh là nền tảng cơ bản cho bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “Các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “Việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại và đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Tác dụng của bảo hiểm được thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Bên cạnh việc bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn đề đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường.
Bảo hiểm có thể được phân loại thành BHTM, BHXH và bảo hiểm y tế. Ở bài làm này, em xin đi vào phân tích những điểm khác nhau giữa BHXH và BHTM.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung đóng vào trò quan trọng trong cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tế đã cho thấy một thị trường bảo hiểm mạnh là nền tảng cơ bản cho bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “Các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “Việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại và đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Tác dụng của bảo hiểm được thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Bên cạnh việc bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn đề đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường.
Bảo hiểm có thể được phân loại thành BHTM, BHXH và bảo hiểm y tế. Ở bài làm này, em xin đi vào phân tích những điểm khác nhau giữa BHXH và BHTM.
NỘI DUNG
A, PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA BHXH VÀ BHTM
I, Khái quát chung
Hiện nay chưa có một khái niệm chung thống nhất về bảo hiểm. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản tiền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tuy nhiên, có thể thấy, với bất kỳ định nghĩa nào thì bản chất của bảo hiểm cũng là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông Theo www.webbaohiem.net Định nghĩa và nguyên tắc bảo hiểm 6/9/2010
.
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 bổ sung, sửa đổi năm 2010 (sau đây xin gọi tắt là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000) đã đưa ra khái niệm về kinh doanh bảo hiểm như sau: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trển cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
1, Bảo hiểm xã hội
“BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (khoản 1 Điều 3 LBHXH 2001).
Dưới góc độ kinh tế: BHXH là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp, Tr.105
Dưới góc độ pháp lý: chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động2.
2, Bảo hiểm thương mại
Trên góc độ kinh tế, BHTM là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Trên góc độ pháp lý, BHTM thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, BHTM là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chình thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
II, Sự khác nhau giữa BHXH và BHTM
1, Chủ thể
1.1, BHXH
Các chủ thể (bên, thành viên) tham gia quan hệ BHXH gồm có: Bên thực hiện BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH.
Cụ thể, bên thực hiện BHXH ở nước ta hiện nay do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện (ở một số nước, chủ thể này có thể là tổ chức BHXH do Nhà nước thành lập hoặc có thể do các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tư nhân lập ra theo quy định của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức này được nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ). Hệ thống cơ quan BHXH được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó, hệ thống BHXH ở địa phương, ở cơ sở mang ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ cấp cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khác dù rất cần thiết nhưng đều phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhiệm vụ này. Như vậy, bên thực hiện BHXH sẽ là bên chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc thực hiện BHXH đối với mọi người lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời, chịu trách nhiệm vật chất và tài chính đối với bên được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bên tham gia BHXH là người đóng phí BHXH nhằm mục đích bảo hiểm cho bản thân hoặc cho người khác được hưởng BHXH. Theo quy định của pháp luật, bên tham gia BHXH là người sử dụng lao động, người lao động và trong một chừng mực nào đó là Nhà nước (với một số đối tượng đặc biệt: lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chức vụ dân vụ). Đối tượng này bắt buộc phải tham gia BHXH.
Bên được BHXH là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb.Tư pháp, Tr.106
.
1.2, BHTM
Các chủ thể tham gia quan hệ BHTM cũng bao gồm: Bên thực hiện BHTM, bên tham gia BHTM, bên được BHTM. Tuy nhiên, cụ thể từng đối tượng chủ thể của BHTM lại có những điểm khác biệt so với BHXH.
Bên thực hiện BHTM là các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm” (khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Nhà nước không thống nhất quản lý những chủ thể này như trong BHXH, mà theo Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Nhà nước chỉ thực hiện một số bảo đảm đối với kinh doanh bảo hiểm: “1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm. 2. Nhà nước đầu tư vồn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm. 3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp”.
Bên tham gia bảo hiểm là bên mua bảo hiểm – các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Bên tham gia BHTM không chỉ bao gồm người lao động, người sử dụng lao động mà dành cho tất cả các thành viên trong xã hội. Khác với BHXH, loại bảo hiểm này bao gồm cả loại hình bắt buộc (bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật) và tự nguyện.
Bên được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy bên được bảo hiểm trong BHTM rộng hơn so với BHXH.
2, Mục tiêu hoạt động, đối tượng và mức phí đóng
2.1, BHXH
Mục tiêu hoạt động của BHXH là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của người lao động khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi về hưu và tử tuất. Đây là một hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội. Quyền được hưởng BHXH là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 56 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhà nước…khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”
Đối tượng mà BHXH hướng đến theo quy định tại Điều 3 Điều lệ BHXH là con người. Tuy nhiên, các đối tượng không phát sinh quan hệ lao động như nông dân, thợ thủ công… hoặc phát sinh quan hệ lao động nhưng ở những xí nghiệp, công ty có dưới 10 lao động cũng không tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội.
Mức phí đóng BHXH không cao, phụ thuộc vào mức tiền lương. Điều này xuất phát từ mục đích phúc lợi của BHXH và nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các nguồn khác.
2.2, BHTM
BHTM không nhằm phúc lợi xã hội như BHXH mà mục đích chính là kinh doanh, lợi nhuận. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhằm cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ “an toàn”, trên cơ sở đó, nhà bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm.
Đối tượng mà BHTM hướng đến rộng hơn so với BHXH, bao gồm: con người, tài sản, trách nhiệm dân sự. Đối tượng của loại bảo hiểm này rất rộng, một phần xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Cũng chính vì có mục tiêu lợi nhuận nên mức phí của loại bảo hiểm này cao hơn so với BHXH. Và nó cũng không phụ thuộc vào mức tiền lương của chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm, mà phục thuộc vào thỏa thuận phù hợp theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ quan trọng của rủi ro…) và khả năng của người được bảo hiểm, thông thương, quyền và nghĩa vụ trên hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhauTheo www.blog.yume.vn Bảo hiểm thương mại 24/9/2009
.
3, Quỹ và BHXH và BHTM
3.1, BHXH
Về quỹ BHXH, thứ nhất, nguồn hình thành quỹ xuất phát từ người sử dụng lao động, người lao động, Nhà nước… Điều lệ BHXH quy định:
- Người sử dụng lao động bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn khác
Bên cạnh đó, đối với quỹ BHXH tự nguyện thì nguồn hình thành quỹ được quy định theo Điều 98 LBHXH gồm
- Người lao động theo quy định tại Điều 100 của Luật này
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ
- Hỗ trợ của nhà nước
- Các nguồn thu hợp pháp khác
Thứ hai, về cơ chế quản lý quỹ, BHXH quản lý quỹ theo cơ chế cân bằng thu chi, không nhằm mục đích lợi nhuận. Mức đóng và mức hưởng không có quan hệ tương đồng, mức đóng khác nhau do mức lương khác nhau, nhưng khi có rủi ro, mọi người đều nhận mức tương ứng như nhau đã được quy định trong pháp luật.
3.2, BHTM
Thứ nhất, nguồn hình thành quỹ của BHTM không bao gồm đóng góp từ nhiều chủ thể như BHXH mà chỉ hình thành từ sự đóng góp phí của những người tham gia, bên cạnh đó, được bổ sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, dự phòng bảo hiểm.
Thứ hai, cơ chế quản lý quỹ BHTM là cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần túy, ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận được hưởng quyền lợi tương ứng quy định trước. Điều này xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
4, Phạm vi hoạt động, thời hạn
4.1, BHXH
Phạm vi hoạt động của BHXH liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia.
Thời hạn mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và người thực hiện bảo hiểm là dài hạn, trọn đời (lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho tai nạn lao động), tương đối ổn định. Sau khi rủi ro xảy ra, BHXH vẫn tiếp tục tồn tại chứ không chấm dứt.
4.2, BHTM
Phạm vi hoạt động của BHTM lớn hơn so với BHXH, nó không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn mở rộng xuyên quốc gia, có mặt ở mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Thời hạn mối quan hệ giữa bên tham gia bảo hiểm và bên thực hiện bảo hiểm đã dạnh hơn so với BHXH. Nó có thể là bảo hiểm ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào lựa chọn của bên tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, mối quan hệ này không ổn định như đối với BHXH. Sau khi rủi ro xảy ra và bên thực hiện bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ của mình, quan hệ BHTM sẽ chấm dứt. Trong BHTM không có chế độ trợ cấp hàng tháng cũng như lương hưu…
Trên đây là một số điểm khác biệt giữa BHXH và BHTM. Tuy có khác nhau, nhưng mục đích chính mà 2 loại bảo hiểm này hướng tới đều là đề phòng rủi ro, đảm bảo sự ổn định cho đời sống con người.
B, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
I, BHYT từ chối chi trả các chi phí cho chị A là sai
Bảo hiểm y tế bệnh viện từ chối thanh toán chi phí y tế vì cho rằng quỹ bảo hiểm không chi trả chi phí chữa bệnh lao là sai. Vì chi phí này nằm trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo quy định tại Điều 21 LBHYT :”1. Người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây: a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng…”. Do đó, BHYT có trách nhiệm chi trả tiền khám, chữa bệnh lao cho chị A.
Tuy nhiên, BHYT không phải chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho chị A. Vì bệnh lao là một bệnh xã hội. Cũng giống như HIV, thuốc chữa bệnh lao được Nhà nước cấp nên BHYT không cần phải chi trả khoản tiền này. Nhưng những khoản chi phí khác thì đều phải chi trả.
II, Các quyền lợi an sinh chị A được hưởng
1, Chị A được hưởng các ưu đãi đối với nhân thân của liệt sĩ
Liệt sĩ là đối tượng hưởng chế độ ưu đã theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Mà khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh này quy định: “Nhân thân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này”cũng thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi.
Chị A là vợ liệt sĩ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh: “Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:…b) Vợ hoặc chồng…”. Như vậy, chị được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 pháp lệnh thì chị A sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi như sau:
- Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử
- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng
- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
- Được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của chị, khả năng của Nhà nước và địa phương chị sinh sống.
- Chị được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng nên sẽ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của chị và khả năng của Nhà nước.
2, Chị A được hưởng các chế độ từ BHXH
2.1, Hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Chị A làm việc tại nhà máy Pin Văn Điển từ năm 1991. Sau đó 17 năm, tức năm 2008 chị mới bị nhiễm độc. Mà hợp đồng có xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 36 tháng (Điều 27 Bộ luật lao động). Do đó, có thể thấy rằng, chị thuộc đối tượng “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn…”quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 LBHXH, thỏa mãn đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Điều 38 LBHXH.
Điều kiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được Điều 40 LBHXH quy định như sau:
“1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này”
Theo dữ liệu đề bài, chị A làm việc tại nhà máy pin và bị nhiễm độc. Vì đề bài không rõ ràng nên giả sử chị A bị nhiễm độc thuộc nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp quy định tại Danh mục Bệnh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 10/4/1998 của liên Bộ Y tế - Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, chị A đã bị suy giảm 30% khả năng lao động do nhiễm độc. Như vậy, chị A đã thỏa mãn các điều kiện được quy định tại LBHXH, đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Cụ thể, chị sẽ được hưởng các chế độ như sau:
- Thứ nhất, chị A được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định (khoản 1 Điều 41 LBHXH)
- Thứ hai, chị A bị suy giảm khả năng lao động 30%. Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 LBHXH thì “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần”.
Mức trợ cấp: “Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung” (điểm a khoản 2 Điều 42 LBHXH)
Mức lương tối thiểu chung từ 1/1/2008 theo quy định tại Nghị định Số 166/2007/NĐ-CP là 540.000 đồng/tháng. Như vậy, chị A sẽ được hưởng mức trợ cấp 1 lần bằng:
(5 x 540.000) + {(30 – 5) x 0,5 x 540.000} = 9.450.000 đồng
Ngoài ra, chị còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH “từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”. Giả sử nhà máy Pin Văn Điển đóng BHXH cho chị từ khi chị bắt đầu vào làm. Gọi tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi chị nghỉ việc để điều trị là lg, chị A sẽ được hưởng mức trợ cấp như sau:
(0,5 x lg) + 17 x lg = 8,5 x lg
- Thứ ba, nếu bệnh của chị A gây tổn thương đến các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niện đại căn cứ vào tình trạng bệnh tật của chị (Điều 45 LBHXH).
- Thứ tư, nếu chị A sau khi điều trị ổn định mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi từ năm ngày đến 10 ngày (Điều 48 LBHXH)
Nếu chị nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình thì mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung. Như vậy, chị A sẽ được hưởng:
25% x 540.000 = 135.000 đồng/ ngày
Nếu chị nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng một ngày của chị là 40% mức lương tối thiểu chung.
40% x 540.000 = 216.000 đồng/ngày
2.2, Chị A được hưởng chế độ ốm đau
Tháng 12/2010, chị A bị bệnh lao phải vào viện điều trị mất 3 tháng. Như vậy, chị đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 Điều 22 LBHXH “Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế”. Chị cũng không thuộc các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau: ốm đau do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện khác. Quyền lợi mà chị được hưởng như sau:
- Thứ nhất, vì bệnh lao nằm trong Danh mục bềnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế bạn hành, nên chị được nghỉ “Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”(điểm a khoản 2 Điều 23 LBHXH). Như vậy, quãng thời gian 3 tháng nằm viện của chị nằm trong giới hạn được nghỉ.
- Thứ hai, chị A hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 LBHXH nên “mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc” (khoản 1 Điều 25 LBHXH).
- Thứ ba, nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe của chị A còn yếu thì chị “được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày trong một năm”.(khoản 2 Điều 26 LBHXH)
Nếu chị nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình, mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung. Chị A bị bệnh tháng 12/2010, mà theo Nghị định Số 26/2010/NĐ-CP, tiền lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2010 sẽ là 730.000/tháng. Do đó, mức hưởng của chị A sẽ là:
25% x 730.000 = 182.500 đồng/ngày
Nếu chị nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung:
40% x 730.000 = 292.000 đồng/ngày
3, Chị A được hưởng các chế độ từ BHYT
BHYT sẽ phải chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 LBHYT. Tuy nhiên, như đã nói ở phần I, bệnh lao là loại bệnh được nhà nước cấp phát thuốc miễn phí