Đề tài Phân tích SWOT công ty thương mại cổ phần sản xuất Tân Úc Việt

Năm 2010, sau hơn 4 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trãi qua bao biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vạch ra cho mình những định hướng mang tính chiến lược trong thời cuộc mới. Cơ hội nhiều hơn kèm theo đó nhiều thách thức , đặt ra những bài toán cần giải quyết mang tính cấp bách. Và vấn đề hàng tồn kho trong các tổ chức doanh nghiệp là một trong các thách thức ấy. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nêu ra một thực trạng cụ thể về vấn đề giải quyết hàng tồn kho và giảm thiểu lượng hàng tồn này với mức hao hụt thấp nhất. Sau khi đã nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt và một số vấn đề tương tự tại các công ty tổ chức khác, cũng như tìm hiểu sát sao hoạt động kinh doanh về các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, may mặc trên thị trường. Chúng tôi đã xác định hướng nghiên cứu cho nhóm của mình và nhận thấy rằng đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao để giải quyết vấn đề về hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giảm thiểu lãng phí xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quá trình nghiên cứu sơ bộ là một quá trình nghiên cứu chuyên sâu qua việc khảo sát ý kiến từ 10 – 20 đối tượng là những người có làm việc tại một công ty sản xuất,xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng hay trong một mạng lưới phân phối hàng hóa nào đó. Sau đó là quá trình nghiên cứu chính thức với việc đưa các lý thuyết nghiên cứu về marketing thị trường tiến hành song song với việc thống kê thông tin nghiên cứu ở giai đoạn 1 để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Kết quả nghiên cứu mang tầm vĩ mô giúp cho tổ chức doanh nghiệp định hướng trong việc giải quyết hàng tồn kho với các chiến lược tối ưu nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp cho doanh nghiệp hoạch định được sản lượng cũng như là các chiến lược chiêu thị nhằm làm tăng doanh thu và giảm thiểu lượng hàng tồn, tránh lãng phí xã hội.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích SWOT công ty thương mại cổ phần sản xuất Tân Úc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT Năm 2010, sau hơn 4 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trãi qua bao biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vạch ra cho mình những định hướng mang tính chiến lược trong thời cuộc mới. Cơ hội nhiều hơn kèm theo đó nhiều thách thức , đặt ra những bài toán cần giải quyết mang tính cấp bách. Và vấn đề hàng tồn kho trong các tổ chức doanh nghiệp là một trong các thách thức ấy. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nêu ra một thực trạng cụ thể về vấn đề giải quyết hàng tồn kho và giảm thiểu lượng hàng tồn này với mức hao hụt thấp nhất. Sau khi đã nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt và một số vấn đề tương tự tại các công ty tổ chức khác, cũng như tìm hiểu sát sao hoạt động kinh doanh về các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, may mặc trên thị trường. Chúng tôi đã xác định hướng nghiên cứu cho nhóm của mình và nhận thấy rằng đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao để giải quyết vấn đề về hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giảm thiểu lãng phí xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quá trình nghiên cứu sơ bộ là một quá trình nghiên cứu chuyên sâu qua việc khảo sát ý kiến từ 10 – 20 đối tượng là những người có làm việc tại một công ty sản xuất,xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng hay trong một mạng lưới phân phối hàng hóa nào đó. Sau đó là quá trình nghiên cứu chính thức với việc đưa các lý thuyết nghiên cứu về marketing thị trường tiến hành song song với việc thống kê thông tin nghiên cứu ở giai đoạn 1 để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Kết quả nghiên cứu mang tầm vĩ mô giúp cho tổ chức doanh nghiệp định hướng trong việc giải quyết hàng tồn kho với các chiến lược tối ưu nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp cho doanh nghiệp hoạch định được sản lượng cũng như là các chiến lược chiêu thị nhằm làm tăng doanh thu và giảm thiểu lượng hàng tồn, tránh lãng phí xã hội. MỤC LỤC Tóm tắt 1 Mục lục 2 Danh mục hình 4 Danh mục bảng 5 Chương 1 : TỔNG QUAN 6 1. Đôi nét về công ty cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt. 6 2. Cơ sở hình thành đề tài 8 3. Mục tiêu nghiên cứu 9 4. Phạm vi nghiên cứu 9 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10 1. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 10 2. Thị trường tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh 13 3. Hành vi người tiêu dùng 19 4. Thái độ người tiêu dùng 20 5. Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng 21 6. Kết quả các nghiên cứu trước 25 7. Các khái niệm: 26 a. Chuỗi cung ứng 26 b. Kênh phân phối 27 c. Hàng tồn kho 28 d. Lưu chuyển phí tồn kho 29 e. Phân tích SWOT 31 Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 1. Thiết kế nghiên cứu: 35 2. Mẫu 35 3. Quy trình nghiên cứu 36 4. Thang đo và bảng khảo sát 37 Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 1. Tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế xã hội 39 2. Phân tích SWOT công ty TMCPSX Tân Úc Việt 43 3. Giải pháp từ đề tài 46 4. Hạn chế 47 Tài liệu tham khảo và nguồn thông tin 48 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1 Ma trận SWOT lý thuyết 34 Bảng 2 Ma trận SWOT phân tích công ty CPTMSX Tân Úc Việt 47 Bảng 3 Cơ cấu kênh phân phối 40 Bảng 4 Lượng doanh thu theo mùa 41 Bảng 5 Mức độ chấp nhận sản phẩm mới 42 Bảng 6 Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến 47 Bảng 7 Mô hình hồi quy tuyến tính 48 Bảng 8 Kiểm định sự phù hợp mô hình 49 Biểu đồ 1 Dân số Tp.Hồ Chí Minh (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 09 Biểu đồ 2 Kênh phân phối hoạt động hiệu quả nhất 40 Biểu đồ 3 Mức độ chấp nhận sản phẩm mới 40 Biểu đồ 4 Ràng buộc dài hạn 41 Biểu đồ 5 Ràng buộc hợp đồng 42 Biểu đồ 6 Phương án giải quyết hàng tồn kho 42 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình hành động hợp lý – TRA (Fishbein, M. & Ajzen, I., 1975) 21 Hình 2: Mô hình hành vi dự định – TPB (Ajzen, I.) 22 Hình 3: Mô hình lý thuyết về tín hiệu thương hiệu………………………………………………23 Hình 4: Mô hình lý thuyết về giá trị thương hiệu 24 Hình 5: Mô hình xu hướng tiêu dùng 25 Hình 6: Mô hình nghiên cứu 36 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Chương này giới thiệu tổng quan về:(1) Đôi nét về lịch sử hình thành công ty cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt (2) Cơ sở hình thành đề tài, (3) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài và (4) Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đôi nét về lịch sử hình thành công ty Cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt Hình thành từ năm 1998, Tân Úc Việt từ việc là phân phối độc quyền cho cho các công ty thực phẩm trên thế giới, hiện nay chúng tôi đã có thể tự đầu tư nhà máy chế biến sữa với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Với sự đa dạng về sản phẩm, Tân Úc Việt hiện có trên 70 mặt hàng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng: Sữa bột,  Bột dinh dưỡng, Sữa tươi, Pho – mai,  Rượu,  Nước giải khát không gas, Sữa đậu nành, Khoai ty chiên…. Các sản phẩm của Tân Úc Việt khi thâm nhập thị trường Việt Nam, ngay lập tức được người tiêu dùng chấp nhận không chỉ bởi chất lượng của từng sản phẩm mà còn bởi danh tiếng của các nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu trên thế giới . Trong thời gian qua, Tân Úc Việt đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Năm 2007, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”; “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt tới hạn HACCP” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống này mang tính phòng ngừa thay thế cho việc kiểm tra thành phẩm truyền thống và đã được nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến thực phẩm công nhận là hệ thống quản lý vệ sinh thực phẩm có hiệu quả nhất. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP là xác nhận chính thức hệ thống HACCP của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn qui định, hoạt động có hiệu lực và đảm bảo tính an tồn của thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tất cả những điều đĩ chứng tỏ Tân Úc Việt luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tại các trung tâm dinh dưỡng, nhà trẻ… góp bổ sung kiến thức chuyên môn các y bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn. Năm 2007: Với việc mở rộng nhà máy chế biến sữa tại Khu công nghiệp Tân Tạo (Bình Chánh) cũng khẳng định vị thế của Tân Úc Việt trên thị trường sữa Việt Nam. Với sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng của tồn thể nhân viên, công ty Tân Úc Việt đ đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng tại cá c kỳ hội chợ và triển lãm sau:    · HUY CHƯƠNG VÀNG “HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN NĂM 2004”.    · Bằng khen tại “HỘI CHỢ TRIỂN LÃM QUỐC TẾ ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM” lần thứ 5 – Năm 2005.    · Bằng khen tại hội chợ triển lãm Festival Huế (thành tích xuất sắc) – Năm 2006.    · Công nhận là đơn vị văn hóa UBND Quận 11 – Năm 2005.    · Ủng hộ chăm lo tết cho đồng bào bị ảnh hưởng cơn bão số 9 (Durian) – Năm 2006. Một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của Tân Úc Việt:    @ 1998: Thành lập công ty TNHH SX-TM Tân Úc Việt.    @ 2002: Hợp tác với tập đoàn Irish Dairy Board cho ra đời dòng sản phẩm sữa bột mang nhãn hiệu Arti.   @ 2004: Đạt huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao.   @ 2005: - Trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm sữa tươi Harvey Fresh; Rượu Angove’s (Nhập khẩu từ Australia), Bơ & Phomai KerryGold (nhập khẩu từ Ireland), - Đạt phần thưởng công nhận Doanh nghiệp Úc đạt thành tích trong việc phát triển phân phối hàng hóa nhập khẩu từ Úc, mang thương hiệu Úc vào thị trường Việt Nam (Giải III). - Nhận bằng khen tại “Hội chợ triển lãm đồ uống tại Việt Nam lần thứ 5”. - Được công nhận là đơn vị văn hoá của UBND Quận 11, TP.HCM.    @ 2006: - Phân phối độc quyền sản phẩm Khoai tây chiên giòn Mister Potato (nhập khẩu từ Malaysia) và nước uống không gas Yeo’s (Nhập khẩu từ Singapore). - Đạt phần thưởng công nhận Doanh nghiệp Úc đạt thành tích trong việc phát triển phân phối hàng hóa nhập khẩu từ Úc, mang thương hiệu Úc vào thị trường Việt Nam (Giải I). - Đạt được bằng khen tại “Hội chợ triển lãm FESTIVAL Huế 2006” (Thành tích xuất sắc).    @ 2007: Mở rộng nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Tân Tạo (Bình Chánh). Địa chỉ: Lô 60, Đường số 2, KCN Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM, Việt Nam  Điện thoại: (848) 3 7543 488 - 489  Fax: (848) 3 7543 483   Website: www.tanucviet.com.vn  Người liên hệ: TU TONY DH  Email: tanucviet@hcm.vnn.vn  E-store của thành viên này:   Cơ sở hình thành đề tài: Sau những tháng cuối năm của năm 2010, tình hình thị trường vẫn còn ẩn chứa nhiều bất ổn, giá vàng tăng vọt làm cho giá cả của các mặt hàng khác trên thị trường cũng tăng theo, dựa trên suy luận này sức mua thị trường sẽ giảm vào những tháng cuối năm làm cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên ảm đạm và bấp bênh. Bằng chứng là chỉ số gia tăng hàng tồn kho ổ khu vực các mặt hàng chế biến trong thời điểm hiện tại đã tăng 2,4% so với tháng 9 năm 2010 và tăng 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đi đôi với việc nghiên cứu thực tế tình hình kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Tân Úc Việt đã cho thấy các con số đáng kể về hàng tồn kho. Cụ thể là mặt hàng bánh Munchy’s đã tồn kho hơn 2000 thùng so với thời điểm tháng 10 do có liên quan đến việc bánh bị nhiễm Melanin. Bên cạnh đó, các mặt hàng nước ngọt mang nhãn hiệu Yeo’s như là trà xanh, trà hoa cúc … cũng tồn kho với số lượng hơn 46 ngàn thùng. Vấn đề khó khăn ở đây không phải là do mặt hàng của công ty kém chất lượng mà do đặc thù của các loại hàng tiêu dùng ngắn ngày. Theo quy định của siêu thị và các kênh phân phối như các đại lý và một số cửa hàng bán lẻ, thì họ chỉ nhận hàng của chuỗi cung ứng để bán nếu như hàng hóa đó thỏa điều kiện không quá 1/3 thời gian của thời hạn sử dụng được ghi trên nhãn của sản phẩm. Điều này thực sự là một điều kiện khó khăn mà các kênh phân phối đặt ra cho các nhà cung ứng. Chính điều kiện này làm cho các nhà cung ứng khó có thể đáp ứng được thời gian ràng buộc của sản phẩm, nhất là đối với các mặt hàng nhập khẩu phải tốn rất nhiều thời gian cho việc làm thủ tục giấy tờ và vận chuyển. Tất cả những yếu tố kể trên là nguyên nhân làm tăng lượng hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho hiên nhiên sẽ bị mất đi nhiều giá trị, còn chưa kể tới việc là không thanh lý được, có khi phải hủy cả lô hàng với số lượng lớn vì hết thời hạn sử dụng. Do đó hậu quả là vô cùng to lớn gây lỗ,tổn thất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức công ty nói riêng và tổn thất của xã hộ nói chung. Đề tài chúng tôi được hình thành dựa trên cơ sở của vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận dạng các yếu tố và sự tương quan giữa kênh phân phối và chuỗi cung ứng dẫn đến việc hình thành hàng tồn kho Tìm ra các ràng buộc để làm ổn định dài hạn nguồn cung ứng giữa kênh phân phối và nhà cung ứng. Phương pháp giải quyết hàng tồn kho với mức tồn thất thấp nhất Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: hiện trạng hàng tồn ở các khu vực hàng tiêu dùng, thực phẩm, may mặc … ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang gia tăng. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: các cá nhân như nhân viên văn phòng, CEO của các tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt các mạng lưới bán hàng. Chủ của các cửa tiệm, cửa hàng kinh doanh về các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, may mặc … Thời gian nghiên cứu: vào giờ làm việc từ 7g00 – 11g00 , từ 13g30 – 17g30 Địa điểm nghiên cứu: văn phòng các tổ chức công ty, các shop cửa hàng chuyên kinh doanh các ngành hàng kể trên. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu về các cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm: (1) Tình hình kinh tế - xã hội Tp.Hồ Chí Minh, (2) Thị trường tiêu dùng tại Tp.Hồ Chí Minh, (3) Hành vi người tiêu dùng, (4) Thái độ người tiêu dùng, (5) Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, (6)Kết quả các nghiên cứu trước. Cuối chương trình bày về 05 khái niệm chính sau: (a) Chuỗi cung ứng, (b) Kênh phân phối, (c) Hàng tồn kho, (d) Lưu chuyển phí tồn kho,(e) Phân tích SWOT. 1. Tình hình kinh tế - xã hội Tp.Hồ Chí Minh năm 2010 a. Tăng trưởng kinh tế Kinh tế-xã hội nước ta chín tháng năm 2010 diễn ra trong điều kiện một số nền kinh tế lớn hồi phục sau khủng hoảng, một số nền kinh tế mới nổi đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Một số cân đối vĩ mô vẫn còn biểu hiện không ổn định. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2010 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020. Vì vậy ngay từ đầu năm, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Do đó kinh tế-xã hội cả nước chín tháng phát triển tương đối ổn định và theo xu hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 ước tính tăng 6,52% so với chín tháng năm 2009, trong đó quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% và quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm. b. Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2008 tăng 0,11% so tháng trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 9 tháng đầu năm. So với tháng 9/2007, chỉ số giá tiêu dùng tăng 27,03%, cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm trước là 9,47%. c. Dân số Tính đến ngày 1/4/2007, tổng dân số cả nước là 85,1 triệu người. Việt Nam là một trong những nước đông dân, đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Trong những năm tới, dân số vẫn tiếp tục tăng, trung bình mỗi năm sẽ tăng thêm 1 triệu người. Mật độ dân số năm 2007 tăng lên tới 254 người/km2. Riêng Tp.Hồ Chí Minh, theo số liệu của Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh, năm 2007 toàn thành phố có 6.650.942 nhân khẩu, tăng 3,5% so với năm trước. Trong đó khu vực thành thị có 5.64.288, tương đương với 84,8%. Dân số là nam chiếm 47,8%, tương đương với 3.184.175 nhân khẩu, còn lại là nữ. Ng7h.ì0n0n0gười 6.000  5.87 6.06 6.24  6.42 6.50 5.000 5.24 5.45 5.66 4.000 3.000 2.000 1.000 0.000  2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dân số Tp.Hồ Chí Minh (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trước năm 2008, Tp.Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước. Điều này tạo cho Tp.Hồ Chí Minh trở thành một thị trường tiêu thụ rộng lớn, hấp dẫn với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Kết quả điều tra biến động dân số vào ngày 1/4/2007 cho thấy, Việt Nam đang bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao nhất, tỷ lệ sống phụ thuộc (người già, trẻ em) thấp nhất. Theo các chuyên gia nhận định giai đoạn này chỉ kéo dài 10-15 năm, chỉ xảy ra một lần trong lịch sử mỗi quốc gia và là cơ hội để phát triển mạnh về kinh tế. Hiện nay, khoảng gần 60% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30 tuổi. Như vậy, khoảng 15 năm nữa, nhóm này vẫn chiếm khoảng 50% tổng số dân. So với các nước khác tại châu Á, Việt Nam là nước có dân số trẻ. Mặt khác, tại các đô thị thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam. 2. Thị trường tiêu dùng tại Tp.Hồ Chí Minh Thị trường thực phẩm Việt Nam hiện rất phong phú và đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã, giá cả và chất lượng các sản phẩm. Các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh (thịt heo, bò, gia cầm, trứng gia cầm…), thực phẩm chế biến (jambông, thịt lợn hong khói, xúc xích các loại, lạp xưởng…), rau củ quả…, với sự tham gia của các thương hiệu như CP, Visan, Sagrifood , Phú An Sinh, Phúc Thịnh, Đức Việt, D&F… và đang dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng vì mỗi sản phẩm đều có ghi rõ địa chỉ xuất xứ, hạn sử dụng và phương pháp bảo quản, tiện lợi, an toàn vệ sinh và giá cả hợp lý. Chính vì vậy, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn trong gia đình để phù hợp với thói quen, thị hiếu và khả năng chi trả của họ. Trong bối cảnh hiện nay, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng đòi hỏi được nâng cao về chất lượng và việc đảm bảo VSATTP trở thành điều kiện tiên quyết để thu hút được người tiêu dùng. Do đó, sẽ ngày càng khó cho lối kinh doanh nhỏ lẻ của tư nhân nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm với quy mô lớn. Như vậy, việc cung cấp các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng mà hầu như các doanh nghiệp chế biến hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, thậm chí chưa có sự quan tâm, khai thác. Mới chỉ số ít một số doanh nghiệp thực phẩm chú trong khai thác thị trường này như Vissan, CP, Huỳnh Gia Huynh Đệ… Thực tế cũng cho thấy sự nhạy bén trong kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài như Big C, Metro Cash Carry trong việc phát triển các sản phẩm tươi sống của tư nhân theo tiêu chuẩn của siêu thị để đánh vào nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống đảm bảo VSATTP của người tiêu dùng. Một số nhà phân phối kinh doanh bán lẻ của Việt Nam cũng đã triển khai khá thành công hình thức kinh doanh này như Hapro Mart, Fivi Mart và Sài Gòn Coop Mart. a. Tiêu dùng cả nước và Tp.Hồ Chí Minh, 2006 Theo số liệu Điều tra mức sống dân cư, năm 2006 mức thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của cả nước đạt 706,1 nghìn đồng, trong đó bình quân cho khu vực thành thị đạt 1.108,5 nghìn đồng. Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị tại Tp.Hồ Chí Minh đạt mức 1.588,9 nghìn đồng. Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của cả nước năm 2006 là 511,1 nghìn/tháng, mức chi cho ăn uống là 229,2 nghìn/tháng. Tại Tp.Hồ Chí Minh, mức chi này tính trung bình 1 nhân khẩu 1 tháng là 449,4 nghìn đồng, chiếm 28
Luận văn liên quan